Luận án Kinh tế du lịch theo hướng hát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày nay, du lịch (DL) là một nhu cầu không thể thiếu và đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến trên thế giới. Kinh tế du lịch (KTDL) đã và đang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển các ngành dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng mà còn góp phần thúc đẩy hoà bình và giao lưu văn hoá. Ở những quốc gia, nơi có nguồn tài nguyên DL dồi dào, đã và đang nổ lực phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ những giải pháp, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững (PTBV) để biến KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng KTDL nhanh trong những năm vừa qua và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển DL của thế giới trong thế kỷ XXI. Từ những tiềm năng, thế mạnh về DL và lợi ích to lớn do ngành KTDL đem lại, nên trong xu hướng phát triển KT-XH của quốc gia hiện nay, KTDL được xem là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành KTDL nước ta vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2017, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo đó quan điểm “Phát triển DL bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; ” cũng được đưa ra [4]. Đây được xem là trách nhiệm của toàn xã hội mà vai trò, sứ mệnh trước hết thuộc về những “cánh chim đầu đàn”, đó là những địa phương đi đầu trong phát triển DL, là trung tâm văn hoá - DL của cả nước.

pdf224 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế du lịch theo hướng hát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THU NGỌC KINH TÕ DU LÞCH THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG ë TØNH THõA THI£N HUÕ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THU NGỌC KINH TÕ DU LÞCH THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG ë TØNH THõA THI£N HUÕ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Võ Thị Thu Ngọc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 7 1.1. Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến luận án 7 1.2. Những kết luận tổng quát về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 23 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững 23 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững 34 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững 48 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 56 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 56 3.2. Phân tích thực trạng kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 65 3.3. Đánh giá chung về thực trạng kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 102 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 111 4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 111 4.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng nhằm đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 115 4.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 119 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á CIEM Central Institute for Economic Management Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung uơng DL Du lịch ESRT Environmentally and Socially Responsible Tourism Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế JICA The Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KOIKA The Korea International Cooperation Agency Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc KTDL Kinh tế du lịch KT-XH Kinh tế - xã hội PTBV Phát triển bền vững PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TT-Huế Thừa Thiên Huế UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc UNWTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Bộ tiêu chuẩn đánh giá của Nguyễn Đức Tuy (2014) 37 Bảng 3.1: Doanh thu ngành kinh tế du lịch các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2016 67 Bảng 3.2: So sánh doanh thu ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016 67 Bảng 3.3: Tình hình đầu tư nước ngoài Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ giai đoạn 1988 - 2016 70 Bảng 3.4: Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn cho dịch vụ lưu trú ăn uống và dịch vụ vui chơi giải trí của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế Trọng điểm Trung Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010 71 Bảng 3.5: Thực trạng lao động ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến năm 2016 74 Bảng 3.6: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế 75 Bảng 3.7: So sánh lượng khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc giai đoạn 2010 - 2016 79 Bảng 3.8: Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch 81 Bảng 3.9: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế 82 Bảng 3.10: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế cao nhất chia theo nước đến đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam 83 Bảng 3.11: Tổng hợp vốn ngân sách đầu tư tu bổ di tích tỉnh Thừa Thiên Huế 89 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 -2016 59 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2016 (theo giá thực tế) 60 Biểu đồ 3.3: Doanh thu ngành kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 66 Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ qua các năm tính theo giá so sánh 2010 71 Biểu đồ 3.5: Thống kê cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 72 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 73 Biểu đồ 3.7: Đào tạo lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế so với tỉnh Quảng Nam và trung vị cả nước năm 2016 76 Biểu đồ 3.8: Thống kê tổng lượng khách và khách trong nước đến tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 78 Biểu đồ 3.9: Tổng số lượt khách quốc tế và tỷ lệ khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 79 Biểu đồ 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế của du khách 80 Biểu đồ 3.11: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch theo từng tỉnh 80 Biểu đồ 3.12: Mức độ hài lòng của du khách đối với mặt hàng lưu niệm, đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế 84 Biểu đồ 3.13: Mức độ hài lòng của du khách đối với một số tiêu chí về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 85 Biểu đồ 3.14: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới kinh tế địa phương 86 Biểu đồ 3.15: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới văn hóa xã hội địa phương 90 Biểu đồ 3.16: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới môi trường 95 Biểu đồ 3.17: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 96 Biểu đồ 3.18: Khối lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày qua các năm và dự báo trong tương lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế 97 Biểu đồ 3.19: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch đến môi trường thông qua hai tiêu chí “vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” và “cơ sở ăn uống tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ” 98 Biểu đồ 3.20: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng vệ sinh nói chung và chất lượng của các cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Ngày nay, du lịch (DL) là một nhu cầu không thể thiếu và đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến trên thế giới. Kinh tế du lịch (KTDL) đã và đang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển các ngành dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng mà còn góp phần thúc đẩy hoà bình và giao lưu văn hoá. Ở những quốc gia, nơi có nguồn tài nguyên DL dồi dào, đã và đang nổ lực phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ những giải pháp, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững (PTBV) để biến KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng KTDL nhanh trong những năm vừa qua và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển DL của thế giới trong thế kỷ XXI. Từ những tiềm năng, thế mạnh về DL và lợi ích to lớn do ngành KTDL đem lại, nên trong xu hướng phát triển KT-XH của quốc gia hiện nay, KTDL được xem là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành KTDL nước ta vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2017, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo đó quan điểm “Phát triển DL bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên;” cũng được đưa ra [4]. Đây được xem là trách nhiệm của toàn xã hội mà vai trò, sứ mệnh trước hết thuộc về những “cánh chim đầu đàn”, đó là những địa phương đi đầu trong phát triển DL, là trung tâm văn hoá - DL của cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương nằm trong ba vùng phát triển DL trọng điểm của quốc gia, trong đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố DL và là thành phố Festival đặc trưng của cả nước. Đặc biệt, Tỉnh TT-Huế được kế thừa Di sản Thế giới Kinh đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế cùng với vịnh Lăng Cô đã được đưa vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất thế giới hiện nay Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ về “Xây dựng TT-Huế xứng tầm là trung 2 tâm văn hoá, DL đặc sắc của cả nước”, đến nay ngành KTDL địa phương đã đạt được những kết quả khả quan. Lượng khách DL đến Huế ngày càng tăng; tốc độ tăng trưởng khá; DL - dịch vụ chiếm 55% trong GDRP của tỉnh; doanh thu KTDL tăng bình quân gần 16%/năm. Huế đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình DL Việt Nam. Tuy đã đạt được nhiều thành quả to lớn nhưng ngành KTDL tỉnh TT-Huế vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tài nguyên DL chưa được đầu tư khai thác hết lợi thế; ý thức và mức độ tham gia của công đồng đối với hoạt động KTDL còn hạn chế; những thách thức do xu hướng cạnh tranh giữa các điểm đến DL trong nước ngày càng gay gắt; đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu, tình hình chính trị - xã hội bất ổn... Đặc biệt có thể thấy trong 15 năm gần đây, ngành KTDL tỉnh TT-Huế tăng trưởng chưa vững chắc, thậm chí là phát triển thụt lùi so với những địa phương đi sau và mới nổi như Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh Hoà. Qua đó phải thẳng thắn thừa nhận rằng ngay trong quá trình phát triển ngành KTDL của địa phương đã tồn tại nguy cơ thiếu bền vững. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh DL đã gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên DL; tới môi trường tự nhiên, xã hội; tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; và gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực tới cộng đồng. Về cơ bản các biểu hiện nêu trên đã phản ánh tính chất thiếu bền vững trong quá trình phát triển của ngành KTDL xét trên quy mô toàn tỉnh TT-Huế. Vấn đề đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTDL trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương. Do vậy, để đảm bảo định hướng phát triển KTDL với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng ngày càng bền vững hơn, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh TT-Huế phát triển là một yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luận về KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh để đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV, từ đó đề xuất những 3 phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn KTDL theo hướng PTBV bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV. - Nghiên cứu kinh nghiệm thành công về KTDL theo hướng PTBV ở một số quốc gia và địa phương trong nước để rút ra bài học cho KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh. - Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV dưới góc độ độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến KTDL theo hướng PTBV trên 3 mặt: kinh tế, văn hoá - xã hội, tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh TT-Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV trên 3 nhóm nội dung để từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Về không gian: Địa bàn tỉnh TT-Huế của Việt Nam - Về thời gian: Luận án nghiên cứu KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của KTDL theo hướng PTBV tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị? 4 Câu hỏi 2: Nội dung và những tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh? Câu hỏi 3: Những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2016? Câu hỏi 4: Những vấn đề đặt ra cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong thời gian tới? Câu hỏi 5: Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong tương lai? 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cũng như những quan điểm, đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh TT-Huế về KTDL nói chung và KTDL theo hướng PTBV nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị học. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để khái quát những đặc điểm, vai trò của KTDL theo hướng PTBV, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế của KTDL theo hướng PTVB ở tỉnh TT-Huế. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, so sánh: Luận án đã nghiên cứu một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến KTDL theo hướng PTBV từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV từ đó rút ra bài học cho tỉnh TT-Huế. - Phương pháp thu thập, thống kê số liệu và mô hình hoá: Luận án đã sử dụng những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở Ban Ngành có liên quan; Tổng cục Thống kê; các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo; kết quả điều tra của các tổ chức có uy tín từ đó mô hình hoá dưới các dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thành tựu, hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được sử dụng để khảo sát thực tế về KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh. Đối tượng điều tra khảo sát được chia thành 2 nhóm: khách du lịch và người dân. 5 Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Mark Saunders, Philip Lewis, Adiean Thornhill, 2010): (n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê) + Đối với khách du lịch, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (6%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 267. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ và chất lượng, phòng trừ trường hợp khách không đánh hoặc không trả lời hết các mục hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 334 khách du lịch, thu về 290 bảng hỏi hợp lệ (183 khách nội địa và 117 khách quốc tế). Do số lượng khách DL nội địa tương đương 2/3 tổng số khách đến tỉnh TT-Huế hằng năm, 1/3 lượng khách còn lại thuộc khách DL quốc tế. Nên cơ cấu mẫu điều tra của luận án cũng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ 2/3 khách nội địa và 1/3 khách quốc tế, để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với tổng thể. + Đối với người dân, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (8%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 150. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ và chất lượng, nghiên cứu tiến hành khảo sát 188 người dân, thu về 150 bảng hỏi hợp lệ. Phiếu được phát ra theo cách chọn mẫu có phân loại đó là tại các khu, điểm DL nổi bật của tỉnh TT-Huế. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp Delphi để phỏng vấn, hỏi đáp với các chuyên gia nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án - Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án góp phần làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và xây dựng tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực tiễn kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV của một số số quốc gia và một số địa phương trong cả nước, luận án đã rút ra những bài học quý báu cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế. 6 - Luận án đi vào phân tích, đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nội dung và nhóm tiêu chí đã được xây dựng để chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đặc biệt là nêu một số vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế. - Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển KTDL trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết: 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những nghiên cứu về ngành kinh tế du lịch Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, KTDL đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo tồn giá trị văn hoá, nâng cao ý thức nhân dân Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của ngành KTDL, nhiều tổ chức và các nhà khoa học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về ngành kinh tế này và đem lại những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn cho sự phát triển ngành KTDL nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã đưa ra một số khái niệm về DL và KTDL, hướng vào giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng về hoạt động kinh doanh, dịch vụ DL; các bộ phận cấu thành, các hình thức dịch vụ DL; quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh DL, trong đó tiêu biểu là các công trình: Hollier, R., & Lanquar, R. nghiên cứu “Le Marketing Touristique” - “Marketi
Luận văn liên quan