Luận án Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm

Học chế tín chỉ đã được triển khai áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, người học được tôn trọng và được phát huy các năng lực của bản thân. Có thể nói, học chế tín chỉ đã đem lại nhiều mặt tích cực cho người học. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cũng đặt ra những yêu cầu cao cho cả người dạy và người học. Đối với người học: Họ phải hết sức tích cực, chủ động, biết cách tự học,. thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo theo tín chỉ. Chính các yêu cầu cao này đã tạo ra những áp lực, khó khăn cho sinh viên mà đòi hỏi sinh viên phải vượt qua, nhất là khi sinh viên vẫn có thói quen học thụ động ở phổ thông, quen với phương thức đào tạo theo niên chế và chưa có kĩ năng đương đầu hay giải quyết các tình huống vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Đây là nguyên nhân dẫn đến stress ở sinh viên. Có thể nói, stress là hiện tượng luôn xảy ra ở sinh viên bởi học tập về bản chất là lĩnh hội cái mới mà cái mới bao giờ cũng tiềm ẩn khả năng gây stress. Khả năng xuất hiện của stress càng cao khi hoạt động học tập theo học chế tín chỉ còn khá mới mẻ đối với sinh viên. Tuy nhiên, stress không xảy ra hoặc stress sẽ được giải tỏa khi SV có KNƯP. Do vậy, nghiên cứu về KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là vô cùng cần thiết. Tại sao? Về lí luận, KNƯP với stress trong hoạt động học tập được xem là kĩ năng sống, kĩ năng học tập quan trọng cần có ở mỗi người và ở một khía cạnh nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với stress thì stress lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính stress sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên, stress còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu stress đó quá lớn và không giải tỏa nổi. Cụ thể, stress có ảnh hưởng đến sức khỏe: khi bị stress, SV thường có biểu hiện: nhức đầu, đau cổ, đau lưng, tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác choáng váng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, rất mệt mỏi [32], [79] ; ảnh hưởng đến kết quả học tập: stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn hoạt động tâm lí: giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lỳ. Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác. Rối loạn cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn sự hiệp đồng động tác. Stress càng nặng, hiệu quả nhận diện và tư duy linh hoạt càng giảm. Khi tập trung vào các phương diện đe dọa của tình huống và tập trung vào tính cảm giác, ta sẽ giảm đi lượng chú ý sẵn có nhằm đối phó với các nhiệm vụ khác trong tầm tay [79] [29, tr37]; ảnh hưởng đến đời sống tâm lý cơ bản như nhận thức, cảm xúc và hành vi: stress làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về thần kinh, không có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú ý, đầu óc trống rỗng, là những triệu chứng thường xuất hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bị căng thẳng lúc làm việc, các thông số tâm lí như trí nhớ, tư duy và chú ý đều giảm một cách đáng kể [dẫn theo 79, tr28-31]. Ngoài ra, SV khi bị stress thường có những ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như: “Tôi không thể làm được điều này”, “Mình là kẻ kém cỏi”, “Mình luôn gặp thất bại”, và không có khả năng thoát ra khỏi những ý nghĩ tiêu cực này [90]. Khi bị stress lâu ngày, một số biểu hiện tâm lý sẽ gia tăng như sợ hãi, tình cảm bất ổn, khủng hoảng, những phản ứng sinh lí biểu hiện chứng lo âu như run sợ, đau nhức có mức độ rất trầm trọng đến nỗi bị lẫn lộn với các chứng trạng của bệnh tim đang phát tác. Họ thường đột nhiên lo buồn, cáu gắt, giận dữ, (đủ các loại cảm xúc tiêu cực) [17, tr9]. Theo nghiên cứu của Trever Butlin (2006), khi bị stress, SV có khuynh hướng thích sử dụng nhiều thức uống có cồn, luôn muốn thu mình vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi người. Nhiều SV tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất dễ có những hành vi gây gổ với bạn bè. Họ làm việc thường mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc rất thấp. Thậm chí, những người bị stress quá nặng còn có thể dẫn đến những hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Do vậy, tìm cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng. Đối với SV, nếu có KNƯP những tình huống stress sẽ có vai trò to lớn đối với hiệu quả học tập của chính họ, đồng thời góp phần từng bước giúp bản thân thích ứng với chương trình đào tạo mới (chương trình đào tạo theo tín chỉ) và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Thực tế cho thấy, nghiên cứu lí luận về KNƯP với stress nói chung và KNƯP trong học tập theo tín chỉ nói riêng là vấn đề chưa được giải quyết nên rất cần thiết tập trung nghiên cứu. Về thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của KNƯP với stress trong cuộc sống, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu để phổ biến và giảng dạy cho mọi người. Tuy nhiên, kĩ năng này chưa được chú trọng đúng mức ở các trường ĐHSP, SVSP còn tỏ ra lúng túng, yếu kém về kĩ năng giải quyết những tình huống stress trong hoạt động học tập cũng như cuộc sống của họ. Kết quả là tinh thần giảm sút, học tập không tiến bộ, thậm chí có những hành vi “bất mãn” với cuộc sống, Mặt hạn chế này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Trong đó phải kể đến SVSP thiếu cơ hội rèn kĩ năng sống, đặc biệt là KNƯP với stress. Đã có không ít đề tài, các bài báo nghiên cứu về stress và cách ứng phó với stress ở các lứa tuổi khác nhau trong đó có lứa tuổi SV. Tuy nhiên, nghiên cứu về KNƯP với stress ở SVSP còn ít và mờ nhạt. Thành thử, việc đúc rút những kinh nghiệm về rèn kĩ năng nói chung và KNƯP với stress trong hoạt động học tập nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và cũng là nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là: “Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP”.

doc178 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5248 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ---šš&››--- ĐỖ VĂN ĐOẠT KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: Tâm lí học chuyên ngành Mã số: 62.31.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN XUÂN THỨC HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đỗ Văn Đoạt MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, sơ đồ PHỤ LỤC 1PL BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐHCT Đại học Cần Thơ ĐHĐT Đại học Đồng Tháp ĐHSP TP.HCM Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên HCTC Tín chỉ KN, ƯP, KNƯP Kĩ năng, ứng phó, kĩ năng ứng phó KSP Khoa Sư phạm SV, SVSP, HSSV Sinh viên, sinh viên sư phạm, học sinh sinh viên TB Trung bình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm VTN Vị thành niên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng 62 Bảng 3.1: Tự đánh giá của SV ĐHSP về mức độ stress của bản thân 88 Bảng 3.2: So sánh mức độ stress giữa các kết quả tích luỹ tín chỉ của SV ĐHSP 90 Bảng 3.3: Tự đánh giá mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 91 Bảng 3.4: Tự đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 94 Bảng 3.5: Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ qua xử lý bài tập giả định 96 Bảng 3.6: Mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo học 97 Bảng 3.7: Mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo địa bàn 98 Bảng 3.8: So sánh mức độ thực hiện của SV ĐHSP giữa hai KN 99 Bảng 3.9: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kĩ năng trong nhóm kĩ năng nhận diện 99 Bảng 3.10: Tự đánh giá mức độ kĩ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 101 Bảng 3.11: Tự đánh giá mức độ kĩ năng phân tích các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 103 Bảng 3.12: Tự đánh giá mức độ kĩ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 105 Bảng 3.13: Mức độ kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP qua bài tập tình huống 106 Bảng 3.14: Mức độ kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo số năm SV đã học 107 Bảng 3.15: Mức độ kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo địa bàn 108 Bảng 3.16: So sánh mức độ thực hiện từng cặp kĩ năng trong nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress 109 Bảng 3.17: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress 109 Bảng 3.18: Tự đánh giá mức độ kĩ năng kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 111 Bảng 3.19: Tự đánh giá mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 113 Bảng 3.20: Tự đánh giá mức độ kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 115 Bảng 3.21: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP qua bài tập tình huống 116 Bảng 3.22: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo số năm SV đã học 117 Bảng 3.23: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo địa bàn 118 Bảng 3.24: Tương quan giữa từng nhóm kĩ năng trong kiểm định T-test 119 Bảng 3.25: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress của SV ĐHSP 121 Bảng 3.26: KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo cố vấn học tập 134 Bảng 3.27: Đặc điểm mẫu khách thể thực nghiệm 135 Bảng 3.28: Mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP nói chung trước và sau thực nghiệm 136 Bảng 3.29: Mức độ thực hiện các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm 137 Bảng 3.30: Mức độ thực hiện các KNƯP với stress của SV ĐHSP qua bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm 141 Bảng 3.31: Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm về các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 142 Bảng 3.32: Kiểm định kết quả nghiên cứu về mức độ thực hiện kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” trước và sau thực nghiệm 145 Bảng 3.33: Mức độ biểu hiện stress của SV ĐHSP trong học tập theo tín chỉ theo kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” 148 Bảng 3.34: Mức độ thực hiện các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV Th.B trước và sau thực nghiệm 150 Bảng 3.35: Mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của em Th.B qua xử lý bài tập tình huống 154 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: So sánh các cặp kĩ năng trong nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress 120 Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 124 Biểu đồ 3.3: KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo các mức độ hiểu biết của SVSP 126 Biểu đồ 3.4: Các mức độ KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo kinh nghiệm sống 128 Biểu đồ 3.5: KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo hứng thú học tập 129 Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng khí chất đến mức độ KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo ín chỉ của SV ĐHSP 130 Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của cách tổ chức đào tạo đến mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SVSP 131 Biểu đồ 3.8: Ảnh hưởng từ vai trò của GV đến kĩ năng ứng phó của SV ĐHSP đối với stress trong học tập theo tín chỉ 133 Biểu đồ 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SVSP 135 Biểu đồ 3.10: Mức độ thực hiện các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm 141 Biểu đồ 3.11: Mức độ kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm 143 Biểu đồ 3.12: Mức độ thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ qua bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm 144 Biểu đồ 3.13: Mức độ stress của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm 146 Biểu đồ 3.14: Mức độ biểu hiện của stress ở SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm 147 Sơ đồ 1.1. Mô tả tóm tắt khung lý thuyết của luận án 59 Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 122 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Học chế tín chỉ đã được triển khai áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, người học được tôn trọng và được phát huy các năng lực của bản thân. Có thể nói, học chế tín chỉ đã đem lại nhiều mặt tích cực cho người học. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cũng đặt ra những yêu cầu cao cho cả người dạy và người học. Đối với người học: Họ phải hết sức tích cực, chủ động, biết cách tự học,... thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo theo tín chỉ. Chính các yêu cầu cao này đã tạo ra những áp lực, khó khăn cho sinh viên mà đòi hỏi sinh viên phải vượt qua, nhất là khi sinh viên vẫn có thói quen học thụ động ở phổ thông, quen với phương thức đào tạo theo niên chế và chưa có kĩ năng đương đầu hay giải quyết các tình huống vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Đây là nguyên nhân dẫn đến stress ở sinh viên. Có thể nói, stress là hiện tượng luôn xảy ra ở sinh viên bởi học tập về bản chất là lĩnh hội cái mới mà cái mới bao giờ cũng tiềm ẩn khả năng gây stress. Khả năng xuất hiện của stress càng cao khi hoạt động học tập theo học chế tín chỉ còn khá mới mẻ đối với sinh viên. Tuy nhiên, stress không xảy ra hoặc stress sẽ được giải tỏa khi SV có KNƯP. Do vậy, nghiên cứu về KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là vô cùng cần thiết. Tại sao? Về lí luận, KNƯP với stress trong hoạt động học tập được xem là kĩ năng sống, kĩ năng học tập quan trọng cần có ở mỗi người và ở một khía cạnh nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với stress thì stress lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính stress sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên, stress còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu stress đó quá lớn và không giải tỏa nổi. Cụ thể, stress có ảnh hưởng đến sức khỏe: khi bị stress, SV thường có biểu hiện: nhức đầu, đau cổ, đau lưng, tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác choáng váng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, rất mệt mỏi [32], [79] ; ảnh hưởng đến kết quả học tập: stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn hoạt động tâm lí: giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lỳ. Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác. Rối loạn cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn sự hiệp đồng động tác. Stress càng nặng, hiệu quả nhận diện và tư duy linh hoạt càng giảm. Khi tập trung vào các phương diện đe dọa của tình huống và tập trung vào tính cảm giác, ta sẽ giảm đi lượng chú ý sẵn có nhằm đối phó với các nhiệm vụ khác trong tầm tay [79] [29, tr37]; ảnh hưởng đến đời sống tâm lý cơ bản như nhận thức, cảm xúc và hành vi: stress làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về thần kinh, không có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú ý, đầu óc trống rỗng,… là những triệu chứng thường xuất hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bị căng thẳng lúc làm việc, các thông số tâm lí như trí nhớ, tư duy và chú ý đều giảm một cách đáng kể [dẫn theo 79, tr28-31]. Ngoài ra, SV khi bị stress thường có những ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như: “Tôi không thể làm được điều này”, “Mình là kẻ kém cỏi”, “Mình luôn gặp thất bại”,… và không có khả năng thoát ra khỏi những ý nghĩ tiêu cực này [90]. Khi bị stress lâu ngày, một số biểu hiện tâm lý sẽ gia tăng như sợ hãi, tình cảm bất ổn, khủng hoảng,… những phản ứng sinh lí biểu hiện chứng lo âu như run sợ, đau nhức có mức độ rất trầm trọng đến nỗi bị lẫn lộn với các chứng trạng của bệnh tim đang phát tác. Họ thường đột nhiên lo buồn, cáu gắt, giận dữ,… (đủ các loại cảm xúc tiêu cực) [17, tr9]. Theo nghiên cứu của Trever Butlin (2006), khi bị stress, SV có khuynh hướng thích sử dụng nhiều thức uống có cồn, luôn muốn thu mình vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi người. Nhiều SV tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất dễ có những hành vi gây gổ với bạn bè. Họ làm việc thường mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc rất thấp. Thậm chí, những người bị stress quá nặng còn có thể dẫn đến những hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Do vậy, tìm cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng. Đối với SV, nếu có KNƯP những tình huống stress sẽ có vai trò to lớn đối với hiệu quả học tập của chính họ, đồng thời góp phần từng bước giúp bản thân thích ứng với chương trình đào tạo mới (chương trình đào tạo theo tín chỉ) và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Thực tế cho thấy, nghiên cứu lí luận về KNƯP với stress nói chung và KNƯP trong học tập theo tín chỉ nói riêng là vấn đề chưa được giải quyết nên rất cần thiết tập trung nghiên cứu. Về thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của KNƯP với stress trong cuộc sống, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu để phổ biến và giảng dạy cho mọi người. Tuy nhiên, kĩ năng này chưa được chú trọng đúng mức ở các trường ĐHSP, SVSP còn tỏ ra lúng túng, yếu kém về kĩ năng giải quyết những tình huống stress trong hoạt động học tập cũng như cuộc sống của họ. Kết quả là tinh thần giảm sút, học tập không tiến bộ, thậm chí có những hành vi “bất mãn” với cuộc sống,… Mặt hạn chế này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Trong đó phải kể đến SVSP thiếu cơ hội rèn kĩ năng sống, đặc biệt là KNƯP với stress. Đã có không ít đề tài, các bài báo nghiên cứu về stress và cách ứng phó với stress ở các lứa tuổi khác nhau trong đó có lứa tuổi SV. Tuy nhiên, nghiên cứu về KNƯP với stress ở SVSP còn ít và mờ nhạt. Thành thử, việc đúc rút những kinh nghiệm về rèn kĩ năng nói chung và KNƯP với stress trong hoạt động học tập nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và cũng là nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là: “Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát hiện, làm rõ mức độ và biểu hiện của kĩ năng ứng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Trên cơ sở đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ cho SV. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và biểu hiện kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. 3.2. Khách thể nghiên cứu SVSP ở các trường đại học thuộc tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: - Khách thể điều tra thử: 102 SVSP của ĐH Cần Thơ. - Khách thể điều tra chính thức: 503 SVSP các khối ngành tự nhiên và xã hội. Trong đó: + Điều tra bằng bảng hỏi: 300 SVSP Đại học Cần Thơ, 104 SVSP Đại học Đồng Tháp và 99 SVSP ĐHSP. TP.Hồ Chí Minh. + Phỏng vấn sâu: 20 SVSP ĐH Cần Thơ, 14 cố vấn học tập. + Quan sát: 16 lượt khách thể. - Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 16 SVSP thuộc khối ngành tự nhiên và xã hội của ĐH Cần Thơ. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4.1. Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP bao gồm: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ. Mức độ biểu hiện các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP ở mức trung bình và không đồng đều nhau, trong đó kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress được SV quan tâm, thể hiện rõ nhất và SV quan tâm, thể hiện yếu nhất ở kĩ năng nhận diện stress. 4.2. Các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ ở SV ĐHSP chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan (nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và một số yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trò của GV bộ môn, cố vấn học tập). Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau, trong đó những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là cách tổ chức đào tạo của nhà trường, cố vấn học tập và nền tảng kiến thức của SV. 4.3. Có thể nâng cao KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ cho SV ĐHSP nhằm giảm thiểu stress bằng biện pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức về KNƯP với stress và tổ chức rèn luyện hình thành KNƯP với stress theo qui trình được xác định. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Xác định cơ sở lý luận của luận án: Làm rõ các khái niệm công cụ, tiêu chí, mức độ và biểu hiện của các nhóm kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 5.2. Phân tích làm rõ thực trạng KNƯP với stress cùng các yếu tố ảnh hưởng đến KN này trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. 5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý-sư phạm nhằm nâng cao KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1. Về nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu mức độ biểu hiện của stress và kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ dưới góc độ Tâm lí học. Trong đó, tập trung khai thác mức độ biểu hiện của stress tiêu cực trong hoạt động học tập theo tín chỉ và kĩ năng ứng phó theo hướng coi KN là thao tác (mặt kĩ thuật hành động). - Nghiên cứu biểu hiện và mức độ của các nhóm kĩ năng thành phần trong KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP (Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ) và các yếu tố ảnh hưởng đến KN này. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: Chủ quan (nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trò của GV bộ môn, cố vấn học tập). 6.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu khách thể là sinh viên đại học sư phạm ở 3 trường đại học: ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp và ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài luận án được tiến hành trên cơ sở lí luận của nhiều ngành tâm lí như: Tâm lí học đại cương, Tâm lí học lứa tuổi, Tâm lí học sư phạm, Tâm lí học trị liệu. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lí học sau đây: - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Các KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP được tiến hành thông qua hoạt động học tập của họ. Nghiên cứu KNƯP phải thông qua thực tiễn hoạt động học tập của SV. Nghĩa là, đề tài được nghiên cứu thông qua quan sát, đánh giá kết quả hoạt động học tập và giải quyết các vấn đề stress trong học tập của SV ĐHSP. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Theo quan điểm của Tâm lí học, quá trình học của con người là một hệ thống cấu trúc bao gồm các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Từ những quan điểm đó, đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ được tiến hành xem xét và giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ với việc xem xét và giải quyết các thành tố khách quan và chủ quan của việc ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (được trình bày ở chương 2) - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; - Phương pháp bài tập tình huống; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp nghiên cứu điển hình; - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; - Phương pháp thực nghiệm tác động; - Phương pháp thống kê toán học. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Phân tích và hệ thống hoá các khái niệm cơ bản về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP: kĩ năng, ứng phó, kĩ năng ứng phó, stress, stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. - Chỉ ra được các nhóm kĩ năng thành phần của KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ. - Phát hiện thực trạng mức độ, biểu hiện của KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở SV ĐHSP và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này. - Đề xuất được các bi
Luận văn liên quan