Luận án Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam

3.4. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện3.4.1. Kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng riêng của người phải thi hành ánPháp luật THADS hiện hành quy định kê biên tài sản của người phải thi hành án gồm các bước cơ bản sau: (i) Trước khi kê biên tài sản (ii) Tiến hành kê biên tài sản; (iii) Sau khi kê biên tài sản.3.4.1.1. Trước khi kê biên tài sảnĐể thực hiện việc kê biên tài sản, trước đó CHV phải thực hiện việc xác minh tài sản của người phải thi hành án. Quá trình thực hiện việc xác minh tài sản của người phải thi hành án, CHV cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như sau:Thứ nhất, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống thông tin về tài sản nên khó khăn cho CHV trong việc xác minh tài sản của người phải thi hành án. Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hiện nay CHV có được đều thông qua việc cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp thông tin nên ảnh hưởng đến hiệu quả xác minh của CHV. Mặt khác, trên thực tế CHV cũng chỉ xác minh được tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trên địa bàn nơi cơ quan THADS có trụ sở, điều này hạn chế phạm vi xác minh của CHV.Thứ hai, công tác phối hợp trong xác minh điều kiện thi hành án giữa cơ quan THADS với các cơ quan, đơn vị có liên quan vẫn còn một số trường hợp chưa thực sự tốt, cơ quan quản lý đất đai không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không kịp thời, không chính xác, Tòa án chậm giải thích bản án… dẫn đến khó khăn cho CHV khi thực hiện kê biên tài sản của người phải thi hành án và kéo dài thời gian tổ chức thi hành án (NCS đã phân tích tại mục 3.2).

pdf186 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CAO THỊ KIM TRINH KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội – 2025 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CAO THỊ KIM TRINH KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 938 0103 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Thị Hà 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2025 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Tác giả luận án Cao Thị Kim Trinh 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHV Chấp hành viên NCS Nghiên cứu sinh TAND Tòa án nhân dân THADS Thi hành án dân sự TPL Thừa phát lại UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ......................................................... 5 6. Tính mới của luận án ............................................................................................ 5 7. Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 8 1.1. Khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài “Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam” .................................................................... 8 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam .................................................................. 8 1.1.2. Một số công trình tiêu biểu của nước ngoài liên quan đến kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................................................................... 16 1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu .......................................................................... 18 1.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu lý luận về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................................................................................................ 18 1.2.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện .................. 25 1.2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật kê biên tài sản trong thi hành án dân sự .................................................... 31 1.3. Kế thừa và nghiên cứu phát triển các vấn đề liên quan đến đề tài luận án ........... 36 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu được kế thừa ..................................................... 36 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 37 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 38 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chung .............................. 38 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể .............................. 39 5 Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 43 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ........................................................................................ 44 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ......... 44 2.1.1. Khái niệm kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ............................... 44 2.1.2. Đặc điểm kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................ 53 2.1.3. Ý nghĩa kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................... 60 2.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................................................................................................ 64 2.2.1. Lý thuyết về nghĩa vụ dân sự ................................................................... 64 2.2.2. Học thuyết về trình tự công bằng, quyền con người ............................... 66 2.2.3. Học thuyết tự do ý chí ............................................................................. 68 2.2.4. Lý thuyết về vật quyền ............................................................................. 69 2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ............................................................................................................................... 72 2.3.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ............................................................................................. 72 2.3.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về chủ thể kê biên tài sản trong thi hành án dân sự .................................................................................................. 77 2.3.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về điều kiện kê biên tài sản trong thi hành án dân sự .................................................................................................. 84 2.3.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................................................................... 87 Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 91 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ............................................................................. 92 3.1. Thực trạng pháp luật về nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện ............................................................................................ 92 3.2. Thực trạng pháp luật về chủ thể của kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện ............................................................................................ 98 6 3.3. Thực trạng pháp luật về điều kiện kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện ............................................................................................... 103 3.3.1. Điều kiện chung về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ............... 103 3.3.2. Điều kiện kê biên một số tài sản cụ thể trong thi hành án dân sự ........ 107 3.4. Thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện ..................................................................................... 125 3.4.1. Kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng riêng của người phải thi hành án ............................................................................................................ 125 3.4.2. Kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của người phải thi hành án với người khác ................................................................................... 132 Kết luận Chương 3 .............................................................................................. 136 CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............................................................ 137 4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự .................................................................................................................. 137 4.1.1. Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp........................................................ 137 4.1.2. Khắc phục được hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất, đồng bộ .................................. 138 4.1.3. Phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự .................................................................................. 141 4.1.4. Phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong thi hành án dân sự .............................................................................................................. 142 4.1.5. Phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................................................................................... 144 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự .................................................................................................................. 147 4.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ................................................................................................ 147 4.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chủ thể kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ......................................................................................................... 149 4.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ......................................................................................................... 151 7 4.2.4. Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ........................................................................................... 157 Kết luận Chương 4 .............................................................................................. 161 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 164 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, cưỡng chế THADS nói chung, kê biên tài sản trong THADS nói riêng đã có lịch sử hình thành rất sớm từ thời La Mã cổ đại. Luật La Mã cổ đại cho phép chủ nợ được quyền tước tự do của con nợ và bán anh ta như một nô lệ và lấy khoản tiền đó để thi hành nghĩa vụ. Theo thời gian, đối tượng của cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển từ người sang tài sản, theo đó, chủ nợ có thể thu giữ tài sản của con nợ để đảm bảo thanh toán cho khoản nợ của mình1. Ở Việt Nam, kê biên tài sản trong THADS bắt đầu hình thành từ thời Pháp thuộc và được ghi nhận trong “Bộ dân luật Bắc năm 1931” kèm Bộ dân sự tố tụng Bắc năm 1917 ở Bắc Kỳ; “Bộ dân sự tố tụng Nam Việt” ban hành kèm theo Nghị định ngày 16/3/1910 ở Nam Kỳ và “Bộ dân luật Trung năm 1936 - 1939” ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942 ở Trung Kỳ. Theo đó, sai áp bảo toàn (hay còn gọi là kê biên) và sai áp chế chỉ được ghi nhận là một trong các biện pháp để bảo đảm thi hành án do Tòa án quyết định2. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam bộ. Tiếp đó, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán đã đặt cơ sở đầu tiên cho tổ chức THADS Việt Nam, theo đó, Ban Tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên. Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh THADS đầu tiên được ban hành tạo bước phát triển mới trong công tác THADS, lần đầu tiên cưỡng chế THADS nói chung, kê biên tài sản nói riêng được quy định thành một chế định riêng. Sau đó, Pháp lệnh THADS năm 1993, Pháp lệnh THADS năm 2004 được ban hành. Năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS và đến năm 2014, 2018, 2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động THADS nói chung, kê biên tài sản trong THADS 1 Claude Brenner (2019), Procédures civils d’exécution, Éditions Dalloz, Paris, tr.4. 2 Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức Thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, tr.14. 1 nói riêng. Hoạt động kê biên tài sản đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động THADS, giảm án tồn đọng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc THADS nói chung, kê biên tài sản trong THADS vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng trên được ngành thi hành án dân sự đánh giá bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là pháp luật về trình tự, thủ tục THADS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dẫn đến nhiều vướng mắc, khó khăn, kém hiệu quả trong quá trình xử lý, kê biên tài sản thi hành án. Một số quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản (dự án chưa hoàn thiện hồ sơ theo pháp luật đầu tư và đất đai; tranh chấp khởi kiện phân chia tài sản chung; xử lý quyền sử dụng đất đảm bảo phù hợp quy hoạch )3. Đồng thời, một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn thi hành án chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến vướng mắc, chậm tiến độ (thủ tục xử lý tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng theo Luật Đất đai, tài sản là quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất )4. Mặt khác, việc thiếu các quy định về thời gian tiến hành một số hoạt động trong quá trình kê biên tài sản dẫn đến việc lạm quyền và kéo dài thời gian tổ chức thi hành án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như thời điểm ra quyết định kê biên, thời điểm thực hiện việc kê biên tài sản; thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ, phối hợp quá trình kê biên tài sản Từ thực tiễn trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về THADS nói chung, kê biên tài sản trong THADS nói riêng để khắc phục những vướng mắc, bất cập, hạn chế tình trạng kê biên tài sản, định giá, bán đấu giá nhưng không xử lý được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 3 Báo cáo số 342/BC-BTP ngày 29/12/2022 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. 4 Báo cáo số 264/BC-BTP ngày 02/12/2021 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kê biên tài sản trong THADS, từ đó đề xuất các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản trong THADS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Đánh giá tổng quan tình hình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài “Kê biên tài sản trong THADS ở Việt Nam”, từ đó rút ra những nội dung mà luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; - Làm rõ những vấn đề lý luận về kê biên tài sản trong THADS như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa kê biên tài sản trong THADS; cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về kê biên tài sản trong THADS và nội dung điều chỉnh pháp luật về kê biên tài sản trong THADS; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về kê biên tài sản trong THADS và thực tiễn thực hiện các quy định đó trong quá trình tổ chức THADS. - Đề xuất các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong THADS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về kê biên tài sản trong THADS; các quy định của pháp luật THADS Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về kê biên tài sản trong THADS; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật THADS về kê biên tài sản trong THADS tại các cơ quan THADS Việt Nam trong những năm gần đây. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Kê biên tài sản trong THADS là vấn đề lớn, được hiểu trên nhiều phương diện 3 khác nhau và có nhiều nội dung khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, để nghiên cứu chuyên sâu về kê biên tài sản trong THADS cũng như do giới hạn về số trang và thời gian nghiên cứu nên trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS chỉ tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: - Luận án chỉ nghiên cứu về kê biên tài sản trong THADS đối với một số loại tài sản thường gặp trong thực tiễn thi hành án gồm: tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản là nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất; tài sản chung của người phải thi hành án với người khác; tài sản người phải thi hành án đã chuyển nhượng cho người khác; tài sản mà người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp. - Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật THADS và thực tiễn thực hiện tại cơ quan THADS từ khi Luật THADS năm 2008 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2009) đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của NCS trong quá trình thực hiện luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, trong quá trình nghiên cứu luận án, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, bình luận sẽ được sử dụng tại tất cả các chương, mục của luận án để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài; - Phương pháp đánh giá, thống kê cũng sẽ được sử dụng ở cả các chương của luận án để tổng hợp, xử lý các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài; - Phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng ở cả các chương của luận án để đối chiếu, đánh giá các quy định pháp luật khác nhau của một số quốc gia trên thế giới và của pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ khác nhau về kê biên tài sản trong THADS. 4 - Phương pháp tổng hợp, quy nạp sẽ được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận tại từng chương và kết luận chung của luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Việt Nam; - Luận án làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý, những bất cập, tồn tại; từ đó đưa ra những giải pháp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong THADS nói riêng và pháp luật về THADS nói chung. Những kết luận, kiến nghị của luận án có giá trị tham khảo trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong THADS cũng như hoàn thiện pháp luật về THADS nói chung. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cơ quan lập pháp, các cơ quan quản lý hoạt động THADS, các cơ quan THADS, các CHV, công chức ngành THADS và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong hoạt động THADS nói chung và kê biên tài sản trong THADS nói riêng. 6. Tính mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về kê biên tài sản trong THADS ở Việt Nam. Vì vậy, Luận án được hoàn thành sẽ có những đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về kê biên tài sản trong THADS, đặc biệt là làm rõ bản chất của kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và đưa ra được khái niệm về kê biên tài sản trong THADS dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau như: Biện pháp cưỡng chế THADS; quan hệ pháp luật; trình tự, thủ tục; hệ thống quy phạm pháp luật; phân tích các đặc điểm của kê biên tài sản trong THADS; cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về kê biên tài sản trong THADS. Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận này sẽ là cơ sở để NCS tiếp cận các quy định của pháp luật THADS hiện hành về kê biên tài sản trong THADS, là định hướng cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản trong THADS. 5 Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng quy định pháp luật THADS Việt Nam về kê biên tài sản trong THADS và thực tiễn thực hiện pháp luật từ 01/7/2009 đến nay, chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kê biên tài sản trong THADS ở Việt Nam. Thứ ba, luận án đã xây dựng được nguyên tắc, chủ thể, điều kiện kê biên tài sản trong THADS trên cơ sở lý thuyết về quyền con người, lý thuyết về nghĩa vụ dân sự, học thuyết về trình tự công bằng và và học thuyết tương xứng. Từ đó, luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật THADS như: bổ sung nguyên tắc kê biên đúng tài sản của người phải thi hành án; nâng cao trách nhiệm của người phải thi hành án trong việc kê khai tài sản, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án; nâng cao trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình kê biên tài sản trong THADS; sửa đổi, bổ sung điều kiện kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tài sản đang cầm cố thế chấp, tài sản chuyển nhượng sau khi có bản án, quyết định. Thứ tư, luận án đã xây dựng trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong THADS trên cơ sở luận giải lý thuyết về vật quyền, lý thuyết về nghĩa vụ dân sự, học thuyết tự do ý chí Đồng thời, luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật THADS về trình tự, thủ tục kê biên tài sản theo hướng rút ngắn thời gian, giảm tải chi phí, đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể như: quy định rõ về thời điểm ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản; quy định rõ về thời gian tổ chức kê biên tài sản; sửa đổi, bổ sung các quy định về thông báo kê biên, giao bảo quản tài sản kê biên. Thứ năm, luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan như thời điểm có hiệu lực của việc mua bán, chuyển nhượng đối với nhà ở và quyền sử dụng đất; bổ sung quy định về quyền bề mặt, quyền hưởng dụng trong Luật Đất đai và quy định về kê biên quyền bề mặt, quyền hưởng dụng trong Luật THADS để đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật THADS và pháp luật liên quan. 6 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm 04 Chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự Chương 3: Thực trạng pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện Chương 4: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài “Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam” Cho đến thời điểm hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về kê biên tài sản trong THADS như: đề tài khoa học; luận án, luận văn; giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, hội thảo khoa học, bài viết tạp chí Các công trình khoa học này là cơ sở quan trọng để NCS phân tích, đánh giá và định hướng nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. Trong số các công trình đã công bố, có nhiều công trình nổi bật liên quan đến kê biên tài sản trong THADS như sau: 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến kê biên tài sản trong thi hành án dân sự ở Việt Nam 1.1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước độc lập: “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới”, Nguyễn Đình Lộc, năm 2024. Đề tài nghiên cứu một cách khá toàn diện các vấn đề về tổ chức và hoạt động của THADS nói chung. Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận về thi hành án như khái niệm, vị trí, vai trò, đặc trưng của hoạt động thi hành án nói chung; phương thức tổ chức thi hành các loại án và các đặc trưng của từng loại án cũng như lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án ở Việt Nam; mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án và cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thi hành án gồm những thành tựu và những tồn tại trong công tác thi hành án. Trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân của những thành tựu đạt được và những tồn tại trong công tác thi hành án cả về mặt khách quan và chủ quan. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới. 8 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng hồ sơ vụ việc điển hình trong công tác thi hành án dân sự: Lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Văn Nghĩa, năm 2021. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về vụ việc THADS điển hình như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn vụ việc THADS điển hình và quy trình xây dựng hồ sơ việc THADS điển hình. Bên cạnh đó, đề tài cũng đánh giá một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và kết quả đạt được từ thực tiễn thi hành việc THADS điển hình thông qua phân tích các vụ việc thực tế; đánh giá thực trạng vai trò của các cơ quan có liên quan trong thi hành vụ việc THADS điển hình; thực trạng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thi hành việc THADS điển hình; thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành việc THADS điển hình. Từ đó, đưa ra hồ sơ vụ việc điển hình trong công tác THADS và đề xuất các giải pháp thi hành các vụ việc THADS điển hình. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự”, Nguyễn Văn Sơn, năm 2022. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về THADS như khái niệm, đặc trưng, bản chất, ý nghĩa của THADS; tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động THADS. Bên cạnh đó, đề tài đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công tác THADS ở Việt Nam gồm thực trạng hệ thống pháp luật THADS hiện hành và thực trạng tổ chức THADS, trên cơ sở làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về THADS. Từ đó, đề tài đưa ra định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật THADS ở Việt Nam. 1.1.1.2. Luận án - “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. 9 Luận án đã nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về THADS như khái niệm, bản chất, đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của THADS; khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật THADS, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật THADS; lịch sử hình thành, phát triển THADS Việt Nam từ năm 1945; mối quan hệ giữa đổi mới THADS với cải cách tư pháp cải cách hành chính; đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật THADS; cơ chế THADS và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật THADS; những mặt được, những mặt còn hạn chế, vướng mắc, bất cập trong pháp luật THADS và tổ chức thực hiện pháp luật THADS, nêu các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; các yêu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án nói chung và pháp luật THADS nói riêng. - “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái, năm 2008. Luận án đã nghiên cứu, làm rõ khái niệm hoạt động THADS, đồng thời cũng làm rõ pháp chế XHCN trong hoạt động THADS là sự hiện diện của hệ thống pháp luật THADS đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch; các bản án, quyết định dân sự của Tòa án phản ánh đúng bản chất của vụ kiện dân sự và được tuyên đúng pháp luật cùng với việc thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ, đúng đắn bản án, quyết định dân sự của các bên có liên quan. Luận án còn nghiên cứu pháp chế trong hoạt động THADS ở một số nước và làm rõ hạn chế trong việc thực hiện pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam. Từ đó, luận án đưa ra yêu cầu, phương hướng và các giải pháp bảo đảm pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam. - “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Đặng Đình Quyền, năm 2012. Luận án nghiên cứu khái niệm áp dụng pháp luật trong THADS và hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS, đồng thời, làm rõ các yếu tố bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS; các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS; hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS ở Việt Nam, pháp luật về THADS và đội ngũ CHV từ năm 1993. Từ đó, luận án đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật trong THADS. 10 - “Pháp luật thi hành án dân sự trong cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Chu Thị Hoa, năm 2016. Luận án nghiên cứu, làm rõ khái niệm, bản chất THADS; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về THADS ở một số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng pháp luật về nội dung và thủ tục THADS theo yêu cầu cải cách tư pháp. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật THADS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. - “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017. Luận án làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về cưỡng chế THADS như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc cưỡng chế THADS, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cưỡng chế THADS, các tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế THADS. Đồng thời, làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về cưỡng chế THADS, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về cưỡng chế THADS và những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định đó trong thực tiễn cưỡng chế THADS ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, làm rõ các nội dung về lý luận, thực tiễn, luận án đã đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế THADS ở Việt Nam. - “Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Bùi Đức Tiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018. Luận án đã nghiên cứu, làm rõ khái niệm THADS, cưỡng chế THADS, thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS; đồng thời đưa ra các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS. Từ đó, luận án đưa ra các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS ở Việt Nam. 11 - “Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Hương Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019. Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản THADS như khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản; khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS; đồng thời phân tích và lý giải cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS; xây dựng các nội dung cơ bản điều chỉnh pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS. Luận án còn phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam, luận án đưa ra những yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. - “Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2021. Luận án nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án đối với quyền sử dụng đất như khái niệm, đặc điểm, phân loại của thi hành án đối với quyền sử dụng đất; đồng thời làm rõ các nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi hành án đối với quyền sử dụng đất. Luận án còn nghiên cứu, đánh giá những tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án đối với quyền sử dụng đất và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án đối với quyền sử dụng đất trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan THADS. Từ đó, luận án đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án đối với quyền sử dụng đất. 1.1.1.3. Giáo trình, sách tham khảo - Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2005. Cuốn Giáo trình tập trung xây dựng những kỹ năng, nghiệp vụ và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động THADS, gồm 03 phần: Những vấn đề chung về cơ quan thi hành án và Chấp hành viên; Kỹ năng THADS; Những vấn đề bổ trợ. Trong đó, Giáo trình đã làm rõ khái niệm, điều kiện, nguyên tắc, trình tự thủ tục áp dụng 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_bien_tai_san_trong_thi_hanh_an_dan_su_o_viet_nam.pdf
  • pdf451.QĐ.pdf
  • pdfCao Thi Kim Trinh - Thong tin luan an tieng Viet + Anh.pdf
  • pdfCao Thi Kim Trinh - Tom tat luan an Tieng Anh.pdf
  • pdfCao Thi Kim Trinh - Tom tat luan an Tieng Viet.pdf