1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ1.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Mỗi một quốc gia, một vùng lãnh thổ muốn kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển bền vững thì cần phải tạo dựng một cơ sở vật chất nhất định và có cơ sở hạ tầng tương ứng. “Cơ sở hạ tầng” hay “hạ tầng cơ sở” hay cách nói vắn tắt “hạ tầng” là thuật ngữ dùng để chỉ nền tảng vật chất nói chung được con người tạo ra, là tổng thể những điều kiện, yếu tố vật chất kỹ thuật, kiến trúc được hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia.
Theo quan điểm triết học “Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định”. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (1989) định nghĩa “Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế”. Ngân hàng Thế giới đưa ra cách định nghĩa cơ sở hạ tầng bằng việc chỉ ra những lĩnh vực liên quan và cho rằng những tài sản vốn để hình thành những lĩnh vực này được xem là cơ sở hạ tầng. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), “Cơ sở hạ tầng là tổng thể các ngành vật chất kỹ thuật, các loại hình hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống xã hội”.
Từ các quan điểm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:- Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng được biểu hiện là những tài sản hữu hình như hệ thống đường xá, cầu cống, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, các công trình bệnh viện, trường học, bưu chính viễn thông, lực lượng lao động có tri thức… Dựa trên cơ sở đó, các hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội được duy trì và phát triển.
170 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
ĐOÀN THỊ NGỌC HÂN
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
ĐOÀN THỊ NGỌC HÂN
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. VÕ THỊ PHƯƠNG LAN
2. TS. NGUYỄN NHƯ QUỲNH
HÀ NỘI - 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công
bố ở công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án
Đoàn Thị Ngọc Hân
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ............................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ....................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15
6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 19
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 19
Chương 1. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ...................... 20
1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ ............................................................................. 20
1.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................ 20
1.1.2. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ..................... 27
1.2. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............ 34
1.2.1. Khái niệm về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ ....................................................................................... 34
1.2.2. Nội dung huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ ....................................................................................... 35
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ ....................................................................... 48
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................. 50
1.3. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ của một số địa phương và quốc tế, bài học rút ra
cho tỉnh Nghệ An .......................................................................................... 53
iii
1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ của một số địa phương và quốc tế ............................... 53
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nghệ An ....................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 64
Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN . 65
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................... 65
2.1.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn
tỉnh Nghệ An .......................................................................................... 65
2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ................................................................................................. 70
2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................ 72
2.2.1. Thực trạng huy động vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............. 74
2.2.3. Thực trạng huy động vốn theo hình thức đối tác công tư đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ................................................................................................. 90
2.2.4. Thực trạng huy động vốn cộng đồng dân cư đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................ 101
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........................................ 114
2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... 114
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................... 119
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 127
Chương 3. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .. 128
3.1. Dự báo bối cảnh mới và quan điểm tăng cường huy động vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đến năm 2035 ........................................................................................ 128
3.1.1. Dự báo bối cảnh mới về vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2035 .................. 128
iv
3.1.2. Quan điểm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................ 130
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2035 ............................ 134
3.2.1. Hoàn thiện, bổ sung công tác quy hoạch và chính sách huy động
vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ phù hợp với thực tiễn ................................................... 134
3.2.2. Điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nguồn vốn huy động
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 136
3.2.3. Nâng cao năng lực, nhận thức của bộ máy quản lý và nhân sự
thực hiện huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ ..................................................................................... 139
3.2.4. Nâng cao chất lượng truyền thông, công khai minh bạch về tài
chính của các dự án đầu tư ................................................................... 140
3.3. Một số kiến nghị .......................................................................................... 141
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ........................................................................ 141
3.3.2. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan ....................... 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147
PHỤ LỤC ................................................................ Error! Bookmark not defined.
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CSHT Cơ sở hạ tầng
GTĐB Giao thông đường bộ
VĐT Vốn đầu tư
HĐV Huy động vốn
CQĐP Chính quyền địa phương
NN Nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
NSĐP Ngân sách địa phương
UBND Ủy ban nhân dân
GTVT Giao thông vận tải
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PPP Hình thức đối tác công tư
HĐND Hội đồng nhân dân
KTXH Kinh tế - xã hội
BCC Hợp tác kinh doanh
Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build -
BLT
Lease - Transfer)
Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own -
BOO
Operate)
Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build -
BOT
Operate - Transfer)
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build -
BTL
Transfer - Lease)
NTM Nông thôn mới
PPP Đối tác công tư
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ...... 67
Bảng 2.2. Chiều dài giao thông đường bộ tỉnh Nghệ An năm 2023 ......................... 70
Bảng 2.3. So sánh mật độ quốc lộ và đường tỉnh với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ
và một số tỉnh trong vùng .......................................................................................... 76
Bảng 2.4. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ................................................ 72
Bảng 2.5: Đánh giá mức độ phân bổ vốn vào các dự án GTĐB đầu tư từ NSNN tại
tỉnh Nghệ An ............................................................................................................. 76
Bảng 2.6. Phân bổ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Nghệ An
theo cấp quản lý giai đoạn 2019 - 2023 .................................................................... 77
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn NSĐP cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 .................................................................... 79
Bảng 2.8. Nguồn vốn NSĐP đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ......................................................................... 80
Bảng 2.9: Kế hoạch trình các dự án đầu tư Hợp phần 1 của tỉnh Nghệ An .............. 87
Bảng 2.10: Thực tế các dự án đầu tư Hợp phần 1 của tỉnh Nghệ An ....................... 88
Bảng 2.11: Các dự án GTĐB được triển khai theo hình thức PPP tại Nghệ An giai
đoạn 2019 - 2023 ....................................................................................................... 93
Bảng 2.12: Định mức phân bổ góp vốn huy động từ cộng đồng dân cư tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2019 - 2020 .............................................................................................. 102
Bảng 2.13: Định mức phân bổ góp vốn huy động từ cộng đồng dân cư tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2020 - 2023 .............................................................................................. 103
Bảng 2.14: Chính sách khuyến khích hỗ trợ xi măng giai đoạn 2019 - 2020 ......... 104
Bảng 2.15: Chính sách khuyến khích hỗ trợ xi măng giai đoạn 2021 - 9/2022 ...... 105
Bảng 2.16: Chính sách khuyến khích hỗ trợ xi măng giai đoạn 10/2022 - 2023 .... 106
Bảng 2.17: Đánh giá hình thức tuyên truyền vận động của dân cư góp sức xây dựng
CSHT GTĐB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ................................................ 108
Bảng 2.18. Đánh giá mức độ minh bạch trong quá trình thực hiện huy động vốn đầu
tư phát triển CSHT GTĐB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ........................... 114
Bảng 2.19. Chính sách khen thưởng cho các địa phương có thành tích trong phong
trào xây dựng CSHT GTĐB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ........................ 110
vii
Bảng 2.20. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB từ cộng đồng dân
cư của các cấp địa phương Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 .................................. 111
Bảng 2.21: Kế hoạch và thực tế huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB từ
cộng đồng dân cư của các cấp địa phương Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 .......... 112
Bảng 2.21: Đánh giá hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hệ thống
giao thông đường bộ tại tỉnh Nghệ An .................................................................... 115
Bảng 2.22: Kế hoạch và thực tế thực hiện dự án đầu tư Hợp phần 1 sử dụng vốn
ODA trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 -2023 .......................................... 115
Bảng 2.23: Đánh giá mức độ công khai danh mục đầu tư dự án đề xuất đầu tư theo
hình thức PPP của tỉnh Nghệ An ............................................................................. 116
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển đường huyện, đường xã đến
năm 2035 ............................................................................................................. 129
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn đầu tư CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2026 - 2030 và 2031 - 2035 .................................................................................... 129
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1. Chi NSNN cho đầu tư CSHT GTĐB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 -
2023 ........................................................................................................................... 75
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của người dân về sự phù hợp của chính sách hỗ trợ đầu tư tại
tỉnh Nghệ An ........................................................................................................... 104
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của người dân về sự phù hợp của chính sách hỗ trợ xi măng .... 107
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của người dân về sự phù hợp của chính sách khen thưởng
giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................................. 111
Biểu đồ 2.5. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB từ cộng đồng dân cư
của các cấp địa phương Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ............................................ 113
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ đóng góp của Vốn từ cộng đồng dân cư so với tổng vốn huy động
đầu tư đường huyện/xã ............................................................................................ 114
Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ hài lòng của dân cư về hình thức "Nhà nước và nhân
dân cùng làm" .......................................................................................................... 118
Biểu đồ 2.8: Hình thức đóng góp dân cư đã tham gia trong xây dựng CSHT GTĐB
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 - 2023 ....................................................................... 119
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An .............................................................. 66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của một quốc gia và các địa phương, đặc
biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống hạ tầng
giao thông đồng bộ. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa đạt được mục tiêu, đặc
biệt là tuyến cao tốc Bắc - Nam vẫn chưa hoàn thiện, và nhiều địa phương vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển. Điều này dẫn đến năng lực vận tải thấp, chi phí
vận tải cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu tình trạng này
kéo dài, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bứt phá và phát triển. Dù Ngân
sách Nhà nước đã phân bổ trung bình khoảng 9% - 10% GDP cho đầu tư cơ sở hạ
tầng hàng năm, việc cân đối vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao
thông đường bộ, vẫn là một thách thức lớn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển.
Theo Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần tăng đầu tư vào cơ sở hạ
tầng lên khoảng 11% - 12% GDP để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại.
Nghệ An, nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược trên trục
kết nối Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây. Với điều kiện tự nhiên phong
phú, đa dạng và tiềm năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế, Nghệ An có khả
năng trở thành một tỉnh mạnh. Theo báo cáo năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Nghệ An đứng thứ 26 toàn quốc và thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, với quy mô
kinh tế đứng thứ 10/63 tỉnh, thành cả nước. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng
và lợi thế, Nghệ An cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện
đại.
Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An tầm nhìn đến
năm 2050 đã được phê duyệt, với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ,
kết nối nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch này, cần huy động một
lượng vốn lớn, ước tính khoảng 44.690,98 tỷ đồng cho giai đoạn 2031 - 2035. Việc
huy động vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, các đối tác công tư (PPP) và cộng
đồng dân cư là vô cùng cần thiết để giảm gánh nặng cho ngân sách và đảm bảo tiến
độ dự án.
Thực trạng hiện nay cho thấy, giai đoạn 2019 – 2023, đầu tư cho cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An chủ yếu huy động từ Ngân sách Nhà nước
(81,53%), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (1,94%), và cộng đồng dân cư (16,53%).
2
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào Ngân sách Nhà nước, trong khi việc huy động
vốn từ các nguồn khác, như doanh nghiệp trong và ngoài nước, vẫn còn hạn chế. Để
phát triển bền vững, Nghệ An cần đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt từ các đối tác tư
nhân, giúp giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu hút đầu tư.
Xuất phát từ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cùng với định hướng phát triển và
thực trạng huy động vốn đầu tư, nghiên cứu về "Huy động vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An" là vô cùng cấp thiết.
Nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp khoa học và thực tiễn, góp phần tăng
cường vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ
An trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ
Đỗ Văn Thuận (2019), Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Giao
thông Vận tải [67], đã bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư công
và quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ.
Trong đó, đưa ra khái niệm đầy đủ và hoàn chỉnh về: Đầu tư công; Quản lý nhà
nước về đầu tư công; Các dự án đầu tư công; Quản lý nhà nước về đầu tư công
trong xây dựng công trình đường bộ. Đặc biệt, tác giả đã luận giải và khẳng định dự
án PPP trong xây dựng công trình đường bộ là dự án đầu tư công, cho dù có hay
không có phần vốn của Nhà nước tham gia. Luận án phân tích khách quan thực
trạng về đầu tư công và quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng
công trình đường bộ ở Việt Nam. Chỉ rõ những thành công và hạn chế, những
nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại hạn chế. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường
bộ ở Việt Nam. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hoạt
động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam, tác giả đã đề
xuất 05 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam. Và các nhóm giải pháp
này đều được kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi thông qua việc khảo sát,
đánh giá. Kết quả kiểm chứng cho thấy tất cả các giải pháp đều tiệm cận đến mức
cấp thiết và dễ khả thực hiện, không có giải pháp nào ở mức không cần thiết và khó
3
thực hiện. Tác giả tiếp thu các kết quả đạt được của luận án tuy nhiên luận án không
đề cập đến các biện pháp, cách thức thông qua chính sách văn bản nhà nước đã ban
hành để quản lý các dự án xây dựng công trình đường bộ.
Cù Thanh Thủy (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân [63], đã xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước như một chu trình hoàn chỉnh từ ra quyết định đầu tư đến kết
quả đầu tư. Luận án cũng xây dựng được khung lý thuyết phân tích và đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử
dụng vốn ngân sách Nhà nước. Luận án đã sử dụng phương pháp định lượng (hồi
quy Binary Logistic) kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn
sâu) nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định đến quyết
định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách
nhà nước. Kết quả nghiên cứu cũng đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn
Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là điều
kiện kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án cũng đã đề xuất giải pháp nhằm
phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế những nhân tố ảnh hưởng tiêu
cực đến kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là giải pháp về nguồn
nhân lực. Tác giả tiếp thu nội dung lý luận của các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi vốn NSNN.
Hoàng Cao Liêm (2018), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận án tiến sĩ,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [64], đã thể hiện sự quan trọng của việc
phát triển mạng lưới giao thông vận tải với phát triển kinh tế ổn định của các quốc
gia. Luận án đã phân tích về thực trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam. Đồng thời, nghiên cứu đã phân
tích, đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại đây trong giai đoạn 2011 -
2017. Từ đây, luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước. Tác giả
tiếp thu nội dung lý luận về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trong phạm vi vốn NSNN, tuy nhiên luận án chưa đề cập cụ thể đến chủ thể thực
hiện và biện pháp, cách thức thông qua chính sách huy động vốn đối với các hạ tầng
giao thông đường bộ tại địa phương.
4
Nguyễn Quốc Huy (2014), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương
đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính [57], đã hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản của hạ tầng GTĐB chi và quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng
GTĐB của Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ; từ đó rút ra 4 bài học cho Việt Nam
nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng chi và
quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc; từ đó rút ra các
kết luận xác đáng về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên. Đưa
ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một hệ thống 07 nhóm giải pháp với bốn
nhóm điều kiện nhằm hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB
tỉnh Vĩnh Phúc. Tác giả tiếp thu các nội dung cơ sở lý luận về hạ tầng giao thông
đường bộ, tuy nhiên luận án chỉ đề cập đến một phần của Ngân sách Nhà nước,
chưa đề cập rõ đến biện pháp, cách thức thông qua các chính sách của địa phương
khi thực hiện đầu tư hạ tầng GTĐB tại địa phương.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ
Hồ Xuân Anh Tuấn (2022), Huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ
ven biển miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính [70], đã góp phần
hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại vốn
và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Luận án đi xây dựng
nội dung về các nguồn vốn và các phương thức để huy động các nguồn vốn tương
ứng. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các nguồn vốn, bên cạnh
đó làm sáng tỏ vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Luận án đã xây
dựng giả thuyết về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn đầu
tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền Bắc Việt Nam. Về thực tiễn, luận án đã
khái quát tổng quan về tuyến đường bộ ven biển, nêu rõ về cơ sở pháp lý về huy
động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển. Luận án nghiên cứu thực trạng
huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền Bắc, từ kết quả
nghiên cứu, khảo sát, bao gồm kết quả phân tích số liệu tuyến đường bộ ven biển đi
qua 5 tỉnh miền Bắc thời gian từ năm 2014 - 2021. Đồng thời, dựa trên các đánh giá
thông qua dữ liệu khảo sát, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mức độ ảnh
hưởng của 4 nhân tố đến khả năng huy động vốn. Từ đó, luận án rút ra những kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong huy động vốn
đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển miền Bắc trong thời gian qua. Đây là cơ
sở thực tiễn cho các giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn. Trên cơ sở phân
tích thực trạng và lý luận, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi
5
nhằm tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển
miền Bắc Việt Nam. Tác giả tiếp thu nội dung cơ sở lý luận huy động vốn đầu tư
tuy nhiên nội dung về cách thức huy động chưa được đề cập cụ thể, thực trạng liệt
kê văn bản là chính, chưa nói rõ sự tác động của từng chính sách đến vốn huy động.
Phạm Thị Kim Thành (2021), Quản lý nhà nước về PPP trong đầu tư kết cấu
hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh [69], đã nghiên cứu các nội dung QLNN về PPP để phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội theo quy trình dự
án đồng thời phân tích đánh giá các nhân tố thành công của dự án PPP giao thông
của Thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất để tăng cường hiệu quả
QLNN về PPP của Thành phố Hà Nội cùng các giải pháp để có được nhiều dự án
PPP thành công. Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với hình
thức PPP trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của cấp chính quyền địa phương.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PPP trong đầu tư các công
trình kết cấu hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội từ thời điểm mở rộng địa
giới hành chính, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án PPP
giao thông của Thành phố Hà Nội, qua đó kiến nghị các nội dung cần quan tâm
hoàn thiện để nâng cao hiệu quả QLNN về PPP trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông của Thành phố Hà Nội. Đề xuất đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện
QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của Thành
phố Hà Nội. Tác giả tiếp thu các nội dung về cơ sở lý luận của các dự án theo hình
thức PPP.
Lương Tuấn Đức (2020), Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
[68], đã chỉ ra Bắc Ninh giai đoạn 2010-2018 huy động vốn cho phát triển kết cấu
hạ tầng nông thôn tỉnh từ nhiều nguồn đa dạng, như: vốn ngân sách nhà nước; vốn
tín dụng (tín dụng chính thức); vốn từ cộng đồng dân cư; vốn từ doanh nghiệp.
Vốn ngân sách nhà nước được tỉnh huy động, gồm: vốn theo đề án xây dựng nông
thôn mới 2010-2020; vốn từ bổ sung ngân sách huyện, thị xã trong đầu tư xây
dựng hạ tầng nông thôn mới. Vốn tín dụng được tác giả thể hiện qua vốn tín dụng
đầu tư phát triển Nhà nước; vốn tín dụng thương mại và vốn vay của các doanh
nghiệp. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (vốn hỗ trợ phát triển chính thức-
ODA, và vốn vay ưu đãi, vốn huy động, vốn nhận ủy thác) được tỉnh Bắc Ninh sử
dụng cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông
nông thôn, hạ tầng cơ sở nuôi trồng thủy sản và hạ tầng cơ sở làng nghề nông thôn
giai đoạn 2009-2015. Vốn thương mại cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
được thực hiện từ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
tại Nghị định số 41/2010-NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ; vay của ngân
6
hàng thương mại; vốn vay từ các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh; và vốn
từ các quỹ tín dụng. Bên cạnh đó, vốn từ cộng đồng dân cư được tỉnh xác định là
vốn đầu tư quan trọng của tỉnh trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2019. Bắc Ninh huy động vốn từ cộng đồng dân cư có thể gồm: quy
đổi từ hiến đất hiện vật; quy đổi từ ngày công lao động; hoặc góp bằng tiền. Vốn
cuối cùng được Bắc Ninh sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh là
vốn từ doanh nghiệp dưới hình thức đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tại trung tâm các huyện, thị xã, các khu công nghiệp, các
cụm làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tác giả tiếp thu các giải pháp để thu hút nguồn
vốn từ cộng đồng dân cư, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của nguồn vốn này tại địa
phương chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu vốn cần đầu tư cho đường
giao thông nông thôn, thực trạng nguồn vốn này chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong
nhu cầu vốn của dự án giao thông nông thôn.
Bùi Thị Vân (2019), Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Luận án
tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội [66], đã làm rõ được bản chất của KCHT GTĐB,
nội dung của phát triển KCHT GTĐB. Từ việc phân tích đặc điểm KCHT GTĐB là
hàng hóa công cộng không thuần túy đã luận giải được cơ sở của việc tư nhân có
thể tham gia cung ứng hạ tầng đường bộ là lĩnh vực mà theo truyền thống chỉ có
Nhà nước cung ứng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại rất cần thu hút khu vực tư
nhân tham gia phát triển KCHT GTĐB. Nội dung và phương thức chủ yếu tư nhân
tham gia phát triển KCHT GTĐB là đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Những
nội dung cơ bản về đầu tư và đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng
đường bộ như: khái niệm, các hình thức hợp đồng (BOT, BTO, BT ), các chủ thể
tham gia PPP được làm rõ. Qua việc đó, luận án đưa ra cơ chế phối hợp lợi ích đối
với hình thức đầu tư PPP. Luận án phân tích thực trạng sự tham gia của khu vực
kinh tế tư nhân vào phát triển KCHT GTĐB từ năm 2001 - 2018 về cơ chế chính
sách cũng như về kết quả của đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam. Những kết
quả tích cực mà các dự án BOT mang lại đã làm thay đổi diện mạo trong giao
thông, tuy nhiên khoảng hai năm gần đây, một số dự án BOT xảy ra xung đột lớn về
lợi ích giữa người sử dụng với nhà đầu tư. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến ý
muốn đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực này. Trên cơ sở phân tích khách quan, luận
án đánh giá những thành công, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế
đối với hình thức hợp đồng BOT, BT trong lĩnh vực này. Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn đã được phân tích, luận án đã đưa ra những quan điểm, định hướng đối với phát
triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực KCHT GTĐB ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả
sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ. Giải pháp mang
7
tính tổng thể như tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển kinh tế tư
nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế; hoàn thiện công tác quy hoạch,
kế hoạch phát triển KCHTGTĐB; đổi mới vai trò quản lý nhà nước trong phát triển
hạ tầng giao thông. Những giải pháp cụ thể như cơ chế điều hòa lợi ích đối với hình
thức đầu tư BOT, hoàn thiện khung pháp lý đối với đầu tư theo hình thức PPP, xây
dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính hấp dẫn, nâng cao vai trò của người sử dụng
dịch vụ đường bộ, cơ chế điều hòa lợi ích giữa các bên liên quan đế dự án, giải pháp
về tuyên truyền và công khai thông tin dự án PPP, giải pháp thu nhằm tăng cường
sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân nước ngoài.
Nguyễn Xuân Cường (2017), Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [61], đã hệ
thống hóa lý luận và thực tiễn về đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ gắn với
đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ
thống GTĐB tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế trong giai đoạn mới. Tổng kết và đánh giá thực trạng đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc
đẩy ĐDH vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025. Do
phạm vi nghiên cứu của tác giả là cấp chính quyền địa phương và phạm vi địa
phương nên tác giả chỉ tiếp thu 1 số giải pháp để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào
xây dựng đường bộ.
Phạm Thị Tuyết (2017), Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông
đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải [58], đã hệ
thống hoá được hệ thống lý luận về thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ
gồm: tổng quan các quy định văn bản, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
các vấn đề cơ bản về hệ thống giao thông đường bộ, đầu tư và vốn đầu tư phát triển
giao thông đường bộ, thu hút vốn phát triển giao thông đường bộ, đặc biệt là xây
dựng khái niệm mới làm công cụ nghiên cứu cho đề tài. Bức tranh thực trạng việc thu
hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2016 gồm:
Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam nói chung,
thu hút vốn đầu tư xét theo các nguồn vốn (NSNN, ODA, PPP, FDI). Đề tài phát hiện
20 nhân tố ảnh hưởng và cản trở thu hút vốn phát triển GTĐB VN, đồng thời khảo sát
được 12 nhóm các ý kiến đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông
đường bộ Việt Nam. Đề tài đã đánh giá được những thành tựu, những tồn tại và sự
cần thiết phải thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ trong những năm tới.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ, đề tài đã đề xuất
được 9 giải pháp khoa học gồm: Xây dựng quy trình thu hút vốn đầu tư phát triển
GTĐB; Hoàn thiện quy hoạch phát triển GTĐB và cơ chế, chính sách phát triển giao
8
thông đường bộ Việt Nam; Xã hội hóa vốn đầu tư với các công trình giao thông
đường bộ; Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các dự án phát triển
GTĐB Việt Nam; Hoàn thiện thể chế đầu tư “Công ty dự án” phù hợp thông lệ quốc
tế để thu hút vốn đầu tư, khai thác các công trình giao thông đường bộ; Giải pháp
khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng các dự án đường bộ hoàn thành để
đầu tư các dự án mới; Tăng cường truyền thông để tạo dựng sự đồng thuận của nhân
dân với các dự án giao thông đường bộ; Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ xây
dựng đường tiên tiến để đảm bảo thời gian xây dựng nhanh nhất và độ bền cao; Đảm
bảo sự ổn định của hệ thống tài chính giúp cho sự phát triển bền vững và lâu dài
(quản lý vĩ mô của nhà nước).
Nguyễn Thị Thúy Nga (2015), Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính [59] đã phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ cho giai đoạn 2010 - 2014 của tỉnh. Cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ được đề cập tới trong nghiên cứu gồm giao thông nông thôn, bến xe
khách, đường cao tốc Luận án đã nêu rõ Hải Dương huy động từ hai khoản là vốn
từ khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ của tỉnh. Trong đó, vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ
tỉnh Hải Dương từ khu vực nhà nước gồm: vốn phân bổ từ NSNN (huy động cả vốn
ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương với tỷ trọng 33,99%); vốn trái
phiếu chính phủ (6,62%); vay tín dụng (5,13%); đầu tư của các DNNN (3,97%); và
vay ODA (42,18%). Mặt khác, vốn ngoài khu vực nhà nước cho đầu tư phát triển
giao thông đường bộ tỉnh Hải Dương đến từ ba nguồn, gồm: vốn FDI (6,37%); vốn
của tư nhân trong nước (24,83%); và vốn của dân cư (14,89%). Nghiên cứu cho
thấy rằng nguồn vốn huy động từ khu vực nhà nước ngày càng có xu hướng giảm
xuống tại tỉnh Hải Dương cho đầu tư phát triển giao thông đường bộ, thay vào đó là
sự gia tăng dần đều của các vốn từ khu vực ngoài nhà nước, như: vốn của tư nhân
trong nước và vốn của dân cư. Tác giả kế thừa cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư
phát triển CSHT GTĐB, về nội dung cơ chế chính sách luận án mới chỉ đề cập đến
đặc điểm của từng nguồn vốn, chưa nói rõ về tác động của cơ chế chính sách địa
phương về cơ sở lý luận và thực trạng đến hoạt động huy động vốn.
Dương Văn Thái (2014), Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài
chính [56]. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉnh Bắc Giang đã kết hợp huy động nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ (gồm đường xã, cầu cống, sân bay, bến cảng ) trên địa bàn tỉnh. Theo đó,
một số nguồn vốn được huy động cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ
của Bắc Giang giai đoạn 2001 - 2013 có thể kể tới, như: vốn ngân sách nhà nước; vốn
9
tổ chức tài chính; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn từ khu vực tư nhân; vốn tiềm năng
và vốn ODA. Nguồn vốn chủ yếu có xu hướng cho đầu tư phát triển hệ thống giao
thông đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 - 2013 vẫn đến từ vốn ngân sách nhà
nước (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với tỷ trọng
34,6%. Vốn từ khu vực tư nhân là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao thứ hai cho phát
triển hệ thống giao thông đường bộ tại đây và có xu hướng ngày một giảm. Mặt khác,
nguồn vốn ODA được Bắc Giang đưa vào trong đầu tư phát triển hệ thống giao thông
đường bộ trên địa bàn chỉ khiêm tốn dừng ở mức 4,5%. Tác giả kế thừa cơ sở lý luận
về huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB, về nội dung cơ chế chính sách
luận án đề cập đến đặc điểm, vai trò của từng nguồn vốn nhưng chưa nghiên cứu tác
động đến huy động vốn của từng cơ chế chính sách tại địa phương.
Thân Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác
công tư (PPP) phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, Đại học Giao thông vận tải [58], đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức
PPP, lựa chọn và bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu
tố rủi ro trong các dự án phát triển KCHT GTĐB theo hình thức PPP. Nghiên cứu
đã nhận diện danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển KCHT GTĐB
theo hình thức PPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế xã hội ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã xác định trên 50 yếu tố rủi ro trong các dự án
phát triển KCHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam làm cơ sở để thực hiện
phân bổ các yếu tố rủi ro đến từ bên đối tác. Từ đây, luận án đưa ra đề xuất kiểm
soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển KCHT GTĐB ở Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Jason Zhengrong Lu, Jenny Jing Chao and James Robert Sheppard (2019)
cung cấp một bản hướng dẫn cho cơ quan nhà nước tại các thị trường mới nổi và
các nền kinh tế đang phát triển (EMDEs) về các dự án PPP [74]. Thực tế cho thấy
EMDEs đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu vốn từ khu vực nhà nước, đặc biệt là vốn
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, EMDEs lại không đủ khả năng về vốn đáp ứng cho
những nhu cầu cơ sở hạ tầng của mình. Từ đây, những nước này đã mở rộng huy
động vốn từ khu vực tư nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính, công nghệ, chuyên
môn và hiệu quả cần thiết cho việc xây dựng cũng như vận hành cho các dự án cơ
sở hạ tầng. Chính phủ có thể khuyến khích tư nhân tham gia vào PPP bằng cách
cung cấp các công cụ bảo lãnh nhằm giảm thiểu rủi ro cho những dự án tư nhân
tham gia có ít quyền kiểm soát.
Georg Inderst (2021) đã nghiên cứu tập trung vào huy động vốn tư nhân để
đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng kinh tế, cho xây dựng cơ sở hạ tầng, và cho khí
hậu [77]. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các nước kém phát triển vốn từ khu vực công
vẫn đóng vai trò chủ đạo cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai. Sự