Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng ra tăng, thu nhập trên đầu người cũng có những bước tiến đáng kể trong nhưng năm qua. Ngành giấy Việt Nam được Bộ công thương, chính phủ hết sức quan tâm, đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Bên cạnh những ưu thế, cơ hội trong sản xuất và tiêu thụ giấy, ngành công nghiệp giấy còn có nhiều khó khăn và thách thức rất lớn. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Bắc Bộ nói riêng, ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị, vốn, nhân lực . thì cần phải đổi mới phương thức quản lý, cải tiến, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản trị, giúp cho nhà quản trị thực hiện chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Kế toán nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong doanh nghiệp, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp thông tin về chi phí, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí. Tùy vào việc xây dựng và triển khai hệ thống kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng là khác nhau. Các nước phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính chất xã hội cao, đối tượng hưởng thụ lớn, tiêu thụ giấy bình quân/đầu người của Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt 33 kg/người (năm 2013), đến năm 2019, tiêu thụ giấy bình quân của người dân là 50,7 kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76kg/người/năm, Mỹ và EU 200 - 250kg/người/năm. Với 90 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 2000–2007, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% nhưng từ năm 2007 đến 2018 mức tăng trưởng là 16%. Đây cũng là cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt nam. Ngành sản xuất giấy có khoảng 500 doanh nghiệp, trong khu vực Trung - Bắc bộ có khoảng 300 doanh nghiệp, tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp trong cả nước cũng như trong khu vực Trung - Bắc bộ chiếm 80% là quy mô nhỏ và vừa.
230 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất giấy khu vực Trung - Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ MỸ DUNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY KHU VỰC TRUNG -BẮC BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ MỸ DUNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY KHU VỰC TRUNG -BẮC BỘ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. ĐẶNG THỊ LOAN
2. PGS, TS BÙI THỊ NGỌC
HÀ NỘI, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Lê Thị Mỹ Dung
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABC
Active Base Costing - Kế toán chi phí theo hoạt động
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CP
Cổ phần
CPBH
Chi phí bán hàng
C-P-V
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
DN
Doanh nghiệp
HĐQT
Hội đồng quản trị
KC
Kaizen Costing: Kế toán chi phí mục tiêu
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
KTQTCP
Kế toán quản trị chi phí
KH TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
NCTT
Nhân công trực tiếp
NVL
Nguyên vật liệu
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
QLPX
Quản lý phân xưởng
QTCP
Quản trị chi phí
SCL
Sửa chữa lớn
SP
Sản phẩm
SX
Sản xuất
SXC
Sản xuất chung
TK
Tài khoản
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
Tài sản cố định
TT
Trực tiếp
VPPA
Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị và thông tin KTQT 25
Sơ đồ: 1.2: Mô hình thông tin 1 xuống 40
Sơ đồ: 1.3: Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên (Mô hình thông tin phản hồi) 41
Sơ đồ: 1.4: Sơ đồ thông tin 1 lên 1 xuống 42
Sơ đồ 1.5: Phương pháp xác định chi phí theo đơn hàng 48
Sơ đồ 1.6: Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 49
Sơ đồ: 1.7 Hệ thống kế toán chi phí ABC 52
Sơ đồ: 1.8: Quản trị chi phí sản xuất theo Kaizen costing 61
Sơ đồ 1.9: Mô hình phân tích biến động chi phí 64
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hoàng văn Thụ 87
Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý công ty Giấy Bãi Bằng 90
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ 92
Sơ đồ 3.1: Mô hình kế toán chi phí hoạt động (ABC) 160
Sơ đồ 3.2: Tập hợp và phân bổ chi phí theo phương pháp truyền thống (Traditional Costing Accounting – TCA) 168
Sơ đồ 3.3: Tập hợp và phân bổ chi phí theo phương pháp ABC 169
Sơ đồ 3.4: Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phi 185
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Biến phí cấp bậc 29
Đồ thị 1.2. Định phí bắt buộc 30
Đồ thị 1.3. Định phí không bắt buộc 30
Đồ thị 1.4: Ước tính chi phí theo phương pháp cực đại - cực tiểu 32
Đồ thị 1.5: Phương pháp đồ thị phân tán 33
Đồ thị 1.6: Ước tính chi phí theo phương pháp bình phương nhỏ nhất 33
Đồ thị 1.7 : Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 70
Đồ thị 2.1: Mức cung và cầu giấy trong cả nước 80
Đồ thị 2.2: Cơ cấu tiêu dùng giấy khu vực Trung Bắc Bộ 82
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nhà máy sản xuất giấy khu vực Trung Bắc Bộ theo công suất thiết kế năm 2018 81
Bảng 2.2: Mục tiêu chất lượng năm 2020 Phân xưởng nguyên liệu 99
Bảng 2.3: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 1 tấn giấy cattong 101
Bảng 2.4: Định mức tiền lương cho 1 tấn giấy catton sóng 102
Bảng 2.5: Chi tiết tài khoản 621 – Công ty giấy Bãi Bằng 111
Bảng 2.6: Bản kê thu mua giấy phế liệu 113
Bảng 2.7. Chi tiết tài khoản 622 - Công ty giấy Bãi Bằng 114
Bảng 2.8. Chi tiết tài khoản 627 - Công ty giấy Bãi Bằng 117
Bảng 2.9: Bảng tính lương bộ phận quản lý phân xưởng 118
Bảng 2.10: Bảng tính giá thành chi tiết nhà máy hóa chất 121
Bảng 2.11: Giá thành sản phẩm giấy cuộn độ trằng 84 -86 123
Bảng 2.12 Báo cáo tình hình sử dụng NVL cho sản xuất sản phẩm giấy độ trắng 80 – 82% ISO 127
Bảng 2.13 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 129
Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 145
Bảng 3.2: Bảng phân bổ chi phí hỗn hợp cho các hoạt động 148
Bảng 3.3. Lập dự toán linh hoạt nhà máy sản xuất giấy 151
Bảng 3.4. Phiếu xuất kho theo hạn mức 152
Bảng 3.5. Phiếu lĩnh vật tư vượt định mức 153
Bảng 3.6. Phiếu báo thay đổi định mức vật liệu 154
Bảng 3.7. Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp 155
Bảng 3.8: Các chi phí hoạt động, nguồn phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất 161
Bảng 3.9: Phân bổ mức tiêu tốn nguồn lực vào nhóm chi phí hoạt động 164
Bảng 3.10: Chi phí gián tiếp tại công ty cổ phần giấy Lam Sơn Tháng 6 Năm 2020 165
Bảng 3.11: Phân bổ giai đoạn đầu vào nhóm chi phí hoạt động Tháng 6/2020 166
Bảng 3.12: Tính tỷ lệ phân bổ theo hoạt động 167
Bảng 3.13: Bảng so sánh phân bổ chi phí theo truyền thống và chi phí theo hoạt động 170
Bảng 3.13: Báo cáo phân tích biến động chi phí NVL trực tiếp sản phẩm giấy 175
Bảng 3.14: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 176
Bảng 3.15: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung 177
Bảng 3.16: Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 178
Bảng 3.17. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 183
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng ra tăng, thu nhập trên đầu người cũng có những bước tiến đáng kể trong nhưng năm qua. Ngành giấy Việt Nam được Bộ công thương, chính phủ hết sức quan tâm, đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Bên cạnh những ưu thế, cơ hội trong sản xuất và tiêu thụ giấy, ngành công nghiệp giấy còn có nhiều khó khăn và thách thức rất lớn. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Bắc Bộ nói riêng, ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị, vốn, nhân lực ... thì cần phải đổi mới phương thức quản lý, cải tiến, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản trị, giúp cho nhà quản trị thực hiện chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Kế toán nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong doanh nghiệp, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp thông tin về chi phí, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí. Tùy vào việc xây dựng và triển khai hệ thống kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng là khác nhau. Các nước phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Giấy là mặt hàng đặc biệt mang tính chất xã hội cao, đối tượng hưởng thụ lớn, tiêu thụ giấy bình quân/đầu người của Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt 33 kg/người (năm 2013), đến năm 2019, tiêu thụ giấy bình quân của người dân là 50,7 kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70kg/người/năm, Thái Lan 76kg/người/năm, Mỹ và EU 200 - 250kg/người/năm. Với 90 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 2000–2007, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% nhưng từ năm 2007 đến 2018 mức tăng trưởng là 16%. Đây cũng là cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt nam. Ngành sản xuất giấy có khoảng 500 doanh nghiệp, trong khu vực Trung - Bắc bộ có khoảng 300 doanh nghiệp, tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp trong cả nước cũng như trong khu vực Trung - Bắc bộ chiếm 80% là quy mô nhỏ và vừa.
Đứng trước xu thế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy phải phát huy nội lực, nhanh nhạy nắm bắt như cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí hiệu quả, nắm bắt thông tin kịp thời, hữu ích để ra các quyết định kinh doanh phù hợp, trong đó phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại hiệu quả, khoa học. Hiện nay, kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy khu vực Trung Bắc bộ chưa thực hiện đầy đủ và còn khá mới với các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam cũng như khu vực Trung Bắc Bộ. Hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các DN sản xuất giấy chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, chưa có những đóng góp đáng kể trong việc ra quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh tại các đơn vị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy khu vực Trung Bắc bộ là cần thiết, mang tính cấp bách, có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn hiện nay.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Kế toán quản trị chi phí hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của kế toán. Đã có rất nhiều các nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trên thế giới cũng như trong nước, tuy nhiên kế toán quản trị chi phí thực sự phát triển trên cả mặt lý luận và thực tiễn từ giữa thế kỷ 20.
Các nghiên cứu về phân loại chi phí
Trong nghiên cứu của Michael W Maher (2000) về “Managament accounting education at the Millennium” với phương pháp nghiên cứu định tính đã nêu rõ quan điểm của việc triển khai công tác kế toán quản trị trong bối cảnh hội nhập thị trường tự do của thế giới là quan trọng. Nghiên cứu này cũng cho thấy, kế toán quản trị định hướng hành vi quản trị trong doanh nghiệp. Chi phí trong các tổ chức doanh nghiệp rất đa dạng nhưng để kiểm soát chi phí trong tổ chức thì có thể dùng 3 cách phân loại chi phí như sau: Chi phí chênh lệch; chi phí toàn bộ; chi phí trách nhiệm. Theo ông, trên cơ sở phân loại chi phí để xác định các quy trình phân tích thông tin chi phí căn cứ qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý chi phí. Đây là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó.[68]
Nhóm tác giả Kaplan, Robert S, Akinson, Anthony (2015), “Advanced management accouting” Prentice Hall, New Jerey [67], đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị, ngoài ra các tác giả còn đưa ra các vấn đề KTQT đổi mới hiện nay, trình bày các nội dung cơ bản của kế toán quản trị như: vai trò của KTQT, phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC), các trung tâm trách nhiệm, phương pháp thẻ điểm cân bằng.
Nhiều tác giả trong nước cũng đi sâu nghiên cứu về phân loại chi phí, phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.
Luận án Nguyễn Thị Mai Anh (2014) [26], chi phí được phân loại theo khả năng quy nạp vào các đối tượng chịu chi phí, theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động, theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm, theo thẩm quyền ra quyết định.... Từ đó, kế toán quản trị CP xây dựng định mức và lập dự toán chi phí; Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí; Phân tích biến động để kiểm soát chi phí; Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh.
Đào Thúy Hà (2015) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam” tác giả cho rằng cần phải lập dự toán tại các trung tâm chi phí kỹ thuật và lập dự toán tại các trung tâm chi phí tùy ý. Từ đó, tác giả xây dựng dự toán cần thiết phải xuất phất từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.[39]
Nguyễn Hải Hà (2016) [24] tác giả cho rằng, các doanh nghiệp may hiện nay phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Còn cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động thành biến phí và định phí rất có ích cho nhà quản lý trong việc lập dự toán, phân tích kiểm soát chi phí, làm cơ sở xem xét mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp may lại chưa phân loại chi phí theo cách này, từ đó khiến công tác quản trị chi phí đạt hiệu quả chưa cao.
Các nghiên cứu về lập dự toán chi phí
Theo tác giả D.Richard Smith (1962), lập dự toán phục vụ kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả thực hiện. Để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả thực hiện thì cần lập dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm, từng bộ phận và cho từng tháng, nhưng giới hạn trong phạm vi những khoản chi phí mà nhà quản trị nội bộ có thể kiểm soát được. [76]
Theo Koshina Raghunandan (2012) với bài báo “Examining the Behavioural Aspects of Budgeting with particular emphasis on Public sector/ Service budgets” tác giả đã đưa ra nhận định: Lập dự toán chi phí là một giai đoạn của kế toán quản trị chi phí, chất lượng của dự toán chi phí phụ thuộc vào phương pháp lập dự toán chi phí và ảnh hưởng tới hành vi của người lập dự toán. Việc lập dự toán gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, có 3 mô hình lập dự toán ngân sách: Mô hình lập dự toán từ trên xuống; mô hình lập dự toán từ dưới lên; mô hình thỏa thuận. Tác giả khẳng định việc lập dự toán chi phí để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và dự toán để kiểm tra. Tuy nhiên, bài báo mới đề cập đến dự toán tĩnh mà chưa đề cập đến dự toán linh hoạt.[49]
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014), việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí được thực hiện cho các khoản mục chi phí (NVLTT, NCTT, SXC...). Đồng thời, từ kết quả khảo sát các công ty Cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo tác giả công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí ở các công ty này chưa được quan tâm, chưa giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí... tác giả đề xuất xác định đơn giá dự kiến cho NVL mua vào thông qua sử dụng công cụ phái sinh. Các định mức chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được lập dựa trên số liệu đã có sẵn. Trên cơ sở các định mức chi phí đã xây dựng, kế toán QTCP lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, chi tiết cho các khoản mục chi phí [26].
Luận án của Đào Thúy Hà (2015) cho rằng cần phải lập dự toán tại các trung tâm chi phí kỹ thuật và lập dự toán tại các trung tâm chi phí tùy ý. Tuy nhiên, các giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết phải xuất phất từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp [39]
Tác giả Nguyễn Hải Hà (2016), Hiện nay, trong các doanh nghiệp dệt may việc xây dựng hệ thống dự toán chi phí được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố chi phí trong sản xuất chưa được lập định mức như chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiệt hại trong sản xuất, thiệt hại trong sản phẩm hỏng.... Các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng định mức để tính toán giá thành định mức trong từng trường hợp cụ thể, làm căn cứ để quyết định nhận đơn đặt hàng. Về công tác lập dự toán chi phí, kết quả điều tra cho thấy hiện nay rất ít doanh nghiệp may tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất kinh [24]
Các nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí khi đề cập đến dự toán mới chỉ quan tâm đến kiểm soát chi phí, đánh giá kết quả hoạt động tại các trung tâm chi phí và dự toán trong mối quan hệ với các phương pháp xác định chi phí truyền thống. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học quản lý và khoa học kế toán, các mô hình quản trị hiện đại như quản trị chi phí theo hoạt động, quản trị chi phí chiến lược đã và đang được các nhà quản trị sản xuất giấy quan tâm. Do đó việc lập dự toán chi phí cần phải theo hướng hiện đại để phù hợp với phương pháp xác định chi phí hiện đại.
Về phương pháp xác định chi phí cho đối tượng chịu chi phí
Akira Nishimura (2003), trong nghiên cứu “Management Accounting feed forward and Asian perspectives”[58] đã đề cập đến sự phát triển của kế toán quản trị ở châu Á mà điển hình là Nhật. Tác giả cho thấy sự phát triển kế toán quản trị là chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, quan điểm, phương thức quản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục tiêu(Target costing). Ông đã chứng minh sự thành công trong việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu của các công ty lớn ở Nhật khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đồng thời tác giả nêu sự ảnh hưởng của Target costing đối với các công ty lớn của các nước châu Á khác. Qua đó, Akira Nishimura cũng đã đề cập đến xu hướng phát triển kế toán quản trị đó là kế toán quản trị gắn liền với quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị chiến lược. Tuy nhiên tác giả mới nghiên cứu đến sự áp dụng của Target costing để kiểm soát chi phí mà chưa nghiên cứu đến các khía cạnh khác của kế toán quản trị.
Còn đối với tác giả Sarah Moll (2005), nghiên cứu về “Activity-Based Costing in New Zealand”,[72]tác giả nêu những ưu điểm của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) và phân tích đưa ra kết luận về những lợi thế của việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) bằng cách so sánh giữa các doanh nghiệp có áp dụng và không áp dụng phương pháp ABC.
Naughton-Travers, Joseph P.(2009)trong nghiêncứu “Activity-Based Costing: The new Management Tool” đề cập đến các thông tin và tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC). Trong đó giá thành theo phương pháp ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) được phân bổ dựa trên thực tế cho mỗi hoạt động và mức đóng góp cho mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy việc vận dụng phương pháp ABC phân bổ chi phí sẽ mang lại kết quả giá thành chính xác hơn [66].
Trong nghiên cứu của Vitaliy Chudovets (2013) về “Current state and prospects of cost accounting development for sugar industry enterprise” [75], tác giả đã đề cập đến những nhân tố liên quan đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đường, bao gồm ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị. Tác giả cho rằng có sự khác nhau trong việc xác định và ghi nhận chi phí sản xuất. Sự khác nhau là do đặc thù của tổ chức sản xuất và tính đa dạng sản phẩm. Việc xác định chi phí và phân bổ chi phí sản xuất phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm của nhà quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, sự thành thạo nghiệp vụ của đội ngũ kế toán. Những dữ liệu này là nguồn thông tin đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Thị Mai Anh (2014) [26]. Tác giả đề xuất, đối với các sản phẩm đang nghiên cứu sản xuất có đặc điểm vòng đời ngắn, sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm và đối với các sản phẩm đang sản xuất áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động để tính giá thành sản xuất. Luận án chưa trình bày rõ đặc điểm của các Công ty Cổ phần Nhựa niêm yết ảnh hưởng đến kế toán QTCP và các Công ty Cổ phần Nhựa chưa được niêm yết không được đề cập đến trong luận án.
Theo Nguyễn Hải Hà (2016), kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, các doanh nghiệp may đều áp dung phương pháp xác định chi phí truyền thống, không có doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp chi phí hoạt động hay phương pháp chi phí mục tiêu để xác định chi phí theo mô hình quản trị chi phí hiện đại. Tác giả đã đề xuất c