Luận án La thành (Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học

Cho đến cuối thế kỷ XIV, “Đại La thành” hay “La thành” là là tên gọi được các bộ chính sử Việt Nam sử dụng để nói về vòng thành ngoài cùng của Kinh thành Thăng Long. Đến nay, qua những nghiên cứu của các nhà sử học, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng đòi hỏi cần có thêm những chứng cứ rõ ràng hơn từ công tác nghiên cứu khảo cổ học. Vì vậy, cần có một đề tài đi sâu nghiên cứu về hệ thống tư liệu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) nhằm từ đó làm rõ hơn về vị trí và vai trò của nó trong lịch sử Việt Nam. 1.2. Công tác nghiên cứu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) được bắt đầu từ năm 2003 với cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại địa điểm Đoài Môn. Tiếp đó, trong các năm 2011, 2012 và 2013, Viện KCH đã tiến hành khai quật khảo cổ 5 địa điểm tại tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám và 1 địa điểm ở nút giao Ô Chợ Dừa, được xác định thuộc vòng thành ngoài cùng của Kinh thành Thăng Long - Đại La thành hay La thành. Qua các lát cắt đã xác định được các lớp đất đắp thành qua các thời kỳ lịch sử, và một khối lượng lớn các di tích, di vật thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê (thế kỷ XV - XVIII). Bước đầu dựa trên kết quả khai quật đã minh chứng được lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của La thành qua các thời kỳ lịch sử, góp phần vào kết quả nghiên cứu chung lịch sử của kinh thành Thăng Long. Dẫu vậy, khối tư liệu này chưa được nghiên cứu hệ thống nên đã gây không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiều về La thành (Thăng Long)

pdf227 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án La thành (Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DOÃN VĂN LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG LỊCH SỬ QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI - 2018 N G U Y Ễ N D O Ã N V Ă N L U Ậ N Á N T IẾ N S Ĩ K H Ả O C Ổ H Ọ C H À N Ộ I - 2 0 1 8 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DOÃN VĂN LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG LỊCH SỬ QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 9.22.90.17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Tống Trung Tín 2. PGS. Lê Văn Lan HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và được trích nguồn rõ ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Nguyễn Doãn Văn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan và cá nhân. Nhân đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Khảo cổ học - Học viện Khoa học Xã hội, các thầy cô trong Tổ bộ môn Khảo cổ học, Khoa lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Lãnh đạo Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội, Viện Khảo cổ học, Ban Chủ nhiệm các Dự án khai quật tuyến đê Bưởi và nút giao thông Bưởi - Đội Cấn - Hoàng Hoa Thám, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, chính quyền và nhân dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ sự trân trọng và tri ân đến PGS. Lê Văn Lan; PGS.TS Tống Trung Tín; TS. Nguyễn Thị Hòa; PGS.TS Bùi Văn Liêm; TS. Trần Quý Thịnh; TS. Nguyễn Gia Đối; TS. Nguyễn Tiến Đông, là những người Thầy, người cô đã dẫn dắt tác giả từ những nhận thức đầu tiên cho đến định hướng, hướng dẫn trực tiếp để nghiên cứu sinh tiếp cận và thực hiện luận án này. Hơn nữa, sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình và bạn bè là chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ giáo của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn trên con đường nghiên cứu của mình. iii MỤC LỤC Bảng các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn Danh mục phụ lục minh họa MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................. 5 7. Cơ cấu của luận án ............................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 6 1.1. Địa lý tự nhiên vùng đất Thăng Long - Hà Nội ................................ 6 1.2. La thành (Thăng Long) qua tư liệu thư tịch và bản đồ ................... 12 1.3. Lịch sử nghiên cứu khảo cổ La thành (Thăng Long) ...................... 17 1.4. Những nghiên cứu về La thành (Thăng Long) nhận thức và vấn đề ........................................................................ 25 1.5. Tiểu kết chương 1 ............................................................................ 38 CHƯƠNG 2: LA THÀNH (THĂNG LONG) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC .......................................................... 40 2.1. Kết quả khảo sát La thành (Thăng Long) ........................................ 40 2.2. Kết quả khai quật địa điểm Đoài Môn (Ủng Thành) ...................... 44 2.3. Khai quật địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám ........................... 47 2.4. Khai quật tuyến đê Bưởi .................................................................. 55 2.5. Khai quật nút giao thông Ô Chợ Dừa .............................................. 77 iv 2.6. Di vật ............................................................................................... 84 2.7. Nhận thức về La thành (Thăng Long) qua tư liệu khảo cổ ........... 100 2.6. Tiểu kết chương 2 .......................................................................... 104 CHƯƠNG 3: LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG BỐI CẢNH CÁC KINH THÀNH CỔ VIỆT NAM .................................................................. 107 3.1. Kinh thành cổ Cổ Loa (Hà Nội) .................................................... 107 3.2. Kinh thành cổ Hoa Lư (Ninh Bình) .............................................. 114 3.3. Kinh thành cổ Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) .................................. 121 3.4. Nghiên cứu so sánh La thành (Thăng Long) với các kinh thành cổ ở Miền Bắc Việt Nam ................................ 126 3.5. Phương hướng bảo tồn La thành (Thăng Long) ............................ 134 3.6. Tiểu kết chương 3 .......................................................................... 137 KẾT LUẬN .......................................................................................... 139 Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục minh họa v BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc gia BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam DTDT Di tích Danh thắng ĐHTH Đại học Tổng hợp KCH Khảo cổ học KHXH Khoa học xã hội KHXHNV Khoa học Xã hội và Nhân văn NCLS Nghiên cứu Lịch sử NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb Nhà xuất bản TK Thế kỷ Tr Trang VH-TT Văn hóa - Thông tin VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch vi BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 1: Bảng thống kê hiện vật nằm trong các lớp đất đắp thành DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam] Bản đồ 2: Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội [Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam] Bản đồ 3: Bản đồ khu vực nội thành Thành phố Hà Nội [Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội] Bản đồ 4: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn Hồng Đức bản đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2499] Bản đồ 5: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: An Nam hình thắng chi đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A3034] Bản đồ 6: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Thiên tải nhàn đàm, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2006] Bản đồ 7: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Toàn tập Thiên Nam lộ đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1081] Bản đồ 8: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Thiên Nam tứ chí lộ đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A73] Bản đồ 9: Hà Nội năm 1831 [Nguồn: Thư viện Quốc gia, ký hiệu A2.3.32] Bản đồ 10: Hà Nội thời Tự Đức 1866 và 1873 [Nguồn: Thư viện Quốc gia, ký hiệu 2.3.24] Bản đồ 11: Hà Nội năm 1888 [Nguồn: Bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận, Nxb Thế giới, 2008] vii Bản đồ 12: Các điểm di tích thành Thăng Long thời điểm 1588 - 1592 [Nguồn: 27] Bản đồ 13: Thành Thăng Long được xây dựng và phát triển qua các thời kỳ lịch sử [Nguồn: 25, tr 21] BẢN ẢNH Bản ảnh 1: Một đoạn đê La thành ở đường Âu Cơ (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 2: Một đoạn đê La thành trên đường Nguyễn Khoái (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 3: Một đoạn đê La thành ở khu vực nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 4: Một đoạn đê La thành ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 5: Đền Voi Phục trên đường Thụy Khuê (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 6: Đền Bạch Mã trên đường Hàng Buồm (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 7: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 8: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 9: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 10: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 11: Mặt cắt La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 12: Một đoạn mặt cắt La thành ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7) Bản ảnh 13: Một số vật liệu kiến trúc ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám viii (Nguồn: 7) Bản ảnh 14: Khu vực thi công các nút giao thông trên tuyến đường vành đai II (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 15: Dấu vết tường thành bên dưới lớp rác ở Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 16: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 17: Dấu vết tường thành ở Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 18: Chi tiết lớp đầm gạch ngói ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 19: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 20: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 21: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 22: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 23: Vết tích tường thành ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 24: Dấu tích kỹ thuật đầm đinh tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 25: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 26: Mộ thời Đường ở chân La thành tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 27: Xử lý mộ táng ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 28: Nghiên cứu nút giao Đội Cấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 29: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 30: Khai quật nút giao thông Bưởi năm 2015 (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 31: Địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao thông Bưởi ix (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 32: Kỹ thuật đầm và gia cố tường thành ở nút giao thông Bưởi (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 33: Dấu vết kỹ thuật đầm đinh ở nút giao Bưởi (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 34: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 35: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 36: Không ảnh khu vực nút Ô Chợ Dừa (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 37: Vị trí hố khai quật PR1 (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 38: Địa tầng vách Đông hố khai quật PR1 (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 39: Địa tầng hố PR2 Ô Chợ Dừa (Nguồn: Tác giả) Bản ảnh 40: Địa điểm Đàn Xã Tắc (Nguồn: 57) Bản ảnh 41: Địa điểm Đàn Xã Tắc (Nguồn: 57) Bản ảnh 42: Một số mẫu gạch thời Lê Sơ ở nút giao Bưởi (Nguồn: 57) Bản ảnh 43: Một số mẫu ngói thời Le Sơ ở nút giao Bưởi (Nguồn: 57) Bản ảnh 44: Một số đồ gốm sứ ở Đê Bưởi (Nguồn: 57) Bản ảnh 45: Một số đồ sành ở Đê Bưởi (Nguồn: 57) Bản ảnh 46: Khai quật di tích Thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97) Bản ảnh 47: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97) Bản ảnh 48: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97) Bản ảnh 49: Các lớp đất đắp thành Trung - Cổ Loa (Nguồn: 97) Bản ảnh 50: Toàn cảnh khu di tích Cố đô Hoa Lư (Nguồn: 14) Bản ảnh 51: Một đoạn thành Dền -Hoa Lư (Nguồn: 14) Bản ảnh 52: Quang cảnh La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76) Bản ảnh 53: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76) x BẢN VẼ Bản vẽ 1: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Đoài Môn (Nguồn: BTLSQG) Bản vẽ 2: Mặt bằng khai quật nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 3: Mặt bằng khai quật nút giao Đào Tấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 4: Mặt bằng khai quật nút giao Đội Cấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 5: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Ô Chợ Dừa (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 6: Mặt cắt vách tây hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7) Bản vẽ 7: Mặt cắt vách đông hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7) Bản vẽ 8: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 9: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 10: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 11: Mô phỏng mặt cắt tường thành qua nghiên cứu nút giao Đào Tấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 12: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015 (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 13: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015 (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 14: Gạch ngói thời Lý Trần ở nút Văn Cao (Nguồn: 54) xi Bản vẽ 15: Đồ gốm sứ thời Lý ở nút Văn Cao (Nguồn: 54) Bản vẽ 16: Đồ gốm sứ thời Trần ở nút Văn Cao (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 17: Đồ sành từ thời Đinh đến Lê Trung Hưng ở nút Văn Cao (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội) Bản vẽ 18: Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội) (Nguồn: 41) Bản vẽ 19: Khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình) (Nguồn: 23) Bản vẽ 20: Khu di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) (Nguồn: 76) Bản vẽ 21: Hiện trạng La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76) Bản vẽ 22: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cho đến cuối thế kỷ XIV, “Đại La thành” hay “La thành” là là tên gọi được các bộ chính sử Việt Nam sử dụng để nói về vòng thành ngoài cùng của Kinh thành Thăng Long. Đến nay, qua những nghiên cứu của các nhà sử học, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng đòi hỏi cần có thêm những chứng cứ rõ ràng hơn từ công tác nghiên cứu khảo cổ học. Vì vậy, cần có một đề tài đi sâu nghiên cứu về hệ thống tư liệu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) nhằm từ đó làm rõ hơn về vị trí và vai trò của nó trong lịch sử Việt Nam. 1.2. Công tác nghiên cứu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) được bắt đầu từ năm 2003 với cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại địa điểm Đoài Môn. Tiếp đó, trong các năm 2011, 2012 và 2013, Viện KCH đã tiến hành khai quật khảo cổ 5 địa điểm tại tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám và 1 địa điểm ở nút giao Ô Chợ Dừa, được xác định thuộc vòng thành ngoài cùng của Kinh thành Thăng Long - Đại La thành hay La thành. Qua các lát cắt đã xác định được các lớp đất đắp thành qua các thời kỳ lịch sử, và một khối lượng lớn các di tích, di vật thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê (thế kỷ XV - XVIII). Bước đầu dựa trên kết quả khai quật đã minh chứng được lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của La thành qua các thời kỳ lịch sử, góp phần vào kết quả nghiên cứu chung lịch sử của kinh thành Thăng Long. Dẫu vậy, khối tư liệu này chưa được nghiên cứu hệ thống nên đã gây không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiều về La thành (Thăng Long). 1.3. Trong suốt quá trình tồn tại với tư cách là Kinh đô hay là quân thành của quốc gia, thành Thăng Long đã chịu nhiều các biến cố của lịch sử với sự 2 tàn phá ác liệt các cuộc chiến tranh, hơn nữa còn có sự tàn phá của thiên nhiên. Do vậy, các di tích, di vật và qua các lát cắt của các hố khai quật bổ sung nguồn tư liệu bằng vật thật vào các ghi chép của các nguồn sử liệu, làm sáng rõ thêm các vấn đề tranh luận tồn tại từ nhiều năm nay từ đó giúp chúng ta hiểu được lịch sử quy hoạch và xây dựng kiến trúc Kinh thành. 1.4. Các lớp đất trong kết cấu của La thành đã thể hiện được sự kiên cố, được xây dựng với kỹ thuật cao, công tác xử lý rất tỉ mỉ đòi hỏi nguồn nhân lực và vật lực lớn, các loại vật liệu tham gia vào việc xây dựng được sử dụng một cách có chọn lọc, các quy trình xây dựng được tuân thủ chặt chẽ. Ở mỗi một thời kỳ, La thành lại được gia cố, mở rộng thêm. Do vậy, việc nghiên cứu La thành (Thăng Long) là góp phần tìm hiểu lịch sử xã hội Việt Nam, đồng thời cũng có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật xây dựng thành quách của Việt Nam trong lịch sử. 1.5. Được sự gợi ý của thầy hướng dẫn, tác giả đã chọn đề tài “La thành (Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học” để hoàn thành luận án Tiến sỹ. Với việc lựa chọn tên gọi La thành (Thăng Long), tác giả đề tài mong muốn định danh đối tượng nghiên cứu và đề xuất một tên gọi chung cho di tích ở khía cạnh khảo cổ học, tránh gây hiểu nhầm giữa “Đại La thành” thời Bắc thuộc và “Đại La thành” là vòng ngoài của Kinh thành Thăng Long từ thế kỷ X trở về sau. Việc triển khai đề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho việc tuyên truyền quảng bá các giá trị của kinh thành Thăng Long, các kết quả thu được sẽ phát huy trong tương lai nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền về công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị, trong nhân dân và là cơ sơ để các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu các Kinh thành của Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Hệ thống hóa các tư liệu và những kết quả nghiên cứu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) từ trước đến nay. 3 2.2. Nghiên cứu hệ thống tư liệu, từ đó làm rõ kỹ thuật xây dựng, vật liệu kiến trúc tham gia xây dựng nhằm tìm hiểu lịch sử xây dựng của La thành (Thăng Long) qua các thời kỳ lịch sử. 2.3. Nghiên cứu so sánh với các vòng thành có cùng tính chất tương tự như La thành (Thăng Long) nhằm tìm hiểu tính chất, quy mô, kỹ thuật và vai trò của vòng thành ngoài cùng với các Kinh thành cổ của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào kết quả nghiên cứu của khảo cổ học tại các hố khai quật trên tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám hiện nay. Các tư liệu thư tịch và những nghiên cứu, ghi chép về La thành (Thăng Long) cũng được sử dụng để tham khảo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu di tích La thành (Thăng Long) là vòng thành ngoài cùng của Kinh thành Thăng Long, hiện nay phân bố trong phạm vi các quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ thế kỷ X đến nửa cuối thế kỷ XVII, tính từ khi hình thành Kinh thành Thăng Long đến khi La thành (Thăng Long) hết vai trò lịch sử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp Duy vật lịch sử và Duy vật biện chứng trong nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học như: khai quật và lấy tư liệu tại hiện trường cũng như các kỹ thuật nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: thống kê, đo vẽ bằng chương trình Auto CAD, chụp và xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop Đồng thời triệt để sử dụng các 4 phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về kỹ thuật, vật liệu xây dựng và mối quan hệ giữa các di tích, di vật phát hiện được. Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành, kết hợp với kết quả nghiên cứu cổ địa lý, địa chất, địa mạo... Luận án còn sử dụng phương pháp: nghiên cứu lịch sử kiến trúc Kinh thành nhằm tìm ra các đặc điểm riêng của La thành (Thăng Long) trong bối cảnh chung của các Kinh thành ở Việt Nam hiện còn nhận diện được. 4.3. Nguồn tư liệu: Nguồn tư liệu chính của luận án được thu thập qua kết quả khai quật, nghiên cứu tại các hố khai quật khảo cổ học tại tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám, đồng thời triệt để khai thác các nguồn sử liệu và các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về La thành (Thăng Long). Ngoài ra luận án còn khai thác một số nguồn tư liệu tại các Kinh thành cổ như: Cổ Loa (Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình),... Các công trình nghiên cứu, bài viết, thông báo khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vòng thành ngoài cùng có cùng tính chất tương đồng với La thành (Thăng Long). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu
Luận văn liên quan