Để tồn tại và phát triển, con người cần nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó có kỹ
năng ngôn ngữ. Về điều này, với luận điểm nổi tiếng: “Trước hết là lao động; sau lao
động, đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai động lực chủ yếu đã ảnh hưởng đến
bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó biến dần thành bộ óc con người” [33;19],
[45;17], Ph.Anghen khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ ở chỗ, nó không chỉ là
phương tiện để giao tiếp và tư duy mà còn là một công cụ lưu trữ tâm lý, văn hóa, kinh
nghiệm, giúp loài người chuyển khả năng phản ánh hiện thực từ cụ thể, trực tiếp, cảm
tính lên trừu tượng, gián tiếp, lý tính. Đối với mỗi cá nhân, với tư cách là kết quả của sự
nắm vững ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ vừa giúp hình thành nên năng lực riêng về ngôn
ngữ, vừa tạo ra năng lực mang tính công cụ cho hoạt động tâm lý nói chung (thông qua
và bằng ngôn ngữ mà các chức năng tâm lý cấp cao được hình thành, củng cố). Do đó,
khi đánh giá sự phát triển tâm lý cá nhân, một trong những lĩnh vực được quan tâm đánh
giá hàng đầu chính là sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân đó.
168 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----o0o-----
NGUYỄN THỊ HẢI THIỆN
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2016
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----o0o-----
NGUYỄN THỊ HẢI THIỆN
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ
CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS Trần Hữu Luyến
2. PGS. TS Nguyễn Thị Huệ
Hà Nội - 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Thiện
iv
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu, với sự hướng dẫn tận tình của
NGND.GS.TS Trần Hữu Luyến, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia
Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, tôi đã hoàn thành được luận án của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến NGND.GS.TS Trần Hữu Luyến và
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ lời tri ân chân thành nhất. Là những người chịu trách
nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận án, với khó khăn vốn có và cả những
khó khăn phát sinh của hoạt động nghiên cứu khoa học, các Thầy, Cô không tránh
khỏi nhọc nhằn, vất vả khi hướng dẫn học trò. Nhưng trên tất cả, với tâm huyết,
lòng say mê khoa học, sự tận tâm với nghề, với trò, các Thầy, Cô đã không quản
ngại thời gian, công sức để định hướng, chỉ bảo, động viên và khích lệ tôi tìm được
một hướng nghiên cứu rõ ràng và thuận lợi. Những gì tôi nhận được từ các Thầy,
Cô thực sự còn nhiều hơn cả một công trình khoa học. Kinh nghiệm làm việc,
nghiên cứu, đối nhân xử thế, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống nói chung mà
các Thầy, Cô dày công tạo dựng và truyền lại, đã trở thành hành trang quý báu đối
với việc học tập, nghiên cứu tiếp theo của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Bình
(Nguyên Trưởng bộ môn Tâm lý học đại cương), PGS. TS Nguyễn Thị Huệ
(Trưởng bộ môn Tâm lý học đại cương), cùng các Thầy giáo, Cô giáo, anh, chị
đồng nghiệp trong bộ môn đã luôn ủng hộ, sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
về thời gian, công việc để tôi hoàn thành được luận án của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý -
Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi được học
tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ và nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian
tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy giáo, Cô giáo, các anh, chị, em,
các bạn đồng nghiệp trong Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã luôn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, động viên và hỗ trợ tôi
trong các công việc chung của Khoa, cũng như công việc liên quan đến nghiên cứu,
tạo điều kiện để tôi tập trung được sức lực và thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng thời hạn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Tập thể cán bộ, giáo
viên và các cháu mẫu giáo của Trường mầm non Thực hành Hoa Thủy Tiên
v
(Cầu Giấy, Hà Nội) và Trường mầm non Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) đã nhiệt
tình tham gia, đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong hai năm học 2013 - 2014,
2014 - 2015, cũng như trong quá trình hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và
bạn bè, luôn là điểm tựa vững chắc, động viên và khích lệ tôi rất nhiều khi tôi thực
hiện công trình nghiên cứu này.
Do còn những hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và điều kiện nghiên cứu nên
công trình khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của
các Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học, các anh, chị, em và các bạn đồng nghiệp
để công trình được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Thiện
vi
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2
4. Giả thuyết khoa học. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận án 5
9. Cấu trúc của luận án. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NÓI TIẾNG
MẸ ĐẺ CỦA TRẺ MẪU GIÁO.. 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.. 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 16
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo 20
1.2.1. Kỹ năng.... 20
1.2.2. Kỹ năng nói.. 25
1.2.3. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ... 28
1.2.4. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.. 32
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo.... 46
1.3.1. Các yếu tố chủ quan. 46
1.3.2. Các yếu tố khách quan. 48
Tiểu kết chương 1..... 50
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 51
2.1. Tổ chức nghiên cứu... 51
2.2. Phương pháp nghiên cứu.. 60
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
MẪU GIÁO.. 70
3.1. Thực trạng mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo. 70
vii
3.1.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
mẫu giáo. 70
3.1.2. Mức độ thực hiện các kỹ năng thành phần trong kỹ năng nói tiếng mẹ
đẻ của trẻ mẫu giáo. 72
3.1.3. Mức độ tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt khi thực hiện
kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo. 77
3.1.4. So sánh mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo về một số
phương diện 91
3.1.5. Mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo ở từng độ
tuổi......... 93
3.1.6. Sự thay đổi mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo qua hai
năm học (2013 - 2014 và 2014 - 2015) 103
3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
mẫu giáo 114
3.3. Phân tích một số chân dung tâm lý (minh họa cho kết quả nghiên cứu
thực trạng).... 120
3.4. Thực nghiệm tác động.. 132
Tiếu kết chương 3.... 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.. 146
1. Kết luận..... 146
2. Kiến nghị... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC..
viii
DANH MỤC NHỮNG TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT CHỮ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 ĐTB Điểm trung bình
2 ĐLC Độ lệch chuẩn
3 KH Kết hợp
4 KKH Không kết hợp
5 KKS Không khảo sát
6 KN Kỹ năng
7 KNN Kỹ năng nói
8 KS Khảo sát
9 MG Mẫu giáo
10 MN Mầm non
11 TMĐ Tiếng mẹ đẻ
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1
Nội dung các mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo theo các
tiêu chí đánh giá. 44
Bảng 2.1 Phân bố khách thể nghiên cứu. 52
Bảng 2.2 Nội dung và tiêu chí quan sát các biểu hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ mẫu giáo.. 63
Bảng 2.3
Cách cho điểm và đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo.. 64
Bảng 3.1 Đánh giá chung mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.. 70
Bảng 3.2 Mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (xét theo chủ đề
chơi) 71
Bảng 3.3 Mức độ kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo.. 72
Bảng 3.4 Mức độ kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo.. 74
Bảng 3.5 Mức độ kỹ năng sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo.. 75
Bảng 3.6
Mức độ kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình
huống lời nói của trẻ mẫu giáo... 76
Bảng 3.7
Mức độ tính đúng đắn khi thực hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo. 78
Bảng 3.8
Mức độ tính đúng đắn khi thực hiện các kỹ năng thành phần trong kỹ
năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.. 79
Bảng 3.9 Một số lỗi sắp xếp trật tự từ trong câu nói của trẻ mẫu giáo.. 82
Bảng 3.10
Mức độ tính thành thục khi thực hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
mẫu giáo. 85
Bảng 3.11
Mức độ tính thành thục khi thực hiện các kỹ năng thành phần trong kỹ năng
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.. 86
Bảng 3.12
Mức độ tính linh hoạt khi thực hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo..
87
Bảng 3.13
Mức độ tính linh hoạt khi thực hiện các kỹ năng thành phần trong kỹ
năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo... 88
Bảng 3.14 Mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo bé 93
Bảng 3.15 Mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo nhỡ.. 97
Bảng 3.16 Mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo lớn 101
Bảng 3.17
Sự thay đổi mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ từ mẫu giáo bé đến
mẫu giáo lớn (xét theo kỹ năng thành phần)... 108
x
Bảng 3.18
Sự thay đổi mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ từ mẫu giáo bé đến
mẫu giáo lớn (xét theo tiêu chí đánh giá).. 109
Bảng 3.19
Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ mẫu giáo 114
Bảng 3.20
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ
của trẻ mẫu giáo.. 115
Bảng 3.21
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kỹ năng nói tiếng mẹ
đẻ của trẻ mẫu giáo. 116
Bảng 3.22
Mối tương quan và dự báo tác động thay đổi của các yếu tố tới kỹ năng
nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo 118
Bảng 3.23
Sự thay đổi kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo trước - sau thực
nghiệm và với lớp đối chứng.. 134
Bảng 3.24
Sự thay đổi kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo trước - sau
thực nghiệm và với lớp đối chứng 135
Bảng 3.25
Sự thay đổi kỹ năng sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo
trước - sau thực nghiệm và với lớp đối chứng 136
Bảng 3.26
Sự thay đổi kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình
huống lời nói của trẻ mẫu giáo trước - sau thực nghiệm và với lớp đối
chứng 137
xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1
Tương quan giữa các kỹ năng thành phần trong kỹ năng nói tiếng
mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo 76
Sơ đồ 3.2
Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ mẫu giáo 90
Biểu đồ 3.1
Sự khác biệt giữa tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt
của kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo 89
Biểu đồ 3.2
So sánh kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo theo phương diện
giới tính... 91
Biểu đồ 3.3
So sánh kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo theo phương diện
độ tuổi. 91
Biểu đồ 3.4
So sánh kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo theo phương diện
địa bàn. 92
Biểu đồ 3.5
Sự thay đổi kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ (từ mẫu giáo bé lên mẫu
giáo nhỡ)... 104
Biểu đồ 3.6
Sự thay đổi giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ (từ mẫu giáo bé lên mẫu giáo nhỡ) 105
Biểu đồ 3.7
Sự thay đổi kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ (từ mẫu giáo nhỡ lên
mẫu giáo lớn) 106
Biểu đồ 3.8
Sự thay đổi giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của
trẻ (từ mẫu giáo nhỡ lên mẫu giáo lớn).. 107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tồn tại và phát triển, con người cần nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó có kỹ
năng ngôn ngữ. Về điều này, với luận điểm nổi tiếng: “Trước hết là lao động; sau lao
động, đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai động lực chủ yếu đã ảnh hưởng đến
bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó biến dần thành bộ óc con người” [33;19],
[45;17], Ph.Anghen khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ ở chỗ, nó không chỉ là
phương tiện để giao tiếp và tư duy mà còn là một công cụ lưu trữ tâm lý, văn hóa, kinh
nghiệm, giúp loài người chuyển khả năng phản ánh hiện thực từ cụ thể, trực tiếp, cảm
tính lên trừu tượng, gián tiếp, lý tính. Đối với mỗi cá nhân, với tư cách là kết quả của sự
nắm vững ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ vừa giúp hình thành nên năng lực riêng về ngôn
ngữ, vừa tạo ra năng lực mang tính công cụ cho hoạt động tâm lý nói chung (thông qua
và bằng ngôn ngữ mà các chức năng tâm lý cấp cao được hình thành, củng cố). Do đó,
khi đánh giá sự phát triển tâm lý cá nhân, một trong những lĩnh vực được quan tâm đánh
giá hàng đầu chính là sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân đó.
Là một bộ phận của kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cũng mang vai
trò quan trọng nói trên, vừa phục vụ trực tiếp cho việc nắm vững tiếng mẹ đẻ, vừa là
phương tiện để giao tiếp, lĩnh hội văn hóa, kinh nghiệm của nhân loại và để học tập
suốt đời. Ngoài ra, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ còn có những vai trò mà ngôn ngữ thứ hai
hoặc ngoại ngữ không có được vì nó là cơ sở, điều kiện để con người tiếp nhận được
các ngôn ngữ khác về sau. Đồng thời, cùng với dòng sữa mẹ, kỹ năng này góp phần
không nhỏ vào việc nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho mỗi người ngay từ những lời
giao tiếp đầu tiên [9; tr.9, 126], [39; tr.99]. Ở góc độ xã hội, việc thực hiện và bồi
dưỡng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ còn là hành động thiết thực góp phần gìn giữ, phát huy
những giá trị văn hóa, tinh thần của mỗi quốc gia, dân tộc. Cũng vì lẽ đó, năm 2000,
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quyết
định lấy ngày 21 tháng 2 hàng năm là ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ (IMLD -
International Mother Language’s Day) nhằm thừa nhận sự đa dạng của ngôn ngữ, văn
hoá, đồng thời tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong các chương trình giáo dục song ngữ, đa ngữ.
Trong cuộc đời con người, tuổi mầm non nói chung, mẫu giáo nói riêng, là giai
đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi và đạt nhiều thành tựu rực rỡ về sự phát triển ngôn
ngữ. Tuy vậy, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ vẫn còn những hạn chế nhất định, như
phát âm lệch chuẩn, nói câu chưa đúng ngữ pháp, dùng từ chưa chính xác, biểu cảm,
chưa sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý muốn nói một cách dễ dàng Bên cạnh đó, việc
người lớn rèn luyện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ cũng còn những bất cập (hoặc thiếu
sự quan tâm bồi dưỡng; hoặc bồi dưỡng nhưng quan điểm, nội dung, phương pháp lại
chưa thật chuẩn mực, phù hợp với từng độ tuổi). Điều này không chỉ để lại hậu quả đối
2
với cá nhân trẻ (như bị mai một tiếng mẹ đẻ, hạn chế khả năng hiểu và sử dụng ngôn
ngữ ở những giai đoạn phát triển sau, gặp khó khăn khi phải thực hiện các nhiệm vụ tư
duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng) mà còn để lại những hệ luỵ lâu dài về mặt xã hội
(trẻ có thể không hiểu hết, dẫn đến không gìn giữ được các giá trị tinh thần, văn hóa như
các lớp trầm tích được lắng đọng trong ngôn ngữ của dân tộc mình).
Việc hiểu được bản chất, đặc điểm kỹ năng nói của trẻ, xác định được cách thức
đo lường kỹ năng này, bên cạnh ý nghĩa lý luận, còn giúp ích trực tiếp cho việc đánh
giá, chẩn đoán, can thiệp, bồi dưỡng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ; góp phần khắc phục
những hạn chế nói trên; đóng góp cho tâm lý học phát triển và tâm lý học giáo dục.
Tuy nhiên, ở nước ta, những nghiên cứu về vấn đề này còn ít.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng nói
tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo. Trên
cơ sở đó, luận án đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao
kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ
mẫu giáo.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể trực tiếp: Trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) của Trường mầm non thực
hành Hoa Thủy Tiên (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Trường mầm non Tân Hội (Huyện
Đan Phượng, Hà Nội).
- Khách thể gián tiếp: Cha mẹ của những trẻ được nghiên cứu và giáo viên mầm
non ở cả hai trường.
Số lượng cụ thể về khách thể nghiên cứu được mô tả tại chương 2.
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo là kỹ năng phức hợp, biểu hiện ở
bốn kỹ năng cơ bản: 1- Kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý; 2- Kỹ năng sử dụng từ
để thể hiện ý; 3- Kỹ năng sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý; 4- Kỹ năng sử dụng tiếng
mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói. Bốn kỹ năng thành phần này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ thực hiện kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý là
tốt nhất, kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý là yếu nhất.
4.2. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan. Trong đó, trình độ nắm vững ngôn ngữ nói của bản thân trẻ,
phương pháp dạy nắm vững tiếng mẹ đẻ, cách thức tương tác, giao tiếp của người lớn
với trẻ là ba yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất.
3
4.3. Có thể nâng cao kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo bằng biện pháp tạo
môi trường nói và cung cấp lời nói mẫu cho trẻ phù hợp với tình huống lời nói.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo:
làm rõ các xu hướng nghiên cứu về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ; xây dựng khái niệm công
cụ, tiêu chí đánh giá, các biểu hiện và mức độ kỹ năng nói; xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.
5.2. Phát hiện thực trạng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo, những yếu tố
chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng này của trẻ.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng
nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo có thể được nghiên cứu ở nhiều
phương diện (như cấu trúc tâm lý, các kỹ năng cấu thành...). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tập trung nghiên cứu kỹ năng nói của trẻ ở phương diện các kỹ năng thành
phần mà không khai thác sâu cấu trúc tâm lý của nó.
- Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo là kỹ năng phức hợp, gồm nhiều kỹ
năng thành phần. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 4 kỹ năng: 1- Kỹ năng sử
dụng ngữ âm để thể hiện ý; 2- Kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý; 3- Kỹ năng sử dụng
ngữ pháp để thể hiện ý; 4- Kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình
huống lời nói.
- Có nhiều tiêu chí khác nhau để xem xét kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu
giáo. Trong đề tài này, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ được đánh giá theo 3 tiêu chí
cơ bản là tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt.
- Tiếng mẹ đẻ được đề cập trong nghiên cứu này là Tiếng Việt.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trên 195 trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi) thuộc Trường
mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và Trường mầm non Tân Hội.
- Trẻ mẫu giáo được nghiên cứu trong đề tài này đều là con của những cặp bố mẹ
là người thuần Việt, nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt phổ thông và phát triển bình thường
về mặt ngôn ngữ.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở 02 trường mầm non tại Hà Nội. Trong đó, có 01 trường
bán công, thuộc nội thành Hà Nội (Trường mầm non Hoa Thủy Tiên, Cầu Giấy, Hà
4
Nội) và 01 trường công lập, ở ngoại thành Hà Nội (Trường mầm non Tân Hội, Đan
Phượng, Hà Nội).
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Nguyên tắc hoạt động: Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo được hình
thành trong quá trình trẻ thực hiện các hành động/hoạt động nói tiếng mẹ đẻ. Vì thế, để
hình thành kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ, cần gắn với các hoạt động khác nhau và phù hợp
với sự phát triển tâm lý của trẻ. Đồng thời, để đánh giá được kỹ năng này, cũng cần
quan sát và đánh giá bằng kết quả hành động/hoạt động nói tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Nguyên tắc hệ thống: Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ là kỹ năng phức hợp, được coi là
một hệ thống gồm các cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Vì vậy, không có kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ một cách chung chung mà nó được thể hiện
qua từng kỹ năng cụ thể, với tư cách là biểu hiện của kỹ năng này. Ngược lại, để đánh
giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ, cần đánh giá nó một cách tổng thể, khái quát trong
toàn bộ các kỹ năng này chứ không thể chỉ dựa vào một kỹ năng riêng lẻ nào. Ngoài
ra, cần ng