Luận án Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

Ngày nay, hộ gia đình nông thôn ở các nước nghèo ngày càng sử dụng các chiến lược di cư để bảo đảm sinh kế của họ và để thích ứng với một môi trường tự nhiên và xã hội thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của người di cư gửi về các gia đình đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của họ, nếu có tích lũy họ sẽ có chiến lược để phát triển hơn. Những người di cư ra nước ngoài họ mang ngoại tệ có giá trị vào trong nước giúp nâng cao khả năng phát triển đất nước, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm thiểu tác động của các cú sốc bất lợi và giảm nghèo (IMF, 2005). Di cư là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Chính phủ các nước. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và di cư quốc tế tăng lên. Tuy nhiên, trong dòng di cư nói chung, hầu hết lao động di cư là nhóm người dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng mạnh từ các sự kiện trong đời sống kinh tế - xã hội. Với bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc tiếp cận thị trường thế giới tác động tới các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm cho hàng triệu người. Sự tập trung vốn đầu tư vào các vùng kinh tế, sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền dẫn đến di cư của một bộ phận dân số là điều tất yếu.

pdf165 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  HƯNG PHẠM NGỌC HƯNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT CƯ VÀ LỢI ÍCH VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI XUẤT CƯ Chuyên ngành: Toán kinh tế Mã số: 62310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN CAO VĂN 2. PGS.TS. LƯU BÍCH NGỌC Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư” là công trình nghiên cứu của tôi. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Phạm Ngọc Hưng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Cao Văn và PGS. TS. Lưu Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh – Chủ nhiệm Khoa Toán kinh tế - Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã có những góp ý, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô đã và đang công tác tại Khoa Toán kinh tế, các đồng nghiệp trong và ngoài Khoa Toán kinh tế với những góp ý về chuyên môn, động viên về tinh thần để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học – Trường đại học Kinh tế Quốc dân, các đồng chí trong bộ phận quản lý nghiên cứu sinh đã đồng hành, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Trên hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đấng sinh thành, những người thân yêu trong gia đình đã luôn hy sinh vì tôi, luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Phạm Ngọc Hưng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 13 1.1. Các khái niệm về di cư .............................................................................. 13 1.2. Các lý thuyết về di cư và động lực di cư ...................................................... 19 1.2.1. Lý thuyết vĩ mô về di cư ............................................................................. 19 1.2.2. Lý thuyết trung mô về di cư ........................................................................ 20 1.2.3. Lý thuyết vi mô về di cư ............................................................................. 21 1.2.4. Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration - NELM) ..................................................................................................... 22 1.2.5. Thảo luận về động lực di cư ........................................................................ 24 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về di cư và mô hình phân tích các nhân tố tác động đến quyết định di cư ................................................................... 25 1.3.1. Mô hình phân tích xu thế di cư .................................................................... 25 1.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư .................. 30 1.4. Tổng quan một số phân tích lợi ích về thu nhập và chi tiêu của người di cư và hộ gia đình có người di cư ........................................................... 40 1.5. Thực tiễn và một số phân tích về di cư ở Việt Nam ................................. 43 1.5.1. Rà soát một số chính sách và pháp luật liên quan đến di cư ......................... 43 1.5.2. Tình hình di cư và một số phân tích di cư ở Việt Nam ..................................... 45 1.5.3. Di cư giữa các vùng từ số liệu được công bố trên Niên giám thống kê của TCTK các năm 2010, 2012, 2014 ................................................................ 53 1.5.4. Di cư phân tích từ Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 ...................... 54 1.5.5. Phân tích di cư từ bộ số liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2014 .................. 63 1.5.6. Phân tích di cư từ Bộ số liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2014 ....... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 71 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 74 2.1. Mô hình phân tích quyết định di cư ......................................................... 74 2.1.1. Mô hình logit với số liệu mảng phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư ....................................................................................... 74 2.1.2. Mô hình logit đa trạng thái phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân ....................................................................................... 86 2.1.3. Mô hình logit đa trạng thái nhiều mức phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân ....................................................................... 91 2.2. Mô hình đánh giá tác động của di cư đến thu nhập và mức sống của hộ có người di cư ....................................................................................... 93 2.2.1. Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca phân tích khác biệt về thu nhập của hộ có người xuất cư với hộ không có người xuất cư ......................................... 93 2.2.2. Mô hình phân tích tác động của di cư tới các mức phân vị chi tiêu của hộ ... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 96 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ .......................................................................................... 97 3.1. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hộ có ít nhất một người xuất cư từ Bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010-2012-2014 ........... 97 3.2. Kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cấp độ cá nhân ..................................................................................................... 103 3.2.1. Kết quả mô hình logit đa trạng thái............................................................ 103 3.2.2. Kết quả mô hình logit đa trạng thái nhiều mức .......................................... 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 109 CHƯƠNG 4: LỢI ÍCH VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI XUẤT CƯ .......................................................................................................... 110 4.1. Kiểm định thống kê mức cải thiện về thu nhập của hộ có người xuất cư . 110 4.2. Kiểm định thống kê mức cải thiện về chi tiêu của hộ có người xuất cư 115 4.3. Phân rã Blinder – Oaxaca và kết quả ước lượng ................................... 120 4.4. Kết quả mô hình hồi quy phân vị ........................................................... 121 4.4.1. Mục đích sử dụng mô hình hồi quy phân vị ............................................... 121 4.4.2. Phân tích kết quả mô hình hồi quy phân vị ............................................... 122 4.5. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính số liệu mảng phân tích di cư tác động đến chi tiêu hộ ................................................................................ 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÁC BÀI BÁO .................................................. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 134 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nations AEC ASEAN Economic Community CMKT Chuyên môn kỹ thuật CML Conditional maximum likelihood Dc Di chuyển Dcld Di chuyển lâu dài Dctt Di chuyển tạm thời FE Fixed Effect – Tác động cố định GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế LFS Labour Force Survey – Điều tra Lao động – Việc làm LL Loga likelihood ML Maximum likelihood NCS Nghiên cứu sinh Mig Migration – Di cư NELM New Economics Labour Migration NM Net Migration – Di cư thuần NT – NT Nông thôn – nông thôn NT – TT Nông thôn – thành thị OR Odds Ratio PML Pooled maximum likelihood Pop Population – Dân số RE Random Effect – Tác động ngẫu nhiên TCTK Tổng cục Thống kê TĐTDS Tổng điều tra dân số TNBQ Thu nhập bình quân TT – NT Thành thị – nông thôn TT – TT Thành thị – thành thị UNFPA United Nations Fund for Population Activities – Quỹ Dân số Liên hợp quốc V Vùng VHLSS Vietnam Household Living Standards Survey – Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng di cư ở Việt Nam .................. 47 Bảng 1.2: Nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm tổng điều tra và loại hình di cư ............................................................................. 54 Bảng 1.3: Dân số 5 tuổi trở lên chia theo các dòng di cư qua các năm ............. 55 Bảng 1.4: Số người di cư và tỷ lệ người di cư chia theo dòng di cư xét theo khoảng cách và địa bàn nông thôn – thành thị ................................. 57 Bảng 1.5: Số lượng và cơ cấu các luồng di cư phân theo vùng, 2009-2014 ...... 58 Bảng 1.6: Tuổi trung bình và tuổi trung vị của người di cư chia theo dòng di cư và giới tính, TĐT 1999, 2009, 2014 ............................................ 59 Bảng 1.7: Cơ cấu giới tính của người di cư và không di cư trong TĐTDS 1999, 2009, 2014 ............................................................... 60 Bảng 1.8: Tỷ lệ dân số tuổi từ 15-54 chia theo dòng di cư và trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2014 ............................................................. 61 Bảng 1.9: Tỷ lệ người di cư và không di cư sống trong các hộ gia đình có điều kiện sống khác nhau phân theo các dòng di cư, TĐTDS 2009 và 2014 ................................................................................... 62 Bảng 1.10: Số người và tỷ lệ người di cư trong mẫu điều tra ............................. 63 Bảng 1.11: Số lượng và tỷ lệ người di cư phân theo loại hình và giới tính ......... 64 Bảng 1.12: Số lượng và tỷ lệ người di cư phân theo loại hình và theo tình trạng hôn nhân................................................................................. 64 Bảng 1.13: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và giới tính của chủ hộ ......................................................................... 65 Bảng 1.14: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và nhóm tuổi của chủ hộ ...................................................................... 66 Bảng 1.15: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và nhóm bằng cấp của chủ hộ .............................................................. 67 Bảng 1.16: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và theo 6 vùng kinh tế .......................................................................... 67 Bảng 1.17: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và theo khu vực thành thị - nông thôn .................................................. 68 Bảng 1.18: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và tình trạng hôn nhân của chủ hộ ........................................................ 69 Bảng 1.19: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và tình trạng hộ nghèo năm 2013 ......................................................... 69 Bảng 1.20: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và chi tiêu thực bình quân năm 2014 .................................................... 70 Bảng 2.1: Nhóm nhân tố tác động tới động lực xuất cư ................................... 76 Bảng 2.2: Mô tả và các giá trị của biến độc lập trong mô hình phân tích động lực xuất cư các năm 2010, 2012, 2014 .................................... 81 Bảng 2.3: Mô tả và các giá trị của biến độc lập trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cá nhân từ Bộ số liệu LFS 2014 ......... 90 Bảng 3.1: Số hộ và tỷ lệ hộ gia đình có người xuất cư trong các bộ số liệu VHLSS 2010, 2012, 2014 ............................................................... 97 Bảng 3.2: Số hộ gia đình và tỷ lệ hộ có người xuất cư trong bộ số liệu VHLSS nối 3 năm 2010, 2012, 2014 ............................................... 98 Bảng 3.3: Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định .................................. 99 Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái ............................... 103 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng phương sai và hiệp phương sai đặc trưng riêng của các tỉnh và các vùng ................................................................ 105 Bảng 3.6: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái nhiều mức ............ 106 Bảng 4.1: Trung bình của thu nhập bình quân tháng của các hộ..................... 111 Bảng 4.2: Mức chênh thu nhập bình quân của các hộ giữa năm 2014 với 2012 .............................................................................................. 112 Bảng 4.3: Trung bình mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân của 2 nhóm trong các năm 2010-2012-2014 ................................................................ 113 Bảng 4.4: Trung bình mức tăng tương đối thu nhập bình quân của 2 nhóm các năm 2010-2012-2014 .............................................................. 114 Bảng 4.5: Thống kê trung bình chi tiêu thực bình quân năm của các hộ trong các năm 2010, 2012, 2014 .................................................... 116 Bảng 4.6: Thống kê mức chênh thu nhập các hộ thuộc nhóm 0_0_0 và nhóm 0_0_1 năm 2014 so với năm 2012 ....................................... 117 Bảng 4.7: So sánh trung bình mức tăng chi tiêu của 2 nhóm ở 2 giai đoạn 2010-2012 và 2012-2014 ............................................................... 118 Bảng 4.8: So sánh trung bình mức tăng tương đối chi tiêu của 2 nhóm ở 2 giai đoạn 2010-2012 và 2012-2014 ............................................... 118 Bảng 4.9: Kết quả phân rã Blinder – Oaxaca ................................................. 120 Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy phân vị ................................................... 123 Bảng 4.11: Kết quả mô hình phân tích chi tiêu hộ với số liệu kết nối các năm 2010, 2012, 2014 ........................................................................... 124 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuất cư và lợi ích sau xuất cư ............................................................................. 7 Hình 1.1: Sơ đồ phân tích di cư bao hàm phân tích quyết định di cư ............... 25 Hình 1.2: Tỷ lệ người di cư trong dân số theo các dòng di cư, 1989 - 2014 ..... 56 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, hộ gia đình nông thôn ở các nước nghèo ngày càng sử dụng các chiến lược di cư để bảo đảm sinh kế của họ và để thích ứng với một môi trường tự nhiên và xã hội thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của người di cư gửi về các gia đình đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của họ, nếu có tích lũy họ sẽ có chiến lược để phát triển hơn. Những người di cư ra nước ngoài họ mang ngoại tệ có giá trị vào trong nước giúp nâng cao khả năng phát triển đất nước, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm thiểu tác động của các cú sốc bất lợi và giảm nghèo (IMF, 2005). Di cư là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Chính phủ các nước. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và di cư quốc tế tăng lên. Tuy nhiên, trong dòng di cư nói chung, hầu hết lao động di cư là nhóm người dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng mạnh từ các sự kiện trong đời sống kinh tế - xã hội. Với bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc tiếp cận thị trường thế giới tác động tới các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm cho hàng triệu người. Sự tập trung vốn đầu tư vào các vùng kinh tế, sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền dẫn đến di cư của một bộ phận dân số là điều tất yếu. Quá trình di cư luôn chịu tác động của yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” hay quá trình di cư xảy ra khi có sự khác biệt về đặc trưng giữa vùng đi và vùng đến. Những nhân tố “đẩy” như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, 2 văn hóa ở nơi đi, ví dụ: do điều kiện sống khó khăn, thiếu việc làm, thiếu đất đai... Cùng với nó, các nhân tố “kéo” ở nơi đến như những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và sự hấp dẫn về việc làm, cơ hội có thu nhập và mức sống cao ở nơi đến, đây là yếu tố “kéo”. Sự kết hợp giữa yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” đã thúc đẩy quá trình di cư diễn ra (Lee, 1966). Di cư vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của quá trình phát triển. Di cư đã và đang trở thành sự lựa chọn của người dân nhằm cải thiện mức sống và tạo cơ hội làm ăn cho mình, và nó trở thành một cấu phần không thể thiếu được của quá trình phát triển, nó còn là đặc trưng cho mối quan hệ qua lại giữa các vùng miền cũng như các lãnh thổ quốc gia. Trong cuộc Tổng điều tra Dân số ở Việt Nam năm 2009, “di cư được định nghĩa là sự di chuyển nơi sinh sống thường xuyên của con người từ một đơn vị lãnh thổ hành chính này đến một đơn vị lãnh thổ hành chính khác, đó là chuyển đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một tỉnh khác để sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định” (TCTK, 2010). Sau Đổi Mới, chế độ bao cấp dựa trên đăng ký cư trú theo hộ khẩu được xoá bỏ, kinh tế thị trường được hình thành và phát triển đã khiến cho di cư trong nước của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, di cư trong nước vẫn đang tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tham gia cộng đồng kinh tế các quốc gia ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) vào tháng 12 năm 2015 cũng đem lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người lao động Việt Nam. Khả năng di chuyển để có việc làm, có thu nhập đòi hỏi người di cư phải có những “nguồn vốn” đi kèm. Đó là vốn con người, vốn tài chính, vốn xã hội Các đặc trưng nhân khẩu học của người di cư cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển khi mà di cư mang bản chất là một quá trình “chọn lọc”. 3 Di cư trong nước mang lại cả những tác động tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực. Một số nghiên cứu đến nay đã cho thấy di cư giúp giải quyết được vấ
Luận văn liên quan