Lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) là
một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá dân tộc nói chung và văn hóa tín
ngưỡng - tâm linh người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần
Mẫu trong tâm thức văn hóa Việt cổ truyền, Phủ Dầy là hiện thân của sự tích
hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển
thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn
dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại sinh như Đạo, Phật, Nho), để
nâng cấp trở thành hệ thống thờ Mẫu Tam - Tứ phủ trong đời sống tâm linh Việt
Nam. Vị thần chủ Liễu Hạnh được tổng hợp từ tâm thức Mẹ trong văn hóa Việt
Nam, rồi được lịch sử hóa mà trở thành nhân thần, ngồi ở ngôi vị “tứ bất tử”
trong hệ thống thần linh đất Việt. Phủ Dầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan
trọng gắn với hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói
riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Trong quá trình phát triển, tín
ngưỡng lễ hội Phủ Dầy đã dần hoàn thiện và tạo ra những giá trị riêng có của
mình trong đời sống tâm linh Việt Nam. Những giá trị đó, theo thời gian đã ảnh
hưởng/tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ở khu vực châu thổ Bắc
Bộ/sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh
(NCS) cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng, tác động, vai trò và
sự tương tác qua lại của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng
là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, hoàn cảnh thực
tế của đời sống tâm linh hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống văn hóa
đương đại. Đặc biệt là, trong lĩnh vực quản lý văn hóa và những tác động của đời
sống tâm linh tới đời sống chính trị xã hội hiện nay
237 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lễ hội phủ dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY HÙNG
LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY HÙNG
LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC
2. PGS.TS. PHẠM TRỌNG TOÀN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
qui định.
Tác giả
Nguyễn Duy Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống văn hóa cộng đồng 8
1.2. Cơ sở lý thuyết 28
Chương 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY 35
2.1. Tục thờ Mẫu và thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam 35
2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của lễ hội Phủ Dầy 38
2.3. Giá trị đặc thù của lễ hội Phủ Dầy 48
2.4. Vai trò của lễ hội Phủ Dầy 56
Chương 3: TÁC ĐỘNG - ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA LỄ HỘI PHỦ DẦY
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 62
3.1. Tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng 62
3.2. Tác động của cộng đồng cư dân tới lễ hội Phủ Dầy 97
3.3. Đánh giá chung về tình hình tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với
đời sống văn hóa cộng đồng 109
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 115
4.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi giá trị lễ hội Phủ Dầy hiện nay 115
4.2. Những xu hướng phát triển và biến đổi của lễ hội Phủ Dầy 130
4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội Phủ Dầy
trong đời sống văn hóa cộng đồng 135
4.4. Một số khuyến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội
Phủ Dầy 139
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 162
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số liệu phân loại thành phần cư dân cộng đồng địa phương ở
lễ hội Phủ Dầy 64
Bảng 3.2: Số liệu đánh giá tác động tích cực của lễ hội Phủ Dầy tới
đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 67
Bảng 3.3: Số liệu đánh giá tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn
hóa cộng đồng địa phương 70
Bảng 3.4: Số liệu đánh giá mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ
Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 75
Bảng 3.5: Số liệu đánh giá tầm quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy tới
đời sống cộng đồng địa phương 77
Bảng 3.6: Số liệu đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời
sống của nhóm học sinh địa phương 81
Bảng 3.7: Số liệu phân loại thành phần nhóm cộng đồng cư dân thập
phương trong lễ hội Phủ Dầy 86
Bảng 3.8: Số liệu đánh giá mức độ tác động tích cực của lễ hội đến
đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 88
Bảng 3.9: Số liệu đánh giá mức độ tác động tiêu cực của lễ hội tới
đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 89
Bảng 3.10: Số liệu đánh giá mức độ tác động của giá trị lễ hội Phủ Dầy
đối với đời sống cộng đồng thập phương 91
Bảng 3.11: Số liệu đánh giá mức độ quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy
đối với đời sống cộng đồng thập phương 93
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) là
một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá dân tộc nói chung và văn hóa tín
ngưỡng - tâm linh người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần
Mẫu trong tâm thức văn hóa Việt cổ truyền, Phủ Dầy là hiện thân của sự tích
hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển
thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn
dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại sinh như Đạo, Phật, Nho), để
nâng cấp trở thành hệ thống thờ Mẫu Tam - Tứ phủ trong đời sống tâm linh Việt
Nam. Vị thần chủ Liễu Hạnh được tổng hợp từ tâm thức Mẹ trong văn hóa Việt
Nam, rồi được lịch sử hóa mà trở thành nhân thần, ngồi ở ngôi vị “tứ bất tử”
trong hệ thống thần linh đất Việt. Phủ Dầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan
trọng gắn với hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói
riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Trong quá trình phát triển, tín
ngưỡng lễ hội Phủ Dầy đã dần hoàn thiện và tạo ra những giá trị riêng có của
mình trong đời sống tâm linh Việt Nam. Những giá trị đó, theo thời gian đã ảnh
hưởng/tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ở khu vực châu thổ Bắc
Bộ/sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh
(NCS) cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng, tác động, vai trò và
sự tương tác qua lại của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng
là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, hoàn cảnh thực
tế của đời sống tâm linh hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống văn hóa
đương đại. Đặc biệt là, trong lĩnh vực quản lý văn hóa và những tác động của đời
sống tâm linh tới đời sống chính trị xã hội hiện nay.
Tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy có vai trò quan trọng trong đời
sống tâm linh của cộng đồng người Việt cổ truyền cũng như trong bối cảnh hiện
nay. Tuy nhiên, trong hành trình định hình, tồn tại, phát triển, tín ngưỡng thờ
Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy cũng chịu trải qua những “cung bậc” thăng trầm
của thời cuộc - những giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thời gian, tín ngưỡng Tứ
phủ và lễ hội Phủ Dầy bị ngăn cấm và coi là một sinh hoạt mang nhiều yếu tố mê
2
tín dị đoan, ảnh hưởng tiêu cực/xấu đến đời sống văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên,
cho đến nay, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy vẫn tồn tại trong dân gian,
phát triển một cách mạnh mẽ, tác động với nhiều mức độ khác nhau trong đời
sống tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ; và, bản thân nó cũng nhận sự tác
động trở lại của đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội
Phủ Dầy và những ảnh hưởng/tác động qua lại của giá trị tín ngưỡng này tới đời
sống văn hóa cộng đồng là không thể thiếu trong thế giới tâm linh Việt truyền
thống. Rồi chỉ ra được những vấn đề đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy trong bối cảnh
đời sống xã hội hiện nay. Từ đó, cũng rút ra được những bài học trong công tác
bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy hiện nay và trong tương lai.
Lễ hội Phủ Dầy với các thành tố của nó như: cúng tế, hát văn, hầu đồng
đang có những biến đổi phức tạp về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt là
nhận thức của con người. Điều đó, đã dẫn đến nguy cơ làm mất đi những giá trị
đặc thù của lễ hội truyền thống nói chung, làm phương hại tới bản sắc văn hóa
dân tộc. Hoạt động của lễ hội Phủ Dầy đã thu hút một khối lượng không nhỏ
người dân tham gia. Đồng thời, lễ hội này cũng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu
của các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện tượng lên
đồng lại một lần nữa được nghiên cứu và phân tích ở nhiều phương diện, trong
đó có nhiều ý kiến có giá trị cả về mặt học thuật cũng như tính thời đại. Nhiều tài
liệu về Đạo Mẫu đã được xuất bản, không ít các cuộc hội thảo ở trong nước và
quốc tế được tổ chức như: Hội thảo quốc tế về hầu đồng nói riêng và Shaman
giáo nói chung (tổ chức tại Nam Định, do Viện Nghiên cứu Văn hoá chủ trì năm
2004). Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước cũng như
quốc tế, những nghiên cứu đã một lần nữa làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề của tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và nghi lễ lên đồng nói riêng. Hiện nay,
tín ngưỡng hầu đồng đã xây dựng hồ sơ và được công nhận là di sản văn hoá phi
vật thể của nhân loại. Điều đó cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng
văn hoá độc đáo, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trong diễn trình phát triển, đạo Mẫu
(bao gồm cả lễ hội) đã và đang có xu hướng loại bỏ dần những phức tạp của
chính nó để trở thành một dạng của diễn xướng dân gian tổng hợp mang màu sắc
3
văn hoá, nghệ thuật nhiều hơn là ma thuật, nghi lễ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn
còn những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng thờ Mẫu (trong đó có lễ hội Phủ
Dầy) phục vụ cho mục đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu, việc nhìn nhận
về loại hình di sản này vẫn còn nhiều chiều hướng khác nhau. Để đánh giá đúng
về giá trị, vai trò của lễ hội Phủ Dầy, cũng như loại bỏ những yếu tố lạc hậu,
phản văn hóa đối với đời sống văn hóa cộng đồng, cần phải có những nghiên
cứu cụ thể cho vấn đề này.
Bên cạnh các yếu tố tâm linh liên quan đến các nghi thức của lễ hội Phủ
Dầy, thì chính những hoạt động có tính chất kinh tế xã hội mang danh “dịch vụ
tâm linh” đang chi phối và tác động mạnh mẽ tới các mặt của đời sống văn hóa
cộng đồng. Không những thế, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới các phương
thức hoạt động của lễ hội Phủ Dầy. Yếu tố kinh tế, đã dần trở thành chủ đạo
trong các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy; hoặc, chính yếu tố kinh tế đã chi phối
yếu tố tâm linh/niềm tin tín ngưỡng của lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, tương tác qua lại của yếu tố
kinh tế trong lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng ở những mức độ
đậm nhạt khác nhau.
Với những lý do kể trên, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu "Lễ hội Phủ Dầy
trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng sau: đó là sự tác động của lễ
hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng và ngược lại, những tác động
của cư dân cộng đồng đối với lễ hội Phủ Dầy. Hay diễn giải theo cách khác,
chính là sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng
đồng, trên các phương diện: ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh
hưởng đến công việc học tập, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng
đến mối quan hệ trong gia đình - xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe Đặc biệt là,
luận án đề cập đến mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy như: giá trị tín
ngưỡng tâm linh, giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ
thuật, giá trị kinh tế xã hội tới đới sống văn hóa cộng đồng.
4
Trong đó, để làm rõ các thành phần trong đối tượng nghiên cứu đó, NCS
tập trung khảo sát: phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, bao gồm các
thành phần:
- Người tham gia vào hoạt động lễ hội (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) như:
người dân địa phương (người dân địa phương không làm nghề dịch vụ và người
dân địa phương làm nghề dịch vụ) và du khách hành hương tới lễ hội Phủ Dầy.
- Nghi lễ lên đồng với tất cả những thành tố liên quan (trang phục, đạo cụ,
âm nhạc, nghệ thuật trình diễn...) và những thành viên là chủ thể, khách thể của
lễ hội Phủ Dầy: Thanh đồng, cung văn, hầu dâng, con nhang đệ tử, thủ nhang các
đền phủ
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và vai trò của lễ hội Phủ Dầy đối
với đời sống văn hóa cộng đồng, luận án sẽ đi sâu vào đánh giá thực trạng tác
động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Từ đó nhằm chỉ ra
những vấn đề đang đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy và phương hướng bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay.
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đánh giá những thành tựu nghiên cứu về tác động của lễ hội
Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
- Xác định một số vấn đề lý luận/lý thuyết về giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ
phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
- Khảo sát đánh giá sự tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa
cộng đồng hiện nay.
- Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra và đưa ra khuyến nghị nhằm bảo tồn,
phát huy những giá trị của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Luận án sử dụng phương pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi chép mô tả,
phỏng vấn sâu các mẫu nghiên cứu để có thể định tính được tác động, ảnh hưởng
của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này cho
5
phép NCS tạo dựng một cái nhìn tổng thể về lễ hội Phủ Dầy và định tính được sự
tương tác qua lại với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này sẽ được tiến
hành trên cơ sở tham dự trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian diễn ra lễ
hội cũng như ngoài thời gian lễ hội. Việc tiến hành phỏng vấn sâu sẽ được thực
hiện trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích. Các bước tiến
hành và câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục
đích, nội dung của luận án. Đối với việc chọn mẫu ngẫu nhiên: là do vào mùa lễ
hội, nên rất ít người/cư dân cộng đồng bỏ thời gian đi hội của mình giúp đỡ cho
người phỏng vấn; đối với chọn mẫu có chủ đích là do NCS cũng cần xác định cụ
thể các mẫu tiêu biểu trong quá trình phỏng vấn, phục vụ cho đối tượng và mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Tiếp theo, do tính chất của đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, nên
trong quá trình triển khai luận án, tác giả cũng lưu ý sử dụng phương pháp đa
ngành/liên ngành như: Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Sử học,... Trong việc
sử dụng phương pháp đa ngành này trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử
dụng phương pháp của Văn hóa học - Nhân học để nghiên cứu, diễn giải và trình
bày kết quá của luận án. Phương pháp Sử học để định vị khung niên đại, sắp xếp
theo trình tự thời gian, luật nhân - quả để bổ trợ cho việc diễn giải và trình bày
kết quả trong quá trình thực hiện luận án, trên cơ sở diễn giải, rút ra những kết
luận khoa học dựa trên số liệu thống kê và sản phẩm định tính tại thực địa.
- Đặc biệt, NCS sử dụng phương pháp Xã hội học: sử dụng bảng hỏi để
điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở đó để định lượng được những tương tác của
lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này được
NCS sử dụng để xây dựng bảng hỏi liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên
cứu để tiến hành khảo sát, thu thập số liệu dưới dạng định tính. Trên cơ sở đó,
đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy đổi với đời sống văn hóa cộng
đồng. Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành từng bước cơ bản từ: xây
dựng bảng hỏi trên cơ sở đề cương nghiên cứu chi tiết của luận án, đến việc
thành lập nhóm điều tra, tập huấn và tiến hành xác định mẫu để phỏng vấn. Các
thành viên trong nhóm điều tra trực tiếp phỏng vấn và điền vào bảng hỏi đối với
cộng đồng cư dân tại địa bàn nghiên cứu là khu vực Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam
6
Định. Riêng đối với các mẫu phỏng vấn sâu, NCS trực tiếp phỏng vấn trên cơ sở
đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn sâu
được tiến hành tại các phủ và không gian của Phủ Dầy. Số phiếu thu thập sau
phỏng vấn được xử lý trên hệ thống SPSS để rút ra số liệu và tính phần trăm tác
động và mức độ ảnh hưởng, tương tác qua lại giữa lễ hội với cộng đồng cư dân.
- Ngoài ra, NCS còn sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra những
đánh giá khách quan nhất về tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời
sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này, NCS đã tận dụng ý kiến của các nhà
nghiên cứu/chuyên gia về lĩnh vực văn hóa tâm linh (cụ thể là các nhà nghiên
cứu thờ Mẫu Tứ phủ như: Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Bùi Hoài Sơn) để
làm sáng tỏ hoặc định hướng trong quá trình lý giải và hoàn thiện luận án.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đời sống văn hóa cộng đồng hiện
nay đã diễn ra như thế nào?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đặt ra những câu hỏi cụ thể sau:
Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng
đồng cư dân địa phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân địa
phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy?
Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng
đồng cư dân khách thập phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân
khách thập phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy.
Những tác động của lễ lội Phủ Dầy đã ảnh hưởng đến những lĩnh vực nào
của đời sống văn hóa cộng đồng?
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án
5.1. Về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội của lễ hội Phủ Dầy trong
thời điểm hiện nay (đương đại). Chính vì vậy, tư liệu được sử dụng trong quá
trình thực hiện luận án dựa trên hai nguồn cơ bản: 1. Nguồn tài liệu của các nhà
nghiên cứu đi trước, trong các lĩnh vực: văn hoá học, tôn giáo học, xã hội học,
tâm lý học tôn giáo; 2. Nguồn tư liệu điều tra thực địa của NCS, được khai
7
thác từ phương pháp phỏng vấn sâu với những nghiên cứu trường hợp, điều tra
qua bảng hỏi, qua tư liệu quan sát tham dự trong nhiều năm gần đây để làm căn
cứ phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của luận án.
5.2. Về không gian
Luận án tập trung vào nghiên cứu sự tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ
hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng ở hai dạng không gian: không gian
hẹp và không gian rộng. Không gian hẹp là NCS tập trung khảo sát lễ hội ở quần
thể di tích Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Không gian rộng là
thành phần cư dân địa phương và du khách hành hương từ khắp nơi về dự lễ hội.
Những thông tin mà tác giả đưa ra trong luận án cũng như những kết luận của
luận án chỉ có tính chất nhận diện lễ hội Phủ Dầy và tác động - ảnh hưởng qua
lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án sẽ hệ thống hóa, khái quát hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
về lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, nhìn từ góc độ văn hóa học.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thông qua phân tích, đánh giá những biến đổi trong lễ hội Phủ Dầy, luận
án nhận diện mối quan hệ tương tác giữa lễ hội này với đời sống văn hoá của cư
dân vùng đồng bằng/châu thổ Bắc bộ hiện nay.
- Trên cơ sở chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội Phủ Dầy,
luận án đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy giá trị của lễ hội này trong đời sống
văn hoá của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
- Luận án sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các học giả trong và
ngoài nước về một hoạt động văn hóa tâm linh đặc thù của người Việt ở đồng
bằng/châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, là các học giả
nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 13 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỄ HỘI PHỦ DẦY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
1.1.1. Những công trình đề cập đến vấn đề lý luận chung về lễ hội
Đó là những bài báo khoa học, những cuốn sách chuyên khảo có tính chất
lý luận/lý thuyết tạo nền tảng nhận thức, quan điểm cho những nghiên cứu lễ hội
cụ thể của các học giả tiền bối là vô cùng quan trọng đối với người làm nghiên
cứu nói chung. Các nghiên cứu có tính chất lý luận này, là tiền đề cho tác giả
tiếp nhận và vận dụng để thực hiện luận án của mình. Trong đó, bài viết Mấy
nhận thức về lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh [110] đã đưa ra một quan điểm
mới về khái niệm lễ hội cổ truyền. Theo ông, lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng
dân gian tổng thể: trong lễ có hội, trong hội có lễ. Điều này đã khác với tư duy
trước đó thường phân biệt/tách biệt lễ hội thành hai yếu tố: lễ và hội. Tuy nhiên,
trong thực tế, rất nhiều nghi thức lễ đã được biểu hiện dưới dạng hội (trò chơi/trò
diễn) và ngược lại, rất nhiều trò chơi/trò diễn gắn liền với ý nghĩa lễ nghi, thiêng
liêng. Quan điểm này