Từ lâu nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN) ở Việt Nam đã
đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chưa đóng góp cho
tăng trưởng bền vững bởi những tác động môi trường của nó. Việc xây
dựng các KCN thông thường thời gian quá chú trọng vào hiệu quả tài chính
mà xem nhẹ các vấn đề về hiệu quả môi trường và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã và đang đẩy Việt Nam đứng
trước những bài toán lớn về phát triển kinh tế và cân bằng các yếu tố tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Hiện nay, thay vì các khu công nghiệp
thông thường, nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực phát triển các khu
công nghiệp sinh thái (KCNST). Các nhà khoa học cho rằng, KCNST là cơ
sở quan trọng để phát triển bền vững (Sertyesilisik và Sertyesilisik, 2016)
do nó cho phép các doanh nghiệp trong khu sử dụng tài nguyên hiệu quả
hơn và ít phát thải hơn.
Nhận thức rõ bối cảnh ―phát triển bền vững là xu thế bao trùm trên
thế giới‖ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021ª) và xuất phát từ đòi hỏi của
thực tiễn trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì chủ trương "huy
động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát
triển kinh tế nhanh và bền vững" đất nước (Đảng Cộng sản Việt Nam,
2021b). Đảng và Nhà nước đã ý thức được vấn đề phát triển bền vững các
KCN nhưng tiến trình ra chính sách và thực thi chính sách còn có không ít
thách thức và bất cập. Trong nỗ lực chuyển đổi các KCN thông thường
đang có thành các KCNST, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án
"Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu
công nghiệp bền vững tại Việt Nam" tại Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày
28/8/2014 với mục tiêu tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến2
công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy
hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và quản lý
tốt hóa chất tại các KCN Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả tích cực của dự
án sáng kiến KCNST, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
ngày 22/5/2018 quy định về quản lý KCN và KKT, trong đó nêu rõ khái
niệm, tiêu chí KCNST và phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành trong
việc hướng dẫn phát triển KCNST. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện
sáng kiến KCNST trong thực tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là gặp phải
nhiều thách thức và rào cản về mặt thể chế - chính sách, quy hoạch và
chuẩn bị hạ tầng, phát triển hệ thống thông tin và công nghệ và đặc biệt xây
dựng và hình thành mối liên kết cộng sinh công nghiệp giữa các doanh
nghiệp trong KCN. Chính vì thế, Việt Nam mới chỉ thí điểm ở một vài
KCN vì ít có kinh nghiệm cũng như áp dụng chưa đầy đủ các tiêu chí về
KCNST theo thông lệ quốc tế. Tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết
định ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra nhiệm vụ: ―hoàn thiện thể chế,
chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh
tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế‖. Thực
hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có căn cứ khoa học và thực tiễn bao gồm cả
kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế về khu công nghiệp sinh thái, nhất là về
mặt thế chế, chính sách
165 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh nghiệm quốc tế về phát triển các khu công nghiệp sinh thái và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH PHÚC NGUYÊN THỊNH
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH PHÚC NGUYÊN THỊNH
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số : 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Bình Giang
2. TS. Lê Minh Tâm
HÀ NỘI - NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận
án. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức do tác
giả thực hiện. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Huỳnh Phúc Nguyên Thịnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................... 10
1.1. Các nghiên cứu lý thuyết khu công nghiệp sinh thái .................................... 10
1.2. Các nghiên cứu về khu công nghiệp sinh thái Trung Quốc ......................... 12
1.3. Các nghiên cứu về khu công nghiệp sinh thái Hàn Quốc ............................. 17
1.4. Các nghiên cứu về khu công nghiệp sinh thái Việt Nam .............................. 21
1.5. Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp của luận án ..................................... 27
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SINH
THÁI VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI .......................... 29
2.1. Khu công nghiệp sinh thái ............................................................................... 29
2.1.1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái ....................................................... 29
2.1.2. Phân loại các khu công nghiệp sinh thái .................................................. 32
2.1.3. Đặc trưng của khu công nghiệp sinh thái ................................................. 33
2.1.4. Vai trò của khu công nghiệp sinh thái ...................................................... 35
2.1.5. Những lợi ích từ phát triển khu công nghiệp sinh thái ............................. 36
2.1.6. Khu công nghiệp sinh thái trong mối quan hệ với phát triển bền vững ... 37
2.2. Nhu cầu phát triển khu công nghiệp sinh thái .............................................. 39
2.2.1. Đóng góp và hạn chế của khu công nghiệp thông thường ....................... 39
2.2.2. Nhu cầu về tăng trưởng xanh.................................................................... 42
2.2.3. Nhu cầu liên kết của doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành ................... 44
2.2.4. Nhu cầu liên kết của doanh nghiệp theo mạng sản xuất .......................... 47
2.3. Tiền đề phát triển khu công nghiệp sinh thái ................................................ 49
2.3.1. Hệ sinh thái công nghiệp .......................................................................... 49
2.3.2. Cộng sinh công nghiệp ............................................................................. 52
2.3.3. Kinh tế tuần hoàn ...................................................................................... 54
2.3.4. Các thách thức trong quá trình phát triển khu công nghiệp sinh thái ....... 57
2.4. Nội dung phát triển khu công nghiệp sinh thái ............................................. 58
2.5. Khung phân tích của luận án .......................................................................... 62
Chương 3: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở
TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC .......................................................................... 64
3.1. Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Trung Quốc .................................... 64
3.1.1. Thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Trung Quốc .............. 64
3.1.2. Chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Trung Quốc .............. 69
3.1.3. Những hạn chế trong phát triển các khu công nghiệp sinh thái ở
Trung Quốc ......................................................................................................... 76
3.2. Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc ........................................ 83
3.2.1. Thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc ................. 83
3.2.2. Chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc ................. 87
3.2.3. Những hạn chế trong phát triển các khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc ...... 92
3.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................................... 98
3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 104
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP SINH
THÁI Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 106
4.1. Khái quát về phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam hiện nay 106
4.1.1. Thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam ................ 106
4.1.2. Khả năng phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam .................. 110
4.1.3. Quan điểm và định hướng của Chính phủ đối với phát triển khu công
nghiệp sinh thái ở Việt Nam ............................................................................. 113
4.1.4. Tiêu chí về khu công nghiệp sinh thái .................................................... 116
4.1.5. So sánh Việt Nam với Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc phát triển
khu công nghiệp sinh thái. ................................................................................ 121
4.2. Đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam ........ 125
4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế và chính sách .............................................. 125
4.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn và chuẩn bị hạ tầng . 127
4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển hệ thống thông tin và trình độ công nghệ ....... 129
4.2.4. Nhóm giải pháp về chuỗi cung ứng và cụm liên kết ngành ................... 132
4.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 136
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 140
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa của từ
COD Chemical oxygen demand Nhu cầu ôxy hóa học
EIP Eco-industrial park Khu công nghiệp sinh thái
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội, tổng
sản phẩm nội địa
KCN Industrial Park Khu công nghiệp thông thường
KCNST Eco-industrial park Khu công nghiệp sinh thái
KKT Economic zone Khu kinh tế
KNCPC
Korea National Cleaner
Production Center
Trung tâm Hỗ trợ Sản xuất sạch
Quốc gia Hàn Quốc
IAV Industrial added value Giá trị gia tăng công nghiệp
IS Industrial Symbiosis Cộng sinh công nghiệp
ISO
International Organization
for Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
MEP
Ministry of Ecology And
Environment
Bộ Môi trường sinh thái Trung
Quốc
MOST
Ministry of Science and
Technology
Bộ Khoa học và Công nghệ
Trung Quốc
MOFCOM Ministry of Commerce
Bộ Thương mại và Kinh tế đối
ngoại Trung Quốc
MOTIE
Ministry of Trade, Industry
and Energy
Bộ Thương mại, Công nghiệp và
Tài nguyên Hàn Quốc
KICOX
Korea Industrial Complex
Corporation
Tổng công ty Khu nghiệp Hàn
Quốc
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa của từ
SEPA
State Environmental
Protection Administration
Tổng cục Bảo vệ môi trường
Quốc gia Trung Quốc
TSP Total Suspended Particles Tổng bụi lơ lửng
UNIDO
United Nations Industrial
Development Organization
Tổ chức Phát triển Công nghiệp
Liên hợp quốc
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Quá trình hình thành và phát triển KCNST Trung Quốc ............... 65
Bảng 3.2: Tổ chức quản lý liên quan đến Chương trình thí điểm quốc gia
về phát triển các KCNST ở Trung Quốc................................................. 72
Bảng 3.3: Trách nhiệm của các cơ quan trong chương trình KCNST ............ 73
Bảng 3.4: Hệ thống tiêu chuẩn đối với KCNST nội ngành (HJ247-2009)
sửa đổi năm 2012 .................................................................................... 79
Bảng 3.5: Một số thông tin về năm KCNST thí điểm .................................... 84
Bảng 3.6: Kế hoạch phát triển các KCNST ở Hàn Quốc ................................ 89
Bảng 4.2: Thực trạng triển khai RECP tại các KCN thí điểm ...................... 107
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện RECP tại các KCN thí điểm (2016-2018) ...... 108
Bảng 4.4: Thí điểm phát triển KCNST tại KCN Hoà Khánh (Đà Nẵng) ..... 109
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lợi ích của mô hình khu công nghiệp sinh thái .............................. 37
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa KCNST với phát triển bền vững theo cách
tiếp cận kinh tế ........................................................................................ 39
Hình 2.3: Khung phân tích của luận ánChương 3 ........................................... 63
Hình 3.1: Số lượng các KCNST ở Trung Quốc .............................................. 64
Hình 3.2: Tiến trình quản lý chương trình EIP của Trung Quốc .................... 75
Hình 3.3: Quá trình phát triển và tài trợ dự án IS ........................................... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN) ở Việt Nam đã
đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chưa đóng góp cho
tăng trưởng bền vững bởi những tác động môi trường của nó. Việc xây
dựng các KCN thông thường thời gian quá chú trọng vào hiệu quả tài chính
mà xem nhẹ các vấn đề về hiệu quả môi trường và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Điều này đã và đang đẩy Việt Nam đứng
trước những bài toán lớn về phát triển kinh tế và cân bằng các yếu tố tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Hiện nay, thay vì các khu công nghiệp
thông thường, nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực phát triển các khu
công nghiệp sinh thái (KCNST). Các nhà khoa học cho rằng, KCNST là cơ
sở quan trọng để phát triển bền vững (Sertyesilisik và Sertyesilisik, 2016)
do nó cho phép các doanh nghiệp trong khu sử dụng tài nguyên hiệu quả
hơn và ít phát thải hơn.
Nhận thức rõ bối cảnh ―phát triển bền vững là xu thế bao trùm trên
thế giới‖ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021ª) và xuất phát từ đòi hỏi của
thực tiễn trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì chủ trương "huy
động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát
triển kinh tế nhanh và bền vững" đất nước (Đảng Cộng sản Việt Nam,
2021b). Đảng và Nhà nước đã ý thức được vấn đề phát triển bền vững các
KCN nhưng tiến trình ra chính sách và thực thi chính sách còn có không ít
thách thức và bất cập. Trong nỗ lực chuyển đổi các KCN thông thường
đang có thành các KCNST, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án
"Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu
công nghiệp bền vững tại Việt Nam" tại Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày
28/8/2014 với mục tiêu tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến
2
công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy
hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và quản lý
tốt hóa chất tại các KCN Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả tích cực của dự
án sáng kiến KCNST, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP
ngày 22/5/2018 quy định về quản lý KCN và KKT, trong đó nêu rõ khái
niệm, tiêu chí KCNST và phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành trong
việc hướng dẫn phát triển KCNST. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện
sáng kiến KCNST trong thực tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là gặp phải
nhiều thách thức và rào cản về mặt thể chế - chính sách, quy hoạch và
chuẩn bị hạ tầng, phát triển hệ thống thông tin và công nghệ và đặc biệt xây
dựng và hình thành mối liên kết cộng sinh công nghiệp giữa các doanh
nghiệp trong KCN. Chính vì thế, Việt Nam mới chỉ thí điểm ở một vài
KCN vì ít có kinh nghiệm cũng như áp dụng chưa đầy đủ các tiêu chí về
KCNST theo thông lệ quốc tế. Tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết
định ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra nhiệm vụ: ―hoàn thiện thể chế,
chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh
tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế‖. Thực
hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có căn cứ khoa học và thực tiễn bao gồm cả
kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế về khu công nghiệp sinh thái, nhất là về
mặt thế chế, chính sách.
Trung Quốc và Hàn Quốc là hai trong số các quốc gia ý thức sớm
được tầm quan trọng của việc phát triển KCNST, cũng là hai quốc gia phát
triển mô hình KCNST mang đặc trưng riêng nhưng được đánh giá là thành
công ở những khía cạnh nhất định. Do đó, rất cần có những nghiên cứu
khoa học có hệ thống và tập trung kinh nghiệm của thế giới, nhất là các
quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc nhằm giúp Việt Nam hiểu rõ và có
3
kinh nghiệm về vấn đề này trên cơ sở đó đưa ra các điều kiện cụ thể để xây
dựng mô hình KCNST và kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành quy
định các cơ chế, chính sách để khuyến khích xây dựng và phát triển
KCNST tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy ở Việt Nam
còn rất thiếu, hiểu biết chưa nhiều, cần nghiên cứu để bổ sung kiến thức và
hiểu biết về KCNST như sẽ chỉ ra ở Chương 1.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển các
khu công nghiệp sinh thái và bài học cho Việt Nam” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận án này là cung cấp các bài
học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển KCNST của nước ngoài, đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị để phát triển các KCNST ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích này, luận án có các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
+ Thứ nhất, chỉ ra một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực
tiễn làm cơ sở khoa học cho việc NC sự phát triển các KCNST hiện nay;
+ Thứ hai, trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển
KCNST ở Hàn Quốc và Trung Quốc; chỉ ra những thành công và hạn chế
cùng những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế đó, và trên cơ sở đó rút
ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
+ Thứ ba, từ thực tiễn và yêu cầu xây dựng và phát triển các KCNST
ở Việt Nam hiện nay, luận án sẽ đề xuất các biện pháp và kiến nghị vận
dụng các bài học kinh nghiệm trên vào thực tiễn phát triển các KCNST ở
Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các KCN sinh thái (eco-
4
industrial park- KCNST) và phát triển KCNST. KCNST là KCN thực hiện
kinh tế tuần hoàn, là nơi cộng hưởng của bốn mục tiêu gồm hiệu quả kinh
tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và
hiệu quả xã hội trong mối tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
và doanh nghiệp với cộng đồng. Phát triển KCNST là nỗ lực và quá trình
của Chính phủ và các tổ chức (chủ thể phát triển KCNST) để xây dựng mới
các KCNST hoặc chuyển đổi các KCN thông thường thành các KCNST.
Tuy nhiên, định hướng của Việt Nam là chuyển đổi các KCN thông thường
thành KCNST, nên đề tài sẽ tập trung hơn vào việc nghiên cứu kinh
nghiệm thực tiễn về việc chuyển đổi này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận án này tập trung vào nỗ lực phát triển các KCNST
trên cơ sở chuyển đổi từ các KCN thông thường.
Về thời gian, thời gian nghiên cứu của đề tài này là từ giữa thập niên
1990 tới nay. Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và
Gallopoulos đề xuất vào cuối những năm 1980, được hình thành trên cơ sở
sinh thái học công nghiệp, với tiêu chuẩn phải là sản xuất sạch, quy hoạch,
kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, ý tưởng phát triển các KCNST hình thành từ giữa thập
niên 1990 được triển khai ở nhiều quốc gia như là Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản, một số nước trong Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan. Hàn
Quốc ngày nay đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á.
Về không gian, nghiên cứu này nghiên cứu thực tiễn quốc tế. Quốc tế
được hiểu là các nước ngoài. Do dung lượng có hạn của luận án, để có thể
trình bày cụ thể, luận án sẽ chỉ giới hạn phạm vi trong hai quốc gia châu Á,
bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay trên thế giới, Trung Quốc và
Hàn Quốc là hai trong số các quốc gia ý thức sớm được tầm quan trọng của
5
việc phát triển KCNST, cũng là hai quốc gia phát triển mô hình KCNST
mang đặc trưng riêng nhưng được đánh giá là thành công ở những khía cạnh
nhất định. Hàn Quốc đã chuyển đổi thành công 51 khu công nghiệp trong
tổng số 1.074 khu công nghiệp thông thường của nước này và đạt được các
lợi ích to lớn về kinh tế, môi trường và xã hội. Đặc biệt là Hàn Quốc đã tạo ra
phương thức thực hiện riêng về phát triển KCNST. Trung Quốc cũng bắt đầu
thí điểm phát triển các KCNST từ khi bước sang thế kỷ XXI. Đây là một biện
pháp cụ thể để phát triển nền kinh tế hài hòa và bền vững của nước này. Sau
gần hai mươi năm, chương trình phát triển KCNST của Trung Quốc đã thu
được một số thành công, song cũng còn không ít hạn chế. Hơn nữa, ở Việt
Nam chủ đề phát triển các KCNST đã được đề cập nhiều hơn không chỉ trong
giới học giả mà cả giới làm chính sách, cả ở cấp chính quyền địa phương và
cấp chính quyền trung ương, đã có nhiều hội thảo, hội nghị chuyên gia bàn về
việc phát triển KCNST ở Việt Nam như là yêu cầu tất yếu của tiến trình phát
triển kinh tế. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu KCNST ở Hàn Quốc, Trung
Quốc và Việt Nam không chỉ giúp Việt Nam hiểu sâu hơn về mô hình phát
triển KCNST ở hai quốc gia này mà còn giúp Việt Nam có cái nhìn rộng hơn
về chiến lược phát triển KCNST ở Trung Quốc và Hàn Quốc, từ đó đề xuất
các chính sách cụ thể cho Việt Nam. Cũng với lý do các vấn đề của KCNST
đã được nghiên cứu, thảo luận nhiều bởi các tác giả khác, luận án này sẽ
không đi sâu vào thực tiễn Việt Nam mà chỉ trình bày vấn đề này ở mức độ
khái quát. NCS xin trình bày về thực tiễn phát triển KCNST ở Việt Nam trong
bài báo riêng (danh mục cuối luận án).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận của luận án
Luận án có cách tiếp cận liên ngành kinh tế công cộng, kinh tế môi
trường, kinh tế chính trị, kinh tế thế giới.
6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
nghiên cứu tại bàn, kế thừa, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích định
tính, nghiên cứu trường hợp điển hình (case study), phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp tổng hợp tư liệu thứ cấp: Luận án tiến hành thu thập,
tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu về lý thuyết, từ các nghiên cứu
trước trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và kế thừa có chọn lọc
những tài liệu này. Nguồn số liệu là từ các tổ chức quốc tế như: Tổ chức
Tiêu chuẩn quốc tế, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc; từ Hàn
Quốc như Trung tâm Hỗ trợ Sản xuất sạch Quốc gia Hàn Quốc, Bộ Thương
mại, Công nghiệp và Tài nguyên Hàn Quốc, Tổng công ty Khu công nghiệp
Hàn Quốc; từ Trung Quốc: Bộ Môi trường sinh thái, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Thương mại và Kinh tế