Luận án Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Nhật

Kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù rất quan trọng đối với người học và sử dụng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ, đặc biệt là với người nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản. Kính ngữ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà nó còn liên quan tới văn hóa xã hội: vị thế, khoảng cách xa gần, quan hệ thân sơ, quan hệ trong ngoài. giữa những đối tượng tham gia giao tiếp. Sự phức tạp của kính ngữ tiếng Nhật cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Nhật Bản và Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo học pháp tiếng Nhật đã cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu về kính ngữ tiếng Nhật. Tuy nhiên, nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật dưới góc nhìn đối chiếu với tiếng Việt vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong thực tế, cũng như ở nhiều nước, người học và sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam, kể cả người đã đạt trình độ tiếng Nhật trung – cao cấp, vẫn cảm thấy rất lúng túng và mắc nhiều lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Vì vậy, việc nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật và đối chiếu với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp người dạy, người học và người sử dụng tiếng Nhật tìm được phương pháp tiếp cận kính ngữ tiếng Nhật có hiệu quả.

pdf244 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẰNG NGA KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG NHẬT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Anh Thi Hà Nội, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hằng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kính ngữ ............................................................. 7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật ................................................... 7 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật trong mối quan hệ với lịch sự ......... 14 1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm kính ngữ tiếng Nhật .............................................................................. 19 1.2.2.Phân loại kính ngữ tiếng Nhật .................................................................................... 21 1.2.3. Một số đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp liên quan kính ngữ tiếng Nhật ........................................................................................................................... 34 1.2.4. Cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu ..................................................... 41 1.3. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 42 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP BIỂU THỊ KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT ............................................. 44 2.1. Các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ................................ 44 2.1.1. Phương thức sử dụng tiền tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật................................... 44 2.1.2. Phương thức sử dụng hậu tố biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ......................... 56 2.1.3. Phương thức sử dụng tiền tố kết hợp hậu tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ................ 65 2.2. Các biểu hiện ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt ...................................... 77 2.2.1. Phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ......... 78 2.2.2. Phương thức sử dụng tình thái từ thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................ 79 2.2.3. Tổ hợp lịch sự trong tiếng Việt ....................................................................... 81 2.3. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt ........................................................... 84 2.3.1. Sự khác biệt về tần suất sử dụng các phương thức ngữ pháp ......................... 84 2.3.2. Sự khác biệt về các dạng thức trong các phương thức ngữ pháp ................... 86 2.4. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 88 CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC TỪ VỰNG BIỂU THỊ KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT ............................................. 90 3.1. Các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật .......................... 90 3.1.1.Từ xưng hô biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ....................................................... 90 3.1.2.Từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ............................... 96 3.1.3. Từ Hán-Nhật biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ................................................. 104 3.2. Các biểu hiện từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ......................................... 106 3.2.1. Từ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ....................................................... 106 3.2.2.Từ đồng nghĩa lịch sự thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................................. 110 3.2.3.Từ Hán-Việt thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................................................ 111 3.3. Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ............................................................................... 113 3.3.1. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt. ................................................................................................................ 113 3.3.2. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ................................................................................................................. 117 3.3.3. Đối chiếu kính ngữ từ Hán-Nhật và tương đương trong tiếng Việt .............. 119 3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 123 CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN DỊCH KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẬT BẢN VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT ..................................................................................... 125 4.1. Mô tả khảo sát .......................................................................................................... 125 4.1.1. Phạm vi và mục đích khảo sát ....................................................................... 125 4.1.2. Cách thức tiến hành khảo sát ........................................................................ 125 4.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................................... 126 4.2.1. Mô tả chung tình hình chuyển dịch kính ngữ trong các tác phẩm ................ 126 4.2.2. Chuyển dịch kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô ................................................. 128 4.2.3 Chuyển dịch kính ngữ bằng cấu trúc chủ-vị .................................................. 133 4.2.4. Chuyển dịch kính ngữ bằng tình thái từ ........................................................ 134 4.2.5. Cách chuyển dịch kính ngữ bằng từ ngữ đồng nghĩa lịch sự ....................... 136 4.2.6 Chuyển dịch kính ngữ bằng từ gốc Hán......................................................... 137 4.2.7. Chuyển dịch kính ngữ bằng tổ hợp lịch sự ................................................... 137 4.3. Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 138 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 144 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BD Bản dịch BG Bản gốc CTPN Chủ thể phát ngôn CTTN Chủ thể tiếp ngôn KNN Khiêm nhường ngữ LSN Lịch sự ngữ TKN Tôn kính ngữ N Danh từ V Động từ ADJ Tính từ ADV Trạng từ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại kính ngữ tiếng Nhật của Tsujimura ................................ 23 Bảng 1.2. Phân loại kính ngữ tiếng Nhật theo báo cáo của Hội đồng văn hóa Nhật Bản năm 2007 ......................................................................................... 24 Bảng 1.3. Phân chia kính ngữ tiếng Nhật của Kabaya .................................... 25 Bảng 2.1. Tiền tố お (o)kết hợp với danh từ thuần Nhật biểu thị tôn kính ngữ ......................................................................................................................... 45 Bảng 2.2. Tiền tố お(o) kết hợp với danh từ Hán Nhật biểu thị tôn kính ngữ ........ 46 Bảng 2.3. Tiền tố お(o) kết hợp với tính từ biểu thị tôn kính ngữ .................. 47 Bảng 2.4. Tiền tố お(o) kết hợp với phó từ biểu thị tôn kính ngữ .................. 47 Bảng 2.5. Tiền tố ご(go) biểu thị tôn kính ngữ............................................... 48 Bảng 2.6.Một số tiền tố khác biểu thị tôn kính ngữ. ....................................... 49 Bảng 2.7. Tiền tố お (o) biểu thị khiêm nhường ngữ ..................................... 50 Bảng 2.8. Tiền tố ご (go) biểu thị khiêm nhường ngữ ................................... 51 Bảng 2.9. Một số tiền tố khác biểu thị khiêm nhường ngữ ............................. 52 Bảng 2.10. Tiền tố お biểu thị lịch sự ngữ ...................................................... 53 Bảng 2.11. Tiền tốご (go) biểu thị lịch sự ngữ .............................................. 54 Bảng 2.12. Phương thức chắp dính tiền tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ....... 54 Bảng 2.13.Dạng thức V +られる (V+rareru) biểu thị tôn kính ngữ. ............. 57 Bảng 2.14. Dạng thức V+なさる (V+nasaru) biểu thị tôn kính ngữ ............. 58 Bảng 2.15. Hậu tố kết hợp với danh từ biểu thị tôn kính ngữ ........................ 59 Bảng 2.16. Hậu tố kết hợp với danh từ biểu thị khiêm nhường ngữ ............. 60 Bảng 2.17. Hậu tố kết hợp với động từ biểu thị lịch sự ngữ ........................... 60 Bảng 2.18. Dạng thức N/ADJ/ADV-です(desu) thể hiện lịch sự .................. 61 Bảng 2.19. Dạng thức N/ADJ/ADJ+でございます(degozaimasu) thể hiện lịch sự ..................................................................................................................... 62 Bảng 2.20. Phương thức sử dụng hậu tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ........... 64 Bảng 2.21. Dạng thức お/ご Vになる biểu thị tôn kính ngữ ........................ 66 Bảng 2.22. Dạng thức お/ご +Ⅴ +くださる biểu thị tôn kính ngữ ....... 68 Bảng 2.23. Dạng thức お/ご+V+なさる biểu thị tôn kính ngữ ..................... 69 Bảng 2.24. Dạng thức お/ご+N/ADJ+て/でいらっしゃる、お/ご +ADV+いらっしゃる biểu thị tôn kính ngữ ................................................. 70 Bảng 2.25. Dạng thức N/ADJ-でございます(degozaimasu) biểu thị tôn kính ngữ ................................................................................................................... 71 Bảng 2.26. Dạng thức お/ご (o/go)+N/ADJ+ 様 (sama),陛下 (heika),方 (gata) biểu thị tôn kính ngữ ............................................................................. 72 Bảng 2.27. Tiền tố kết hợp với hậu tố đi với động từ biểu thị khiêm nhường ngữ ................................................................................................................... 73 Bảng 2.28. Phương thức chắp dính cả tiền tố và hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ................................................................................................................. 75 Bảng 2.29. Từ tố “Quý” trong từ ghép thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ....... 81 Bảng 2.30. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật. ................................................................................................................ 84 Bảng 2.31. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt. ................................................................................................................. 85 Bảng 2.32. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ................................................................................................................. 86 Bảng 2.33. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt .................................................................................................................. 87 Bảng 3.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật và tiếng Việt ........................... 90 Bảng 3.2 Từ thân tộc trong tiếng Nhật ........................................................... 92 Bảng 3.3. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Nhật ........................ 95 Bảng 3.4. Động từ tôn kính ngữ và kiêm nhường ngữ tiếng Nhật ................. 96 Bảng 3.5. Động từ đồng nghĩa lịch sự khiêm nhường ngữ ............................. 99 Bảng 3.6. Động từ đồng nghĩa tôn kính ngữ ................................................ 100 Bảng 3.7. Danh từ đồng nghĩa biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ........................ 101 Bảng 3.8. Phó từ, tính từ đồng nghĩa biểu thị kính ngữ tiếng Nhật .............. 102 Bảng 3.9. Một số từ Hán Nhật biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ........................ 105 Bảng 3.10. Từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ......................................... 108 Bảng 3.11. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Việt ................... 110 Bảng 3.12. Từ ngữ đồng nghĩa biểu thị lịch sự tiếng Việt ........................... 111 Bảng 3.13. Một số từ Hán Việt biểu thị lịch sự trong tiếng Việt .................. 112 Bảng 3.14. Các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ........................................................................................................ 121 Bảng 4.1. Biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ....................................................................................................................... 127 Bảng 4.2. Tỷ lệ các phương thức thể hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ............................... 127 Bảng 4.3 Từ xưng hô thể hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ........................................................................................................ 129 Bảng 4.4 Chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ........................................................... 129 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ sử dụng phương thức ngữ pháp và phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ tiếng Nhật.................................................................................... 55 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật . 56 Biểu đồ 2.3. Phương thức tiền tố và phương thức hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật.................................................................................................................. 65 Biểu đồ 2.4.Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng biểu thị lịch sự tiếng Việt ........................................................................................ 77 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ biểu thị lịch sự tiếng Việt của các phương thức ngữ pháp. 79 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ từ ngữ xưng hô trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Nhật ................................................. 115 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Việt ..................................... 115 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật116 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong tiếng Việt117 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật ....................................................................................................................... 118 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sử dụng các phương thức từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................................................................................................................ 118 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ tiếng Nhật ............... 120 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng các phương thức ngôn ngữ thể hiện lịch sự tiếng Việt ................................................................................................................ 120 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù rất quan trọng đối với người học và sử dụng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ, đặc biệt là với người nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản. Kính ngữ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà nó còn liên quan tới văn hóa xã hội: vị thế, khoảng cách xa gần, quan hệ thân sơ, quan hệ trong ngoài... giữa những đối tượng tham gia giao tiếp. Sự phức tạp của kính ngữ tiếng Nhật cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Nhật Bản và Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo học pháp tiếng Nhật đã cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu về kính ngữ tiếng Nhật. Tuy nhiên, nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật dưới góc nhìn đối chiếu với tiếng Việt vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong thực tế, cũng như ở nhiều nước, người học và sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam, kể cả người đã đạt trình độ tiếng Nhật trung – cao cấp, vẫn cảm thấy rất lúng túng và mắc nhiều lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Vì vậy, việc nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật và đối chiếu với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp người dạy, người học và người sử dụng tiếng Nhật tìm được phương pháp tiếp cận kính ngữ tiếng Nhật có hiệu quả. Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài: “Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm rõ: Kính ngữ tiếng Nhật được thể hiện bằng các phương thức nào, đặc điểm của các phương thức đó là gì; Các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là gì, có những đặc điểm gì; Các phương thức đó trong hai ngôn ngữ có những điểm gì giống và khác nhau, phân tích nguyên nhân và đề xuất cách nhận biết và sử dụng sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của từng cộng đồng. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Tổng quan các nghiên cứu quan trọng, tập hợp và khảo cứu các quan điểm lý thuyết về kính ngữ trong tiếng Nhật. (2) Miêu tả các phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các phương thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt; Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của kính ngữ trong tiếng Nhật với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (3) Khảo sát, phân tích ngữ liệu có sử dụng kính ngữ tiếng Nhật và và các cách thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt. Phân tích một số quy tắc xã hội, cũng là đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua kính ngữ tiếng Nhật. Đối chiếu những đặc điểm kính ngữ tiếng Nhật ở bình diện ngữ pháp và từ vựng và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (4) Nghiên cứu trường hợp bằng khảo sát, phân tích ngữ liệu thực tế về cách chuyển dịch phát ngôn có kính ngữ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt, qua đó làm rõ biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật và tương đương tiếng Việt trong sử dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cúa luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu hiện kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ở bình diện ngữ pháp và từ vựng. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu cách thức thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật qua các phương thức ngữ pháp và phương thức từ vựng, đồng thời đối chiếu các phương thức này với các phương thức thể hiện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_ngu_trong_tieng_nhat_va_nhung_bieu_hien_tuong_d.pdf
  • pdfQD_NguyenThiHangNga.pdf
  • docTrichyeu_NguyenThiHangNga.doc
  • pdfTT Eng NguyenThiHangNga.pdf
  • pdfTT NguyenThiHangNga.pdf
Luận văn liên quan