Luận án Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực của nhà giáo; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực của cán bộ quân đội. Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của khoa học Tâm lý học với các nguyên tắc tiếp cận như: Nguyên tắc tiếp cận hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hệ thống; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động; đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con người được này sinh, hình thành và phát triển. Cách tiếp cận này chỉ đạo khi nghiên cứu KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội, cần nhìn nhận KNNCKH được hình thành phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động và kết quả hoạt động NCKH. Để phát triển và nâng cao KNNCKH phải gắn với tổ chức các hoạt động NCKH. Đồng thời, để đánh giá KNNCKH phải đánh giá bằng kết quả hoạt động/hành động NCKH của giảng viên. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nguyên tắc này chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu phải thấy được các biểu hiện KNNCKH của giảng viên có mối quan hệ qua lại, tác động, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên. KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội nằm trong hệ thống các nhiệm vụ chính trị trung tâm, chịu sự chi phối bởi các yếu tố khác; đồng thời nó là kỹ năng phức hợp, là một hệ thống gồm các kỹ năng thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên. Đồng thời, KNNCKH của giảng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, để có thể nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra được những biện pháp tâm lý - xã hội phù hợp nâng cao KNNCKH cho giảng viên cần phải có sự tiếp cận hệ thống. Nguyên tắc tiếp cận phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện chứ không phải là cái cố định và bất biến. Cách tiếp cận này chỉ ra, KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành và phát triển thường xuyên, liên tục trong thực tiễn hoạt động NCKH của họ. Theo đó, trong nhìn nhận, đánh giá KNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá trong cả quá trình và chất lượng sản phẩm hoạt động NCKH của họ. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: Nghiên cứu tâm lý con người theo quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi người cụ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động và giao tiếp trong môi trường hoạt động quân sự, tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động. Cách tiếp cận này chỉ đạo quá trình nghiên cứu luận án phải tiếp cận một cách toàn diện nhân cách của giảng viên theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực của người giảng viên ở nhà trường quân đội và tuân theo những yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên. Do đó, trong nhìn nhận, đánh giá KNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá các mặt, làm rõ cả mặt ưu điểm và mặt hạn chế về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội.

doc190 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 14 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 35 2.1. Lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học 35 2.2. Lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 42 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 66 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79 3.1. Tổ chức nghiên cứu 79 3.2. Phương pháp nghiên cứu 88 3.3. Tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 99 Chương 4 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - XÃ HỘI NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 105 4.1. Thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 105 4.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 141 4.3. Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 151 4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm tác động 163 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 173 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 177 PHỤ LỤC 189 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Điểm trung bình ĐTB 2 Độ lệch chuẩn ĐLC 3 Đơn vị đối chứng ĐVĐC 4 Đơn vị thực nghiệm ĐVTN 5 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 6 Kỹ năng nghiên cứu khoa học KNNCKH 7 Nghiên cứu khoa học NCKH 8 Quân đội nhân dân QĐND DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu của giảng viên 84 Bảng 3.2. Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu của giảng viên 85 Bảng 3.3. Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu của giảng viên 85 Bảng 3.4. Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu của giảng viên 86 Bảng 3.5. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 103 Bảng 4.1. Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 105 Bảng 4.2. Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của giảng viên 109 Bảng 4.3. Kỹ năng xác định và chính xác hoá tên đề tài nghiên cứu của giảng viên 111 Bảng 4.4. Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của giảng viên 113 Bảng 4.5. Kỹ năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu của giảng viên 115 Bảng 4.6. Kỹ năng thu thập thông tin, dữ liệu nghiên cứu của giảng viên 118 Bảng 4.7. Kỹ năng xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu nghiên cứu của giảng viên 120 Bảng 4.8. Kỹ năng lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trình bày của giảng viên 123 Bảng 4.9. Kỹ năng lựa chọn, sử dụng hình thức trình bày của giảng viên 125 Bảng 4.10 Kỹ năng viết công trình nghiên cứu của giảng viên 127 Bảng 4.11. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu của giảng viên 130 Bảng 4.12. Kỹ năng điều chỉnh trong nghiên cứu của giảng viên 132 Bảng 4.13. Đánh giá chung về ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 141 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 142 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 145 Bảng 4.16. Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 148 Bảng 4.17: Mô tả thống kê các kỹ năng thực nghiệm tác động 163 Bảng 4.18: Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của giảng viên thống kê theo tần suất 165 Bảng 4.19: Mức chênh lệch giữa 02 lần đo nghiệm kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của giảng viên ở ĐVTN và ĐVĐC 166 Bảng 4.20: Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của giảng viên thống kê theo tần suất 168 Bảng 4.21: Mức chênh lệch 02 lần đo nghiệm kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của giảng viên ở ĐVTN và ĐVĐC 169 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1. So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu của giảng viên 117 Biểu đồ 4.2. So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu của giảng viên 122 Biểu đồ 4.3. So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu của giảng viên 129 Biểu đồ 4.4. So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu của giảng viên 135 Biểu đồ 4.5. Tổng hợp thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 136 Biểu đồ 4.6. So sánh tổng hợp đánh giá của 02 nhóm khách thể về kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 138 Biểu đồ 4.7. So sánh tổng hợp kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên theo đơn vị 139 Biểu đồ 4.8. So sánh tổng hợp kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên theo thời gian giảng dạy 140 Biểu đồ 4.9: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của ĐVTN và ĐVĐC 167 Biểu đồ 4.10: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của ĐVTN và ĐVĐC 170 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các nhóm kỹ năng trong kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 137 Sơ đồ 4.2. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với với kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 147 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học” [24, tr. 138]. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH, chủ thể nghiên cứu cần phải biết vận dụng thuần thục, linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm và phương thức phù hợp để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Đối với các trường sĩ quan QĐND Việt Nam, giảng viên là bộ phận quan trọng, chủ yếu trong các lực lượng sư phạm tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục, đào tạo, NCKH của mỗi nhà trường. Việc nghiên cứu, phát triển KNNCKH cho giảng viên sẽ góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH và chất lượng các công trình nghiên cứu của nhà trường. Nghiên cứu khoa học cùng với giảng dạy là hai nhiệm vụ chính trị trung tâm của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội. Hàng năm, giảng viên tham gia và thực hiện các nhiệm vụ NCKH theo định mức đã được quy định tại Điều 6 Thông tư 188/2021/TT-BQP: “Nhà giáo công tác tại các học viện, trường sĩ quan, trường đại học là 600 giờ hành chính là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua đối với nhà giáo” [6, tr. 4], nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH, đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của mỗi nhà giáo, làm căn cứ để thủ trưởng nhà trường phân công, bố trí, sử dụng, đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm; làm cơ sở để nhà giáo xây dựng kế hoạch giảng dạy, NCKH và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. NCKH giúp giảng viên bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghiên cứu; phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phản biện khoa học; phát hiện, giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn; qua đó, giảng viên khẳng định bản thân, thể hiện được xu hướng nghề nghiệp sư phạm quân sự. Kết quả NCKH là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, chịu sự tác động, quy định của nhiều yếu tố, trực tiếp là chất lượng nắm và vận dụng thuần thục, linh hoạt, hiệu quả hệ thống các KNNCKH của giảng viên. KNNCKH là một thành tố quan trọng của năng lực NCKH, cùng với hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp khác hợp thành năng lực sư phạm của giảng viên. Mức độ phát triển KNNCKH không chỉ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH mà còn tạo cơ sở để phát triển và củng cố hệ thống kỹ năng dạy học, qua đó, nâng cao chất lượng dạy học của giảng viên. Thực tế cho thấy, về cơ bản, đội ngũ giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội có năng lực toàn diện, đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục và đào tạo ở nhà trường; tích cực, chủ động trong các nhiệm vụ giảng dạy và NCKH; qua đó, kỹ năng giảng dạy và KNNCKH ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những yêu cầu mới của thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ NCKH, bên cạnh những ưu điểm, một số giảng viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Chưa thực sự chú ý đến nhiệm vụ NCKH vì chưa nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa giảng dạy và NCKH, chưa thấy được vai trò của NCKH đối với chất lượng giảng dạy; vẫn còn bộc lộ những hạn chế ở một số thao tác trong hoạt động NCKH như việc xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu và điều chỉnh trong nghiên cứu. Do đó, chất lượng NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội chưa đồng đều, có mặt chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, chưa tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng đột phá, hoạt động NCKH của giảng viên ở các trường chưa phát triển mạnh, việc nắm và vận dụng hệ thống các KNNCKH của giảng viên còn có những hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về vị trí, vai trò công tác NCKH của cấp uỷ, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị ở các trường chưa thật sự đầy đủ, chưa có định hướng nghiên cứu, chiến lược sản phẩm nghiên cứu rõ ràng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên nghiên cứu còn thiếu cân đối; bố trí, sử dụng lực lượng này chưa hợp lý, đồng bộ; sự phối hợp, hợp tác nghiên cứu giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường chưa được phát huy triệt để; việc phát huy các nguồn lực cho hoạt động NCKH có lúc chưa kịp thời [28]. Vấn đề bồi dưỡng phát triển và nâng cao KNNCKH cho giảng viên ở các trường đại học nói chung, đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tuy nhiên, nội dung cụ thể về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam chưa được tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống. Vì vậy, đòi hỏi việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội cần được coi là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH ở các trường sĩ quan. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về KNNCKH và đánh giá thực trạng KNNCKH của giảng viên KHXH&NV; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao kỹ năng này cho giảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu; Làm rõ những vấn đề lý luận về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam; Khảo sát, đánh giá thực trạng KNNCKH và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam; Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội và thực nghiệm tác động nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam. * Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ KNNCKH và các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu khoa học của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam tập trung chủ yếu ở đề tài khoa học của giảng viên. Luận án tập trung làm rõ biểu hiện của 04 nhóm KNNCKH (Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu) và các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam. Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên cứu là 475; trong đó, 415 giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV và 60 cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các khách thể ở 05 trường sĩ quan QĐND Việt Nam, khu vực phía Bắc, bao gồm: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Phạm vi về thời gian: Luận án được nghiên cứu từ tháng 11/2021 đến tháng 9/2023; các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu từ năm 2018 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội được biểu hiện trên 04 nhóm kỹ năng: Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu. KNNCKH của giảng viên hiện nay ở mức độ khá nhưng không ngang bằng nhau giữa các nhóm kỹ năng; trong đó, Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu và nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu ở mức độ khá; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu và nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu ở mức độ trung bình. Đồng thời, giảng viên ở các trường và giảng viên có thời gian giảng dạy khác nhau có sự tương đồng trong tự đánh giá về KNNCKH - đều ở mức độ khá. Kỹ năng NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó, yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố khách quan. Yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất là: Phương tiện kỹ thuật, điều kiện phục vụ cho quá trình NCKH; hoạt động bồi dưỡng KNNCKH cho giảng viên của khoa chuyên ngành; hình thức tổ chức hoạt động NCKH. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là: Hứng thú NCKH của giảng viên, nhu cầu NCKH của giảng viên, động cơ NCKH của giảng viên. Có thể nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam thông qua các biện pháp tâm lý - xã hội: Bồi dưỡng kiến thức NCKH cho giảng viên; xây dựng động cơ NCKH tích cực cho giảng viên; đa dạng hoá các hình thức hoạt động nghiên cứu nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu cho giảng viên; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên trong tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu; xây dựng môi trường NCKH lành mạnh cho hoạt động NCKH của giảng viên. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực của nhà giáo; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực của cán bộ quân đội. Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của khoa học Tâm lý học với các nguyên tắc tiếp cận như: Nguyên tắc tiếp cận hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hệ thống; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động; đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con người được này sinh, hình thành và phát triển. Cách tiếp cận này chỉ đạo khi nghiên cứu KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội, cần nhìn nhận KNNCKH được hình thành phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động và kết quả hoạt động NCKH. Để phát triển và nâng cao KNNCKH phải gắn với tổ chức các hoạt động NCKH. Đồng thời, để đánh giá KNNCKH phải đánh giá bằng kết quả hoạt động/hành động NCKH của giảng viên. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nguyên tắc này chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu phải thấy được các biểu hiện KNNCKH của giảng viên có mối quan hệ qua lại, tác động, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên. KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội nằm trong hệ thống các nhiệm vụ chính trị trung tâm, chịu sự chi phối bởi các yếu tố khác; đồng thời nó là kỹ năng phức hợp, là một hệ thống gồm các kỹ năng thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên. Đồng thời, KNNCKH của giảng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, để có thể nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra được những biện pháp tâm lý - xã hội phù hợp nâng cao KNNCKH cho giảng viên cần phải có sự tiếp cận hệ thống. Nguyên tắc tiếp cận phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện chứ không phải là cái cố định và bất biến. Cách tiếp cận này chỉ ra, KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành và phát triển thường xuyên, liên tục trong thực tiễn hoạt động NCKH của họ. Theo đó, trong nhìn nhận, đánh giá KNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá trong cả quá trình và chất lượng sản phẩm hoạt động NCKH của họ. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: Nghiên cứu tâm lý con người theo quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi người cụ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động và giao tiếp trong môi trường hoạt động quân sự, tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động. Cách tiếp cận này chỉ đạo quá trình nghiên cứu luận án phải tiếp cận một cách toàn diện nhân cách của giảng viên theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực của người giảng viên ở nhà trường quân đội và tuân theo những yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên. Do đó, trong nhìn nhận, đánh giá KNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá các mặt, làm rõ cả mặt ưu điểm và mặt hạn chế về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội. * Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn từ Chỉ thị, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới và chức trách, nhiệm vụ của giảng viên trong các nhà trường quân đội. Thực tiễn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đặt ra yêu cầu tạo những bước chuyển biến, đột phá, đổi mới sáng tạo để khoa học, công nghệ, trong đó có lĩnh vực KHXH&NV quân sự trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc. Để hiện thực hoá điều này, trong quân đội cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ các nhà khoa học có đủ phẩm chất và năng lực nghiên cứu, có KNNCKH ở mức độ tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cũng như chất lượng các sản phẩm NCKH. Hiện nay, giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội cùng với việc coi trọng chất lượng hoạt động giảng dạy, luôn đề cao chất lượng hoạt động NCKH, xác định đây là một trong hai nhiệm vụ chính trị trung tâm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình công tác tại nhà trường; họ luôn có hứng thú, nhu cầu cao, xác định động cơ đúng đắn với hoạt động NCKH. Điều này đòi hỏi giảng viên phải tự đánh giá đúng trình độ kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp trong nghiên cứu của bản thân để không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm ra những biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện phát triển và nâng cao KNNCKH cũng như kỹ năng chuyên môn. Hoạt động NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam hiện nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn có nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_ky_nang_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_giang_vien_khoa_hoc.doc
  • doc1 BIA LUAN AN.doc
  • pdf1 PHU LUC 1-10.pdf
  • docx1 PHU LUC 11-12.docx
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET.doc
Luận văn liên quan