Luận án Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở ViệtNam
Khái niệm “marketing” cũng như hoạt ñộng marketing xuất hiện và phát triển ở Việt Nam cùng với quá trình chuyển ñổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường ñịnh hướng XHCN. Hoạt ñộng nghiên cứu và thực hành marketing không chỉ nổi lên như một nghề năng ñộng,hấp dẫn mà thực sự ñã ñóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Tuy nhiên, việc vận dụng những nguyên lý cơ bản của marketing chủ yếu nhằm phục vụ hoạt ñộng kinh doanh, trong khi ñó lĩnh vực xã hội-một “mảnh ñất” rộng lớn ñể vận dụng nguyên lý marketing lại chưa ñược quan tâm. Việc vận dụng nguyên lý marketing vào lĩnh vực xã hội dựa trên quan ñiểm: Các vấn ñề xã hội sẽ ñược giải quyết hiệu quả bằng (và chủ yếu bằng) những giải pháp mang tính xã hội thông qua việc nâng cao nhận thức, thay ñổi hành vi. Thuật ngữ marketing xã hội xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 của Thế kỷ 20 và ñược giới thiệu lần ñầu bởi Philip Kotler và GeraldZaltman nhằm mô tả việc sử dụng nguyên lý và công cụ marketing ñể ñề xuất những ñộng cơ xã hội, ý tưởng hoặc hành vi mới, tích cực với khái niệm “Marketing xã hội là việc sử dụng các nguyên lý và công cụ marketing tác ñộng tới ñối tượng (nhóm ñối tượng) mục tiêu ñể họ chấp nhận, từ bỏ, thay ñổi hành vi, thói quenmột cách tự nguyện vì lợi ích của cá nhân họ, nhóm, cộng ñồng và xã hội nói chung” [Philip Kotler, Ned Roberto, Nancy Lee - 2002]. Thực tế ở các nước phát triển, việc vận dụng marketing xã hội như một giải pháp chiến lược ñể giải quyết những vấn ñề xã hội ñã mang lại nhiều thành công. Ở nước ta hiện nay, cùng với phát triển kinh tế, ðảngvà Chính phủ ñang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, chương trình giải quyết những vấn ñề xã hội bức xúc. ðể giải quyết những vấn ñề ñó rất cần những công cụ, mô hình, cách tiếp cận hiệu quả. Xóa ñói giảm nghèo ñược coi là một trong nhữngvấn ñề quan trọng hàng ñầu ở nước ta. Công cuộc giảm nghèo ñược xã hội hoá và triển khai ở tất cả các cấp, qua 2 nhiều năm thực hiện, chúng ta ñã thu ñược những kếtquả ñáng khích lệ, tỷ lệ nghèo ñói ở Việt Nam ñã giảm nhanh còn khoảng 8% vào năm 2005 (theo chuẩn nghèo của Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội giai ñoạn 2001-2005). Việt Nam ñã ñược các cộng ñồng quốc tế ñánh giá là nước giải quyết tốt nhất vấn ñề nghèo ñói. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ñang ñặt ra ñó là tỷ lệ nghèo ñói ở nước ta còn cao theo chuẩn nghèo mới (22% vào năm 2006),giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo lớn (rất nhiều hộ gia ñình có thunhập bình quân ñầu người gần sát với chuẩn nghèo và chỉ cần một rủi ro nhỏ là rơi vào nghèo ñói). Thêm vào ñó, một bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ ñộng vươn lên thoát khỏi ñói nghèo; nhận thức và sự quan tâm chưa tương xứng ñối với mục tiêu xóa ñói giảm nghèo ở nhiều cơquan, ban ngành; hiệu quả thực hiện một số chính sách, giải pháp chưa cao do người nghèo không có thông tin, khó tiếp cận. Chính vì vậy, ñể bảo ñảm xóa ñói giảm nghèo nhanh và bền vững ñòi hỏi phải nghiên cứu, thực hiện những giải pháp marketing xã hội qua ñó làm thay ñổi thái ñộ, hành vi của người nghèo, khuyến khích họ quyết tâm vươn lên thoát nghèo; thu hút sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của các cá nhân, nhà tài trợ trong nước và quốc tế cũng như cải thiện khả năng hưởng lợi từ chính sách, dự án giảm nghèo. ðó cũng là lý do ñể tác giả lựa chọnvà triển khai nghiên cứu ñề tài luận án tiến sỹ: “Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở ViệtNam”.