Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành
và phát triển của ngôn ngữ. Nó, thậm chí, dường như đã trở thành một phần tự nhiên,
máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và
của mỗi cá nhân. Chính bởi thế, nên nhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không
quan tâm đến lập luận là gì, lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con
đường để một lập luận có thể đến được đích của nó. Lựa chọn nghiên cứu lập luận,
tác giả luận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức của một
hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta.
Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới, thông
qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn
đề mình cần trình bày hay thuyết phục đối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào.
Lập luận cũng góp phần cho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong
cách và tài năng của người sáng tác.
Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ, gần gũi với
lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trong kịch không chỉ đem
đến những tri thức về lập luận, về tác giả, tác phẩm, về diện mạo văn học, mà còn có
tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp thường ngày.
162 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ TRANG
LẬP LUẬN TRONG KỊCH
CỦA LƯU QUANG VŨ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ TRANG
LẬP LUẬN TRONG KỊCH
CỦA LƯU QUANG VŨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Việt Hùng
2. TS. Vũ Tố Nga
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đỗ Việt
Hùng và TS Vũ Tố Nga. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc
đến thầy, cô - những người đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, gợi mở và truyền đạt
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, từ những năm tháng là sinh viên
đại học, học viên thạc sĩ cho đến khi là nghiên cứu sinh.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học chuyên ngành Ngôn ngữ học tại
các cơ sở đào tạo trên toàn quốc đã chia sẻ, chỉ bảo cho tôi những hướng nghiên cứu
để hoàn thiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Khoa Khoa học Cơ Bản, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Đặc
công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành và bảo vệ luận án này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và
giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình. Đặc biệt, xin cảm ơn bố mẹ, chồng và hai
con, đã luôn là chỗ dựa, là động lực để tôi hoàn thành luận án.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 4
MỤC LỤC ......................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5
Chương 1 ........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ............... 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lập luận ................................................................ 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ ...................................... 11
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 15
1.2.1. Khái quát về lập luận ............................................................................. 15
1.2.2. Các thành phần chính của cấu trúc lập luận .......................................... 17
1.2.5. Cơ sở của lập luận - Lẽ thường ............................................................. 33
1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ KỊCH LƯU QUANG
VŨ ................................................................................................................... 40
1.3.1. Ngôn ngữ kịch ....................................................................................... 40
1.3.2. Đặc trưng kịch tính ................................................................................ 42
1.3.3. Nhân vật kịch ........................................................................................ 42
1.3.4. Vài nét về cuộc đời và các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ ............. 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 45
Chương 2 ......................................................................................................... 46
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LẬP LUẬN .................................................. 46
TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ................................................................ 46
2.1.2. Sự hiện diện của các thành phần lập luận trong kịch Lưu Quang ........ 57
2.1.3. Vị trí của các thành phần lập luận ......................................................... 59
2.2. LUẬN CỨ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ........ 63
2.2.1. Về số lượng và vị trí các luận cứ .......................................................... 63
2.2.2. Quan hệ lập luận .................................................................................... 66
2.3. KẾT LUẬN CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ...... 69
2.3.1. Kết luận tường minh ............................................................................. 69
2.3.2. Kết luận hàm ẩn .................................................................................... 71
2.4. CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ .......... 74
2.4.1. Tác tử ..................................................................................................... 74
2.4.2. Kết tử ..................................................................................................... 77
2.5. CÁC LẼ THƯỜNG TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ ........................ 84
2.5.1. Lẽ thường ngoại tại và lẽ thường nội tại trong kịch Lưu Quang Vũ .... 87
2.5.2. Lẽ thường về hành vi của con người ..................................................... 88
2.5.3. Lẽ thường theo thang độ trong kịch Lưu Quang Vũ ............................. 90
2.5.4. Lẽ thường theo triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ ........................... 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 97
Chương 3 ....................................................................................................... 100
GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ................. 100
3.1. LẬP LUẬN VỚI VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ .............................................................. 100
3.1.1. Độ phức hợp trong lập luận của các dạng nhân vật trong kịch Lưu
Quang Vũ ...................................................................................................... 100
3.1.2. Luận cứ trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ .. 104
3.1.3. Kết luận trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ . 110
3.1.4. Lẽ thường trong lập luận của các nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ
....................................................................................................................... 114
3.2. LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN XUNG ĐỘT TRONG KỊCH LƯU
QUANG VŨ .................................................................................................. 118
3.2.1. Các dạng lập luận với việc biểu hiện xung đột trong kịch của Lưu
Quang Vũ ...................................................................................................... 119
3.2.2. Luận cứ và kết luận của lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch
của Lưu Quang Vũ ........................................................................................ 120
3.2.3. Tác tử lập luận với việc thể hiện xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ 124
3.3. GIÁ TRỊ CỦA LẬP LUẬN ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ KỊCH LƯU
QUANG VŨ .................................................................................................. 126
3.3.1. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hàm súc, cô đọng trong
ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ ................................................................ 126
3.3.2. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện chất triết lí và tính thời sự trong
ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ ...................................................................... 128
3.3.3. Vai trò của lập luận trong việc thể hiện tính hài hước trong ngôn ngữ
kịch của Lưu Quang Vũ ................................................................................ 129
3.4. LẬP LUẬN VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA
KỊCH LƯU QUANG VŨ ............................................................................. 131
1.4.1. Lập luận với việc thể hiện giá trị hiện thực của kịch Lưu Quang Vũ. 131
3.4.2. Lập luận với việc thể hiện giá trị nhân văn của kịch Lưu Quang Vũ . 134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 139
KẾT LUẬN ................................................................................................... 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 143
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................... 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 144
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê các kiểu lập luận đơn trong kịch của Lưu Quang Vũ ...... 46
Bảng 2.2: Bảng thống kê các lập luận phức Dạng 1 ................................................. 51
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng luận cứ trong một lập luận trong kịch của Lưu
Quang Vũ ................................................................................................. 63
Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng các kết luận tường minh trong một lập luận
trong kịch của Lưu Quang Vũ ................................................................. 69
Bảng 2.5: Bảng các loại lẽ thường trong kịch Lưu Quang Vũ ................................. 84
Bảng 3.1 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật tiên phong và
nhân vật bảo thủ trong kịch của Lưu Quang Vũ .................................... 101
Bảng 3.2 Bảng tỉ lệ lập luận đơn và lập luận phức của nhân vật thuần nhất và
nhân vật lưỡng hóa trong kịch Lưu Quang Vũ ...................................... 103
Bảng 3.3: Bảng số lượng các luận cứ trong một lập luận ....................................... 105
Bảng 3.4: Bảng sự hiện diện của các kết luận trong lập luận của kịch Lưu Quang
Vũ........................................................................................................... 110
Bảng 3.5: Bảng số lượng các lẽ thường được sử dụng trong một lập luận ............. 114
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ các lập luận phức Dạng 2 trong các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ .... 54
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lập luận có mặt xung quanh ta, hình thành và phát triển cùng với sự hình thành
và phát triển của ngôn ngữ. Nó, thậm chí, dường như đã trở thành một phần tự nhiên,
máu thịt, bản năng trong ngôn ngữ của nhân loại, trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc và
của mỗi cá nhân. Chính bởi thế, nên nhiều khi, chúng ta không ý thức rõ rệt, không
quan tâm đến lập luận là gì, lập luận được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu con
đường để một lập luận có thể đến được đích của nó. Lựa chọn nghiên cứu lập luận,
tác giả luận án mong muốn được đi sâu tìm hiểu cơ chế, bản chất, hình thức của một
hiện tượng ngôn ngữ vốn quen thuộc mà đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta.
Tìm hiểu lập luận trong các tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận mới, thông
qua đó, có thể thấy các nhân vật trong tác phẩm khi tham gia hội thoại đã dẫn dắt vấn
đề mình cần trình bày hay thuyết phục đối tượng mà họ đang giao tiếp như thế nào.
Lập luận cũng góp phần cho thấy giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong
cách và tài năng của người sáng tác.
Ngôn ngữ kịch vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khẩu ngữ, gần gũi với
lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi vậy, nghiên cứu lập luận trong kịch không chỉ đem
đến những tri thức về lập luận, về tác giả, tác phẩm, về diện mạo văn học, mà còn có
tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống, trong giao tiếp thường ngày.
Là một trong những tài năng rực rỡ, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học
Việt Nam, Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) đã giành được sự ưu ái của khán giả cũng
như giới nghiên cứu kịch nói suốt những năm 80 của thế kỉ XX. Cho đến ngày nay,
kịch Lưu Quang Vũ vẫn có sức hút vô cùng lớn. Với hơn năm mươi vở kịch bao quát
những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của con người, là kết quả của một sự lao
động nghệ thuật miệt mài và tâm huyết, ông được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất
của thế kỉ này của Việt Nam (XX), là một nhà văn hoá” (Phan Ngọc) [86, tr. 149], có
“năng khiếu đặc biệt” trước các sự kiện của đời sống (Ngô Sơn) [86, tr. 182], là một
“hiện tượng” của đời sống văn học nghệ thuật (Phạm Thị Thành) [86, tr. 253]. Những
danh hiệu đó cùng những tấm huy chương trong các hội diễn sân khấu và sự yêu mến
2
của độc giả đã khẳng định giá trị nghệ thuật của những vở kịch và tài năng của Lưu
Quang Vũ. Với những cống hiến của mình, năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Một trong những điều tạo nên
sức sống của kịch Lưu Quang Vũ là những lập luận đầy sắc sảo, mang tầm triết lí mà
cũng rất đời thường. Tuy nhiên, từ góc độ ngôn ngữ học, chưa có công trình nghiên
cứu nào chuyên sâu về lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn Lập luận trong kịch của Lưu
Quang Vũ làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ, chúng tôi đặt ra mục đích:
Phân tích và đánh giá vai trò của lập luận với những vấn đề nghệ thuật trong kịch của
Lưu Quang Vũ, cũng như vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn
học nói chung.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài. Đó là các vấn
đề trong lí thuyết lập luận và tình hình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ và các sáng tác
kịch của ông.
- Nhận diện, phân loại, miêu tả, phân tích cấu tạo của các lập luận căn cứ vào
vị trí của các thành phần lập luận, sự hiện diện của các thành phần lập luận, tính phức
hợp của lập luận và đặc điểm các thành phần luận cứ, kết luận, các chỉ dẫn lập luận
(kết tử, tác tử) và lẽ thường của lập luận.
- Phân tích vai trò của lập luận trong việc xây dựng ngôn ngữ kịch, kịch tính,
cũng như thể hiện tính cách các nhân vật và tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm, từ
đó thấy được những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lập luận của các nhân vật trong kịch
của Lưu Quang Vũ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3
Luận án nghiên cứu lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ trên nguồn ngữ
liệu đã xác định ở những nội dung như: cấu trúc lập luận (các dạng cấu tạo của lập
luận, các thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận), vai trò của lập luận trong việc thể
hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả.
3.3. Ngữ liệu khảo sát
Kịch có hai đời sống: đời sống của một vở diễn và đời sống của một kịch bản
văn học. Với khuôn khổ của luận án này, chúng tôi nghiên cứu các tác phẩm kịch của
Lưu Quang Vũ dưới dạng kịch bản, đó là những tác phẩm được tuyển chọn trong
“Tuyển tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm
2013. Tuyển tập gồm năm tác phẩm đặc sắc của Lưu Quang Vũ, phân bổ đủ ở tất cả
các mảng đề tài mà ông sáng tác: từ các tác phẩm có nguồn gốc dân gian (“Hồn
Trương Ba, da hàng thịt”, “Ông vua hóa hổ”), đến các tác phẩm đề tài lịch sử (“Ngọc
Hân công chúa”) và đề tài hiện đại (“Tôi và chúng ta”, “Điều không thể mất”). Tìm
hiểu năm tác phẩm nêu trên, luận án đã khảo sát và phân tích tổng số 2613 lập luận
trong lời thoại của các nhân vật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng những phương
pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây.
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được vận dụng để miêu
tả và phân tích các lập luận trong mối tương quan với ngữ cảnh nhằm làm rõ các đặc
điểm của cấu trúc lập luận, các thành phần và các lẽ thường trong lập luận. Phương
pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của các lập
luận trong tác phẩm.
- Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong
luận án. Phương pháp này dùng để làm rõ nguồn ngữ liệu khảo sát với các số liệu và
nội dung cụ thể. Chúng tôi miêu tả các kiểu cấu trúc lập luận, các thành phần lập luận
và so sánh chúng với nhau để làm cơ sở cho việc phân tích và chỉ ra nhưng đặc điểm
của lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ.
- Hướng tiếp cận liên ngành: Đề tài của luận án có liên quan chặt chẽ với văn
4
học và một số lĩnh vực như văn hóa, tâm lí xã hội..., vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu liên ngành như: ngôn ngữ - văn học, ngôn ngữ - dân tộc
học...
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Đây là thủ pháp cơ bản cho giai đoạn tiền triển
khai đề tài. Nghiên cứu sinh sử dụng thủ pháp này nhằm thống kê các lập luận, các
dạng lập luận, các thành phần lập luận, các chỉ dẫn lập luận có mặt trong hội thoại
của các nhân vật trong tác phẩm. Sau khi đã thống kê được các lập luận, luận án tiến
hành phân loại theo các tiêu chí cấu tạo và đặc điểm của từng thành phần lập luận.
- Thủ pháp mô hình hóa: Thủ pháp này dùng để mô hình hóa dưới dạng sơ đồ
những lập luận cụ thể. Thông qua các mô hình khái quát này, chúng ta có thể nhận diện
được các cấu trúc, các dạng, các kiểu loại và đặc điểm của các thành phần lập luận.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh - đối chiếu được dùng trong
việc so sánh, đối chiếu các trường hợp để đưa ra đánh giá, nhận định khái quát xu
hướng sử dụng các phương diện của lập luận.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lí luận
Nghiên cứu đề tài “Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” sẽ góp phần hệ
thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lí thuyết lập luận: cấu trúc và các thành
phần lập luận, cơ sở lập của lập luận.
Luận án cũng khẳng định lí một hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn
học từ góc độ ngữ dụng học mà cụ thể là vận dụng lí thuyết lập luận vào tìm hiểu lời
thoại của các nhân vật trong kịch.
5.2. Về thực tiễn
Luận án cho thấy tính ứng dụng của lí thuyết lập luận trong sang tác văn
chương cũng như trong hội thoại đời thường.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và tiếp nhận các sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ.
“Lập luận trong kịch của Lưu Quang Vũ” cũng có thể được sử dụng như một
tài liệu tham khảo cho các nhà viết kịch.
5
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Trình bày các vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu lập luận, khái quát
những nghiên cứu về kịch và hệ thống các vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài luận
án, chủ yếu là các vấn đề lí thuyết lập luận, trong đó, đặc biệt chú ý đến lẽ thường
trong lập luận.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của lập luận tron