Lối sống của các cá nhân, cộng đồng và dân tộc không phải tự nhiên có
được mà nó hình thành, phát triển dựa trên sự kế thừa các giá trị từ lối sống
truyền thống trước đó kết hợp với những giá trị mới. Tuy nhiên, không phải
mọi cái truyền thống đều có giá trị, vì vậy cần phải có sự chọn lọc, tiếp biến.
Trong những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố như
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), sự phát triển của kinh tế thị
trường (KTTT) cùng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (TCH) đã làm biến
đổi sâu sắc lối sống của người Việt Nam, nhất là thanh niên, trong đó có sinh
viên. Bởi lẽ, sinh viên là lứa tuổi đang định hình về lối sống và hoàn thiện
nhân cách. Trong quá trình đó sinh viên vừa kế thừa các giá trị của lối sống
truyền thống dân tộc (LSTTDT), vừa tiếp thu các giá trị lối sống hiện đại để
hình thành lối sống mới. Tình hình đó đã đặt ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, bên cạnh những giá trị còn phù hợp, LSTTDT cũng có những
yếu tố không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới. Trong quá trình xây dựng
lối sống mới, sinh viên cần phải nhận diện đúng những giá trị của LSTTDT
để kế thừa, phát huy, đồng thời đấu tranh, loại bỏ những yếu tố lạc hậu của lối
sống truyền thống.
Thứ hai, sự biến đổi của đời sống xã hội hiện nay đòi hỏi phải nhận
diện và xây dựng được lối sống mới phù hợp. Vậy lối sống mới là như thế nào
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội mới với con người mới, nhất là thanh
niên, sinh viên.
182 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HIẾU
KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HIẾU
KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG QUANG ĐỊNH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Đặng Quang
Định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy
định.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế thừa giá trị lối
sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới .............................. 6
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp kế thừa giá trị
lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 22
1.3. Khái quát kết quả của các công trình liên quan đến luận án và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................... 33
Chương 2. KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......................... 37
2.1. Lối sống truyền thống dân tộc Việt Nam - Khái niệm và những giá trị
cơ bản .......................................................................................................... 37
2.2. Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối
sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay - Thực chất, tính tất yếu và nội
dung cơ bản ................................................................................................. 59
Chương 3. KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY - NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN ........................................................................................... 81
3.1. Nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc
trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ................. 81
3.2. Thực trạng kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng
lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ........................................... 88
3.3. Nguyên nhân của thực trạng kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân
tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ......... 108
Chương 4. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỰ KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................. 124
4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức, vai trò của các chủ thể kế thừa giá trị lối
sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt
Nam hiện nay ............................................................................................ 124
4.2. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường thuận lợi cho sinh viên kế
thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới... 135
4.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa
phương thức, hình thức kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong
xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ......................... 141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 151
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CNH, HĐH
CNXH
HNQT
KHCN
KTTT
LSTTDT
TCH
TNCS
XHCN
Chữ viết đầy đủ
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Chủ nghĩa xã hội
: Hội nhập quốc tế
: Khoa học công nghệ
: Kinh tế thị trường
: Lối sống truyền thống dân tộc
: Toàn cầu hóa
: Thanh niên Cộng sản
: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lối sống của các cá nhân, cộng đồng và dân tộc không phải tự nhiên có
được mà nó hình thành, phát triển dựa trên sự kế thừa các giá trị từ lối sống
truyền thống trước đó kết hợp với những giá trị mới. Tuy nhiên, không phải
mọi cái truyền thống đều có giá trị, vì vậy cần phải có sự chọn lọc, tiếp biến.
Trong những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố như
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), sự phát triển của kinh tế thị
trường (KTTT) cùng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (TCH) đã làm biến
đổi sâu sắc lối sống của người Việt Nam, nhất là thanh niên, trong đó có sinh
viên. Bởi lẽ, sinh viên là lứa tuổi đang định hình về lối sống và hoàn thiện
nhân cách. Trong quá trình đó sinh viên vừa kế thừa các giá trị của lối sống
truyền thống dân tộc (LSTTDT), vừa tiếp thu các giá trị lối sống hiện đại để
hình thành lối sống mới. Tình hình đó đã đặt ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, bên cạnh những giá trị còn phù hợp, LSTTDT cũng có những
yếu tố không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới. Trong quá trình xây dựng
lối sống mới, sinh viên cần phải nhận diện đúng những giá trị của LSTTDT
để kế thừa, phát huy, đồng thời đấu tranh, loại bỏ những yếu tố lạc hậu của lối
sống truyền thống.
Thứ hai, sự biến đổi của đời sống xã hội hiện nay đòi hỏi phải nhận
diện và xây dựng được lối sống mới phù hợp. Vậy lối sống mới là như thế nào
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội mới với con người mới, nhất là thanh
niên, sinh viên.
Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu phải xác định rõ những giá trị của
LSTTDT; sự biến đổi của LSTTDT và quá trình hình thành lối sống mới của
sinh viên Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị của lối sống
truyền thống, tiếp thu giá trị của lối sống hiện đại, văn minh, để xây dựng thế
hệ sinh viên Việt Nam thời đại mới.
2
Thực trạng kế thừa các giá trị LSTTDT của sinh viên Việt Nam trong
thời gian qua còn nhiều bất cập, thể hiện ở việc coi nhẹ các giá trị đạo đức
truyền thống, giá trị tinh thần của dân tộc, tuyệt đối hóa các yếu tố vật chất.
Trong khi những giá trị cơ bản của lối sống mới vẫn còn đang nằm trong quá
trình nảy sinh, chưa được định hình rõ thì “lối sống thực dụng, cá nhân vị
kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp
vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò,
đồng chí, đồng nghiệp” [32, tr.46]. Thực tế đó đã và đang tạo nên sự xung đột
giữa các giá trị của LSTTDT với các giá trị của lối sống hiện đại, đồng thời
cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong định hướng để xây dựng lối sống mới cho
sinh viên.
Thực tiễn những năm gần đây, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên; hiện tượng tham nhũng, lãng phí; sự xuống
cấp một số phương diện của đạo đức xã hội và các tệ nạn xã hội có diễn biến
phức tạp đã và đang tác động mạnh mẽ đến lối sống của xã hội và thanh niên,
sinh viên. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu tiếp tục có những nghiên cứu về sự biến
đổi của lối sống, định hướng xây dựng lối sống mới, trong đó có vấn đề kế
thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “ th a i t i
n t n th n n t t n i n i n i h inh i n i t
Na hi n na ” làm nội dung nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ Triết học.
2. M c đích và nhi v nghi n c u
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực trạng của việc kế
thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên những
năm qua, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt
Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ
t , phân tích một số giá trị cơ bản của LSTTDT Việt Nam; thực
chất, tính tất yếu và nội dung cơ bản của việc kế thừa giá trị LSTTDT trong
xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
ai , phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân những hạn chế
của việc kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Việt Nam thời gian qua.
a , đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sự
kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạ vi nghi n c u
.1. i ư g ghi c
Luận án tập trung nghiên cứu sự kế thừa các giá trị cơ bản của
LSTTDT Việt Nam trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam
hiện nay.
.2. Phạm vi ghi c
- Luận án nghiên cứu sự kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng
lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội từ khi đổi mới đất
nước (1986) đến nay.
- Luận án xác định lối sống truyền thống dân tộc là lối sống được định
hướng trên cơ sở các giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, luận án tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với lối sống
truyền thống, trong đó lối sống truyền thống là cách thức, phương thức biểu
hiện của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, còn giá trị đạo đức truyền thống
là cơ sở định hướng cho lối sống.
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng lối sống cho sinh viên, cụ thể là một số giá trị cơ
4
bản sau: lòng yêu nước; tinh thần hiếu học; tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao
dung; đức tính cần cù, tiết kiệm và lối ứng xử thân thiện, hài hòa, linh hoạt
với tự nhiên.
4. Cơ l luận và phương pháp nghi n c u
4.1. Cơ sở lý l ậ
Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống, xây
dựng lối sống cho thanh niên (trong đó có sinh viên), về kế thừa giá trị tinh
thần, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong xây dựng lối sống
mới cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Ngoài ra, luận án cũng
kế thừa những thành tựu đã đạt được của các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài.
4.2. Phươ g pháp ghi c
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích cơ sở hình
thành của LSTTDT cũng như sự biến đổi của nó.
Các phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích và tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh cũng được sử dụng để thực
hiện đề tài luận án.
. Đ ng g p i của luận án
- Luận án góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền
thống với lối sống truyền thống của dân tộc, trong đó làm rõ lối sống là cách
thức, phương thức biểu hiện của giá trị đạo đức truyền thống, còn các giá trị
ấy đóng vai trò là cơ sở định hướng, dẫn dắt cho lối sống, hay nói cách khác
là mặt tinh thần của lối sống. Từ đó lý giải vì sao các giá trị tinh thần, giá trị
đạo đức, giá trị lối sống và các giá trị khác lại có những nét tương đồng nhau,
thậm chí là khó tách biệt.
5
- Luận án luận chứng thực chất, tính tất yếu của việc kế thừa giá trị
LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Luận án góp phần làm rõ thêm những thành tựu và hạn chế của sự kế
thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam
hiện nay.
- Luận án góp phần đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm: 04 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY
DỰNG LỐI SỐNG MỚI
1.1.1. Những công trình nghi n c u về lối ống, lối ống i
Cuốn sách “L i n ã h i hủ n hĩa” [122] là công trình nghiên cứu
khá toàn diện về lối sống xã hội chủ nghĩa (XHCN). Công trình đã đưa ra
quan niệm về lối sống và các vấn đề cơ bản của lối sống XHCN: bản chất, đặc
điểm; cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị của lối sống XHCN; quan điểm đạo đức
của lối sống XHCN. Các tác giả cũng làm rõ vai trò của công tác giáo dục tư
tưởng trong sự phát triển của lối sống XHCN.
Đề tài khoa học “L i n thanh ni n i t Na ” [146] do Lê Anh Trà
chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá thực trạng lối sống của thanh niên về các
mặt: hoạt động chính trị xã hội; hoạt động lao động; hoạt động văn hóa tinh
thần, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Từ đó đã đưa ra các kiến nghị về các chuẩn
mực cần xây dựng của lối sống; về nội dung và hình thức giáo dục lối sống
cũng như một số chính sách liên quan đến xây dựng lối sống cho thanh niên
như giải quyết việc làm, chính sách văn hóa, thể chế hóa một số hoạt động
văn hóa, thực hiện dân chủ hóa trong sinh hoạt của thanh niên và phát huy vai
trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực
hoạt động xã hội.
Đề tài khoa học “ ăn hóa, i n ôi t ườn ” [137] do Chu Khắc
Thuật chủ nhiệm đã xem xét mối quan hệ giữa lối sống, văn hóa và môi
trường. Đề tài đã thông qua sự so sánh thực trạng về lối sống với những giá
trị, chuẩn mực của văn hóa để thấy được những năng lực thực sự và tiềm ẩn
của con người. Đề tài cũng đã phần nào mô tả lối sống của con người Việt
7
Nam từ truyền thống đến hiện đại; làm rõ những đặc điểm cơ bản của môi
trường để thấy mức độ của sự thích hợp trong cách ứng xử của con người
theo những tiêu chuẩn văn hóa. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số kiến nghị
nhằm xây dựng một lối sống có chất lượng, hài hòa với môi trường tự nhiên
và xã hội.
Đề tài khoa học “X n i n , đạ đứ h ẩn i t ã h i
i t n đi ki n ôn n hi p hóa, hi n đại hóa, ph t t iển kinh t th
t ường the đ nh hư n ã h i hủ n hĩa” [159] của Huỳnh Khái Vinh đã
phân tích cơ sở lý luận của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và mối quan
hệ của chúng với sự phát triển văn hóa, xây dựng con người trong điều kiện
CNH, HĐH và KTTT. Đề tài cũng phân tích các nhân tố tác động và xu
hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn
CNH, HĐH đất nước. Đồng thời nêu rõ tính tất yếu trong sự kế thừa và phát
triển nếp sống, đạo đức, các giá trị truyền thống dân tộc và cách mạng. Ngoài
ra, đề tài còn trình bày một số kinh nghiệm và bài học về xây dựng lối sống,
đạo đức và chuẩn giá trị xã hội của một số nước trên thế giới.
Trong các công trình “Xã h i họ - t hư n nhìn” [93] và “Gi
dụ i n , n p n i” [95], Thanh Lê đã đưa ra khái niệm lối sống, cơ
sở của lối sống mới - lối sống XHCN, đặc trưng cơ bản, bản chất của lối sống
XHCN ở những nét khái quát; tác giả cũng làm rõ lối sống đô thị và vấn đề
xây dựng lối sống, nếp sống đô thị. Cũng Thanh Lê (chủ biên) trong công
trình “L i n ã h i hủ n hĩa th t n ầ hóa” [94] đã đi sâu
nghiên cứu khái niệm lối sống, hình dung nó như một chỉnh thể sinh động cụ
thể với những chi tiết của các quan hệ xã hội khác nhau như: sản xuất, sinh
hoạt văn hóa, gia đình, nói lên đặc trưng của một xã hội nhất định. Trong
bối cảnh TCH, vấn đề lối sống là một vấn đề chịu nhiều tác động, đòi hỏi phải
chứng minh được những ưu việt của lối sống XHCN. Điều này càng cấp thiết
trong điều kiện nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
8
Trong công trình “ t ấn đ i n , đạ đứ , h ẩn i t ã
h i” [158], Huỳnh Khái Vinh đã khẳng định: lối sống, đạo đức và chuẩn giá
trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và
mỗi nền văn hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng. Trong đó,
đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ sống, định hình, định tính lối sống, văn
hóa và con người. Dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội
làm cho lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước có nhiều chuyển biến sâu sắc. Trong công trình, tác giả cũng đưa ra
phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn
mực giá trị xã hội mới.
Công trình “ ăn hóa ứn ử i t Na hi n na ” [148] của Nguyễn
Thanh Tuấn đã đề cập đến lối sống tương đương với phạm trù văn hóa ứng
xử. Tác giả cũng đề cập đến quan điểm và cách tiếp cận về lối sống ở các
nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây với ba khuynh hướng chủ yếu;
các quan điểm và cách tiếp cận ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến cách
tiếp cận lối sống như một phương thức ứng xử thực tế của con người trong
một môi trường nhất định. Trong công trình, tác giả cũng đưa ra những giải
pháp điều tiết văn hóa ứng xử giai đoạn xây dựng xã hội công nghiệp theo
hướng hiện đại, trong đó có đề cập đến việc chủ động phòng, chống lối sống
thực dụng, sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn các thang bậc giá trị xã hội và sự
phá hoại phong tục tập quán truyền thống và cách mạng; phối hợp các phong
trào văn hóa nhằm xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh.
Cuốn sách “Thanh ni n i n ủa thanh ni n i t Na t n q
t ình đổi i h i nhập q t ” [149] của Phạm Hồng Tung đã tập trung
làm rõ một số nội dung cơ bản sau: những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi
nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên; một số khái niệm liên
quan đến thanh niên và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình
thanh niên Việt Nam và lối sống của thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới
9
đất nước, thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc
trưng lối sống của thanh niên hiện nay; làm rõ những xu hướng biến đổi lối
sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế
(HNQT), chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản có tính chất định hướng trong
quá trình biến đổi lối sống của thanh niên. Cuốn sách đã đưa ra các nhóm giải
pháp cơ bản để xây dựng lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân
tộc của thanh niên Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI bao gồm: nhóm giải
pháp liên quan đến đường lối, chính sách thanh niên của Đảng và Nhà nước;
nhóm giải pháp liên quan đến các tổ chức đoàn thể của thanh niên; nhóm giải
pháp liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh niên; nhóm
giải pháp liên quan đến giáo dục học đường đối với thanh niên; nhóm giải
pháp liên quan đến truyền thông đại chúng; nhóm giải pháp liên quan đến bản
thân thanh niên.
Bên cạnh những đề tài khoa học các cấp, các công trình nghiên cứu, vấn
đề lối sống cũng được đề cập khá nhiều trên các tạp chí khoa học. Trong bài
viết “Tư tưởn , đạ đứ , i n - nhữn ấn đ then h t ủa ăn hóa”
[111], Trần Quang Nhiếp đã khẳng định lối sống cùng tư tưởng, đạo đức là linh
hồn, là cái chi phối, chỉ đạo quá trình sáng tạo văn hóa, là căn cứ để đánh giá
thực trạng văn hóa, là cơ sở để đảm bảo cho văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội. Bài viết cũng đề xuất một số biện pháp để xây dựng nền tư tưởng, đạo
đức, lối sống xã hội lành mạnh, đó là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống tốt đẹp, khắc phục
tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nh