Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hƣớng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời
gian qua; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm
Yên Sơn, Sơn Dƣơng và Hàm Yên; Điều tra 390 hộ trồng rừng bao gồm cả hộ liên kết
và không liên kết; Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm, tham vấn công ty,
doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia liên kết với hộ, lãnh đạo và cán bộ địa phƣơng. Các
phƣơng pháp phân tích đƣợc nghiên cứu sử dụng kết hợp bao gồm: thống kê mô tả,
thống kê so sánh, phân tích hiệu quả sản xuất, phân tích tài chính, mô hình logit để phân
tích thực trạng các hình thức liên kết và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Kết quả chính và kết luận
Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu là sự thỏa thuận hợp tác giữa
ngƣời trồng rừng và doanh nghiệp chế biến nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và cung cấp
ổn định gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ của doanh nghiệp.
Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn sản phẩm liên kết; mối quan hệ liên kết là mối quan hệ
bất cân xứng và liên kết mang tính xã hội sâu sắc. Liên kết đƣợc biểu hiện dƣới 3 hình
thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm.
Việc lựa chọn hình thức liên kết để áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế về nguồn lực
và đặc điểm của từng hình thức tổ chức kinh doanh của các chủ thể ở từng nơi.
Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu đang thựcxii
hiện tại Tuyên Quang bao gồm: hình thức tập trung trực tiếp giữa Công ty Cổ phần giấy
An Hòa với các hộ dân trong vùng nguyên liệu; hình thức trung gian giữa Công ty Cổ
phần Woodsland Tuyên Quang và các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC; và hình thức hạt
nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trong khu vực. Nội
dung liên kết tập trung vào tiêu thụ gỗ sau khai thác, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và
bảo vệ rừng, hỗ trợ các vật tƣ đầu vào cần thiết và chia sẻ thông tin. Liên kết giữa Công ty
Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng nhằm tạo vùng nguyên liệu có
chứng chỉ FSC đáp ứng đƣợc các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Liên kết hạt nhân
trung tâm do bị giới hạn diện tích đất nên hạn chế về khả năng nhân rộng. Liên kết giữa
Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ còn lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu
mua nên mức độ bền vững không cao. Các hộ tham gia liên kết đều cho hiệu quả kinh tế
từ trồng rừng cao hơn các hộ thông thƣờng. Lợi ích từ liên kết đem lại cho các hộ là: nâng
cao kiến thức trồng rừng, thay đổi phƣơng thức trồng rừng truyền thống, tiêu thụ gỗ ổn
định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển liên kết trong sản xuất và tiệu thụ GNL tại
Tuyên Quang bao gồm: 1) Các yếu tố thuộc về các hộ dân nhƣ: diện tích rừng trồng, tham
gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, đƣợc tập huấn, nguồn
thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ đƣợc tiếp cận là những yếu tố ảnh
hƣởng đến khả năng tham gia vào liên kết của hộ; 2) Các yếu tố thuộc về phía công ty nhƣ:
quy mô sản xuất, nguồn nhân lực tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị
trƣờng; 3) Các yếu tố thuộc về chính sách bao gồm: các chính sách về đất đai, chính sách về
hỗ trợ và phát triển trồng rừng và các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết.
Để tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang,
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ
về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị
trƣờng của doanh nghiệp; iii) Tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu.
200 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------
ĐỖ HẢI YẾN
LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ
NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ HẢI YẾN
LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ
NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt
HÀ NỘI, 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đều đã đƣợc
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Đỗ Hải Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình. Đến nay luận án đã hoàn thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng
trân trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn và PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt là ngƣời hƣớng dẫn
khoa học, thầy đã tận tình định hƣớng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài;
Tập thể Bộ môn Kế hoạch & Đầu tƣ, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tham gia góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
sinh hoạt tại Bộ môn;
Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ở các nhiệm kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án;
Lãnh đạo Trƣờng Đại học Tân Trào, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế,
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (đơn vị tôi đang công tác và sinh hoạt, giảng dạy
chuyên môn) đã hỗ trợ về mặt vật lực, tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể nghiên
cứu và hoàn thành luận án thuận lợi nhất;
Các giảng viên, nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè đã nghiêm túc góp ý chân
thành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài;
Về phía địa phƣơng, tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Sở, Cơ quan, Ban ngành các
cấp trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở tình Tuyên Quang, Lãnh đạo các Công ty chế biến gỗ
trên địa bàn tỉnh, UBND các xã, huyện tại địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài;
Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình hai bên
nội, ngoại; chồng và các con của tôi đã luôn đồng hành, động viên tinh thần và chia sẻ
mọi khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Đỗ Hải Yến
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hộp xi
Danh mục sơ đồ xii
Trích yếu luận án xi
Thesis abstract xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU 7
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến liên kết giữa sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 7
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
làm nguyên liệu 7
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên
liệu giữa doanh nghiệp chế biến và ngƣời trồng rừng 9
2.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu 12
2.2. Cơ sở lý luận về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13
2.2.1. Khái niệm về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13
2.2.2. Các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 17
2.2.3. Đặc điểm của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 20
2.2.4. Vai trò của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 22
iv
2.2.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của việc sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 25
2.2.6. Nội dung nghiên cứu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 29
2.2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 32
2.3. Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 36
2.3.1. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các
nƣớc trên thế giới 36
2.3.2. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các
địa phƣơng ở Việt Nam 39
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 41
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 44
3.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận 44
3.1.2. Khung phân tích 45
3.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 46
3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 49
3.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 52
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 52
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 52
3.3.3. Xử lý số liệu 53
3.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu 54
3.4.1. Thống kê mô tả 54
3.4.2. Thống kê so sánh 54
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost-Benefit Analysis - CBA) 54
3.4.4. Mô hình Logit (Binary Logit Model) 56
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu của
tỉnh Tuyên Quang 58
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển các hình thức liên kết trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 58
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất
và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 59
v
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 61
4.1.1. Tình hình sản xuất gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 61
4.1.2. Tình hình tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 63
4.2. Thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang 65
4.2.1. Hình thức liên kết trực tiếp: Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa
và các hộ trồng rừng 65
4.2.2. Hình thức liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng 78
4.2.3. Hình thức hạt nhân trung tâm trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ trồng rừng 93
4.2.4. Đánh giá chung phát triển các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ
gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 105
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên
liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 114
4.3.1. Các yếu tố thuộc về phía hộ dân trồng rừng 114
4.3.2. Các yếu tố thuộc về phía công ty 117
4.3.3. Nhóm các yếu tố thị trƣờng 124
4.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế chính sách 126
4.4. Giái pháp đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 130
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 130
4.4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang 131
4.4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cƣờng liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới 132
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
5.1. Kết luận 145
5.2. Kiến nghị 147
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 149
Tài liệu tham khảo 150
Phụ lục 158
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BCR Tỷ suất thu nhập/ chi phí (Benefits to Cost Ratio)
CP Cổ phần
CTLN Công ty lâm nghiệp
EU Liên minh Châu Âu
FSC Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council)
GNL Gỗ nguyên liệu
HĐND Hội đồng nhân dân
HGĐ Hộ gia đình
HTX Hợp tác xã
IRR Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return)
KT-XH Kinh tế xã hội
MTV Một thành viên
NAFOCO Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Gỗ Nam Định
NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)
PTNT Phát triển nông thôn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
VPA/FLEGT Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp,
Quản trị rừng và Thƣơng mại lâm sản
WB3 Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Tên bảng Trang
2.1. Quy trình và kĩ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu 26
3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2020 47
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 48
3.3. Các hình thức liên kết điển hình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 49
3.4. Lựa chọn các hình thức liên kết và địa điểm nghiên cứu 51
3.5. Phân bố mẫu điều tra khảo sát 53
3.6. Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình 57
4.1. Diễn biến diện tích rừng trồng và sản lƣợng gỗ khai thác của tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2010 - 2020 61
4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2016 - 2020 62
4.3. Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 64
4.4. Cơ chế liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ trồng
rừng trong vùng nguyên liệu 67
4.5. Kết quả hỗ trợ cây giống của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 68
4.6. Kết quả tập huấn kỹ thuật hàng năm của công ty 68
4.7. Hiện trạng tiêu thụ gỗ của hộ sau khai thác 70
4.8. Kết quả thu mua nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 71
4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của các hộ liên kết và không liên
kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 72
4.10. Lợi ích từ liên kết đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 73
4.11. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 75
4.12. Tình hình vi phạm liên kết của các hộ điều tra giai đoạn 2017-2019 76
4.13. Biến động số hộ và diện tích rừng tham gia liên kết với Công ty Cổ phần
Giấy An Hòa 77
4.14. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hình thức liên kết trồng rừng
theo tiêu chuẩn FSC 81
viii
4.15. Kết quả phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang 82
4.16. Tình hình tập huấn, triển khai kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC
của công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 83
4.17. Tình hình tiêu thụ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ sau khai thác 85
4.18. Kết quả thu mua gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần
Woodsland Tuyên Quang (2015-2019) 85
4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết
với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 86
4.20. Lợi ích của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang khi liên kết với
hộ dân 87
4.21. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland 89
4.22. Tình hình thực hiện trách nhiệm của hộ khi tham gia liên kết với Công ty
Woodsland giai đoạn 2017-2019 (n=80) 90
4.23. Biến động về số hộ và diện tích rừng của các hộ tham gia hình thức liên
kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 92
4.24. Cơ chế liên kết giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ gia đình 95
4.25. Kết quả hỗ trợ đầu tƣ của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên đối với các hộ
liên kết nhận khoán 96
4.26. Tình hình tập huấn kỹ thuật trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 97
4.27. Tình hình thu hồi sản lƣợng giao khoán theo hợp đồng với các hộ 98
4.28. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết
với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 99
4.29. Lợi ích từ việc thực hiện liên kết hình thức giao khoán theo chu kỳ đối
với công ty 100
4.30. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 101
4.31. Tình hình vi phạm của các hộ nhận khoán giai đoạn 2017-2019 103
4.32. Tình hình lao động trong sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 105
4.33. Tình hình giảm nghèo của các hộ có sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 106
4.34. Diễn biến độ che phủ của rừng qua các năm 107
4.35. Tổng hợp và đánh giá chung các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 112
ix
4.36. Kết quả mô hình Logit phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tham
gia liên kết của hộ 115
4.37. Quy mô và đặc điểm sản xuất của các công ty liên kết 118
4.38. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết 120
4.39. Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam giai đoạn
2015 - 2020 125
4.40. Tình hình tiếp cận chính sách của các hộ trồng rừng 127
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
4.1. Phát triển diện tích rừng trồng theo chủ quản lý tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2010 - 2020 62
4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động 63
4.3. Diễn biến giá thu mua gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 69
4.4. Đánh giá của hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 77
4.5. Diễn biến giá thu mua gỗ có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần
Woodsland Tuyên Quang 84
4.6. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Woodsland 91
4.7. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Lâm nghiệp
Hàm Yên 104
4.8. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về phía công ty tới liên kết với
hộ dân trồng rừng 123
4.9. Diễn biến giá thu mua gỗ trên thị trƣờng và giá thu mua gỗ của các công ty 124
xi
DANH MỤC HỘP
TT Tên hộp Trang
4.1. Hộ không có khả năng tự khai thác nên chọn phƣơng án bán chụm cả
rừng cho thƣơng lái 70
4.2. Thay đổi cơ chế liên kết đã giúp công ty ổn định nguyên liệu, đạt lợi
nhuận mục tiêu 73
4.3. Cây giống chất lƣợng tốt, không phải kí kết ràng buộc với công ty 74
4.4. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu ổn định, mạnh dạn đầu tƣ trồng thâm canh 75
4.5. Liên kết với hộ giúp công ty đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản
xuất và duy trì các đơn hàng 88
4.6. Tiếp cận cách thức canh tác mới, thay đổi phƣơng thức trồng truyền thống 88
4.7. Tham gia Hợp tác xã đƣợc tập huấn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 89
4.8. Hợp tác xã tích cực trong công tác giám sát, hỗ trợ hộ trong quá trình
trồng rừng 90
4.9. Liên kết giúp công ty bảo vệ đất, nâng cao chất lƣợng rừng trồng 100
4.10. Tham gia liên kết đƣợc rất nhiều lợi ích, tiếp tục nhận khoán vụ tiếp theo 102
4.11. Khó theo đƣợc phƣơng thức trồng rừng mới 110
4.12. Khó khăn trong công tác vận động, khuyến khích hộ tham gia liên kết,
trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 110
4.13. Công ty thiếu đội ngũ vừa thành thạo ngoại ngữ, vừa có khả năng nghiên
cứu phát triển thị trƣờng 122
4.14. Ngƣời dân không chờ đƣợc cây giống từ chƣơng trình hỗ trợ 128
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
3.1. Khung phân tích liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 46
4.1. Các kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu tại Tuyên Quang 64
4.2. Hình thức liên kết với các hộ gia đình của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 66
4.2. Hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và
các nhóm hộ gia đình trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 80
4.3. Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm
Yên với các hộ dân 94
4.4. Cách thức tổ chức các đội nhóm hoạt động trong khu vực liên kết 139
xi
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đỗ Hải Yến
Tên Luận án: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hƣớng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời
gian qua; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm
Yên Sơn, Sơn Dƣơng và Hàm Yên; Điều tra 390 hộ trồng rừng bao gồm cả hộ liên kết
và không liên kết; Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm, tham vấn công ty,
doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia liên kết với hộ, lãnh đạo và cán bộ địa phƣơng. Các
phƣơng pháp phân tích đƣợc nghiên cứu sử dụng kết hợp bao gồm: thống kê mô tả,
thống kê so sánh, phân tích hiệu quả sản xuất, phân tích tài chính, mô hình logit để phân
tích thực trạng các hình thức liên kết và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Kết quả chính và kết luận
Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu là sự thỏa thuận hợp tác giữa
ngƣời trồng rừng và doanh nghiệp chế biến nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và cung cấp
ổn định gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ của doanh nghiệp.
Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn sản phẩm liên kết; mối quan hệ liên kết là mối quan hệ
bất cân xứng và liên kết mang tính xã hội sâu sắc. Liên kết đƣợc biểu hiện dƣới 3 hình
thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm.
Việc lựa chọn hình thức liên kết để áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế về nguồn lực
và đặc điểm của từng hình thức tổ chức kinh doanh của các chủ thể ở từng nơi.
Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu đang thực
xii
hiện tại Tuyên Quang bao gồm: hình thức tập trung trực tiếp giữa Công ty Cổ phần giấy
An Hòa với các hộ dân trong vùng nguyên liệu; hình thức trung gian giữa Công ty Cổ
phần Woodsland Tuyên Quang và các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC; và hình thức hạt
nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trong khu vực. Nội
dung liên kết tập trung vào tiêu thụ gỗ sau khai thác, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và
bảo vệ rừng, hỗ trợ các vật tƣ đầu vào cần thiết và chia sẻ thông tin. Liên kết giữa Công ty
Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng nhằm tạo vùng nguyên liệu có
chứng chỉ FSC đáp ứng đƣợc các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Liên kết hạt nhân
trung tâm do bị giới hạn diện tích đất nên hạn chế về khả năng nhân rộng. Liên kết giữa
Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ còn lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu
mua nên mức độ bền vững không cao. Các hộ tham gia liên kết đều cho hiệu quả kinh tế
từ trồng rừng cao hơn các hộ thông thƣờng. Lợi ích từ liên kết đem lại cho các hộ là: nâng
cao kiến thức trồng rừng, thay đổi phƣơng thức trồng rừng truyền thống, tiêu thụ gỗ ổn
định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển liên kết trong sản xuất và tiệu thụ GNL tại
Tuyên Quang bao gồm: 1) Các yếu tố thuộc về các hộ dân nhƣ: diện tích rừng trồng, tham
gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, đƣợc tập huấn, nguồn
thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ đƣợc tiếp cận là những yếu tố ảnh
hƣởng đến khả năng tham gia vào liên kết của hộ; 2) Các yếu tố thuộc về phía công ty nhƣ:
quy mô sản xuất, nguồn nhân lực tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị
trƣờng; 3) Các yếu tố thuộc về chính sách bao gồm: các chính sách về đất đai, chính sách về
hỗ trợ và phát triển trồng rừng và các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết.
Để tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang,
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ
về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị
trƣờng của doanh nghiệp; iii) Tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu.
xiii
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Do Hai Yen
Thesis title: Linkage in Timber Prod