Luận án Lịch sử, văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, Thành phố ở Việt Nam

Định nghĩa năm 2022 được cho là phù hợp với những thay đổi lớn về vai trò của bảo tàng hiện nay, thừa nhận tầm quan trọng của tính toàn diện/bao trùm, sự tham gia của cộng đồng và tính bền vững. Đặc biệt, định nghĩa làm rõ hơn sứ mệnh giáo dục của bảo tàng như nâng cao khả năng “tiếp cận” cho công chúng và “đem lại những trải nghiệm đa dạng cho giáo dục, thưởng thức, suy ngẫm và chia sẻ kiến thức”. Định nghĩa về bảo tàng có sự thay đổi theo thời gian, trên phương diện quốc tế cũng như đặt trong phạm vi các quốc gia, vì bảo tàng là một hiện tượng trong đời sống, có sự thay đổi nhất định, gắn liền với bối cảnh xã hội cụ thể. Trong Luật DSVH của Việt Nam, bảo tàng được định nghĩa như sau: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu DSVH, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng” [95]. Hiện nay, đây là định nghĩa được sử dụng với tư cách là khái niệm chuẩn, thuật ngữ khoa học của ngành bảo tàng Việt Nam. Có nhiều định nghĩa về bảo tàng, song thống nhất ở một số điểm: (1) Bảo tàng là một thiết chế xã hội, một cơ quan văn hóa, khoa học và giáo dục; (2) Đối tượng hoạt động của bảo tàng là DSVH vật thể và phi vật thể cùng môi trường tồn tại xung quanh con người; (3) Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu DSVH, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người cho công chúng; (4) Bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù, phi vụ lợi (hoạt động không đặt trọng tâm vào lợi nhuận); (5) Bảo tàng có sứ mệnh giáo dục, phục vụ nhu cầu nhận thức và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

pdf309 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lịch sử, văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, Thành phố ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Thu Hằng LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Thu Hằng LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM Ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Văn Bài Hà Nội - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Phạm Thu Hằng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTiv DANH MỤC BẢNG BIỂU...v MỞ ĐẦU...............................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM...11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.11 1.1.1. Các tài liệu, nghiên cứu về hoạt động giáo dục của bảo tàng...11 1.1.2. Các tài liệu, nghiên cứu về nội dung, phương thức giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương.19 1.1.3. Các tài liệu, nghiên cứu về hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố/ bảo tàng địa phương..............22 1.1.4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu đi trước và những vấn đề Luận án kế thừa, tiếp tục giải quyết 26 1.2. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận của đề tài Luận án28 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.....28 1.2.2. Lý thuyết tiếp cận39 1.2.3. Khung phân tích của Luận án..46 1.3. Khái quát về bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam và các trường hợp bảo tàng nghiên cứu.48 1.3.1. Bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam.48 1.3.2. Các địa bàn và trường hợp bảo tàng nghiên cứu..............53 Tiểu kết..................65 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC PHẢN ÁNH, CHUYỂN TẢI LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG TỈNH, THÀNH PHỐ.66 2.1. Lịch sử - văn hóa địa phương qua trưng bày của bảo tàng tỉnh, thành phố...66 2.1.1. Lịch sử - văn hóa địa phương qua trưng bày của Bảo tàng tỉnh Nam Định.......66 2.1.2. Lịch sử - văn hóa địa phương qua trưng bày của Bảo tàng Đắk Lắk...70 2.1.3. Lịch sử - văn hóa địa phương qua trưng bày của Bảo tàng thành phố Cần Thơ..73 2.1.4. Đặc điểm trưng bày lịch sử - văn hóa địa phương của bảo tàng tỉnh, thành phố...77 2.2. Phương thức chuyển tải lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố.......83 iii 2.2.1. Thực tiễn hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố83 2.2.2. Đặc điểm giáo dục, chuyển tải lịch sử - văn hóa địa phương của bảo tàng tỉnh, thành phố...94 2.3. Nhận định về hiệu quả giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương và vai trò của bảo tàng tỉnh, thành phố.108 2.3.1. Hiệu quả giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương của bảo tàng tỉnh, thành phố...109 2.3.2. Bảo tàng tỉnh, thành phố là không gian giới thiệu, thực hành, trải nghiệm di sản văn hóa của địa phương...114 Tiểu kết........120 Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG CỦA BẢO TÀNG TỈNH, THÀNH PHỐ............122 3.1. Xu thế phát triển và yêu cầu đối với hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam122 3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động giáo dục của bảo tàng..122 3.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay...................................................................................................................125 3.2. Kinh nghiệm giáo dục, chuyển tải lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động của bảo tàng.............127 3.2.1. Bảo tàng thành phố/địa phương trên thế giới127 3.2.2. Các trường hợp nghiên cứu và một số bảo tàng địa phương khác ở Việt Nam..134 3.3. Bàn luận một số vấn đề về hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố..139 3.3.1. Vấn đề tiếp cận hệ thống đối với di sản văn hóa của địa phương.....140 3.3.2. Vấn đề tiếp cận di sản ký ức của địa phương.143 3.3.3. Vấn đề tiếp cận di sản văn hóa mang bản sắc của địa phương..145 3.3.4. Vấn đề tiếp cận di sản văn hóa của địa phương trong mối quan hệ đa chiều148 3.3.5. Vấn đề xác định vị trí của bảo tàng tỉnh, thành phố trong quá trình kết nối, chia sẻ kiến thức về lịch sử - văn hóa địa phương 150 Tiểu kết........155 KẾT LUẬN.157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.......161 TÀI LIỆU THAM KHẢO..162 PHỤ LỤC..174 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTCT Bảo tàng thành phố Cần Thơ BTĐL Bảo tàng Đắk Lắk BTNĐ Bảo tàng tỉnh Nam Định BTĐP bảo tàng địa phương BTTTP bảo tàng tỉnh, thành phố CECA International Committee for Education and Cultural Action (Ủy ban quốc tế về Giáo dục và Hoạt động văn hóa) DSVH di sản văn hóa HĐGD hoạt động giáo dục ICOFOM International Committee for Museology (Uỷ ban quốc tế về Bảo tàng học của ICOM) ICOM International Council of Museums (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) ICR International Committee for Regional Museums (Ủy ban Quốc tế về Bảo tàng khu vực của ICOM) LS-VH lịch sử - văn hóa NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục TP Thành phố tr trang STT Số thứ tự TLPV Tư liệu phỏng vấn UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. So sánh hoạt động giáo dục của Bảo tàng tỉnh Nam Định, Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng thành phố Cần Thơ..94 Biểu đồ 1.1. Số lượng khách tham quan Bảo tàng tỉnh Nam Định (2018 - 2022).......55 Biểu đồ 1.2. Thành phần khách tham quan Bảo tàng tỉnh Nam Định (2018 - 2022)...56 Biểu đồ 1.3. Số lượng khách tham quan Bảo tàng Đắk Lắk (2018 - 2022).................59 Biểu đồ 1.4. Thành phần khách tham quan Bảo tàng Đắk Lắk (2018 - 2022).....60 Biểu đồ 1.5. Số lượng khách tham quan Bảo tàng thành phố Cần Thơ (2018 - 2022)...63 Biểu đồ 1.6. Thành phần khách tham quan Bảo tàng thành phố Cần Thơ (2018 - 2022)..64 Sơ đồ 1.1. Mô hình Khung phân tích của Luận án.47 Sơ đồ 2.1. Cấu trúc trưng bày về lịch sử xã hội - văn hóa của Bảo tàng tỉnh Nam Định..66 Sơ đồ 2.2. Cấu trúc trưng bày về tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Bảo tàng Đắk Lắk...70 Sơ đồ 2.3. Cấu trúc trưng bày về tự nhiên - con người - văn hóa, lịch sử của Bảo tàng thành phố Cần Thơ.74 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tàng không phải là cơ quan giáo dục chuyên trách, chính quy như trường học, song thiết chế này có khả năng tác động tới mọi thành viên trong xã hội một cách khá toàn diện trên các mặt chân - thiện - mỹ. Giáo dục, chuyển tải thông điệp trên cơ sở các DSVH, bảo tàng mang lại cho công chúng cơ hội tìm hiểu, tiếp nhận tri thức khoa học mới, củng cố, bổ sung những kiến thức đã được tích lũy; được bồi dưỡng, rèn luyện về tư tưởng, đạo đức, cũng như nâng cao năng lực cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ. Từ khi loại bảo tàng có tính chất công cộng xuất hiện vào thời kỳ Cận đại cho đến nay, bảo tàng đã tham gia và ngày càng có những đóng góp tích cực vào quá trình làm giàu tri thức, hiểu biết cho nhân loại. Mọi người đều có quyền đến với bảo tàng, có quyền hưởng thụ văn hóa thông qua việc tiếp cận các DSVH được bảo tồn, đặc biệt là phát huy giá trị tại bảo tàng. Có thể nói, bảo tàng chính là một “học đường” đặc biệt, phản ánh, chuyển tải nội dung về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập, tìm hiểu cũng như hưởng thụ văn hoá của công chúng. Hiện nay, khái niệm bảo tàng cũng như quan điểm về giáo dục bảo tàng hiện đại cũng có nhiều thay đổi cùng với quá trình phát triển của xã hội. Công chúng vốn được coi là lý do để các bảo tàng tồn tại và phát triển, cũng là nhân tố có sự biến đổi cả về lượng và chất; không còn bằng lòng với việc đến bảo tàng để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng hiện vật được trưng bày; lắng nghe một cách thụ động những bài thuyết minh, giới thiệu của nhân viên bảo tàng. Khách tham quan bảo tàng thời đại 4.0 là đối tượng chủ động với nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu, nắm bắt tri thức và trải nghiệm văn hoá một cách khách quan bằng cảm nhận trực tiếp của riêng họ. Nếu không được đáp ứng, thỏa mãn, họ hoàn toàn có thể dễ dàng rời xa quỹ đạo hoạt động, ảnh hưởng của bảo tàng để đến với những kênh thông tin cùng các thiết chế văn hóa khác. Do đó, giáo dục bảo tàng trở nên đa dạng, đa chiều, linh hoạt, sáng tạo hơn, với rất nhiều cơ hội tiếp cận và hòa nhập cho khách tham quan mỗi khi đến với thiết chế này. Thăm bảo tàng có ý nghĩa như một hành trình trải nghiệm văn hóa để có thể tận hưởng, suy ngẫm và chia sẻ kiến thức. 2 Bảo tàng Việt Nam ra đời, phát triển liên tục từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, có nhiều gắn bó với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước XHCN. Hiện nay, nước ta có tổng số 197 bảo tàng (127 bảo tàng công lập, 70 bảo tàng ngoài công lập), gồm nhiều loại hình, trong đó, BTTTP (còn gọi là bảo tàng khảo cứu địa phương, bảo tàng tổng hợp, BTĐP) có một số lượng đáng kể - 63 bảo tàng, chiếm tỉ lệ 31,9% [42, tr.8]. Tại các địa phương trong cả nước, BTTTP là thiết chế văn hóa có tính đặc thù, bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người ở địa phương, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người dân. Tham chiếu theo nội dung phản ánh, thể hiện cụ thể, LS-VH địa phương chính là “thông điệp” mà BTTTP giới thiệu, chuyển tải đến các đối tượng khách tham quan trong hành trình trải nghiệm, khám phá tại bảo tàng. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chủ yếu sử dụng hiện vật để minh họa, tuyên truyền, giáo dục trực quan về địa phương trên cơ sở “mô típ giống nhau: thiên về khảo cổ học, nội dung dàn trải suốt các thời kỳ hàng ngàn năm chẳng khác gì một cuốn thông sử” [12, tr.7], “thiếu vắng nội dung lịch sử xã hội, đô thị, đời sống con người đặc biệt là về văn hóa phi vật thể” [41, tr.46], BTTTP dường như đã tạo nên một ấn tượng quen thuộc có phần nhàm chán đối với công chúng. Chính vì thế, giới truyền thông đã có những bàn luận về vấn đề “lãng phí BTĐP”, số lượng nhiều nhưng hoạt động đơn điệu, ít hiệu quả, khi đề cập tới tình hình chung của các BTTTP ở nước ta [131]. Thời gian gần đây, trên cơ sở nghiên cứu, chọn lọc, sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, LS-VH địa phương đã được các BTTTP diễn giải, trưng bày dễ hiểu, bắt mắt và hấp dẫn hơn với các tổ hợp hiện vật, sưu tập độc đáo, bài viết rất cô đúc; việc chuyển tải đến khách tham quan có sự linh hoạt, gắn kết nhiều hơn với di sản địa phương cũng như các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Cùng với các hiện vật, sưu tập được bảo tồn, phát huy giá trị tại BTTTP, DSVH phi vật thể của địa phương cũng được giới thiệu qua sự thể hiện trực tiếp của chủ thể văn hóa, mang lại nhiều thông tin sinh động, chân thực về LS-VH, cũng như thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trải nghiệm và tương tác, tăng tính hấp dẫn của BTTTP trong cảm nhận của 3 khách tham quan. Với cách nhìn nhận LS-VH địa phương là nội dung giáo dục, có thể bổ sung, làm giàu hiểu biết cho quảng đại công chúng, đồng thời quan tâm tới phương thức chuyển tải thông điệp văn hóa từ BTTTP đến với khách tham quan, NCS quyết định chọn đề tài Lịch sử - văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam làm Luận án Tiến sĩ, ngành Văn hóa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích hướng tới của Luận án là sử dụng các lý thuyết nghiên cứu để làm rõ nội dung, phương thức phản ánh, chuyển tải LS-VH địa phương trong HĐGD của BTTTP; từ đó đưa ra nhận định về vai trò giáo dục, bàn luận một số vấn đề đặt ra đối với HĐGD LS-VH địa phương của BTTTP ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án tập trung vào việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, trình bày cơ sở lý luận, cách tiếp cận của đề tài Luận án, cũng như cách thức sử dụng lý thuyết để nghiên cứu LS-VH địa phương trong HĐGD của BTTTP ở Việt Nam; - Nghiên cứu, làm rõ nội dung và phương thức phản ánh, chuyển tải LS-VH địa phương của BTTTP, qua “ngôn ngữ” trưng bày và việc thực hiện các HĐGD cụ thể, tạo điều kiện cho khách tham quan tìm hiểu, nhận thức về LS-VH (đặc biệt là các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biểu hiện văn hóa có tính tiêu biểu) của các BTTTP trong diện khảo sát; - Phân tích, xem xét hiệu quả, đưa ra nhận định về vai trò giáo dục, chuyển tải LS-VH địa phương của BTTTP qua việc tạo điều kiện để khách tham quan tiếp cận, trải nghiệm các DSVH tiêu biểu của địa phương, cùng với mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố - khách tham quan, nhân viên bảo tàng, chủ thể văn hóa trên cơ sở thực tiễn HĐGD tại các địa bàn nghiên cứu của Luận án; 4 - Trên cơ sở lý thuyết, các quan điểm có liên quan, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động bảo tàng, cùng với kết quả nghiên cứu, khảo sát từ các trường hợp bảo tàng được lựa chọn tiếp cận, bàn luận một số vấn đề đặt ra đối với HĐGD LS-VH địa phương của BTTTP ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nội dung và phương thức phản ánh, chuyển tải LS-VH địa phương trong HĐGD của BTTTP (dạng bảo tàng tổng hợp trong số các bảo tàng cấp tỉnh) ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề Vấn đề nghiên cứu tập trung vào nội dung tiêu biểu (nội dung cụ thể, có tính đại diện/đặc trưng cho mỗi địa phương), phương thức chủ yếu mà BTTTP thực hiện để phản ánh, chuyển tải đến khách tham quan về LS-VH địa phương (trên cơ sở trưng bày và các HĐGD). - Phạm vi thời gian Phạm vi nghiên cứu được xác định từ năm 2014 - bắt đầu triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến nay (2023). Đây là giai đoạn mà nội dung LS-VH địa phương được quan tâm phản ánh, chuyển tải cụ thể hơn trong HĐGD của BTTTP. - Phạm vi không gian Luận án được triển khai trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận, đối sánh và khái quát hóa từ các trường hợp BTTTP cụ thể được lựa chọn. Đây là ba bảo tàng thuộc dạng bảo tàng tổng hợp tỉnh, TP, bao gồm: - BTNĐ (Bảo tàng hạng I): Nằm ở phía Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Nam Định là một địa bàn cư trú lâu đời của người Kinh. Truyền thống LS-VH của địa phương, trong đó nổi bật là các nội dung về thời Trần, tín ngưỡng thờ Mẫu, trường thi Hương - truyền thống học hành, khoa bảng, được chú trọng giới thiệu, chuyển tải trong HĐGD của bảo tàng. 5 - BTĐL (Bảo tàng 02 lần xếp hạng I): Tại trung tâm khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk là một địa phương có sự đa dạng về văn hóa tộc người, bao gồm các dân tộc tại chỗ (Ê Đê, Mnông, Gia Rai) và một số lượng lớn các dân tộc nhập cư, nhiều nhất là người Kinh. Văn hóa đa dạng của các dân tộc anh em đang quần cư sinh sống, đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc tại chỗ, sản vật đặc hữu của địa phương, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Đắk Lắk - đất nước nói chung, cũng được chú ý thể hiện trong HĐGD của bảo tàng. - BTCT (Bảo tàng hạng II): Ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc Nam Bộ (vùng đất mới được khai phá so với lịch sử hình thành đất nước nói chung), TP Cần Thơ là đô thị loại I, đây là địa bàn đến khai phá, định cư, chung sống của nhiều dân tộc, số lượng lớn nhất thuộc về các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Đời sống vùng sông nước miệt vườn trù phú, các đặc điểm nổi bật về DSVH khảo cổ, cũng như các yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của ba cộng đồng người trong mối quan hệ giao lưu, gắn bó mật thiết cũng là vấn đề quan trọng được phản ánh trong HĐGD của bảo tàng. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực hiện đề tài Luận án, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Nội dung LS-VH địa phương được nhìn nhận, phản ánh như thế nào trong HĐGD của BTTTP? - Phương thức giới thiệu, chuyển tải LS-VH địa phương trong HĐGD của BTTTP được thực hiện như thế nào để khách tham quan có thể tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tích cực? - Có thể nhận định như thế nào về vai trò của BTTTP khi mà LS-VH địa phương được phản ánh, chuyển tải một cách linh hoạt, nhân văn và dễ tiếp cận đối với khách tham quan trong HĐGD của bảo tàng? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết khoa học được NCS đưa ra tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu như sau: 6 LS-VH địa phương có tính đặc thù, gắn liền với bối cảnh của văn hóa vùng, có mối liên hệ với quốc gia/dân tộc, được phản ánh thông qua các DSVH (vật thể và phi vật thể), bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người; các di sản này được bảo tồn, đặc biệt là trưng bày, giới thiệu một cách chân thực, sinh động tại BTTTP. Nội dung LS-VH địa phương được chuyển tải đến khách tham quan thông qua các HĐGD cụ thể, trên cơ sở của trưng bày, tạo điều kiện và cơ hội để khách tham quan tiếp cận các di sản, chủ động tham gia, tự trải nghiệm, khám phá và nhận thức. Do đó, có thể nhận định về vai trò của BTTTP là một không gian giới thiệu, thực hành, tương tác, trải nghiệm các DSVH tiêu biểu của địa phương. 5. Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận Văn hóa học là khoa học mang tính liên ngành, tích hợp nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa. Vì vậy, tiếp cận liên ngành có thể liên kết được các ngành khoa học với nhau trong quá trình nghiên cứu. Liên ngành không phải là phép cộng đơn thuần của các ngành khoa học với nhau, mà tích hợp cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học. Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành Văn hóa học, Nhân học văn hóa, Bảo tàng học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lý học một cách song hành và có tính kết nối trong quá trình nghiên cứu về LS-VH địa phương trong HĐGD của BTTTP. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được triển khai trên cơ sở áp dụng phối hợp một số phương pháp khoa học cần thiết để có thể đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra; trong đó, các phương pháp sau đóng vai trò cơ bản: * Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu NCS đã tiến hành thu thập và phân tích tài liệu từ sách, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đã được xuất bản trên thế giới và ở trong nước; luận án, luận văn, khóa luận liên quan đến hướng nghiên cứu, nội dung của đề tài. Việc nghiên cứu, phân tích, kế thừa tài liệu thứ cấp giúp cho NCS xác định, lựa chọn các phương pháp 7 nghiên cứu phù hợp; đồng thời có thể hệ thống hóa, đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài Luận án. * Phương pháp nghiên cứu trường hợp NCS lựa chọn tiếp cận ba BTTTP là BTNĐ, BTĐL và BTCT để xem xét cụ thể vấn đề trên cơ sở thực tiễn giáo dục, chuyển tải LS-VH địa phương của các bảo tàng này. Đây là các BTĐP ở ba khu vực, vùng văn hóa của đất nước ta: BTNĐ (phía Nam khu vực đồng bằng sông Hồng, miền Bắc); BTĐL (trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung); và BTCT (trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam). Các bảo tàng nói trên đều có dấu ấn trên phương diện giáo dục, chuyển tải LS-VH, đặc biệt là thể hiện được vấn đề đặc sắc của mỗi địa phương cụ thể (truyền thống văn hóa của Nam Định, đa dạng văn hóa của Đắk Lắk, hội tụ và giao lưu văn hóa tại Cần Thơ) trong bối cảnh của văn hóa vùng. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp tạo cơ sở cho việc đối sánh, khái quát hóa và bàn luận một số vấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lich_su_van_hoa_dia_phuong_trong_hoat_dong_giao_duc.pdf
  • pdfAbstract of the dissertation.pdf
  • pdfCông văn bảo vệ luận án cấp Viện.pdf
  • pdfSummary of the new conclusions of the dissertation.pdf
  • pdfThông tin tóm tắt về những kết luận mới luận án tiếng Việt.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
  • pdfTrích yếu luận án tiếng Việt.pdf
Luận văn liên quan