Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được
xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận
cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của
NH. Điều này được các chuyên gia tiếp tục tái khẳng định tại hội thảo chuyên đề về
Quản trị rủi ro NH trong khuôn khổ Banking Vietnam 2013 (Đỗ Lê, 2013).
Ủy ban Basel về giám sát NH nhận định rằng những tổn thất đáng kể phát sinh
trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc các NH đã không duy trì được hệ
thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu để ngăn chặn hoặc phát hiện sớm những
dấu hiệu rủi ro, từ đó hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra cho NH. Theo
ủy ban Basel (1998) hệ thống KSNB hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong
quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành
mạnh.
Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm
hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được
an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền
tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật
về KSNB của báo cáo COSO 2013 (sau đây gọi tắt là báo cáo BaselCOSO2013), tác giả
thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là
Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro tín dụng (ĐGRRTD), Hoạt động
kiểm soát tín dụng (HĐKSTD), Thông tin và truyền thông, Hoạt động giám sát tín
dụng (HĐGSTD) theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo
cáo BaselCOSO2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên
cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác
giả nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen
thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo BaselCOSO2013 nhằm đa dạng các hình
thức động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát (MTKS) để gia tăng động lực làm việc (ĐLLV) của nhân viên, cán bộ tác nghiệp tín dụng, từ đó nâng cao kết
quả làm việc (KQLV) của CBTD nói riêng và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD)
của NH nói chung.
204 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
LUẬN ÁN TIẾN SỸ
(PHẢN BIỆN KÍN)
Đề tài:
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2018
i
,
TÓM TẮT
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được
xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận
cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của
NH. Điều này được các chuyên gia tiếp tục tái khẳng định tại hội thảo chuyên đề về
Quản trị rủi ro NH trong khuôn khổ Banking Vietnam 2013 (Đỗ Lê, 2013).
Ủy ban Basel về giám sát NH nhận định rằng những tổn thất đáng kể phát sinh
trong hoạt động NH chủ yếu xuất phát từ việc các NH đã không duy trì được hệ
thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu để ngăn chặn hoặc phát hiện sớm những
dấu hiệu rủi ro, từ đó hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra cho NH. Theo
ủy ban Basel (1998) hệ thống KSNB hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong
quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành
mạnh.
Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm
hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được
an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền
tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật
về KSNB của báo cáo COSO 2013 (sau đây gọi tắt là báo cáo BaselCOSO2013), tác giả
thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là
Môi trường kiểm soát (MTKS), Đánh giá rủi ro tín dụng (ĐGRRTD), Hoạt động
kiểm soát tín dụng (HĐKSTD), Thông tin và truyền thông, Hoạt động giám sát tín
dụng (HĐGSTD) theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo
cáo Basel
COSO2013
nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên
cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác
giả nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen
thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo BaselCOSO2013 nhằm đa dạng các hình
thức động viên thuộc thành phần môi trường kiểm soát (MTKS) để gia tăng động
ii
,
lực làm việc (ĐLLV) của nhân viên, cán bộ tác nghiệp tín dụng, từ đó nâng cao kết
quả làm việc (KQLV) của CBTD nói riêng và hiệu quả hoạt động TD (HQHĐTD)
của NH nói chung.
Với mục tiêu nghiên cứu là khám phá các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động
TD và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐTD, từ đó gợi ý
chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm
bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), các phương pháp nghiên cứu sau được thực
hiện:
Một là, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các phương
pháp nghiên cứu định tính bao gồm: phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô
tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và công cụ định tính là phỏng vấn sâu
các chuyên gia, cụ thể thực hiện cuộc phỏng vấn tiếp cận theo chủ đề và phỏng vấn
đồng xây dựng, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn và đối tượng được
phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau. Kết quả từ cuộc phỏng
vấn, tác giả tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện thang đo phù hợp với thực tế tại các
NH.
Hai là, phương pháp định lượng được thực hiện bởi phương pháp định lượng sơ
bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến
tính bội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy để thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự
đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất, các NHTMCPVN
nên thiết lập KSNB hoạt động TD qua thiết lập năm thành phần là MTKS,
ĐGRRTD, HĐKSTD, TTTT và HĐGSTD, trong đó thành phần MTKS được xây
dựng cụ thể qua các nhân tố: Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp
(MTKSĐĐNN), Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc (MTKSKQLV), Môi trường
kiểm soát – Động lực duy trì (MTKSĐLDT). Mỗi nhân tố này có mức độ tác động
khác nhau đến HQHĐTD
iii
,
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB
hoạt động TD tại các NHTMCPVN nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý KSNB hoạt
động TD được thiết lập sẽ có tác động tích cực nhất đến HQHĐTD. Nhà lãnh đạo
của các NHTMCPVN tùy theo ý muốn chủ quan và sự cân nhắc giữa lợi ích, chi phí
của việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại NH, sẽ linh động vận dụng nhằm hoàn
thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD được tối ưu nhất, giúp đảm bảo hợp lý
mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất theo chiến lược phát triển của mỗi
NH.
iv
,
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả đề tài có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Trương Nguyễn Tường Vy
Sinh ngày: 28 tháng 08 năm 1980 – tại Gia Lai
Quê quán: An Khê – Gia Lai
Là nghiên cứu sinh khóa XIX của trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Cam đoan đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam”
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Trần Hoàng Ngân và TS. Vũ Văn Thực
Đề tài được thực hiện tại trường đại học Ngân hàng TP.HCM
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tp.HCM, Ngày tháng năm 2018
Người cam đoan
TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY
v
,
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.,TS. Trần Hoàng Ngân và TS.
Vũ Văn Thực, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp tác giả có được những kiến
thức quý báu và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện nghiên cứu này.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Sau đại học trường
Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho tác giả thực
hiện chương trình nghiên cứu sinh.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị, em đồng nghiệp đã tham gia
góp ý kiến và hỗ trợ tác giả hoàn thành nghiên cứu.
Xin được cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ
và tạo điều kiện để tác giả có thể toàn tâm trọn vẹn với nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, Ngày tháng năm 2018
TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY
vi
,
MỤC LỤC
TÓM TẮT .............................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ iv
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 5
1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .............................................................. 7
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................................................................................................... 7
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ..................................................................................................................................... 7
2.1.1. Kiểm soát nội bộ ..................................................................................................... 7
2.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 7
2.1.1.2. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ được sử dụng phổ biến trên thế giới .................. 8
2.1.1.3. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng của ủy ban Basel .............. 13
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo COSO và Basel ............ 16
2.1.1.5. Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
...................................................................................................................................... 17
2.1.2. Hoạt động tín dụng .............................................................................................. 18
vii
,
2.1.2.1. Tín dụng .......................................................................................................... 18
2.1.2.2. Quy trình tín dụng ........................................................................................... 18
2.1.2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động tín dụng..................................................... 19
2.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ................................................................. 22
2.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 22
2.1.3.2. Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ......................... 23
2.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................ 36
2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 36
2.2.1.1. Nghiên cứu liên quan về hoạt động tín dụng .................................................. 37
2.2.1.2. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ ...................................................... 40
2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .............................................................. 44
2.2.2.1. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ....................... 44
2.2.2.2. Nghiên cứu liên quan về hoạt động tín dụng .................................................. 45
2.2.2.3. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ ...................................................... 46
2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 47
2.2.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 47
2.2.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 50
Kết luận chương 2 ............................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 54
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 54
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 54
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 55
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 56
3.3.1. Phương pháp định tính ....................................................................................... 56
3.3.1.1. Phương pháp xây dựng thang đo .................................................................... 56
3.3.1.2. Công cụ nghiên cứu định tính ......................................................................... 57
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: ............................................................... 61
3.3.2. Phương pháp định lượng .................................................................................... 61
3.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 61
3.3.2.2. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 62
Kết luận chương 3 ............................................................................................................... 66
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 67
viii
,
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1. THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ............................... 67
4.1.1. Quy trình tín dụng ............................................................................................... 67
4.1.2. Thực trạng thiết lập các nhân tố cấu thành kiểm soát hoạt động tín dụng và
hiệu quả hoạt động tín dụng ......................................................................................... 69
4.1.2.1. Thực trạng sự hiện hữu của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng ........................................................................................................................ 69
4.1.2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng .......................................................................... 89
4.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.................. 107
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 107
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 108
4.2.2.1. Độ tin cậy Cronbach Alpha .......................................................................... 109
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ......................................................................... 112
4.2.2.3. Đánh giá nhân tố mới sau phân tích nhân tố khám phá ............................... 114
4.2.2.4. Giả thuyết được xây dựng lại sau phân tích nhân tố khám phá ................... 122
4.2.2.5. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 122
4.2.2.6. Kiểm định kết quả phân tích hồi quy ............................................................ 123
4.2.2.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng đến hiệu quả hoạt động tín dụng....................................................................... 124
4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ........ 125
4.3.1. Đánh giá mức độ vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .......................................................................... 125
4.3.1.1. Môi trường kiểm soát .................................................................................... 126
4.3.1.2. Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................................... 129
4.3.1.3. Hoạt động kiểm soát tín dụng ....................................................................... 130
4.3.1.4. Thông tin và truyền thông ............................................................................. 131
4.3.1.5. Hoạt động giám sát tín dụng ......................................................................... 132
4.3.2. Đánh giá thực trạng thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ................................................................. 132
ix
,
4.3.2.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 132
4.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc thiết lập kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 135
Kết luận chương 4 ............................................................................................................. 140
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... Error! Bookmark not defined.
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 141
5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ............................................................................... 141
5.2.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng141
5.2.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam...................................... 142
5.2.2.1. Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc ..................................................... 142
5.2.2.2. Thông tin và truyền thông ............................................................................. 143
5.2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................................... 144
5.2.2.4. Môi trường kiểm soát- Đạo đức nghề nghiệp ............................................... 145
5.2.2.5. Hoạt động kiểm soát tín dụng ....................................................................... 145
5.2.2.6. Hoạt động giám sát tín dụng ......................................................................... 147
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 150
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 151
CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................................... i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... ii
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ xvi
PHỤ LỤC 2 ................................................