1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nhân là nhân tố quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất
nước, là lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự thành-bại của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, số đông công nhân hiện nay chưa được hưởng tương xứng với
thành quả của đổi mới.
Hiện nay, trong khu công nghiệp vấn đề xung đột, đình công giữa
công nhân và giới chủ vẫn diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp, giữa các
nhóm công nhân cũng xuất hiện xu hướng mất đoàn kết nội bộ hoặc mâu
thuẫn do những nguyên nhân khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, các
KCN trên địa bàn Hà Nội, nhất là KCN Thăng Long Hà Nội với 100%
doanh nghiệp FDI khó tránh khỏi vòng xoáy đình công, mâu thuẫn cục bộ
giữa công nhân/nhóm công nhân với nhau và công nhân với doanh nghiệp.
Do đó, để doanh nghiệp, khu công nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững
hơn thì ngoài “bề nổi” là vốn, thị trường, tư liệu sản xuất, chi phí và giá cả,
doanh nghiệp cần quan tâm đến “chiều sâu” là yếu tố con người, trong đó
những người trực tiếp vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
ra của cải vật chất, tức là công nhân, cần phải được coi trọng
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
LI£N KÕT X· HéI
CñA C¤NG NH¢N TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
THĂNG LONG - HÀ NỘI)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRỊNH VĂN TÙNG
2. TS. PHAN TÂN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nhân là nhân tố quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất
nước, là lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự thành-bại của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, số đông công nhân hiện nay chưa được hưởng tương xứng với
thành quả của đổi mới.
Hiện nay, trong khu công nghiệp vấn đề xung đột, đình công giữa
công nhân và giới chủ vẫn diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp, giữa các
nhóm công nhân cũng xuất hiện xu hướng mất đoàn kết nội bộ hoặc mâu
thuẫn do những nguyên nhân khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, các
KCN trên địa bàn Hà Nội, nhất là KCN Thăng Long Hà Nội với 100%
doanh nghiệp FDI khó tránh khỏi vòng xoáy đình công, mâu thuẫn cục bộ
giữa công nhân/nhóm công nhân với nhau và công nhân với doanh nghiệp.
Do đó, để doanh nghiệp, khu công nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững
hơn thì ngoài “bề nổi” là vốn, thị trường, tư liệu sản xuất, chi phí và giá cả,
doanh nghiệp cần quan tâm đến “chiều sâu” là yếu tố con người, trong đó
những người trực tiếp vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
ra của cải vật chất, tức là công nhân, cần phải được coi trọng.
Trong những năm gần đây, nhiều cá nhân và tổ chức khoa học đã tập
trung một số nghiên cứu về công nhân trong khu công nghiệp. Tuy nhiên,
chưa có đề tài nào tìm hiểu về liên kết xã hội của công nhân, việc thống
nhất lí luận và thực tiễn về sự liên kết xã hội của công nhân có ý nghĩa
quan trọng vì nó cho phép các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính
sách sử dụng thống nhất một thang đo cụ thể.
Từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Liên kết xã hội của công nhân
trong khu công nghiệp hiện nay” làm đề tài luận án và triển khai nghiên cứu
thực địa tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2
Tìm hiểu thực tế liên kết xã hội của công nhân và lý giải một số yếu tố
ảnh hưởng đến liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp Thăng
Long-Hà Nội; trên cơ sở đó gợi ý một số giải pháp nhằm tăng cường liên
kết xã hội có ý nghĩa của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trong xã hội học liên kết xã hội là chủ đề lớn.
Luận án tiếp cận nghiên cứu liên kết xã hội theo 2 cấp độ:
+ Cấp độ vi mô, nghiên cứu liên kết xã hội giữa cá nhân/nhóm công
nhân với nhau thông qua mối quan hệ đoàn kết xã hội, đoàn kết công nhân
theo quan hệ sơ cấp, cùng chức năng.
+ Cấp độ trung mô, nghiên cứu thiết chế và mối quan hệ giữa cá nhân
với thiết chế. Công nhân với các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, sự gắn
bó của công nhân với doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian: Luận án chỉ bàn về liên kết xã hội trong không
gian môi trường làm việc của doanh nghiệp (trong sản xuất).
- Phạm vi thời gian: (từ năm 1997 đến nay); thời gian khảo sát năm
2014, 2015.
3.3. Khách thể nghiên cứu
Công nhân trong khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liên kết xã hội của công nhân trong lao động tại khu công nghiệp được
biểu hiện như thế nào? (Các hình thức, mức độ liên kết xã hội).
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết xã hội trong lao động
của công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết một: Hiện nay, liên kết xã hội của công nhân theo quan
hệ sơ cấp và cùng nhóm chức năng chiếm ưu trội. Trong khi đó, liên kết
xã hội của họ theo quan hệ thiết chế còn lỏng lẻo và chưa mang tính
3
chuyên nghiệp.
* Giả thuyết hai: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến liên kết xã hội của
công nhân như: giới tính, trình độ chuyên môn nghề, tuổi, thâm niên của
công nhân, chính sách của doanh nghiệp, tuy nhiên có tác động mạnh nhất
là yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đến công nhân.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx (1818-1883) là cơ sở
phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thông qua mã hóa
các biến số liên quan:
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 15 người thuộc 3 đối
tượng:công nhân, lãnh đạo quản lý doanh nghiệp, ban quản lý KCN
- Phương pháp thảo luận nhóm: 3 nhóm công nhân, mỗi nhóm 6 công
nhân, có ít nhất 10 năm làm việc trở lên; chọn nhóm công nhân theo tiêu chí
đồng đẳng.
- Phương pháp quan sát: quan sát không tham dự, quan sát một số
cuộc họp, sinh hoạt nhóm công nhân ngoài giờ lao động, khi nghỉ giải lao,
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Luận án tiến hành khảo sát định
lượng bằng bảng hỏi cấu trúc
- Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu:
Để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin thu được cỡ mẫu lựa chọn
phải đủ lớn. Khi đó phân phối của trung bình mẫu sẽ gần với phân phối
chuẩn. Cỡ mẫu khảo sát là 381 mẫu tại 5 doanh nghiệp trên địa bàn KCN.
- Phương pháp xử lý thông tin
Kết quả khảo sát thực tiễn được trình bày theo các cách phân tích sau:
+ Phân tích tần suất: Tác giả xử lý tần xuất theo thủ tục thống kê mô tả
Frequencies, Descriptives...
+ Tổng hợp các chiều cạnh của biến số theo điểm số điểm trung bình.
+ Phân tích nhị biến (tương quan hai chiều):
4
+ Phân tích tương quan bằng thủ tục Correlations:
+ So sánh trung bình của tổng thể (Compare means), thông qua kiểm
định ANOVA , One-sample T-test
+ Phân tích hồi qui đa biến: Hệ số Beta chuẩn hóa nào có giá trị tuyệt
đối cao nhất là có tác động mạnh nhất.
- Quá trình phân tích số liệu tác giả sử dụng phần mềm SPSS 19.0
6. Khung phân tích và hệ các biến số
6.1. Khung phân tích
6.2. Hệ các biến số
* Biến phụ thuộc:
+ Liên kết xã hội cấp liên cá nhân: Được phân tích thông qua một số
chỉ báo sự trao đổi (thông tin, kinh nghiệm, cơ chế chính sách, kỹ năng)
của công nhân.
Liên kết xã hội
cấp thiết chế
Liên kết xã hội
cấp liên cá nhân
Bối cảnh
kinh tế -
xã hội
Cơ chế chính sách của
doanh nghiệp
+ Tổ chức khám sức
khỏe cho công nhân
+ Bảo đảm việc làm,
nhà xưởng, an toàn lao
động, bảo hiểm y tế, xã
hội cho công nhân
+ Tổ chức các hoạt
động vui chơi, giải trí
cho công nhân
- Hợp đồng lao động
của công nhân
LIÊN KẾT
XÃ HỘI
CỦA
CÔNG
NHÂN
TRONG
KHU
CÔNG
NGHIỆP
Đặc điểm xã hội của
công nhân:
+ Giới tính
+ Trình độ chuyên
môn nghề
+ Khoảng tuổi
+Thâm niên
+Ý thức lao động
5
+ Liên kết xã hội cấp thiết chế: Được phân tích thông qua mối quan
hệ giữa doanh nghiệp với công nhân về sự gắn bó của công nhân với các
cấp lãnh đạo (tổ trưởng/ đội trưởng/lãnh đạo doanh nghiệp).
*Biến độc lập
- Đặc điểm xã hội của công nhân: Giới tính, trình độ chuyên môn
nghề, khoảng tuổi, thâm niên làm việc, ý thức lao động sản xuất.
- Đặc điểm xã hội của doanh nghiệp: Cơ chế chính sách của doanh
nghiệp, hợp đồng lao động của công nhân.
* Biến can thiệp
Bối cảnh kinh tế - xã hội; hoạt động của tổ chức xã hội trong và ngoài
khu công nghiệp tác động đến liên kết xã hội của công nhân.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận án ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát
triển lý thuyết xã hội học về liên kết xã hội, tìm ra một số logic xã hội chi
phối liên kết xã hội của công nhân. Từ đó góp phần bổ sung thêm cơ sở lý
luận mới về liên kết xã hội hiện chưa được đề cập trong nghiên cứu xã hội
học ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ nghiên cứu thực tế liên kết xã hội của công
nhân, luận án cung cấp số liệu, cứ liệu phong phú làm cơ sở khẳng định
vai trò của công nhân trong các doanh nghiệp và gợi ý hướng nâng cao
tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu của luận án là một nguồn tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu, giảng dạy xã hội học, xã hội học lao động; tư liệu bổ
ích với các nhà quản lý và những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về liên kết xã hội của
công nhân. Từ cơ sở lý luận về liên kết xã hội, luận án đưa ra phương pháp
đo liên kết xã hội của công nhân trong KCN.
- Khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống về liên kết xã hội của
công nhân trong khu công nghiệp, giúp các nhà lãnh đạo, quản lý khu công
nghiệp, doanh nghiệp có căn cứ khoa học vận dụng vào quá trình quản lý
6
và phát triển ổn định các vấn đề xã hội của công nhân.
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số yếu tố tác động đến mức độ,
hình thức liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp; gợi ý một
số giải pháp khoa học nhằm tăng cường đoàn kết xã hội và nâng cao tính
chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án được chia thành 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI
CỦA CÔNG NHÂN
1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT XÃ HỘI THEO TRỤC NGANG
(CẤP LIÊN CÁ NHÂN)
Khái quát lại, từ những năm 1950 đến nay các nhà xã hội học trong và
ngoài nước đã nghiên cứu về liên kết xã hội dưới nhiều góc độ: quan hệ
lao động, đoàn kết xã hội, quan hệ xã hội...
Từ những năm 1950 đến 1980, các nhà xã hội học lao động đã nghiên
cứu liên kết xã hội ngang giữa các cá nhân/nhóm công nhân với tư cách là
một hiện tượng thể hiện bản sắc văn hóa.
Những nghiên cứu gần đây dù không nghiên cứu trực tiếp liên kết xã
hội trong công nhân lao động nhưng qua các phân tích các tác giả đã làm rõ
những khía cạnh nhất định về cả lý thuyết và thực trạng mối liên kết xã hội
cá nhân với cá nhân và cá nhân với tổ chức xã hội. Liên kết xã hội nói
chung (như các tổ chức xã hội dân sự) hay liên kết xã hội cấp nhóm giữa
công nhân với nhóm công nhân nói riêng là một trong các loại hình của
liên kết xã hội cấp nhóm. Tính liên kết này ảnh hưởng lớn đến năng suất
của nhóm. Mối quan hệ giữa tính liên kết và năng suất nhóm phụ thuộc
vào các chuẩn mực mà nhóm đã đưa ra. Tính liên kết của nhóm càng cao
thì các thành viên càng tuân theo các mục tiêu của nhóm.
7
1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT XÃ HỘI THEO TRỤC DỌC (CẤP
THIẾT CHẾ)
Từ khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội, nhiều
nhà xã hội học cho rằng, xét về vĩ mô, liên kết xã hội theo trục dọc, tức là
liên kết cá nhân với hệ thống giá trị, ý thức hệ ngày càng bị suy yếu.
Nguyên nhân đầu tiên của sự suy yếu liên kết xã hội ở cấp độ cấu trúc và ý
thức hệ chính là sự tập hợp trong một không gian rộng nhiều nhóm xã hội
có đặc trưng khác nhau.
Ở cấp độ cấu trúc và thiết chế, khi bàn về liên kết xã hội, các nhà xã
hội học trên thế giới thường xếp nó vào một trong ba loại logic trao đổi:
(1) logic trao đổi thị trường; (2) logic trao đổi giữa nhà nước và công nhân
và (3) logic về quà tặng, tức là logic xúc cảm tình cảm.
Nghiên cứu vai trò của liên kết xã hội trong việc duy trì và phát triển
doanh nghiệp ở cấp độ vi mô và trung mô, có thể nói rằng những nghiên
cứu của Mark Granovetter mang tính điển hình. Tác giả là một trong
những nhà khoa học có ảnh hưởng mạnh đến giới nghiên cứu mạng lưới xã
hội và vốn xã hội. Phạm trù nghiên cứu của ông thường gắn liền với xã hội
học kinh tế.
Đặc biệt các hướng nghiên cứu vi mô và trung mô về liên kết xã hội
ít được thực hiện hoặc chưa được nổi bật. Đây là khoảng trống để luận án
tập trung khai thác nhằm giới thiệu cách tiếp cận mới cả lý luận và thực
nghiệm mang màu sắc xã hội học về liên kết xã hội của công nhân trong
khu công nghiệp hiện nay.
8
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1.1. Liên kết xã hội và liên kết xã hội của công nhân trong khu
công nghiệp (Tiếng Anh: Social integration; Tiếng Pháp: Lien social)
Luận án đưa ra định nghĩa sau đây cho nghiên cứu: Liên kết xã hội
của công nhân trong khu công nghiệp là những hình thức quan hệ xã hội
trong lao động gắn bó các cá nhân hoặc nhóm công nhân với nhau và gắn
bó tổng thể công nhân với doanh nghiệp nơi họ làm việc. Liên kết xã hội
của công nhân trong khu công nghiệp là mối quan hệ xã hội gắn kết và hài
hòa cả chiều ngang và chiều dọc giúp cho từng công nhân khẳng định
được bản sắc của mình và thực hiện được lao động của mình mang tính
chuyên nghiệp. Đây là những chỉ báo xã hội góp phần đánh giá lợi thế
cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của khu công nghiệp.
2.1.2. Quan hệ xã hội (Social ralationships)
Từ nhiều quan niệm về quan hệ xã hội, tác giả luận án đề xuất định
nghĩa về quan hệ xã hội cho nghiên cứu này như sau: quan hệ xã hội là
những mối liên hệ và tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với nhóm xã hội, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác và giữa cá
nhân với tổng thể xã hội.
2.1.3. Quan hệ lao động (Industrial relations)
Quan hệ lao động nói chung là các quá trình trao đổi kinh tế và quan hệ
xung đột xã hội giữa tư bản và lao động (trong xí nghiệp, một ngành kinh tế
hay một nước) cũng như các tiêu chuẩn, hợp đồng hay thể chế của chúng là
các hội (công đoàn và các tổ chức của người giao việc), nhóm và cá nhân
của cả hai phía cũng như các cấp nhà nước.
2.1.4. Thiết chế và doanh nghiệp
“Thiết chế là tập hợp các hình thức xã hội và các cấu trúc xã hội được
tổ chức, cấu thành bởi các luật hoặc bởi các tập quán”. Trong nghiên cứu
này, thiết chế doanh nghiệp được xem xét trong mối quan hệ với chuẩn
9
mực của nhóm công nhân. Trên cơ sở đó, tác giả muốn tìm hiểu xem
liệu mối quan hệ ấy có được hài hòa và chặt chẽ hay không.
2.1.5. Nhóm xã hội
“Nhóm là một tập hợp ít người hoặc nhiều người có nhiều đặc điểm
xã hội giống nhau”. Ứng dụng định nghĩa này vào nghiên cứu, tác giả
luận án xác định những công nhân đang làm việc ở KCN Thăng Long là
một nhóm thuộc tính bởi vì họ chia sẻ nhiều đặc trưng giống nhau.
2.1.6. Công nhân
Từ những quan điểm về công nhân và đặc điểm của giai cấp công
nhân, tác giả đề xuất định nghĩa: Công nhân là những người lao động
làm công ăn lương theo HĐLĐ, những người sản xuất sản phẩm, hàng
hóa và dịch vụ trong các thành phần kinh tế để được nhận từ lãnh đạo
của doanh nghiệp một khoản thù lao dưới nhiều hình thức, trong đó
lương là hình thức cơ bản. Công nhân trong định nghĩa này đồng nghĩa
với người làm công ăn lương.
2.1.7. Khu công nghiệp
"Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định”.
Như vậy, khu công nghiệp là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp
công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố
tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là
đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí các doanh nghiệp
công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản
xuất công nghiệp và kinh doanh.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN
2.2.1. Lý thuyết đoàn kết xã hội của Emile Durkheim
Emile Durkheim (1858-1917) đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để
chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân/ nhóm công nhân với nhau và giữa tổng
thể công nhân và doanh nghiệp, tổng thể xã hội. Khái niệm đoàn kết xã hội
của ông có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sử
dụng hiện nay.
10
Luận án vận dụng lý thuyết đoàn kết xã hội của Emile Durkheim
(1858-1917) vào nghiên cứu này, qua đo lường và đánh giá LKXH theo
chiều ngang giữa công nhân/nhóm công nhân ở KCN Thăng Long và
LKXH theo chiều dọc giữa họ và chủ sử dụng lao động, tác giả luận án
muốn kiểm chứng xem liệu LKXH nào biểu hiện mạnh mẽ và chặt chẽ
hơn. Vả lại, LKXH theo trục ngang hài hòa như thế nào với LKXH theo
trục dọc? Liệu liên kết theo chiều ngang của công nhân ở KCN này có ảnh
hưởng đến quá trình chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa chính họ hay
không?
2.2.2. Lý thuyết về mạng lưới xã hội của Mark Granovetter
Mark Granovetter (1943) là nhà xã hội học người Mỹ được biết đến
với những nghiên cứu về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và xã hội học kinh
tế. Theo ông, khi tiến hành phân tích mạng lưới, nhà nghiên cứu cần phải
phân biệt các mối quan hệ (mạnh/yếu) trong mạng lưới theo các tiêu chí.
Tiếp thu lập luận của nghiên cứu đi trước tác giả luận án đã sơ đồ hóa
qua khung phân tích liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp
Thăng Long.
2.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN
2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên kết xã hội của
công nhân
2.3.1.1. Quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng ghen
Từ đặc điểm của giai cấp công nhân là giai cấp vô sản cho nên C.Mác
và Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết của công nhân trong các
phong trào, các hoạt động từ sản xuất đến các hoạt động đấu tranh cách
mạng. Sự đoàn kết của công nhân như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu
tranh và phát triển của công nhân trong lịch sử phát triển.
2.3.1.2. Quan điểm của V. I. Lênin
Tiếp nối quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự đoàn kết của
công nhân Lênin đã phát triển thêm sự đoàn kết này trong những lý luận
của mình. Lênin đã phân tích tính chất xã hội hóa của công nhân trong quá
11
trình lao động và làm việc. Đều này đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu về
công nhân Việt Nam. Đa phần công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất
thân từ nông dân hoặc các nghề nghiệp khác đó là quá trình xã hội hóa
công nhân đặc biệt quan trọng.
Sự đoàn kết về mặt tư tưởng cũng được Lênin đặc biệt quan tâm. Nó
còn xuất hiện từ sự giáo dục lâu dài, chu đáo và kỹ lưỡng của các tổ chức
chính trị của giai cấp công nhân.
Thông qua những lý luận, quan điểm của Lênin về sự đoàn kết của công
nhân trong thực tiễn tác giả kế thừa trong nghiên cứu của mình về sự đoàn
kết của công nhân trong hoạt động sản xuất và trong cuộc sống thường nhật.
Thêm vào đó là vai trò của Công đoàn là một tổ chức có các hoạt động tuyên
truyền giáo dục cho công nhân về mặt tư tưởng lý luận, pháp luật để từ đó
công nhân đoàn kết hơn nữa trong các phong trào chung của mình.
2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về liên kết xã hội của công nhân
2.3.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải chủ
động xây dựng quan hệ đoàn kết và phối hợp giúp đỡ nhau giữa các tổ
chức và các ngành nghề, nhất là giữa Công đoàn, Giám đốc và Đoàn
Thanh niên. Phải chống tư tưởng chờ đợi, ỷ lại và cục bộ. Phải có kế hoạch
bồi dưỡng các anh hùng và chiến sĩ thi đua để phát huy vai trò kiểu mẫu và
tác dụng đầu tàu của họ. Đối với anh em lao động trí óc và cán bộ khoa
học kỹ thuật, công đoàn phải có kế hoạch giúp đỡ họ không ngừng tiến bộ
và thực hiện đoàn kết chặt chẽ với nhau”.
Như vậy với tư tưởng của Hồ Chí Minh tác giả có cơ sở để nghiên
cứu về liên kết của công nhân trong các nhà máy xí nghiệp. Tính đoàn kết
này không chỉ là đoàn kết với nhau trong lợi ích mà bên cạnh đó là những
liên kết giai cấp, liên kết trên tinh thần của của những người có chung tư
tưởng trên tinh thần của những người vô sản. Những người công nhân luôn
12
nêu cao tinh thần làm việc, luôn là hạt nhân tích cự