Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng hội nhập
mạnh mẽ và sâu rộng với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các Hiệp
định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về thương mại, dịch vụ, đầu tư được
ký kết đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự hỗ trợ
của các yếu tố công nghệ giúp cho nhiều công việc có thể được thực hiện dễ dàng,
xuyên biên giới cũng đã và đang đặt ra các cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội
phát triển hơn khi thị trường kinh doanh trở nên rộng lớn ra các nước trên khu vực
và thế giới, ít các rào cản biên giới. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam
không nâng cao được năng lực cạnh tranh thì có khả năng sẽ chịu thua thiệt ngay
tại thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của
nền kinh tế phải luôn có những cố gắng đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh,
phương thức quản trị hiện đại, đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo bước phát triển nhanh và bền vững. Đối với
các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu sẽ tạo thêm những cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn,
thách thức. Sự phát triển của ngành và của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gắn
liền với sự phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước.
196 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ YẾN OANH
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ YẾN OANH
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG CƠ
2. TS. NGUYỄN THỊ THANH
HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................... 23
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm ........................................................... 23
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm .......................................................... 27
1.1.3. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm ......................... 30
1.1.4. Mối quan hệ giữa cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh
nghiệp và kế toán trách nhiệm .......................................................................... 31
1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............. 36
1.2.1. Trung tâm trách nhiệm và phân loại trung tâm trách nhiệm ................ 36
1.2.2. Lập dự toán và thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin tại các trung tâm trách
nhiệm ............................................................................................................... 42
1.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm............... 62
1.2.4. Hệ thống khen thưởng và kỷ luật ........................................................ 67
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM ............................................................................................ 74
1.3.1. Các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng
kế toán trách nhiệm .......................................................................................... 74
1.3.1.1. Lý thuyết quản lý của Henri Fayol ............................................. 74
1.3.1.2. Lý thuyết dự phòng .................................................................... 76
1.3.1.3. Lý thuyết ngẫu nhiên ................................................................. 77
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm và xây
dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 78
1.3.2.1.Nhóm các nhân tố thuộc về phân cấp quản lý, phân quyền hạn và
trách nhiệm trong doanh nghiệp ....................................................................... 79
1.3.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc về quy mô doanh nghiệp ..................... 80
1.3.2.3. Nhóm các nhân tố thuộc về trình độ chuyên môn trong công việc
......................................................................................................................... 80
1.3.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc về mức độ áp dụng công nghệ thông tin
trong doanh nghiệp ........................................................................................... 81
1.3.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong
doanh nghiệp .................................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 82
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM ................................ 84
2.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất, nhập khẩu ............................................ 84
2.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ................ 87
2.1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam thuộc mẫu
nghiên cứu ........................................................................................................ 91
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................................... 95
2.2.1. Thực trạng thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu Việt Nam ......................................................................................... 95
2.2.2 Thực trạng lập dự toán và thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, cung cấp thông
tin tại các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam
......................................................................................................................... 99
2.2.3. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ............................................... 111
2.2.4. Thực trạng thiết lập hệ thống khen thưởng và kỷ luật trong doanh nghiệp
xuất, nhập khẩu Việt Nam .............................................................................. 115
2.3. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP
DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................................................. 118
2.3.1. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................... 118
2.3.2. Các biến độc lập. .............................................................................. 120
2.3.3. Biến phụ thuộc.................................................................................. 122
2.3.4. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 124
2.3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo. .......................................... 124
2.3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA). ......................................... 128
2.3.4.3. Đánh giá mức độ giải thích của mô hình .................................. 132
2.3.4.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................... 133
2.3.4.5. Đánh giá hệ số hồi quy ............................................................ 133
2.3.4.6. Bàn luận về kết quả phân tích .................................................. 134
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................. 136
2.4.1. Kết quả đạt được............................................................................... 136
2.4.2. Hạn chế ............................................................................................ 138
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................... 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 142
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2030 ................................................................... 144
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ......................................................... 144
3.1.2. Định hướng phát triển. ...................................................................... 145
3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN .................................................................... 146
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................................................................. 148
3.3.1. Tăng cường phân cấp, phân quyền hạn và trách nhiệm và thiết lập các
trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ..................................................... 148
3.3.2. Hoàn thiện lập dự toán và phân tích dự toán theo các trung tâm trách
nhiệm ............................................................................................................. 150
3.3.3. Hoàn thiện đánh giá hiệu quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm
....................................................................................................................... 153
3.3.4. Hoàn thiện lập báo cáo kế toán trách nhiệm ...................................... 157
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống khen thưởng và kỷ luật trong doanh nghiệp ...... 160
3.3.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với kế toán trách nhiệm
....................................................................................................................... 161
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..................................... 163
3.4.1. Đối với Nhà nước ............................................................................. 163
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ....................... 164
3.4.3. Đối với các hiệp hội Kế toán - Kiểm toán ......................................... 166
3.4.4. Đối với các cơ sở đào tạo về kinh tế ................................................. 166
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 167
KẾT LUẬN ................................................................................................... 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 170
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp DN
Công ty cổ phần CTCP
Kế toán trách nhiệm KTTN
Trung tâm trách nhiệm TTTN
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
Một thành viên MTV
Quản lý doanh nghiệp QLDN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp 92
Bảng 2.2: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 92
Bảng 2.3: Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị 93
Bảng 2.4: Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng 94
Bảng 2.5: Phần mềm kế toán và sự phù hợp của phần mềm kế toán 94
Bảng 2.6: Thực trạng thiết lập các trung tâm trách nhiệm 96
Bảng 2.7: Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Liên hiệp
xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 98
Bảng 2.8: Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T 99
Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm 100
Bảng 2.10: Bảng dự toán doanh thu bán hàng năm 2021 104
Bảng 2.11: Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu năm 2021 105
Bảng 2.12: Bảng dự toán nhập khẩu xe máy điện mã XM YASC năm
2021 106
Bảng 2.13: Dự toán giá vốn hàng bán hàng năm 2021 107
Bảng 2.14: Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí năm 2021 108
Bảng 2.15: Bảng dự toán lợi nhuận năm 2021 109
Bảng 2.16: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận tại công ty Cổ
phần Liên hiệp XNK và đầu tư Hà Nội năm 2021 110
Bảng 2.17: Thu nhập hàng năm của dự án 111
Bảng 2.18: Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm
trách nhiệm 112
Bảng 2.19: Thực trạng thiết lập hệ thống khen thưởng và kỷ luật 116
Bảng 2.20: Các biến độc lập 120
Bảng 2.21: Biến phụ thuộc 123
Bảng 2.22: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về phân cấp quản lý, phân quyền và trách nhiệm 125
Bảng 2.23: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về quy mô doanh nghiệp 125
Bảng 2.24: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về trình độ chuyên môn 126
Bảng 2.25: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về mức độ áp dụng công nghệ thông tin 126
Bảng 2.26: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về nhu cầu thông tin của nhà quản trị 127
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến
quan sát về mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm 127
Bảng 2.28: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 129
Bảng 2.29: Kết quả tổng phương sai trích 130
Bảng 2.30: Kết quả ma trận xoay 131
Bảng 2.31: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 132
Bảng 2.32: Kết quả tổng phương sai trích 132
Bảng 2.33: Kết quả R2 hiệu chỉnh 133
Bảng 2.34: Kết quả phân tích phương sai ANOVA 133
Bảng 2.35: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình 134
Bảng 3.1: Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo các trung tâm trách
nhiệm 151
Bảng 3.2: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí 158
Bảng 3.3: Báo cáo tổng hợp các trung tâm chi phí trong doanh nghiệp 159
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc được
giao 160
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng hội nhập
mạnh mẽ và sâu rộng với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các Hiệp
định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về thương mại, dịch vụ, đầu tư được
ký kết đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự hỗ trợ
của các yếu tố công nghệ giúp cho nhiều công việc có thể được thực hiện dễ dàng,
xuyên biên giới cũng đã và đang đặt ra các cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội
phát triển hơn khi thị trường kinh doanh trở nên rộng lớn ra các nước trên khu vực
và thế giới, ít các rào cản biên giới. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam
không nâng cao được năng lực cạnh tranh thì có khả năng sẽ chịu thua thiệt ngay
tại thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của
nền kinh tế phải luôn có những cố gắng đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh,
phương thức quản trị hiện đại, đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo bước phát triển nhanh và bền vững. Đối với
các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu sẽ tạo thêm những cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn,
thách thức. Sự phát triển của ngành và của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gắn
liền với sự phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước.
Để phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện
nay, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam nói riêng đang có những đổi mới nhằm phù hợp
với xu hướng chung toàn cầu, các nhà quản trị cần có những thông tin chính xác,
2
tin cậy cho việc đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý. Đồng thời, các doanh
nghiệp khi phát triển đến một quy mô nhất định cần phải thiết lập một hệ thống
quản trị hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng
lộn xộn và bị động trước các tình huống có thể xảy ra trong kinh doanh. Xây dựng
hệ thống kế toán trách nhiệm là một trong các phương pháp quản trị phổ biến và
hiệu quả đối với rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trách nhiệm
cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực
tế và được lập kế hoạch, giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của
những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của
nhà quản trị các cấp. Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu
ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Hệ thống kế toán trách
nhiệm cũng khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm có
vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn còn là nội
dung tương đối mới đối với Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng áp
dụng kế toán trách nhiệm tại các các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam, xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm và tác động
của kế toán trách nhiệm đến hiệu quả của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, để từ đó
đưa ra các kiến nghị hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu là vấn đề cần thiết hiện nay.
Về mặt lý luận, trong những năm gần đây, các nội dung về kế toán quản trị
nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu trên thế giới. Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu cả về lý thuyết
lẫn thực tế tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại những nước đang phát triển, nơi
mà có sự chênh lệch tương đối về trình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ
của quản trị doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và
áp dụng kế toán quản trị, trong đó có kế toán trách nhiệm tại Việt Nam còn khá
nhiều hạn chế do những nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này còn chưa nhiều
3
và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó,
cần có những nghiên cứu mang tính chất hệ thống. Cụ thể, một số công trình
nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại Việt Nam đã nghiên cứu thực trạng áp dụng
kế toán trách nhiệm tại một số loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp dệt
may (Lý Khắc Cường, 2018), doanh nghiệp xây dựng (Nguyễn Hữu Phú, 2014)
hay các doanh nghiệp sản xuất xi măng (Trần Trung Tuấn, 2015). Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu đi sâu làm rõ về thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại các
doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh
xuất, nhập khẩu và công tác quản trị trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thông
qua công cụ kế toán, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, tác giả lựa chọn đề tài “Kế
toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam” làm đề
tài luận án tiến sỹ kinh tế. Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn
và không trùng lắp với đề tài nào đã nghiên cứu trước đây.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Những năm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm. Mỗi nghiên cứu tiếp
cận kế toán trách nhiệm ở các góc độ khác nhau, hoặc ở các loại hình doanh nghiệp
khác nhau, hoặc ở các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi một
nghiên cứu đưa ra được một góc nhìn khác nhau về kế toán quản trị.
2.1. Về các nội dung công việc cần thực hiện trong hệ thống kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp
Tác giả Gordon (1963) cho rằng để thiết lập thành công một hệ thống kế
toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thì cần phải: (i) thiết lập các trung tâm trách
nhiệm chi phí và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận; (ii) thiết lập các quy tắc dùng
để xác định giá bán của hàng hóa, dịch vụ và các quy tắc dùng để phân bổ chi phí
một cách hợp lý cho các trung tâm trách nhiệm; (iii) thiết lập các quy định về
quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp; và (iv) thiết lập hệ thống khen
4
thưởng đối với kết quả công việc của nhà quản trị các cấp.
Tương đồng với Gordon (1963), tác giả Sethi (1977) cũng cho rằng cần
phải thiết lập các trung tâm trách nhiệm chi phí và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận
khi xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
khác với Gordon (1963), Sethi (1977) lại cho rằng sau khi thiết lập các trung tâm
trách nhiệm, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thu thập thông tin phân bổ
cho từng trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm
trách nhiệm. Hiệu quả công việc của nhà quản trị sẽ được đánh giá dựa trên chênh
lệch giữa số liệu thực tế thực hiện và số liệu dự toán. So với nghiên cứu của
Gordon (1963), nghiên cứu này đã đưa ra cách đánh giá kết quả công việc của nhà
quản trị các cấp và đề cao tính ứng dụng của dự toán.
Cũng đề cao tính áp dụng của dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm,
tác giả Sollenberger (1990) cho rằng để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong các doanh nghiệp cần thực hiện 06 bước: (i) xác định các trung tâm chi phí;
(ii) xây dựng hệ thống tài khoản sử dụng để mã hóa dữ liệu