Sau ba mươi năm đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế theo mô hình kinh tế
thị trường định hướng XHCN, với phương châm công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, tạo nên hình ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi
mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đóng góp vào thành công chung đó, có một
phần không nhỏ từ công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nước thực hiện. Các
sắc thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nói riêng đã trở thành nguồn
thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo cơ
sở pháp lý để thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong tiến
trình cải cách hệ thống thuế, chính sách thuế TNCN đã ngày càng được cải tiến
theo hướng bao quát đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, động viên hợp lý thu
nhập của dân cư, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu ngân
sách nhà nước (NSNN) và góp phần kiểm soát thu nhập (KSTN) dân cư. Vai trò đó
càng được thể hiện rõ nét trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế - xã hội phát triển,
đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, phát sinh các dạng thu nhập từ
nhiều nguồn ngày càng phong phú và đa dạng.
Luật Thuế TNCN được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007,
chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012.
Quá trình này không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật thuế mà
còn thể hiện bước đổi mới quan trọng trong tư duy lập pháp ở Việt Nam theo
hướng ngày càng tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế. Việc triển khai Luật thuế
TNCN vào thực tiễn cuộc sống đã bước đầu góp phần kiểm soát được các nguồn
thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ
hữu hiệu để kiểm tra, kiểm soát thu nhập của dân cư. Thực tế áp dụng Luật Thuế
TNCN tại Việt Nam trong 6 năm qua cho thấy, để các quy định của pháp luật thuế
TNCN thực sự đi vào cuộc sống thì trước hết các quy định của luật phải bắt nguồn
từ chính đời sống xã hội, phải có “hơi thở cuộc sống”.
177 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án“Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế
trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu, dẫn chứng được sử dụng
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng và được ghi
rõ trong danh mục các tài liệu tham khảo. Những kết luận khoa học của luận án
là mới và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học
của tác giả nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Hải Ninh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp
và các cơ quan liên quan. Bản luận án này sẽ không hoàn thành được nếu không
có sự giúp đỡ quý báu của mọi người.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Văn Tuyến; PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân – người hướng dẫn khoa học,
những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án; giúp tôi có thêm nghị lực để
hoàn thành bản luận án đúng tiến độ. Những người thầy đã đem đến cho tôi
những tri thức khoa học, lăng kính thực tiễn; luôn đồng hành và đóng góp những
ý kiến quý báu cho tôi trong việc định hướng nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi rất trân trọng và gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các nhà khoa
học thuộc các Hội đồng Khoa học các cấp gồm: PGS.TS. Trần Đình Hảo;
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ; PGS.TS Nguyễn Thị
Thương Huyền; PGS.TS Lê Thị Thu Thủy; TS. Võ Đình Toàn; TS. Nguyễn Minh
Hằng; TS. Nguyễn Thị Lan Hương cùng những nhà khoa học đầu ngành đã
tham gia các hội đồng thẩm định, thẩm định độc lập luận án và đóng góp những
ý kiến quý báu trong quá trình NCS hoàn thiện luận án:
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Khoa Đào tạo Sau Đại học; Khoa
Pháp Luật Kinh tế, Bộ môn Luật Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Luật Hà
Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học, Bộ môn Pháp luật & CSYT cùng tập thể các Thầy giáo, cô giáo tại đơn
vị NCS công tác cùng những bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ,
động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những người
thân trong gia đình, với công ơn sinh thành của cha,mẹ và công lao vô cùng to
lớn của vợ cùng các con đã luôn chia sẻ, động viên kịp thời và giúp đỡ tôi về mọi
mặt, là nguồn động lực to lớn khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành bản luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
NCS.Nguyễn Hải Ninh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. BĐS Bất động sản
2. CNTT Công nghệ thông tin
3. CSDL Cơ sở dữ liệu
4. DN Doanh nghiệp
5. DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
6. GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7. GTGC Giảm trừ gia cảnh
8. HKD Hộ kinh doanh
9. HLV Huấn luyện viên
10. IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
11. IRS Cục thu Thuế nội địa Liên Bang Hoa Kỳ
12. KSTN Kiểm soát thu nhập
13. KSTNCN Kiểm soát thu nhập cá nhân
14. KT-XH Kinh tế - xã hội
15. MST Mã số thuế
16. MSTCN Mã số thuế cá nhân
17. NCS Nghiên cứu sinh
18. NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
19. NHTM Ngân hàng thƣơng mại
20. NNT Ngƣời nộp thuế
21. NPT Ngƣời phụ thuộc
22. NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
23. OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
24. POS (Point of Sale) Máy chấp nhận thanh toán qua thẻ
25. QPPL Quy phạm pháp luật
26. TMS Hệ thống quản lý thuế tập trung
27. TNCN Thu nhập cá nhân
28. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
29. TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
30. WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án ........................ 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án ....................... 13
1.2. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài
luận án ....................................................................................................................... 25
1.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 25
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 26
1.2.3. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 26
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA
NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .......................... 28
2.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ..... 28
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân .................... 28
2.1.2. Những điều kiện để thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân ............................ 36
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế
trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân .......................................... 37
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu
nhập cá nhân và thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ..................................... 44
2.2.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu
nhập cá nhân .............................................................................................................. 44
2.2.2. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ............. 46
2.2.3. Một số mô hình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kiểm soát thu
nhập cá nhân trên thế giới và bài học cho Việt Nam ................................................ 53
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 72
3.1. Cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 72
3.1.1. Các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân ..................................... 72
3.1.2. Các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân .................................... 74
3.1.3. Các quy định về phƣơng thức kiểm soát thu nhập cá nhân ............................ 75
3.2. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 77
3.2.1. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua
việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân .............................. 77
3.2.2. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua
việc thực hiện quy định về khấu trừ tại nguồn chi trả thu nhập ................................ 78
3.2.3. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế
và xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế tập trung, thống nhất.............................. 80
3.2.4. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua quy định hạn mức
sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt ............................................... 85
3.2.5. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua việc thực hiện quy
định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập đối với những ngƣời nộp thuế là ngƣời
có chức vụ quyền hạn ................................................................................................ 91
3.2.6. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua công cụ pháp luật
thuế tài sản ................................................................................................................. 92
3.3. Những hạn chế, bất cập trong kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 94
3.3.2. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua cơ chế
tự khai, tự nộp và khấu trừ tại nguồn ...................................................................... 105
3.3.3. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua hạn
mức sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt ..................................... 107
3.3.6. Những hạn chế, bất cập trong quy định về kiểm soát thu nhập cá nhân từ tiền
lƣơng tiền công ........................................................................................................ 119
3.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân
về việc kiểm soát thu nhập chịu thuế ...................................................................... 126
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 130
Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT THU NHẬP
CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ..................... 132
4.1. Mục tiêu và yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình
thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam .......................................... 132
4.1.1. Mục tiêu kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam ................................................................................................. 132
4.1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực
hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam .................................................. 133
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện
pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam .......................................................... 136
4.2.1. Các giải pháp về phƣơng diện chính sách, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và
kiểm soát thu nhập cá nhân ..................................................................................... 136
4.2.2. Các giải pháp về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam .................................................................................. 151
Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 155
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau ba mƣơi năm đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế theo mô hình kinh tế
thị trƣờng định hƣớng XHCN, với phƣơng châm công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nƣớc cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp, Việt Nam đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn, tạo nên hình ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi
mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đóng góp vào thành công chung đó, có một
phần không nhỏ từ công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nƣớc thực hiện. Các
sắc thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nói riêng đã trở thành nguồn
thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo cơ
sở pháp lý để thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Trong tiến
trình cải cách hệ thống thuế, chính sách thuế TNCN đã ngày càng đƣợc cải tiến
theo hƣớng bao quát đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, động viên hợp lý thu
nhập của dân cƣ, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu ngân
sách nhà nƣớc (NSNN) và góp phần kiểm soát thu nhập (KSTN) dân cƣ. Vai trò đó
càng đƣợc thể hiện rõ nét trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế - xã hội phát triển,
đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, phát sinh các dạng thu nhập từ
nhiều nguồn ngày càng phong phú và đa dạng.
Luật Thuế TNCN đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007,
chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009, đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012.
Quá trình này không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật thuế mà
còn thể hiện bƣớc đổi mới quan trọng trong tƣ duy lập pháp ở Việt Nam theo
hƣớng ngày càng tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế. Việc triển khai Luật thuế
TNCN vào thực tiễn cuộc sống đã bƣớc đầu góp phần kiểm soát đƣợc các nguồn
thu nhập của ngƣời dân, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ
hữu hiệu để kiểm tra, kiểm soát thu nhập của dân cƣ. Thực tế áp dụng Luật Thuế
TNCN tại Việt Nam trong 6 năm qua cho thấy, để các quy định của pháp luật thuế
TNCN thực sự đi vào cuộc sống thì trƣớc hết các quy định của luật phải bắt nguồn
từ chính đời sống xã hội, phải có “hơi thở cuộc sống”. Trải qua hơn 6 năm thực
hiện, Luật thuế TNCN đã thu đƣợc những thành tựu và kết quả đáng khích lệ.
Trong công tác quản lý thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thông tin ngƣời nộp thuế đã
đƣợc xây dựng. Số lƣợng ngƣời nộp thuế đƣợc cấp mã số thuế cá nhân cùng với số
2
tiền thuế TNCN thu đƣợc qua mỗi năm đều tăng cao [62], [95]. Về cơ bản, các
khoản thu nhập từ tiền công tiền lƣơng đã đƣợc kiểm soát Tuy nhiên, hệ thống
thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh thuế dựa trên thu nhập qua
bảng lƣơng của ngƣời lao động, trong khi thuế đánh trên vốn lại rất thấp [35].
Thực tế cho thấy, còn nhiều khoản thu nhập không phải là tiền lƣơng của
tầng lớp ngƣời giàu chƣa đƣợc kiểm soát hiệu quả để đánh thuế thu nhập cá nhân.
Điều này thể hiện rõ thông qua bản danh sách những ngƣời giàu nhất trên sàn
chứng khoán đƣợc công bố thƣờng niên ở Việt Nam lại không tƣơng thích với bản
danh sách do cơ quan quản lý thuế công bố về những ngƣời có đóng góp thuế
TNCN nhiều nhất [146]. Trên thực tế, tỷ lệ thất thoát NSNN do chƣa thể kiểm soát
đƣợc nguồn thu của cá nhân ngƣời nộp thuế TNCN vẫn còn không nhỏ. Dƣờng nhƣ
hiện nay các cơ quan chức năng ở Việt Nam mới chỉ có thể kiểm soát thu nhập
(KSTN) của những ngƣời làm công ăn lƣơng có thu nhập rõ ràng, ổn định thông
qua cơ quan chi trả thu nhập, còn một số lƣợng không nhỏ những cá nhân kinh
doanh ẩn thuế, tránh thuế do pháp luật thuế TNCN hiện tại mới chỉ có thể kiểm soát
đƣợc các khoản thu nhập trên bảng lƣơng (thu nhập danh nghĩa) mà chƣa thể kiểm
soát đƣợc tổng nguồn thu (thu nhập thực tế) của NNT. Thực tế này cho thấy hiện
đang tồn tại một khoảng trống lớn trong các quy định pháp luật về kiểm soát thu
nhập cá nhân (KSTNCN). Dù còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh việc thực
thi đạo luật này nhƣng có lẽ việc KSTN của cá nhân ngƣời nộp thuế nhƣ thế nào để
khắc phục tình trạng trốn, lậu thuế, thông qua đó nhằm thu đúng, thu đủ số thuế
TNCN và đảm bảo công bằng giữa những ngƣời nộp thuế vẫn là vấn đề nổi cộm
nhất, cần đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo.
Một cách tổng quát, có thể khẳng định rằng “chìa khóa” quyết định thành
công trong thực thi pháp luật thuế TNCN ở mọi quốc gia trên thế giới chính là vấn
đề KSTN của cá nhân. Ở các nƣớc phát triển, do hầu hết các giao dịch dân sự, kinh
tế phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội đều thực hiện thanh toán qua tài khoản
ngân hàng, hạn chế tối đa việc dùng tiền mặt nên vấn đề KSTN của cá nhân khá
thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với một quốc gia mà ở đó tình trạng thanh
toán bằng tiền mặt trong các giao dịch dân sự, kinh tế vẫn còn phổ biến nhƣ Việt
Nam thì vấn đề KSTNCN sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Đây chính là một
trong những “rào cản” lớn đối với quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt
Nam trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
3
Những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải có những
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN, dƣới cả hai
giác độ lý luận và thực tiễn pháp lý. Xuất phát từ nhận thức nhƣ vậy, nghiên cứu
sinh cho rằng việc lựa chọn vấn đề “Kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế
trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” làm
đề tài luận án tiến sĩ là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ
thống về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề pháp luật về KSTN của ngƣời nộp
thuế TNCN ở Việt Nam. Đƣa ra đƣợc những luận giải khoa học để xác định hƣớng
tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về KSTNCN trong các hƣớng tiếp cận khác
nhau hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN của ngƣời nộp
thuế TNCN để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoàn thiện pháp luật về KSTN
của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về kiểm soát thu nhập
của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam;
- Đánh giá tính hiệu quả của các quy định hiện hành về kiểm soát thu nhập
cá nhân trong thực tiễn thi hành pháp luật thuế TNCN thông qua việc phân tích
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNCN thời gian qua, trên
cơ sở so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm KSTN của ngƣời nộp thuế theo pháp luật
một số nƣớc và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết và hữu ích cho Việt
Nam trong điều kiện hiện tại;
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập
của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam trên cả hai phƣơng diện: hoàn thiện cơ sở
pháp lý và tổ chức thực hiện pháp luật vì mục tiêu phòng, chống hiện tƣợng thất
thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế TNCN, từ đó đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm
bảo sự công bằng giữa những ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu
các quan điểm lý luận về KSTN của ngƣời nộp thuế trong pháp luật thuế TNCN và
các quy định pháp luật có liên quan; các quy định pháp luật về KSTNCN của Việt
Nam và của một số quốc gia phát triển; thực tiễn pháp luật về KSTN của ngƣời nộp
thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung nghiên cứu của đề tài luận án: Vấn đề kiểm soát thu nhập cá
nhân là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau nhƣ : kinh tế
học, tài chính học và luật học. Trong lĩnh vực luật học, vấn đề KSTNCN cũng là
đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành luật khác nhau nhƣ luật kinh tế; luật hành
chính công, công pháp quốc tế nghiên cứu về KSTN của ngƣời có chức vụ quyền
hạn gắn với mục tiêu phòng chống tham nhũng. Tiếp cận dƣới góc độ chuyên
ngành luật kinh tế, phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung vào các vấn đề chủ
yếu nhƣ: lý luận và thực tiễn về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN; lý luận về điều
chỉnh bằng ph