Luận án Khai thác động cơ ISUZU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử

Công ty ôtô ISUZU VIỆT NAM được thành lập vào ngày 19 tháng 10 năm 1995, là liên doanh giữa hai công ty Việt Nam: Công ty cơ khí ôtô Sài Gòn (SAMCO), Công ty sản xuất kinh doanh nhập khẩu Gò Vấp (GOVIMEX), và hai công ty hàng đầu của Nhật Bản: Công ty ôtô ISUZU và tập đoàn ITOCHU. Tôn chỉ của công ty là trở thành công dân tốt của đất nước Việt Nam, góp phần cùng đưa đất nước Việt Nam đi lên với những chiếc ôtô mang nhãn hiệu ISUZU bền bỉ, kinh tế, phù hợp với mọi gia đình, mọi quy định về giao thông vận tải ở Việt Nam. Công ty ôtô ISUZU Nhật Bản được thành lập năm 1937, là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xe thể thao việt dã, xe buýt, xe tải cũng như các loại máy tổng thành. Hoạt động trên phạm vi toàn cầu, ISUZU thực sự nổi tiếng trong việc thiết kế các loại xe với chất lượng siêu hạng, tính năng tuyệt vời. Dòng xe tải hạng nhẹ của ISUZU là dòng xe tải hạng nhẹ bán chạy nhất Nhật Bản trong một phần tư thế kỉ qua, sêri-N luôn đứng đầu trong các loại xe có tải trọng từ 2-3 tấn kể từ năm 1970 đến nay. Công ty đã sản xuất 77399 chiếc xe có trọng tải từ 6.1-16 tấn và là công ty sản xuất xe thuộc hạng mục này cao nhất thế giới, trong 7 năm qua ISUZU luôn đứng đầu thế giới về việc sản xuất các loại xe thuộc hạng mục này. Cùng với xe tải, sản phẩm xe du lịch, xe buýt và xe bán tải của ISUZU cũng là thế mạnh của công ty với các tính năng ưu việt là mạnh mẽ, tiện nghi và đặc biệt tiết kiệm nhiên liệu.

doc132 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3597 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khai thác động cơ ISUZU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI TP.HCM KHOA CÔ KHÍ BOÄ MOÂN CÔ KHÍ ÑOÄNG LÖÏC VOÕ QUOÁC HÖNG Ñeà taøi: KHAI THAÙC ÑOÄNG CÔ ISUZU 4JA1-L & THIEÁT LAÄP MOÂ HÌNH HEÄ THOÁNG PHUN XAÊNG ÑIEÄN TÖÛ. LUAÄN AÙN TOÁT NGHIEÄP TP.HCM 2008 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC Lời mở đầu Phần 1. KHAI THÁC ĐỘNG CƠ ISUZU 4JA1-L Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu công ty ISUZU VIỆT NAM. 1.2. Giới thiệu ôtô du lịch ISUZU HILANDER V-SPEC. 1.3. Giới thiệu động cơ ISUZU 4JA1-L Chương 2. BẢO DƯỠNG 2.1. Các cấp bảo dưỡng và những việc thực hiện. 2.2. Thao tác trong quá trình bảo dưỡng. Chương 3. CHUẨN ĐOÁN VÀ KHẮC PHỤC HƯ HỎNG 3.1. Qui trình chuẩn đoán và khắc phục hư hỏng. 3.2. Một số hư hỏng được chuẩn đoán và phương pháp khắc phục. Chương 4. ĐẠI TU ĐỘNG CƠ 4.1. Tháo rã. 4.2. Kiểm tra và sửa chữa, thay thế. 4.3. Lắp ráp. Phần 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ. 1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống phun xăng điện tử. 1.2. Phân loại hệ thống phun xăng điện tử. 1.3. Ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử. Chương 2. CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH. 2.1. Kết cấu và sơ đồ cấu trúc của mô hình. 2.2. Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mô hình. 2.3. Sơ đồ mạch điện và sơ đồ đấu dây trong mô hình. Trang 4 5 5 5 8 10 12 12 14 27 27 28 51 51 65 89 96 96 96 97 98 99 99 100 102 Chương 3. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG MÔ HÌNH. 3.1. Các phần tử ngõ vào. 3.2. Bộ xử lý trung tâm. 3.3. Các phần tử ngõ ra. 104 104 117 122 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho chúng ta trên con đường phát triển. Với vị trí là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần đi tắt, đón đầu, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, và ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp ôtô của nước ta có những bước phát triển lớn, sản lượng ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu không ngừng tăng lên, các công ty ôtô trong nước và các liên doanh với các tập đoàn ôtô nước ngoài được mở rộng về quy mô và số lượng, cùng với đó là những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ôtô cũng đã có mặt. Vì vậy việc tìm hiểu các kỹ thuật này và lập các quy trình chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng để từ đó có thể thiết kế mới hoặc cải tiến là nhiệm vụ của các kỹ sư ngành cơ khí ôtô. Với mục tiêu như vậy tôi đã chọn để thực hiện đề tài “Khai thác động cơ du lịch ISUZU và thiết kế mô hình hệ thống phun nhiên liệu điện tử” và đã được bộ môn cơ khí động lực_khoa cơ khí_trường ĐHGTVT TP.HCM duyệt và cho phép thực hiện. Bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường, thời gian thực tế ở xưởng sản xuất cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn và sự quan tâm của bộ môn cơ khí động lực tôi đã hoàn thành đề tài này. Vì kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai soát, mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy KS. Vũ Điều Đình, KS. Cao Đào Nam, các thầy trong bộ môn cơ khí động lực, các bạn lớp CO03 đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. SVTH Phần 1: KHAI THÁC ĐỘNG CƠ ISUZU 4JA1-L Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu công ty ISUZU VIỆT NAM. Công ty ôtô ISUZU VIỆT NAM được thành lập vào ngày 19 tháng 10 năm 1995, là liên doanh giữa hai công ty Việt Nam: Công ty cơ khí ôtô Sài Gòn (SAMCO), Công ty sản xuất kinh doanh nhập khẩu Gò Vấp (GOVIMEX), và hai công ty hàng đầu của Nhật Bản: Công ty ôtô ISUZU và tập đoàn ITOCHU. Tôn chỉ của công ty là trở thành công dân tốt của đất nước Việt Nam, góp phần cùng đưa đất nước Việt Nam đi lên với những chiếc ôtô mang nhãn hiệu ISUZU bền bỉ, kinh tế, phù hợp với mọi gia đình, mọi quy định về giao thông vận tải ở Việt Nam. Công ty ôtô ISUZU Nhật Bản được thành lập năm 1937, là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xe thể thao việt dã, xe buýt, xe tải cũng như các loại máy tổng thành. Hoạt động trên phạm vi toàn cầu, ISUZU thực sự nổi tiếng trong việc thiết kế các loại xe với chất lượng siêu hạng, tính năng tuyệt vời. Dòng xe tải hạng nhẹ của ISUZU là dòng xe tải hạng nhẹ bán chạy nhất Nhật Bản trong một phần tư thế kỉ qua, sêri-N luôn đứng đầu trong các loại xe có tải trọng từ 2-3 tấn kể từ năm 1970 đến nay. Công ty đã sản xuất 77399 chiếc xe có trọng tải từ 6.1-16 tấn và là công ty sản xuất xe thuộc hạng mục này cao nhất thế giới, trong 7 năm qua ISUZU luôn đứng đầu thế giới về việc sản xuất các loại xe thuộc hạng mục này. Cùng với xe tải, sản phẩm xe du lịch, xe buýt và xe bán tải của ISUZU cũng là thế mạnh của công ty với các tính năng ưu việt là mạnh mẽ, tiện nghi và đặc biệt tiết kiệm nhiên liệu. Một số thông tin về công ty ISUZU VIỆT NAM: * Giấy phép đầu tư số: 16/GPDC3 * Ngày cấp phép: 19/10/1995 * Tổng diện tích mặt bằng: 70.000m2. * Diện tích xây dựng: 28.666m2. * Các bên góp vốn: - Tập đoàn cơ khí ôtô Sài Gòn (SAMCO): 20%. - Công ty kinh doanh XNK Gò Vấp (GOVIMEX): 10%. - ISUZU MOTOR LIMITED 35%. - ITOCHU CORPORATION 35%. Sản phẩm của công ty ISUZU VIỆT NAM: * D- MAX - STREET CUSTOM AT - 2WD   - STREET CUSTOM MT - 2WD  - LS MT - 4WD  - LS AT - 2WD  - LS MT - 2WD  - S MT - 2WD  * HILANDER - V-SPEC STREET CUSTOM AT   - V-SPEC STREET CUSTOM MT  - X-TREME AT  - X-TREME MT  - V-SPEC AT   - V-SPEC MT  - V-SPEC TOURING MT  * FORWARD TRUCK - NHR55E-FL  - NKR66E  - NKR66L  - NPR66P   - NQR71R  - FTR33H  - FTR33P  1.2. Giới thiệu về xe ôtô du lịch ISUZU HILANDER V-SPEC AT.  loại  V-SPEC AT   TRUYỀN ĐỘNG  Số tự động   kiểu  4 số tự động   Tỉ sổ truyền  5.125    ĐỘNG CƠ    Loại  4JA1 TURBO Diesel    Tên động cơ  4 xi lanh phun nhiên liệu trực tiếp    Dung tích xi lanh  2.499   Đường kính hành trình pít tông  93*92    Công suất cực đại  85/3900    Mô men xoắn  18.9/2.000    CHASSIS     Hệ thống treo  Trước/ treo độc lập, đòn kép, thanh xoắn  Sau/ hệ thống nhíp lá    Hệ thông phanh  Trước/ phanh đĩa ly hợp 14 inches  Sau/ hệ thống tang trống 14 inches    Hệ thông lái  Hệ thống lái trợ lực vòng bi tuần hoàn    Lốp xe  235/70 R15    Bánh xe  Mâm đúc hợp kim nhôm    KÍCH THƯỚC TRỌNG LƯỢNG     Toàn thể (D/R/C)  4,805*1,770*1,890    Chiều dài cơ sở  2,680    Khoảng cách giữa hai bánh xe trước  1,480    khoảng cách giữa hai bánh xe sau  1,455    Khoảng sáng gầm  210   Bán kính quay vòng tối thiểu  5,9    Trọng lương bản thân  1,650    trọng lượng toàn bộ  2,210    Dung tích thùng nhiên liệu  55l    Số chỗ ngồi  08    NGOẠI THẤT     Đèn trước  Khung bề mặt phẳng và phản quang đa điểm    Đèn sương mù  Phản quang đa điểm    Hệ thống đèn kết hợp  Trước/ choá trắng, đèn vàng  Sau/ đèn xi nhan trắng, đèn phanh đỏ    Kính chiếu hậu ngoài  Mạ crôm với đèn tín hiệu    Hệ thống gạt nước  có    Cửa sau  Loại 1 tấm mở hông bên trái    Bao bánh dự phòng  Có    Bậc lên xuống  Có    Ốp hông xe  Có    Thanh ray mui xe  Có    Cánh gió sau có đèn báo phanh  Có    NỘI THẤT     Bảng táp lô  Trang bị hộp đa dụng và hộp đựng chìa khoá    Hệ thống đồng hồ  Có    Đồng hồ điện tử  Đồng hồ điện tử và đồng hồ hành trình, đèn hiển thị nhớt, ắc quy, đỗ, tín hiệu.    Ghế  Da    Vô lăng  4 nan bọc da    Ốp cửa  nhựa cứng ốp da hai màu    An Toàn     Khoá cửa bảo vệ trẻ em  Có    Kính chiếu hậu  Có    Dây an toàn  Có    Khoá vô lăng  Có    TIỆN NGHI     Điều hoà nhiệt độ  02 giàn lạnh    Hệ thông điện  Khoá điện, kính chiếu điện, khoá cửa trung tâm    Hệ thống mở cửa từ xa  Có   Hệ thông âm thanh  Hệ thống giải trí DVD với hai màn hình 5,6’’ 6 loa   1.3. Giới thiệu động cơ 4JA1-L  1.3.2. Thông số kỉ thuật Loại động cơ Item  4JA1-L   Loại động cơ Loại buồng đốt Ống lót xilanh Hệ thống dẫn động cơ cấu định thời. Số xilanh-đường kính x hành trình Số xécmăng piston Thể tích công tác Tỉ số nén Áp suất nén Khối lượng động cơ Thứ tự phun nhiên liệu Góc phun sớm Loại nhiên liệu Tốc độ cầm chừng Khe hở nhiệt xupáp +Nạp +Xả Xúpáp nạp +Mở ở (BTDC) +Đóng ở (ABDC) Xúpáp xả +Mở ở (BBDC) +Đóng ở (ATDC) Hệ thống nhiên liệu Loại bơm Loại bộ điều tốc tự động Loại vòi phun Áp lực mở vòi phun Loại lò xo đơn Loại lọc nhiên liệu chính Hệ thống bôi trơn Phưong pháp bôi trơn Loại dầu bôi trơn Loại bơm dầu Loại lọc dầu Thể tích dầu chứa được Kiểu làm mát dầu Hệ thống làm mát Loại bơm nước Kiểu điều nhiệt Loại lọc gió Loại accu điện Dung lượng bình V-A (kW) Đầu ra motor khởi động  4 kì, xupáp treo và làm mát bằng nước Phun trực tiếp Loại khô, mạ Crôm, ống thép không gỉ Dẫn động bằng bánh răng 4 – 93 x 92 2 xécmăng khí / 1 xécmăng dầu 2499 cm3 18.5 3040 kPa – 200 vg/ph. 293 kg. 1 – 3 – 4 – 2. 12o SAE No.2 diesel 750 vg/ph. 0.4 mm 0.4 mm 24.5o 55.5o 54o 26o Bơm phân phối VE BOSCH Loại cơ khí biến thiên ở mọi tốc độ Lỗ hổng với 5 khe hở 18143 kPa Lõi lọc bằng giấy và tách nước Vòng kín áp lực cưỡng bức VAVOLINE SUPER 21 Bơm bánh răng Loại lõi lọc bằng giấy 6.5l Làm mát bằng nước Bơm li tâm Van hằng nhiệt với phần tử van biến dạng Lọc bằng giấy khô 95D31R – 12V x 1 bình 12 – 50 (600kW) 12V – 2kW   Chương 2: BẢO DƯỠNG 2.1. Các cấp bảo dưỡng và những việc thực hiện: Công việc bảo dưỡng được chia làm 2 cấp, nếu bảo dưỡng cả ôtô công việc bảo dưỡng được thực hiện nhiều công đoạn, đối với động cơ trong phần bảo dưỡng thường thực hiện những việc sau: 2.1.1. Bảo dưỡng hàng ngày a. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ. b. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ. c. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui... d. Kiểm tra thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu. e. Kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc. 2.1.2. Bảo dưỡng định kì 2.1.2.1. Chu kì bảo dưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau. Tuy nhiên theo kinh nghiệm chu kì bảo dưỡng đối với ôtô con được quy định như ở dưới đây: Loại ôtô  Trạng thái kỹ thuật  Chu kỳ bảo dưỡng     quãng đường (km)  thời gian (tháng)   Ôtô con  Chạy rà  1.500  -    Sau chạy rà  10.000  6    Sau sửa chữa lớn  5.000  3   2.1.2.2. Bước thực hiện: 1 - Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 2 - Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 3 - Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh. 4 - Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 5 - Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 6 - Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 7 - Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. 8 - Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước. 9- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi. 10 - Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... 11 - Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh. 12 - Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần. 13 - Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga. 14 - Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh. 15 - Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp. 16 - Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường. 2.2. Thao tác trong quá trình bảo dưỡng 2.2.1. Nhận dạng động cơ Số seri của động cơ được dáng vào phía trước bên trái của thân động cơ. 2.2.2. Bảo dưỡng lọc khí Thủ tục làm sạch bộ phận này sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của bộ phận đó. 1- Phần tử lọc bằng giấy có tẩm dầu. Không yêu cầu bảo dưỡng đến khi khoảng thời gian thay thế được đạt tới. Đừng bao giờ cố gắng làm sạch lọc,sẽ không có vấn đề gì xảy ra do phần tử lọc bi dơ.Loại lọc này được thiết kế dể cung cấp hiệu quả lọc bình thường đến khi đến hạn thay thế. 2- Phần tử lọc bụi bẩn: Quay lọc bằng tay trong khi thổi khí nén vào bên trong lọc,điều này sẽ thổi bay được những bụi bẩn tự do. Áp suất nén không được quá 686kPa(7kg/cm2 ). 3- Phần tử lọc cacbon và bụi bẩn Chuẩn bị dung dich rửa của ISUZU được hòa tan với nước. Ngâm phần tử lọc vào dung dịch đó trong vòng 20 phút. Lấy phần tử ra khỏi dung dịch và rửa trôi bằng dòng nước chảy. Áp suất nước không quá 174kPa. Làm khô bằng quạt gió. *Chú ý: Không dùng khí nén hoặc lửa để hong khô lọc vì sẽ dễ làm hỏng lọc. 2.2.3.Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Thủ tục thay thế lọc chính (loại lọc có lõi lọc bằng giấy) Vặn lỏng đầu nối ống dầu đến ống dầu động cơ. Đợi trong vài phút sau đó siết chặt lại. Vặn lỏng lọc dầu bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ dụng cụ mở lọc. Làm sạch bề mặt định vị,điều này cho phép lọc mới được lắp vào một cách kín khít. Phủ một lớp dầu mỏng lên chữ O. Vặn lọc mới vào cho đến khi roang chu O vừa khít lại với bề mặt cố đinh. Dụng cụ tháo lọc để vặn lọc vào thêm 1 và 1/8 vòng. Đổ đầy dầu vào động cơ đến mức qui định dùng thươc thăm mức dầu.Dầu động cơ(dung tích đầy): 6,5lít. Khởi động động cơ và kiểm tra sự rò rỉ dầu từ lọc chính. 2.2.4. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Thao tác thay lọc dầu. Đặt một ít vải vụn ở dưới để thấm dầu tràn. Tháo lọc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ dụng cụ tháo lọc. Dùng vải vụn ,lau sạch bề mặt cố định phía trên để lọc mới lắp vào một cách kín khít. Phủ một lớp dàu mỏng lên gioăng chữ O. Vặn vào đến khi bề mặt cố định tiếp xúc với gioăng chữ O. Vặn lọc vào vào thêm từ 1/3 đến 2/3 vòng bằng dụng cụ tháo lọc. Tháo lỏng dầu cắm hút( trên thân bơm mồi. Hoạt động bơm mồi cho đến khi có nhiên liệu chảy ra. Vặn chặt đầu cắm hút(. Hoạt động bơm mồi vài lần trên bộ phận tách nước để hút hết không khí trong nhiên liệu. Khởi động động cơ khi kết thúc thao tác hút. Nếu động cơ vẩn không nổ trong vòng 10s thì lập lại thao tác hút. Thao tác xả nước: Đèn báo sẽ sáng khi mực nước trong bình phần nước vượt quá mức qui định.Thao tác xả nước và các vật liệu lạ sẽ được trình bày dưới đây: Hứng lọc bằng một thùng rỗng. Vặn lỏng đầu xả nước(. Hoạt động bơm mồi( vài lần để nước chảy ra. Sau khi xả hết nước,vặn chặt lại đai ốc xả. Hoạt động bơm mồi vài lần và kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu. Kiểm tra lại đèn báo mực nước,đèn phải tắt. Kiểm tra vòi phun Sử dụng dụng cụ kiểm tra vòi phun để kiểm tra áp lực mở vòi phun và điều kiện hạt phun ra.Nếu áp suất mở ở trên hoặc ở dưới giá trị qui định,vòi phun phải được thay thế hoặc điều chỉnh lại. Áp suất mở qui định: 18143kPa. Nếu điều kiện hạt phun xấu,vòi phun cũng phải thay thế hoặc sửa chữa. ( Đúng ( Không đúng(bị nghẹt) ( Không đúng(phun nhỏ giọt). Điều chỉnh vòi phun Kẹp phần tựa của vòi phun bằng êtô. Dùng dụng cụ để mở đai ốc giữ vòi phun Lấy mặt tựa vòi phun ra khỏi êtô. Tháo kim phun 4,tấm đệm 5,bệ lò xo 6, lò xo 7 và đệm điều chỉnh 8. Lắp đệm mới, lò xo,bệ lò xo, tấm đệm, kim phun và đai ốc giữ. Kẹp mặt tựa vòi phun vào êtô. Xiết chặt đai ốc giữ đến giá trị moment quy định.Lực xiết:34.3±4.9(N.m) Tháo mặt tựa vòi phun ra khỏi etô. Lắp vòi phun vào dụng cụ thử. Tăng áp suất dụng cụ kiểm tra vòi phun để kiểm tra rằng vòi phun được mở tại giá trị áp lực qui định. Nếu vòi phun vẫn không mở ra ở giá trị áp suất qui định,thêm vào hoặc bớt đi số lượng đệm điều chỉnh thích hợp để điều chỉnh nó. * Sự tham khảo: Thêm vào hoạc bớt đi 1 tấm đệm điều chỉnh sẽ làm tăng hoặc giảm áp lực mở vòi khoảng 370kPa. 5- Thủ tục lắp ráp vòi phun. Lắp kim phun 1,và thân vòi 2,bằng cách phủ 1 lớp kết hợp của crom và dầu sinh học. Lau sạch cẩn thận van kim và thân vòi phun dầu diesel sau khi lắp ghép. 6- Hút không khí: Tháo lỏng đai ốc hút van tràn của bơm cao áp. Cho hoạt động bơm mồi đến khi nhiên liệu hòa trộn với bọt chảy ra từ đai ốc hút. Vặn chắt đai ốc hút. Hoạt động bơm hút vài lần và kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu. 2.2.5. Hệ Thống Làm Mát: Mức nước làm mát Kiểm tra mực nước làm mát và làm đầy thùng chứa két nước khi cần thiết. Nếu mực nước rơi xuống múc Min,kiểm tra sự rò rỉ trong hệ thống làm mát sau đó thêm đủ nước làm mát đến mức Max. Thao tác đổ đầy mực nước lám mát. Thực hiện khi động cơ nguội. Mở nắp két nước và đổ đầy đến cổ két. Đổ nước vào thùng chứa đến mức Max Văn chặt nắp két nước và khởi động động cơ,sau khi chạy cầm chừng khoảng 3 phút,ngừng động cơ và mở lại nắp két nước,nếu mực nước thấp hơn mực nước đã đỗ đầy. Sau khi làm đầy lại,vặn chặt lại nắp két nước và làm ấm động cơ ở tốc độ khoảng 2000vg/ph.Điều khiển cho nhiệt độ động cơ ở vị trí cao nhất. Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ tiếp tục cầm chừng khoảng 5phút và dừng động cơ. Khi động cơ đã nguội lại, kiểm tra cố két nước về mực nước và làm đầy lại nếu cần. Nếu mực nước giảm xuống quá lớn, kiểm tra hệ thống làm mát và thùng chứa có bì rò rỉ không. Đổ nước vào thùng chứa đến vị trí Max. Kiểm tra hệ thống làm mát Cắm đầu dụng cụ kiểm tra vào két nước, tạo áp lực kiểm tra vào hệ thống làm mát để kiểm tra sự rò rỉ. áp suất kiểm tra không được vượt quá giá trị qui định. Áp suất qui định : 196 kPa Kiểm tra nắp két nước Nắp két nước được thiết kế để giữ được áp suất nước trong hệ thống làm mát ở 103 kPa. Kiểm tra nắp két nước bằng dụng cụ kiểm tra nắp két nước Nắp két nước phải được thay thế nếu nó không giữ được áp suất qui định trong suất quá trình kiểm tra Áp suất mở van áp suất: 88.2 – 117.6 kPa Áp suất mở van chân không: 0.98 – 3.92 kPa Kiểm tra hoạt động của van hằng nhiệt Ngâm hoàn toàn van hằng nhiệt vào trong nước Tăng nhiệt độ cho nước Khuấy nước một cách liên tục để tránh nhiệt tác động trực tiếp lên van hằng nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ bắt đầu mở van hằng nhiệt Nhiệt độ bắt đầu mở van hằng nhiệt : 82oC Kiểm tra nhiệt độ mở van hoàn toàn Nhiệt độ mở van hoàn toàn : 95oC Độ nâng van ở vị trí mở hoàn toàn : 9.5mm (nhiệt kế (thanh khoấy (miếng gỗ 7- Điều chỉnh đai truyền động Nhấn đai truyền động tại vị trí giữa với lực 98N(10kG) Độ chùng đai qui định 10mm Kiểm tra đai truyền động về sự đứt gãy và các hư hỏng khác. (Puly giảm chấn đầu trục khuỷu (Puly chung (Puly quạt làm mát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBNTHUY~1.DOC
  • rarHINH VE.rar
  • pdfTB4JE-WE-0115PH.pdf
  • pptTRINH DIEN POWERPOINT.ppt