Đồng bằn g Sông Cửu Lon g (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông MeKong có n guồn tài
nguyên nước ngọt dòi dào, phong phú, nguồn nước sông này đóng vai trò quan
trọng đối với nghề nuôi thủy sản của cả nước, chiếm phần l ớn diện tích và sản
lượng nuôi trồng.
Hiện nay sản phẩm cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) được xem là n guồn
xuất khẩu thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi mạnh dạn đầu t ư
vào đối tượng này. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo, chủ động cung cấp n guồn
giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và mở ra một
hướng đi mới. đặc biệt là sản xuất gi ống cá.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng
việc quản lý sản xuất và chất l ượng con giống vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Chính vì nhu cầu nuôi cá tra t hương ph ẩm n gày càng mở rộn g diện tích từ
đó để đáp ứng nhu cầu về con giống số lượng và chất lượn g nên đề tài “Kỹ thuật
sinh sản nhân t ạo cá Tra tại Trun g Tâ m Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp” được
nghiên cứu thực hiện tại Trung Tâ m Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp như sau:
Từ những quan sát trong các lần kiể m tra cho cá đẻ, Chúng tôi thấy rằng tại
Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp có cá bố mẹ thành thục trong suốt
thời gian từ tháng 12 đến thán g 5 năm sau. Đàn cá bố mẹ có những cá thể thành
thục trong suốt th ời gian nghiên c ứu, phần nào chứng tỏ rằng cá tra man g đặt
điểm sinh sản quanh năm của cá vùng nhiệt đới.
Các điều kiện môi trường nuôi vỗ, cho cá đẻ và ấp trứng cá tra là thuận lợi. Các
đợt kích thích sinh sản nhân tạo cá tra đạt tỷ l ệ cá đẻ t ừ 58,82 đến 87,5%. Sức
sinh sản của cá tra thấp nhất 69.303 trứn g/kg cá cái và cao nhất là 143.040 trứng/
kg. Điều này chứng t ỏ rằng vào đầu vụ cá có sức sinh sản thấp được tăng dần theo
mức độ t hành thục của cá đến giữa vụ và chính vụ.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasi anodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thuỷ Sản Nước Ngọt
HUỲNH THỊ HỒNG TIẾM
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Ts.
PHẠM MINH THÀNH
2009
i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn quí thầy, cô Khoa Thủy Sản – Trường Đại
học Cần thơ.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Thành, đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung Tâm Giống Thủy Sản Tỉnh Đồng Tháp, cô
Nguyễn Thị Rô, chú Huỳnh Văn Thiện các anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại
trung tâm đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tiếp cận thực tế và thu thập số
liệu.
Xin cám ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản LT-K2 đã hỗ trợ động viên em
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Và tôi hoàn thành luận văn này là nhờ phần đóng góp không thể kể hết của gia
đình tôi, xin được cám ơn đến tất cả những người thân.
Một lần nữa, xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi người đã
giúp đỡ và chia sẻ với tôi để có sự thành công như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn.
Huỳnh Thị Hồng Tiếm
ii
TÓM TẮT
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông MeKong có nguồn tài
nguyên nước ngọt dòi dào, phong phú, nguồn nước sông này đóng vai trò quan
trọng đối với nghề nuôi thủy sản của cả nước, chiếm phần lớn diện tích và sản
lượng nuôi trồng.
Hiện nay sản phẩm cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) được xem là nguồn
xuất khẩu thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi mạnh dạn đầu tư
vào đối tượng này. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo, chủ động cung cấp nguồn
giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và mở ra một
hướng đi mới. đặc biệt là sản xuất giống cá.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng
việc quản lý sản xuất và chất lượng con giống vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Chính vì nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm ngày càng mở rộng diện tích từ
đó để đáp ứng nhu cầu về con giống số lượng và chất lượng nên đề tài “Kỹ thuật
sinh sản nhân tạo cá Tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp” được
nghiên cứu thực hiện tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp như sau:
Từ những quan sát trong các lần kiểm tra cho cá đẻ, Chúng tôi thấy rằng tại
Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp có cá bố mẹ thành thục trong suốt
thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Đàn cá bố mẹ có những cá thể thành
thục trong suốt thời gian nghiên cứu, phần nào chứng tỏ rằng cá tra mang đặt
điểm sinh sản quanh năm của cá vùng nhiệt đới.
Các điều kiện môi trường nuôi vỗ, cho cá đẻ và ấp trứng cá tra là thuận lợi. Các
đợt kích thích sinh sản nhân tạo cá tra đạt tỷ lệ cá đẻ từ 58,82 đến 87,5%. Sức
sinh sản của cá tra thấp nhất 69.303 trứng/kg cá cái và cao nhất là 143.040 trứng/
kg. Điều này chứng tỏ rằng vào đầu vụ cá có sức sinh sản thấp được tăng dần theo
mức độ thành thục của cá đến giữa vụ và chính vụ.
Tỷ lệ thụ tinh đạt từ 67,8 đến 83,2 %. Sau 17 – 24 giờ trứng bắt đầu nở, thời gian
để cá nở để cá nở hết có thể kéo dài đến 30 giờ.
Tỷ lệ dị hình từ 0,7 đến 1,2.
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1
CHƯƠNG II........................................................................................................ 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới ................................................. 3
2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam..................................................... 3
2.3. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................. 3
2.3.1. Hệ thống phân loại .......................................................................... 3
2.3.2. Đặc điểm phân bố ........................................................................... 4
2.3.3. Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 4
2.3.4. Tập tính dinh dưỡng ....................................................................... 5
2.3.5. Đặc điểm sinh sản ........................................................................... 9
2.4. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................................................... 10
2.4.1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ ..................................................... 11
2.4.2. Mùa vụ, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................ 11
2.4.3. Mật độ thả và tỷ lệ cá bố mẹ ........................................................ 11
2.4.4. Thức ăn nuôi vỗ ............................................................................ 12
2.4.5. Chế độ chăm sóc và kiểm tra sự thành thục của cá ................... 12
2.5. Một số kích dục tố thường dùng trong sinh sản nhân tạo ......................... 13
2.5.1. Não thùy (Hypophysis- tuyến yên) ............................................. 13
2.5.2. HCG (Human Chorionie Gonadotropin) ..................................... 13
2.6. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra ............................................................. 14
2.6.1. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ ............................................................ 14
2.6.2. Vấn đề ấp trứng ............................................................................. 14
CHƯƠNG III .................................................................................................... 16
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 16
3.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 16
3.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. .16
3.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 16
3.4.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ .......................................................................... 16
3.4.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá tra ............................................. 19
3.4.3. Ấp trứng ......................................................................................... 22
3.4.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu ............................................. 22
CHƯƠNG IV .................................................................................................... 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 24
4.1. Tổng quan về Trung Tâm Giống Thủy Sản Đồng Tháp ........................... 24
4.1.1. Vị trí địa lý và cơ sở vật chất ....................................................... 24
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................ 25
4.2. Kết quả nuôi vỗ cá tra bố mẹ ................................................................... 25
4.2.1. Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ .... 25
iv
4.2.2. Sự thành thục của cá ..................................................................... 26
4.3. Kết quả kích thích cá sinh sản ................................................................. 27
4.3.1. Kết quả kích thích cá sinh sản ..................................................... 27
4.3.2. Sự phát triển phôi.......................................................................... 27
CHƯƠNG V ..................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................... 32
I. Kết luận ...................................................................................................... 32
II. Đề xuất...................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………33
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….35
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ................................................. 3
Hình 2: Trộn thức ăn cho cá .............................................................................. 18
Hình 3: Thức ăn đã được trộn trước khi cho cá ăn ............................................. 18
Hình 4: Thức ăn công nghiệp ............................................................................ 19
Hình 5: Kiểm tra cá bố mẹ trước khi cho sinh sản ............................................. 19
Hình 6: Vuốt trứng cá cái .................................................................................. 20
Hình 7: Vuốt tinh cá đực ................................................................................... 21
Hình 8: Khử dính cho trứng............................................................................... 21
Hình 9: Ấp trứng trong hệ thống bình Weys ...................................................... 22
Hình 10: Trung Tâm Giống Thủy Sản Đồng Tháp............................................. 24
Hình 11: Các giai đoạn phát triển phôi cá tra ở điều kiện nhiệt độ 28,50 C ........ 29
1
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 :Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ..................................................................
17
Bảng 2 :Thả cá bố mẹ vào ao nuôi .....................................................................
17
Bảng 3: Thành phần thức ăn chế biến nuôi vỗ cá bố mẹ ....................................
18
Bảng 4: Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................
25
Bảng 5: Một số chỉ tiêu sinh sản cá ...................................................................
27
Bảng 6: Điều kiện môi trường ấp trứng .............................................................
28
Bảng 7: Một số chỉ tiêu phát triển phôi ..............................................................
28
2
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Do nhu cầu của người tiêu thụ cũng như giá trị kinh tế khá cao mà cá tra từ
lâu đã là loài cá được nuôi phổ biến ở Việt Nam và ở nhiều nơi trên thế
giới.Trước đây nguồn giống phục vụ cho nghề nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào
tự nhiên nên nghề nuôi cá tra khá bấp bênh, đồng thời do việc khai thác quá
mức làm cho nguồn cá giống ngày càng cạn kiệt, không còn đủ để đáp ứng
nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết đặt ra cho
nghề nuôi là phải có nguồn cá giống đủ để cung cấp cho người sản xuất khi
mà nguồn cá giống tự nhiên không còn đủ khả năng đáp ứng . Trước khó khăn
đặt ra của thực tế sản xuất , từ năm 1960 Thái Lan đã đẩy mạnh đầu tư cho
chương trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra và đến năm 1966 đã thành
công. Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất giống cá tra nhân tạo.
Năm 1974 quy trình sản xuất giống cá tra đã tương đối hoàn chỉnh. Sự ra đời
của kỹ thuật sinh sản cá tra được xem như một bước ngoặc lớn đánh đấu sự
phát triển của nghề nuôi cá tra trên thế giới.
Ở Viêt Nam, một số trường và viện nghiên cứu từ lâu đã tiến hành nghiên cứu
việc nuôi vỗ và cho sinh sản nhân tạo loài cá này. Các kết quả thu được cho
thấy cá tra có khả năng sinh sản bằng phương pháp nhân tạo. Tuy nhiên trong
giai đoạn đầu kỹ thuật còn chưa ổn định và có nhiều khó khăn cần tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện. Do đó mãi đến năm 1998 nước ta mới thật sự thành
công trong việc cho sinh sản nhân tạo cá tra và đưa vào sản xuất đại trà. Nếu
như trước đây nguồn cá giống được cung cấp chủ yếu từ hệ thống sông tiền,
sông Hậu thì từ đây nguồn cá giống sinh sản nhân tạo trở thành nguồn cung
cấp chính cho người nuôi. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo, chủ động cung
cấp nguồn giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và
mở ra một hướng đi mới, phát triển nhanh chóng cho nghề nuôi cá tra vốn dĩ
là một phần cuộc sống của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông MeKong có nguồn tài
nguyên nước ngọt dòi dào, phong phú, nguồn nước sông này đóng vai trò quan
trọng đối với nghề nuôi thủy sản của cả nước, chiếm phần lớn diện tích và sản
lượng nuôi trồng. Chế độ thổ nhưỡng và thủy văn ở ĐBSCL tương đối thuận
lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhóm cá nước ngọt đặc biệt là các loài
nước ngọt như: cá rô đồng, cá lóc, cá rô phi, cá tra, cá basa,... Nhờ thị trường
3
ngày càng mở rộng , nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao mà trong năm 2003 sản
lượng cá tra, basa đạt trên 250.000 tấn và đến năm 2004 sản lượng tăng lên
315.00 tấn. Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra, basa tại ĐBSCL phát
triển rất nhanh, với tổng sản lượng 400.000 tấn, chiếm 11% kim ngạch xuất
khẩu toàn ngành thủy sản năm 2005 (Phạm Thị Thu Hồng, 2006), đến năm
2007 sản lượng cá Tra nuôi của vùng ĐBSCL đạt hơn 1.000.000 tấn (Bộ Thủy
sản, 2007). Hơn nữa, hiện nay sản phẩm cá Tra được xem là nguồn xuất khẩu
thủy sản quan trọng của nước ta, do đó nhiều hộ nuôi mạnh dạn đầu tư vào đối
tượng này. Nhờ tổ chức nuôi qui mô lớn, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật kết hợp với những kinh nghiệm thực tiển qui trình nuôi hoàn chỉnh, tạo
được lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế so với nhiều loài cá nước
ngọt khác ở Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia…Thịt cá Tra fillet thương
phẩm của ĐBSCL đã có mặt ở hầu hết trên nhiều thị trường của khoảng 65
nước, mang lại nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL
nhưng việc quản lý sản xuất và chất lượng con giống vẫn chưa được quan tâm
đúng mức.Chính vì nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm ngày càng mở rộng diện
tích từ đó để đáp ứng nhu cầu về con giống số lượng và chất lượng nên đề tài
“Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh
Đồng Tháp” tiếp tục được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
Thông qua thực hiện đề tài tiếp cận thực tế sản xuất cá giống, nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp;đồng thời thu thập thông tin về những vấn đề thuộc kỹ thuật
sản xuất giống cá tra tại Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung nghiên cứu:
Khái quát về Trung Tâm Giống Thủy sản tỉnh Đồng Tháp
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Kích thích sinh sản cá
Ấp trứng và theo dõi sự phát triển phôi
4
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới
Nguồn lợi và sản phẩm thủy sản mang lại từ các hoạt động nuôi trồng thủy
sản, bảo vệ và khai thác hợp lý từ con người đã đóng góp tích cực vào sự an
toàn thực phẩm cho con người trên khắp các châu lục. Tổng sản phẩm thủy
sản thế giới năm 2001 ước đạt 128,8 triệu tấn trong đó nuôi trồng là 37,5 triệu
tấn. Năm 2002 tổng sản lượng thủy sản thế giới là 133 triệu tấn trong đó sản
lượng nuôi trồng là 51,4 triệu tấn (Lowther, 2004).
2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, sản lượng thủy sản nuôi trồng có
tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khai thác. Từ năm
1990 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước có sản lượng cá nuôi
lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan,
Bangladesh (Bộ Thủy Sản, 2006).
2.3. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.3.1. Hệ thố ng phân loạ i
Hình 1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Theo hệ thống phân loại gần đây của Komarudin và Pariselle, 2000; Tana,
2000 cá Tra có hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Komarudin và Pariselle,
2000; Tana, 2000)
5
Trước đây,loài cá Tra nuôi Pangasius hypophthalmus được mô tả lần đầu bởi
Sauvage năm 1878 ở Campuchia, tên khoa học của cá Tra còn có nhiều tên
khác dựa trên cơ sở những tài liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu
hệ cá lân cận như Thái Lan (Smith, 1945). Nhưng theo kết quả định danh lại
của Robert và Vidthayanon (1991) cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và tên
khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Yên et al, 1992;
Khoa và Hương, 1993). Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cá tra còn
có tên khoa học khác là Pangasius sutchi (Cacot, 1998). Nhưng kết quả định
danh của Robert và Vidthayanon (1991) đã được kiểm định bởi Loan (1998)
vẫn được xem là phù hợp nhất và được dùng phổ biến trong các báo cáo khoa
học trong và ngoài nước.
2.3.2. Đặc điểm phân bố
Loài cá tra có nguồn gốc từ sông Mekong và sông Chaophraya - Thái Lan
(Robert và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền,
sông Hậu, nhiều nhất là ở vùng hạ lưu. Cá Tra bột được vớt chủ yếu trên sông
Tiền, sông Hậu, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy
trong tự nhiên (Yên et al, 1992).
Theo Cacot (1999), ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống
Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lớn hơn 50cm). Đặc
biệt có 2 loài là cá Tra (Pangasianodon hypophalmus) và cá Basa (Pangasius
bocourti ) được nuôi rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều mùn bã
hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi với mật độ cao.
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là loài tăng trưởng nhanh nhất
trong 10 loài thuộc giống Pangasius (Lazard, 1998) và Pangasianodon. Cá Tra
bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1-1,1cm, sau 14 ngày ương đạt
2,0-2,3cm và trọng lượng là 0,52g. Cá năm tuần tuổi đạt 1,28-1,5g, chiều dài
5-6cm. Sau một năm cá đạt 0,7-1,5 kg và đến 3-4 tuổi đạt 3-4kg. Cá còn nhỏ
tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy mỡ, cần
có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung
cấp. Độ béo (mỡ) cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ
béo tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có
trọng lượng 11,2g có độ béo 0,99%, cá 560g có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi
nặng 3,62kg có độ béo là 1,62%. Cá đực có độ béo cao hơn cá cái (Trần Thanh
Xuân, 1994).
6
Tương quan giữa độ tuổi và trọng lượng cho thấy cá tăng trưởng nhanh ở
những năm đầu, về sau chậm dần. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở
Campuchia) tăng trọng rất ít, cá nuôi trong ao 9 năm đạt 16,5 kg trong khi cá
trong tự nhiên cỡ 20 tuổi cũng chỉ đạt 15- 17 kg (Bộ Thủy sản, 1991).
2.3.4. Tậ p tính dinh dưỡng
Cũng như các loài khác, dinh dưỡng rất cần thiết cho sự thành thục và phát
triển của cá khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh động vật. Thức
ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều
trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer
không cao (Anh và Ðoan, 1997). Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng có
thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artermia, trùn chỉ, Moina, Rotifer,
thức ăn chế biến… Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao
và sinh trưởng của cá tốt nhất (Hùng et al, 1998).
Cá Tra khi hết noãn hoàng có thể bắt đầu ăn lẫn nhau và chúng vẫn tiếp tục ăn
nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ. Khi khảo sát cá bột vớt trong tự
nhiên vẫn thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được,
ngoài ra còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá
con các loài cá khác (Anh và ctv, 1979).
Cá con 12 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Xuân và ctv, 2000).
Cá Tra càng lớn, phổ thức ăn của cá càng rộng.
Theo Xuân, 1994 khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ d