Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, góp phần phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và kinh tế - xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, thay đổi diện mạo
của nhiều địa phương trong cả nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư XDCB góp
phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng nằm, tăng trưởng tiềm lực nền kinh tế,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, đầu tư XDCB còn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới:
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong từng ngành cũng tiếp
tục có sự dịch chuyển về cơ cấu. Nhiều dự án, công trình hoàn thành đi vào sử dụng
đã tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, không những ở Việt Nam nói riêng mà trên thế
giới nói chung, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực XDCB, đặc biệt là các dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông đường bộ (CTGTĐB), chiếm một tỷ trọng lớn trong
GDP và ngân sách Nhà nước (NSNN). Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ từ nguồn NSNN ngày càng gia tăng và đã đưa lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội thiết thực. Hàng năm, nguồn vốn đầu tư Nhà nước ngày càng tăng cao,
mức chi cho các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB chiếm tỷ trọng lớn trong mức chi
toàn xã hội.
232 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
CAO HỒNG LOAN
KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TẠI VIỆT NAM
DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
CAO HỒNG LOAN
KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TẠI VIỆT NAM
DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 934 03 01
Luận án tiến sĩ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Phú Giang
Hà Nội, Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả
Cao Hồng Loan
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng
Quản lý Sau Đại học, Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Thương mại đã
giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hiện luận
án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS. Nguyễn Phú Giang đã
tận tình giúp đỡ, có những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thành viên của Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam, các chuyên gia tại các trường Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ
trong việc cho ý kiến đóng góp trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn phục vụ
thực hiện luận án.
Sau cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Cao Hồng Loan
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 3
1.2.1 Nội dung và phương pháp kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản .................... 3
1.2.2. Quy trình kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản ................................................ 8
1.2.3. Chất lượng kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản ........................................... 13
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 15
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 15
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 16
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 16
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 16
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 16
1.7. Trình tự thực hiện nghiên cứu của luận án .................................................. 17
1.8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
1.8.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 18
1.8.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 18
1.9. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 19
1.9.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................... 19
1.9.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng ................................................................... 21
1.10. Kết cấu đề tài ................................................................................................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ............. 24
2.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................................... 24
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............... 24
iv
2.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản .............................................. 27
2.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản .................................................... 28
2.1.4. Mục đích của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 30
2.1.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................... 31
2.1.6. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của dự án ................ 31
2.2. Phương pháp, thủ tục kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............... 32
2.3 Các tiêu chí kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 34
2.4. Quy trình kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà
nước ............................................................................................................. 36
2.4.1. Chuẩn bị kiểm toán ....................................................................................... 37
2.4.2. Thực hiện kiểm toán ..................................................................................... 44
2.4.3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán ....................................................................... 58
2.4.4. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ................ 61
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................. 63
2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............ 63
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 66
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ của Kiểm toán Nhà nước ................................................... 67
2.6.1. Cơ sở lý thuyết của các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán dự án đầu tư xây
dựng công trình giao thông đường bộ ................................................................... 67
2.6.2. Đặc điểm của công trình giao thông đường bộ ảnh hưởng đến kiểm
toán. ............................................................................................................. 70
2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình
giao thông đường bộ của Kiểm toán Nhà nước .................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM DO KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ....................................................................... 82
3.1. Giới thiệu về Kiểm toán Nhà nước và các dự án đầu tư xây dựng công
trình giao thông đường bộ ..................................................................................... 82
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước ................... 82
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước .................................................... 83
v
3.1.3. Vị trí và chức năng của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán các dự án
đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ ................................................. 84
3.1.4. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ bằng
nguồn vốn ngân sách ở Việt Nam .......................................................................... 85
3.2. Tổng quan công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại
Việt Nam giai đoạn 2015-2020 .............................................................................. 93
3.2.1. Đặc điểm tình hình đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ giai
đoạn 2015-2020 ....................................................................................................... 93
3.2.2. Một số kết quả kiểm toán dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ
giai đoạn 2015-2020 ................................................................................................ 94
3.3. Thực trạng kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
đường bộ tại Việt Nam do Kiểm toán Nhà nước thực hiện ............................... 97
3.3.1. Phương pháp, thủ tục kiểm toán .................................................................. 97
3.3.2. Tiêu chí kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB .......................... 99
3.3.3. Qui trình kiểm toán ..................................................................................... 100
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB
từ nguồn ngân sách Nhà nước ............................................................................ 120
3.4.1. Thống kê mô tả kết quả mẫu nghiên cứu .................................................. 120
3.4.2. Mô hình hồi quy .......................................................................................... 121
3.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 122
3.4.4. Kết quả đánh giá chất lượng thang đo ....................................................... 127
3.4.5. Kết quả phân tích yếu tố khám phá ............................................................ 129
3.4.6. Phân tích hồi quy ........................................................................................ 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 134
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ........................................... 136
4.1. Quan điểm định hướng của Kiểm toán Nhà nước đối với kiểm toán dự án
đầu tư xây dựng cơ bản ....................................................................................... 136
4.2. Đánh giá thực trạng kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ từ nguồn ngân sách Nhà nước ................................................ 137
4.2.1. Đánh giá thực trạng kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ từ nguồn ngân sách Nhà nước ................................................. 137
vi
4.2.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán các dự
án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do Kiểm toán Nhà nước
thực hiện ................................................................................................................ 145
4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán và nâng cao chất lượng
kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Việt
Nam do Kiểm toán Nhà nước thực hiện ............................................................ 148
4.3.1. Khảo sát, thu thập thông tin về dự án ........................................................ 148
4.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ................................................................... 149
4.3.3. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán ......................................................... 165
4.3.4. Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán .................................................... 166
4.4. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu ............................................................ 170
4.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước .................................................................. 171
4.4.2. Khuyến nghị đối với KTNN ........................................................................ 171
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 173
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCKT
CNTT
CTGTĐB
KHKT
KSNB
KTNN
KTV
NSNN
XDCB
Viết đầy đủ
Báo cáo kiểm toán
Công nghệ thông tin
Công trình giao thông đường bộ
Kế hoạch kiểm toán
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán viên
Ngân sách Nhà nước
Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 : Kết quả bố trí vốn bảo trì giữa các vùng giai đoạn 2015-2020 .............. 94
Bảng 3.2. Mô tả mẫu quan sát ............................................................................... 121
Bảng 3. 3: Mã hoá các thuộc tính trong từng yếu tố .............................................. 124
Bảng 3. 4: Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 127
Bảng 3. 5: Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB ................................................... 127
Bảng 3. 6: Ma trận xoay các yếu tố ....................................................................... 130
Bảng 3. 7: Tóm tắt mô hình ................................................................................... 132
Bảng 3. 8: Phân tích ANOVA mô hình ................................................................ 132
Bảng 3. 9: Hồi quy mô hình ................................................................................... 133
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện nghiên cứu ................................................................ 17
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán dự án đầu tư XDCB ............................................... 36
Sơ đồ 3. 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước ................................ 84
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, góp phần phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và kinh tế - xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, thay đổi diện mạo
của nhiều địa phương trong cả nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư XDCB góp
phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng nằm, tăng trưởng tiềm lực nền kinh tế,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, đầu tư XDCB còn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới:
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong từng ngành cũng tiếp
tục có sự dịch chuyển về cơ cấu. Nhiều dự án, công trình hoàn thành đi vào sử dụng
đã tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, không những ở Việt Nam nói riêng mà trên thế
giới nói chung, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực XDCB, đặc biệt là các dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông đường bộ (CTGTĐB), chiếm một tỷ trọng lớn trong
GDP và ngân sách Nhà nước (NSNN). Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ từ nguồn NSNN ngày càng gia tăng và đã đưa lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội thiết thực. Hàng năm, nguồn vốn đầu tư Nhà nước ngày càng tăng cao,
mức chi cho các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB chiếm tỷ trọng lớn trong mức chi
toàn xã hội.
Thời gian qua, hoạt động đầu tư các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB có nhiều
chuyển biến tích cực, đã tạo được một hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, khá hiện
đại, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc
phòng. Đầu tư các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB của Nhà nước đã tạo ra nhiều
đường giao thông huyết mạch, quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết
thực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư các dự án đầu tư xây
dựng CTGTĐB vẫn còn xảy ra nhiều bất cập, hạn chế. Đáng kể nhất là tình trạng
đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư tăng cao, đã trở
thành vấn đề bức xúc hiện nay. Các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến trong các
2
dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công
trình, gây thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã
hội.
Với vai trò là cơ quan Hiến định trong Hiến pháp 2013, chịu trách nhiệm
“thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”, một trong
những nhiệm vụ Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là kiểm toán các dự án đầu tư xây
dựng CTGTĐB từ nguồn NSNN và các nguồn vốn khác của NSNN nhằm góp phần
tăng cường tính minh bạch, chống thất thoát và nâng cao trách nhiệm trong việc
thực hiện các dự án đầu tư đối với các cơ quan nhà nước, tăng niềm tin của nhân
dân. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó, những năm qua KTNN đã tập trung kiểm
toán để chỉ rõ bất cập, hạn chế trong chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính
sách trong quản lý đầu tư các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB đối với từng giai
đoạn của quá trình đầu tư; làm rõ những sai phạm, khuyết điểm và trách nhiệm của
các cơ quan có liên quan; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá tính kinh tế và hiệu
quả đầu tư của các dự án. Từ đó kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ nhiều giải pháp
hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bịt lỗ hổng trong quản lý các dự án đầu tư xây
dựng CTGTĐB.
Với vị trí và vai trò của mình, KTNN đã có những đóng góp tích cực trong
việc kiểm tra, kiểm soát đối với lĩnh vực đầu tư các dự án đầu tư xây dựng
CTGTĐB. Để kiểm toán đi vào quy chuẩn, KTNN đã ban hành "Quy trình kiểm
toán chung" và các quy trình kiểm toán chuyên ngành khác, trong đó có "Quy trình
kiểm toán dự án đầu tư" khiến cho công việc của các kiểm toán viên khoa học và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước sự phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình
nói chung và các dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB nói riêng, tình trạng thất thoát,
lãng phí diễn biến theo chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, kiểm toán trong
lĩnh vực này đã xuất hiện những tồn tại và bất cập, hàm chứa nhiều rủi ro. Tồn tại
xuất hiện trong cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán. Cụ thể: Trong giai đoạn
kiểm toán, tồn tại chứa đựng ở thời gian, biểu mẫu và tiêu chí thu thập thông tin;
Trong giai đoạn thực hiện là phạm vi chưa được cụ thể hoá, chưa có quy định kiểm
toán cho các hình thức hợp đồng đặc thù, các vấn đề về nhân sự, mới chỉ tập trung
kiểm toán tuân thủ, ; Trong giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm toán: một số báo
cáo chưa phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán, thời gian phát hành báo cáo kiểm toán
3
còn chậm, ; Trong giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán: chưa kiểm
tra chấn chỉnh công tác quản lý, chứng từ thực hiện kiến nghị kiểm toán thiếu chặt
chẽ, . Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu cùng với các
nghị định, thông tư hướng dẫn thay đổi thường xuyên nên quy trình kiểm toán trong
lĩnh vực này cũng cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Xuất phát