Luật Thanh niên năm 2020 đã khẳng định: Thanh niên là tương lai của
đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò
của thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội. Thanh niên
Việt Nam nói chung, ĐNTT trẻ Việt Nam nói riêng là lực lượng xung kích cách
mạng, lực lượng trọng yếu trên nhiều lĩnh vực. ĐNTT trẻ Việt Nam là bộ phận
của thanh niên Việt Nam, là tinh hoa của dân tộc, là lực lượng đang độ tuổi
sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ. Bởi vậy, cần chú trọng bồi dưỡng
và phát triển ĐNTT trẻ, họ chính là nhân tố quan trọng góp phần quyết định
tương lai, vận mệnh dân tộc.
Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của ĐNTT, trong đó có
ĐNTT trẻ. Đại hội VI của Đảng thể hiện vấn đề dân chủ đối với trí thức: “Đối
với trí thức, điều quan trọng nhất là đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện
cho các khả năng sáng tạo được sử dụng đúng và phát triển” [42]. Những chủ
trương, chính sách của Đảng đã giúp ĐNTT trẻ phát huy năng lực, sáng tạo, thể
hiện tốt vai trò và khả năng sáng tạo góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng, trình độ quản lý Nhà nước.
Đại hội IX của Đảng đã đề cập đến chính sách khuyến khích trí thức tài
năng: “Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có chính sách đãi ngộ
đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc” [43]. Với
những chính sách, đường lối đó đã giúp ĐNTT trẻ khai thác giá trị kinh tế từ
các sản phẩm sáng tạo của họ để bù đắp lại công lao sáng tạo. Chính sách đãi
ngộ riêng cho ĐNTT cho thấy quản lý và sử dụng trí thức đã được chú trọng.
231 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiến tạo môi trường phát huy vai trò đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG HẢI
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT HUY VAI TRÒ
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN CÔNG VỤ
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG HẢI
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT HUY VAI TRÒ
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN CÔNG VỤ
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIỄN SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Lưu Kiếm Thanh
2. TS. Nguyễn Thị Hường
HÀ NỘI, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lưu Kiếm Thanh và TS Nguyễn
Thị Hường. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả
Nguyễn Hồng Hải
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý công
do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Nhân dịp này, tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và các
thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho Tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các cá nhân, tổ chức đã nhiệt tình giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Kiếm Thanh và TS
Nguyễn Thị Hường đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng hỗ trợ trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án này.
Dù đã cố gắng nhưng Luận án còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận
được ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô và ý kiến đóng góp chân tình của các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Hồng Hải
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG Chính trị quốc gia
ĐNTT Đội ngũ trí thức
ĐHQG Đại học quốc gia
HĐND Hội đồng nhân dân
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
KTTT Kinh tế tri thức
NXB Nhà xuất bản
QLNN Quản lý Nhà nước
CNXH Chủ nghĩa xã hội
KT-XH Kinh tế - xã hội
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN TẠO MÔI
TRƯỜNG PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN
CÔNG VỤ VIỆT NAM .................................................................................. 15
1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức .................................... 15
1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức trẻ............................... 22
1.3. Các công trình nghiên cứu về ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ......... 31
1.4. Những vấn đề luận án cần nghiên cứu, giải quyết ................................... 37
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 39
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT HUY
VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN CÔNG VỤ ............... 41
2.1. Đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ ..................................................... 41
2.1.1. Nền công vụ .......................................................................................... 41
2.1.2. Đội ngũ trí thức trẻ ................................................................................ 42
2.1.3. Đặc điểm của đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ............................ 46
2.1.4. Vai trò của đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ ................................ 50
2.2. Kiến tạo môi trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt
Nam ................................................................................................................. 52
2.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 52
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường công vụ phát huy vai
trò ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ..................................................... 56
2.2.3. Nội dung kiến tạo môi trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền công
vụ ..................................................................................................................... 59
2.3. Kinh nghiệm kiến tạo môi trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền
công vụ của một số quốc gia ........................................................................... 62
2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................... 63
2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 67
2.3.3. Kinh nghiệm của Singapore .................................................................. 71
2.3.4. Kinh nghiệm của Mỹ ............................................................................. 74
2.3.5. Kinh nghiệm của nước Cộng hòa Pháp ................................................. 77
2.3.6. Kinh nghiệm của nước Cộng hòa Liên bang Đức ................................ 79
2.4. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia
về kiến tạo môi trường thu hút, sử dụng ĐNTT trẻ và những bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam ................................................................................ 81
2.4.1. Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm một số quốc gia về kiến tạo môi
trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ ................................................................... 81
2.4.2. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong kiến tạo môi trường
phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền công vụ ................................................ 85
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 93
Chương 3. THỰC TRẠNG KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT HUY VAI
TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN CÔNG VỤ VIỆT NAM .. 95
3.1. Tình hình đội ngũ trí thức trẻ ................................................................... 95
3.2. Vai trò và yếu tố tác động đến kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ. 97
3.2.1. Vai trò của kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ
Việt Nam ......................................................................................................... 97
3.2.2. Những yếu tố tác động đến kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong
nền công vụ Việt Nam ..................................................................................... 98
3.3. Thực trạng các nội dung về kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong
nền công vụ Việt Nam ................................................................................... 102
3.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất, làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ......................................... 102
3.3.2. Thực hiện chế độ, chính sách để kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ
trong nền công vụ Việt Nam ......................................................................... 104
3.3.3. Tổ chức phân công, bố trí công việc để kiến tạo môi trường phát huy
ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ........................................................ 125
3.3.4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNTT trẻ nhằm nâng cao năng lực, phẩm
chất để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong nền công vụ Việt Nam ................. 132
3.3.5. Môi trường văn hóa ứng xử, giao tiếp để kiến tạo môi trường phát huy
ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ........................................................ 140
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 144
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG
PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRẺ TRONG NỀN CÔNG VỤ
VIỆT NAM ................................................................................................... 146
4.1. Phương hướng kiến tạo môi trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền
công vụ Việt Nam ......................................................................................... 146
4.1.1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ................................. 146
4.1.2. Gắn với chiến lược công tác cán bộ của Đảng .................................... 150
4.1.3. Định hướng hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao nhằm
đáp ứng yêu cầu xây dựng nền công vụ minh bạch, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả ................................................................................................................. 152
4.1.4. Góp phần xây dựng và hoàn thiện môi trường công vụ thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ................................................................. 155
4.2. Giải pháp kiến tạo môi trường phát huy vai trò ĐNTT trẻ trong nền công
vụ Việt Nam .................................................................................................. 158
4.2.1. Nâng cao nhận thức, quan điểm, trách nhiệm của chủ thể trong kiến tạo
môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ ....................................... 158
4.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút, tạo môi trường
phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ .......................................................... 161
4.2.3. Xây dựng không gian, điều kiện cơ sở vật chất làm việc ................... 170
4.2.4. Xây dựng, hoàn thiện môi trường văn hóa tổ chức để phát huy vai trò
ĐNTT trẻ trong nền công vụ ......................................................................... 171
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 181
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 188
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
phân theo nhóm tuổi từ năm 2011 đến 2021 (Đơn vị: nghìn người) .............................. 95
Bảng 3. 2: Ý kiến của người trả lời về vai trò của kiến tạo môi trường phát huy đội
ngũ trí thức trẻ (Đơn vị: %) ....................................................................................... 97
Bảng 3. 3. Ý kiến của người trả lời về những yếu tố tác động quá trình kiến tạo môi
trường phát huy vai trò đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam (Đơn vị: %) . 99
Bảng 3. 4. Đánh giá của người trả lời về cơ sở vật chất, làm việc cho việc thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn của đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ ở Việt Nam hiện nay ........... 102
Bảng 3. 5. Đánh giá của người trả lời về các chính sách liên quan đến hỗ trợ, phát
triển đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam hiện nay (Đơn vị: %) ......... 110
Bảng 3. 6. Ý kiến của người trả lời về về một số hạn chế trong chế độ, chính sách đối
với trí thức trẻ trong nền công vụ (Đơn vị: %) ....................................................... 114
Bảng 3. 7. Những chính sách nhà nước cần quy định để thu hút và phát huy trí thức trẻ
có trình độ về công tác tại các cơ quan nhà nước (Đơn vị: %) ................................... 119
Bảng 3. 8. Những chính sách đào tạo, bồi dưỡng mà nhà nước cần quy định để trí
thức trẻ trong nền công vụ có thể học tập, phát triển .............................................. 123
Bảng 3. 9. Đánh giá của người trả lời về chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ
trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam hiện nay (Đơn vị: %) .............................. 127
Bảng 3. 10. Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản
lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về chất lượng, hiệu quả làm việc
của đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam hiện nay ............................... 128
Bảng 3. 11. Kết quả kiểm định ANOVA giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh
đạo/quản lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về chất lượng, hiệu quả
làm việc của đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam hiện nay ................ 128
Bảng 3. 12. Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản lý,
công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về năng lực tham mưu, làm việc của đội
ngũ trí thức trẻ tại cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác .................................... 131
Bảng 3. 13. Kết quả kiểm định ANOVA giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản
lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về năng lực tham mưu, làm việc của
đội ngũ trí thức trẻ tại cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác .............................. 132
Bảng 3. 14. Đánh giá của các đối tượng về trình độ và khả năng sử dụng tin học của
ĐNTT trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác (Đơn vị: %) .................... 135
Bảng 3. 15. Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản
lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về trình độ và khả năng sử dụng
tin học của ĐNTT trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác ...................... 137
Bảng 3. 16. Kết quả kiểm định ANOVA giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh
đạo/quản lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về về trình độ và khả
năng sử dụng tin học của ĐNTT trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang công
tác ............................................................................................................................ 137
Bảng 3. 17. Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản
lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về trình độ và khả năng sử dụng
tin học của ĐNTT trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác ...................... 139
Bảng 3. 18. Kết quả kiểm định ANOVA giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh
đạo/quản lý, công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về về trình độ và
khả năng sử dụng tin học của ĐNTT trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang
công tác ................................................................................................................... 139
Bảng 3. 19. Phân tích sự khác biệt giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản lý,
công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về môi trường văn hóa ứng xử, giao tiếp
để kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam ...................... 142
Bảng 3. 20. Kết quả kiểm định ANOVA giữa đánh giá của các nhóm cán bộ lãnh đạo/quản lý,
công chức/viên chức/lao động hợp đồng và khác về môi trường văn hóa ứng xử, giao tiếp để
kiến tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam .............................. 143
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Ý kiến của người trả lời về những chế độ, ưu đãi chính sách nhằm phát
huy vai trò của trí thức trẻ trong nền công vụ (Đơn vị: %) ..................................... 108
Biểu đồ 3. 2. Đánh giá của người trả lời về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong
kiến tạo môi trường phát huy vai trò đội ngũ trí thức trẻ trong nền công vụ Việt Nam
(Đơn vị: %) .............................................................................................................. 112
Biểu đồ 3. 3. Đánh giá của người trả lời về nhận thức của lãnh đạo cơ quan, địa
phương, đơn vị về vị trí, vai trò và sự cần thiết xây dựng đội ngũ trí thức trẻ trong
nền công vụ (Đơn vị: %) ......................................................................................... 125
Biểu đồ 3. 4. Đánh giá của các đối tượng về năng lực tham mưu, làm việc của đội
ngũ trí thức trẻ tại cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác (Đơn vị: %) .......... 130
Biểu đồ 3. 5. Đánh giá của người trả lời về sự phát triển đội ngũ trí thức trẻ trong nền
công vụ Việt Nam hiện nay (Đơn vị: %) ................................................................ 133
Biểu đồ 3. 6. Đánh giá của các đối tượng về trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ của
đội ngũ trí thức trẻ ở cơ quan, địa phương, đơn vị đang công tác (Đơn vị: %) ............. 135
Biểu đồ 3. 7. Đánh giá của người trả lời về môi trường văn hóa ứng xử, giao tiếp để kiến
tạo môi trường phát huy ĐNTT trẻ trong nền công vụ Việt Nam (Đơn vị: %) .......... 141
Biểu đồ 4. 1: Đánh giá của người trả lời về giải pháp nâng cao nhận thức, quan điểm,
trách nhiệm của chủ thể trong kiến tạo môi trường phát huy đội ngũ trí thức trẻ trong
nền công vụ ............................................................................................................. 159
Biểu đồ 4. 2: Đánh giá của người trả lời về tầm quan trọng của những giải pháp Xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút, tạo môi trường phát huy đội ngũ
trí thức trẻ trong nền công vụ .................................................................................. 162
Biểu đồ 4. 3: Đánh giá của người trả lời về tầm quan trọng của những giải pháp Xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thu hút, tạo môi trường phát huy đội ngũ
trí thức trẻ trong nền công vụ .................................................................................. 172
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Luật Thanh niên năm 2020 đã khẳng định: Thanh niên là tương lai của
đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò
của thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội. Thanh niên
Việt Nam nói chung, ĐNTT trẻ Việt Nam nói riêng là lực lượng xung kích cách
mạng, lực lượng trọng yếu trên nhiều lĩnh vực. ĐNTT trẻ Việt Nam là bộ phận
của thanh niên Việt Nam, là tinh hoa của dân tộc, là lực lượng đang độ tuổi
sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ. Bởi vậy, cần chú trọng bồi dưỡng
và phát triển ĐNTT trẻ, họ chính là nhân tố quan trọng góp phần quyết định
tương lai, vận mệnh dân tộc.
Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của ĐNTT, trong đó có
ĐNTT trẻ. Đại hội VI của Đảng thể hiện vấn đề dân chủ đối với trí thức: “Đối
với trí thức, điều quan trọng nhất là đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện
cho các khả năng sáng tạo được sử dụng đúng và phát triển” [42]. Những chủ
trương, chính sách của Đảng đã giúp ĐNTT trẻ phát huy năng lực, sáng tạo, thể
hiện tốt vai trò và khả năng sáng tạo góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng, trình độ quản lý Nhà nước.
Đại hội IX của Đảng đã đề cập đến chính sách khuyến khích trí thức tài
năng: “Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có chính sách đãi ngộ
đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc” [43]. Với
những chính sách, đường lối đó đã giúp ĐNTT trẻ khai thác giá trị kinh tế từ
các sản phẩm sáng tạo của họ để bù đắp lại công lao sáng tạo. Chính sách đãi
ngộ riêng cho ĐNTT cho thấy quản lý và sử dụng trí thức đã được chú trọng.
Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
2
HĐH đất nước đã chỉ ra rằng: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng
tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri
thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng,
tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Và nhấn
mạnh: “Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải
lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn
lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí
thức” [48].
Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh,
có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy
tự do