4.1. BỐI CẢNH MỚI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNGHệ thống chợ của tỉnh Hải Dương vẫn là một loại hình kết cấu hạ tầngthương mại phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn. Với GRDP trên đầu người ởHải Dương năm 2021 đạt 77 triệu đồng/người vẫn là mức thấp so với một sốnước trong khu vực nơi mà hệ thống chợ truyền thống tồn tại và được nhànước quan tâm. Do đó mặc dù hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở HảiDương đã tăng lên đáng kể, nhưng mạng lưới chợ vẫn phát huy tính hiệu quảcủa nó và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp phong phú của tỉnhtrước mắt cũng như lâu dài để cung cấp cho dân cư về các mặt hàng thiết yếunhất phù hợp với yêu cầu mua sắm của người tiêu dùng. [126]Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có thay đổi lớn trong thời kỳ đổi mới. Từmột tỉnh nông nghiệp Hải Dương đã trở thành tỉnh nông nghiệp, côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tốc độ tăng dân số không cao nhưng lao độngphi nông nghiệp đang tăng lên nhanh chóng. Việc nâng cấp và mở rộng cácđô thị, các khu công nghiệp của tỉnh dẫn đến thay đổi cơ cấu các khu dân cưvà lao động phi nông nghiệp đòi hỏi phải sắp xếp lại các chợ cho phù hợp.Các chợ cần được đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, số điểmkinh doanh nhiều hơn... Các chợ hạng 3 có quy mô phục vụ theo địa bàntừng xã không còn phù hợp, tất yếu sẽ dẫn đến việc sáp nhập các chợ, dẫnđến một số lượng chợ sẽ giảm.Sự phát triển của thương mại điện tử sẽ dần trở nên phổ biến ở tất cảcác khâu của công tác quản lý chợ: Người quản lý chợ, người mua, người bán,người cung ứng hàng hóa đều chủ động tiếp cận với các ứng dụng của côngnghệ thông tin trong mua bán. Phương tiện giao dịch điện tử đã trở nên phổ
264 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ MAI HƢƠNG
MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ MAI HƢƠNG
MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số : 9340410
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VĂN CHIẾN
HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Vũ Thị Mai Hƣơng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài về chợ và mô
hình quản lý chợ ...................................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về chợ và mô hình quản lý chợ trong nƣớc 18
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .. 25
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 29
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ MÔ
HÌNH QUẢN LÝ CHỢ .................................................................................. 31
2.1. Các khái niệm và phân loại chợ ..................................................... 31
2.2. Mô hình quản lý chợ ...................................................................... 35
2.3. Các tiêu chí đánh giá mô hình quản lý chợ ................................... 46
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình quản lý chợ ......................... 52
2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phƣơng ở Việt
Nam về mô hình quản lý chợ, bài học rút ra áp dụng đối với tỉnh Hải
Dƣơng .................................................................................................... 58
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƢƠNG ....................................................................................... 76
3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và kỹ thuật ảnh hƣởng đến
mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ............................... 76
3.2. Các mô hình quản lý chợ tại Hải Dƣơng từ 2003 đến nay ............ 79
3.3. Đánh giá chung về thực trạng mô hình quản lý chợ trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng ..................................................................................... 94
Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP, HOÀN THIỆN MÔ HÌNH
QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG .............................. 126
4.1. Bối cảnh mới có ảnh hƣởng đến mô hình quản lý chợ trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng............................................................................. 126
4.2. Quan điểm, hoàn thiện mô hình quản lý chợ ở tỉnh Hải Dƣơng . 128
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình quản lý chợ
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ............................................................... 133
4.4. Kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình quản lý chợ trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng ................................................................................... 144
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 154
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 170
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban chấp hành
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP Tổng sản phẩm của địa phƣơng
HTX Hợp tác xã
NXB Nhà xuất bản
OCOP Mỗi xã một sản phẩm
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TW Trung ƣơng
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
AI Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)
(Unmanned Surface Vehicle) Phƣơng tiện bề mặt
UAV
không ngƣời lái
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Danh sách các chợ đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giai
đoạn 2013-2020 ..................................................................................... 91
Bảng 3.2: Tổng hợp mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ........ 93
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp danh sách trình độ cán bộ quản lý chợ chuyên trách
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng................................................................ 110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về công tác quản lý hành chính chợ ............................ 95
Biểu đồ 3.2: Phân loại cán bộ quản lý chợ theo trình độ học vấn .................. 99
Biểu đồ 3.3: Đánh giá năng lực cán bộ quản lý chợ ..................................... 100
Biểu đồ 3.4: Đánh giá về mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ tại chợ 102
Biểu đồ 3.5: Đánh giá vai trò của mô hình quản lý chợ do doanh nghiệp, hợp
tác xã quản lý, khai thác chợ ............................................................. 103
Biểu đồ 3.6: Đánh giá về sự hài lòng đối với mô hình quản lý chợ do doanh
nghiệp, hợp tác xã quản lý, khai thác................................................ 104
Biểu đồ 3.7: Hộ kinh doanh bán hàng trực tuyến và sử dụng điện thoại thông
minh .................................................................................................. 106
Biểu đồ 3.8: Đánh giá về cung ứng nguồn hàng tại chợ ............................... 106
Biểu đồ 3.9: Kết quả khảo sát lƣợng khách du lịch đến các chợ trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng ................................................................................. 121
Biểu đồ 3.10: Phân loại hộ kinh doanh theo thu nhập bình quân hàng tháng . 121
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa ba bộ phận ........................................................ 37
Sơ đồ 2.2: Tổ chức, quản lý chợ theo Mô hình Ban quản lý chợ [49]............ 39
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã quản lý chợ .................................. 41
Sơ đồ 2.4: Tổ chức quản lý chợ theo Mô hình Doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................................... 42
Sơ đồ 2.5: Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với các mô hình quản lý chợ ........... 45
Sơ đồ 2.6: Đầu tƣ và xúc tiến thƣơng mại ...................................................... 60
Sơ đồ 3.1: Mô hình thực tế Tổ quản lý chợ ở tỉnh Hải Dƣơng ....................... 85
Sơ đồ 3.2: Mô hình Ban quản lý chợ .............................................................. 86
Sơ đồ 3.3: Mô hình Hợp tác xã quản lý chợ ................................................... 89
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp danh sách các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng . 183
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp về số lƣợng và trình độ thành viên ban quản lý, tổ
quản lý tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ........................... 198
Phụ lục 3. Mẫu phiếu khảo sát hộ kinh doanh .............................................. 213
Phụ lục 4. Mẫu phiếu khảo sát ngƣời tiêu dùng ............................................ 219
Phụ lục 5. Phần bảng biểu, bảng tổng hợp phiếu khảo sát ............................ 208
Phụ lục 6. Một số hình ảnh về chợ ................................................................ 241
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dù ở thời kỳ nào hay quốc gia nào, chợ truyền thống vẫn luôn có vai
trò quan trọng là nơi tiêu thụ sản phẩm của ngƣời sản xuất và phân phối hàng
hóa thiết yếu cho dân cƣ.
Ở nƣớc ta từ thời kỳ đổi mới đến nay các siêu thị, trung tâm thƣơng mại
đã ra đời và phát triển nhanh. Tuy nhiên số lƣợng chợ cũng tăng lên đến con số
9000 chợ và chiếm thị phần tới 75%, đạt doanh thu 10 tỷ USD/năm. Ngoài
những lợi ích về kinh tế, mạng lƣới chợ cũng đang đã đóng góp những giá trị
tinh thần, lịch sử, văn hóa cho nhân dân ở khắp các vùng miền trong cả nƣớc.
Tại tỉnh Hải Dƣơng hiện nay có 186 chợ, so với số chợ năm 2003 có 137
chợ, số chợ tăng lên 49 chợ (tăng 26,35%). Về chất lƣợng các chợ có sự thay
đổi lớn về loại hình, cấp độ, quy mô, sự phong phú về mặt hàng. Có sự tiến bộ
đáng kể về ý thức kinh tế hàng hóa và văn minh thƣơng mại của ngƣời bán và
ngƣời mua trong chợ. Việc quan tâm, điều hành, quản lý của chính quyền các
cấp, của những ngƣời quản lý trực tiếp chợ đã và đang đi vào nề nếp.
Tuy nhiên hệ thống chợ nƣớc ta nói chung và ở tỉnh Hải Dƣơng nói
riêng đang đặt ra những yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý chợ để phù
hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội ở nƣớc ta cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Trong quá trình đổi mới, Chính phủ đã có nhiều chủ trƣơng,
chính sách liên quan đến việc hoàn thiện và phát triển hệ thống chợ. Xóa bỏ
chế độ bao cấp về hàng hóa và bao cấp về giá thì mạng lƣới chợ trở thành nơi
mua bán các mặt hàng thiết yếu của toàn dân. Do đó cần thay đổi mô hình quản
lý chợ của thời kỳ bao cấp bằng mô hình quản lý mới nhằm phát huy vị trí vai
trò của chợ nhƣ một mạch nguồn chính cung cấp hàng tiêu dùng cho dân cƣ.
Thứ hai: Chính phủ đã xây dựng và triển khai trên phạm vi toàn quốc
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên các tiêu chí
của nông thôn mới do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣa ra; Bộ Công
2
Thƣơng đã tham mƣu cho Chính phủ ban hành các Nghị định, chỉ đạo các địa
phƣơng ban hành quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn nhằm
đồng bộ các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta.
Thể chế hóa đƣờng lối của Đảng và Chính phủ về phát triển chợ, các
Bộ, ngành, các địa phƣơng coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết. Một sự quản lý
nhà nƣớc đúng, một mô hình quản lý phù hợp sẽ góp phần làm cho chợ trở
thành một cấu thành tích cực của nền kinh tế, xã hội nƣớc ta. Mạng lƣới chợ
hƣớng tới văn minh, hiện đại chỉ có thể có đƣợc khi đƣợc quản lý theo một mô
hình mới thống nhất và phù hợp.
Thứ ba: Quan điểm, nhận thức về vị trí, vai trò của chợ và công tác
quản lý chợ, của chính quyền các cấp chƣa thống nhất, chƣa làm rõ đƣợc tính
kinh tế và tính văn hóa-xã hội của chợ. Cán bộ đƣợc giao quản lý chợ còn
mang quán tính của tƣ duy cũ, coi chợ là nơi hoạt động của những ngƣời buôn
bán, là thị trƣờng tự do với nhiều tiêu cực kinh tế xã hội Từ thực tế đó việc
quản lý để thúc đẩy chợ phát triển chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, dẫn đến
việc quản lý nhà nƣớc đối với các loại chợ ở các địa phƣơng khác nhau cũng
không giống nhau. Việc thống nhất nhận thức và hành động trong công tác
quản lý chợ sẽ đạt đƣợc kết quả tốt chỉ khi cán bộ quản lý chợ các cấp đƣợc
trang bị đầy đủ kiến thức về chợ và mô hình quản lý chợ.
Thứ tƣ: Đổi mới mô hình quản lý các chợ nhằm thúc đẩy quá trình phát
triển mạng lƣới chợ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, là một sự chỉ đạo có
tính nguyên tắc, bắt buộc các địa phƣơng thực hiện. Đảng ta đã xác định trong
thời kỳ quá độ ở nƣớc ta sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế
tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế do đó trách nhiệm của
chính quyền các cấp hƣớng tới xây dựng mô hình quản lý chợ phù hợp là yếu
tố quan trọng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tƣ nhân trong chợ
đƣợc phát triển bình đẳng và phát huy đƣợc tiềm năng kinh tế của họ.
Từ bốn lý do trên việc nghiên cứu mô hình quản lý chợ là một yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Trên cƣơng vị là ngƣời hoạt động thực tiễn, đƣợc phân
công theo dõi quản lý mạng lƣới chợ của địa phƣơng, nghiên cứu sinh đã lựa
3
chọn đề tài “Mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” làm đề tài
nghiên cứu của mình với những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những kiến thức cơ bản về chợ và mô hình quản lý chợ, vai
trò và tác động của từng bộ phận trong mô hình đó để xây dựng nội dung, bồi
dƣỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các chợ, của các mô hình quản lý
chợ trên địa bàn tỉnh để đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình quản lý chợ
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những nội dung lý luận về chợ và mô hình quản lý chợ.
- Phân tích, tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa
phƣơng trong xây dựng mô hình quản lý chợ để đƣa ra những bài học tham
khảo xây dựng mô hình quản lý chợ ở tỉnh Hải Dƣơng.
- Đánh giá thực tế các mô hình quản lý chợ ở Hải Dƣơng, nêu những
thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình quản lý chợ
hiệu quả trong giai đoạn đổi mới ở Hải Dƣơng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là mạng lƣới chợ truyền thống và các
mô hình quản lý chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ nghiên cứu chợ truyền thống đã đƣợc các cấp chính
quyền cho phép thành lập bao gồm cả hạng chợ: hạng 1, hạng 2, hạng 3, chợ
đầu mối, chợ chuyên ngành.
- Luận án nghiên cứu các mô hình quản lý chợ đã và đang tồn tại trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, đó là mô hình quản lý chợ thời kỳ bao cấp và mô
hình quản lý chợ đã đƣợc chuyển đổi.
- Các cơ quan chính quyền, các cá nhân đƣợc phân công nhiệm vụ liên
quan đến đến quản lý chợ.
4
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Phƣơng pháp luận: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu,
nghiên cứu sinh phải tiếp cận các yếu tố cấu thành nên mô hình quản lý chợ
về cả lý luận và trong thực tiễn. Do đó nghiên cứu sinh bám sát quan điểm
khách quan, lịch sử, cụ thể và phát triển.
Vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để phân tích đánh giá các yếu tố chính nhƣ: chủ thể đề
suất và quyết định mô hình quản lý chợ, các tổ chức trực tiếp quản lý chợ và
đối tƣợng của sự quản lý (ngƣời bán ngƣời mua và toàn bộ cơ sở vật chất
của chợ). Làm rõ mối quan hệ biện chứng của các yếu tố trên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài “Mô hình quản lý chợ trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng”, thuộc Mã ngành Quản lý kinh tế. Trong đó “chợ” là một đơn
vị kinh tế, nhƣng mô hình quản lý chợ liên quan đến yếu yếu tố con ngƣời
(nhận thức, chính sách, các quyết định, chủ trƣơng...). Do đó trong luận án,
nghiên cứu sinh sẽ sử dụng các phƣơng pháp trong khoa học kinh tế và phƣơng
pháp nghiên cứu thuộc các khoa học khác nhƣ: khoa học tổ chức, khoa học
chính trị, khoa học quản lý. Cụ thể tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp tập hợp và xử lý các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
liên quan đến chợ và mô hình quản lý chợ.
Nguồn dữ liệu sơ cấp từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: kết quả điều tra,
khảo sát, phỏng vấn sâu các cán bộ, công chức của chính quyền các cấp, các
sở ngành chức năng liên quan, các lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, các tiểu
thƣơng để có những kết quả trực tiếp về các mặt hoạt động của mô hình quản
lý chợ. Đồng thời thông qua tự nghiên cứu và trực tiếp tiến hành các điều tra
khảo sát ở các chợ đang hoạt động theo mô hình công quản và các chợ đã giao
cho doanh nghiệp hợp tác xã quản lý.
Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc khai thác từ các báo cáo tổng kết hằng năm
của các ngành Công thƣơng, từ các đề tài nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài
đã đƣợc công bố chính thức trên các tạp chí chuyên ngành, từ các Niên giám
thống kê, các báo cáo tổng kết của Vụ chức năng thuộc Bộ Công thƣơng.
5
Kết quả của việc tổng hợp các số các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ đƣợc
sử dụng nhƣ những minh chứng đáng tin cậy cho các nội dung nghiên cứu của
luận án.
- Phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng: Trên cơ sở kết
quả của phần xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, luận án sẽ tổng hợp đƣa ra
những kết luận, đánh giá định tính và định lƣợng của các bộ phận cấu thành
cũng nhƣ các mặt hoạt động của chợ và mô hình quản lý chợ nhằm phục vụ
cho các nội dung nghiên cứu của luận án.
- Phƣơng pháp mô hình hóa: Từ yêu cầu của đề tài nghiên cứu, việc xây
dựng các mô hình để làm rõ cấu trúc, chức năng, cơ chế vận hành, mối quan
hệ giữa các bộ phận là một việc làm cần thiết tất yếu.
Công tác quản lý chợ qua các thời kỳ và đối với các loại chợ khác nhau
khi đƣợc mô hình hóa sẽ giúp nhận dạng sự giống nhau, khác nhau về hình
thức và bản chất của từng mô hình, từ đó sẽ đề xuất, bổ sung để có mô hình
quản lý chợ hiệu quả nhất.
- Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp Logic: Đây là một cặp phƣơng
pháp thƣờng đƣợc dùng để nghiên cứu một quá trình vận động của một đối
tƣợng nào đó, mô hình quản lý chợ vừa mang tính chất của một tổ chức kinh tế,
vừa có các yếu tố con ngƣời, xã hội phát triển trong thời kỳ đổi mới. Phƣơng
pháp lịch sử giúp phản ánh trung thực toàn bộ sự vận động của nó với những
diễn biến phức tạp với nhiều số liệu và sự kiện cụ thể. Phƣơng pháp logic là
quan sát trên hiện thực đó để rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận của chủ
thể nghiên cứu nhằm phục vụ đề tài luận án.
Trong luận án còn sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp dự báo, phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch...
Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng hỗ trợ cho nhau chứ không biệt
lập. Ở từng nội dung cụ thể khác nhau trong luận án, tác giả sử dụng phƣơng
pháp ƣu tiên khác nhau.
6
7. Xây dựng phiếu điều tra khảo sát
Do tình hình thực tế của tỉnh Hải Dƣơng, các tài liệu lƣu trữ không
nhiều. Các đánh giá trong các báo cáo tổng kết hằng năm cũng rất ngắn gọn
và nghiêng về phía các ƣu điểm, thành công. Bởi vậy cần điều tra khảo sát để
có các đánh giá khách quan hơn.
Trong luận án tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn ở các cán bộ
đƣơng chức và nguyên là cán bộ đƣơng chức, phỏng vấn các tiểu thƣơng, các
khách hàng. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sẽ cho câu trả lời ở trên các
biến số quan trọng trong hoạt động của mô hình quản lý chợ ở một số giai
đoạn cụ thể.
Đồng thời để bổ sung kết quả thu nhận đƣợc, qua đó đánh giá đầy đủ về
mô hình quản lý chợ, nghiên cứu sinh sẽ xây dựng các phiếu điều tra trong đó
mỗi phiếu sẽ có 8 đến 9 biến số cần khảo sát nhƣ đánh giá về thực trạng công
tác quản lý chợ, những ƣu điểm, nhƣợc điểm của các mô hình quản lý chợ,
quan điểm của các tiểu thƣơng về các dịch vụ tại chợ
Việc xử lý kết quả các phiếu điều tra, nghiên cứu sinh sẽ sẽ dùng
phƣơng pháp thống kê, nên sẽ thực hiện bằng chƣơng trình chạy dữ liệu trên
phần mềm xử lý số liệu Microsoft Office Excel để có kết quả tổng hợp, phân
loại số lƣợng ý kiến của các đối tƣợng khảo sát về các nội dung liên quan đến
các mô hình quản lý chợ.
Trong các phiếu điều tra (bảng hỏi) đều có phần điều tra các thông tin
chung về ngƣời đƣợc hỏi nhƣ: độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, mức thu
nhập, thâm niên hoạt động liên quan đến chợ, các thông tin khác liên quan đến
quan điểm, nhận thức đánh giá của họ về sự tồn tại và phát triển của mô hình
quản lý chợ. Tiếp đó nghiên cứu sinh sẽ phân tích nhân tố khám phá EFA, độ
tin cậy Cronbachs alpla để có kết quả định lƣợng thông qua phần mềm SPSS.
Các thang đo đƣợc lựa chọn là thang đo Nikert có 5 mức từ 1 là hoàn toàn
không đồng ý và đến 5 là hoàn toàn không đồng ý. Với 5 mức của thang đo và
với mỗi bảng hỏi, đáp có khoảng 8 đến 9 biến quan sát, nghiên cứu sinh dự
7
kiến có 6 bảng hỏi, từ đó dự kiến sẽ phát ra 240 đến 270 phiếu khảo sát.
8. Khung phân tích
Nhiệm vụ của
Chỉ đạo của
Đƣờng lối kinh tế các Bộ, ngành
Chính phủ và
thời kỳ đổi mới chức năng liên
Quản lý chợ
quan
Điều kiện
kinh tế, xã
Năng lực của Quan điểm
hội của
đội ngũ cán bộ
tỉnh Hải
Chủ trƣơng của các Dƣơng
cấp chính quyền Tỉnh
Hải Dƣơng về nội
dung mô hình quản lý
chợ của Tỉnh
Tác động
Năng lực tài chính
của các
của Tỉnh và các
tiến bộ
doanh nghiệp của - Các tổ chức quản lý
khoa học
Hải Dƣơng trực tiếp các hạng chợ
- Mô hình công quản công nghệ
- Mô hình doanh
nghiệp và hợp tác xã
Tập quán, tâm lý, Mạng lƣới chợ của Sự ủng hộ
thói quen của dân của cộng
Tỉnh Hải Dƣơng
cƣ và ngƣời đồng dân
buôn bán cƣ
Đánh giá thực trạng bộ hình
quản lý chợ tại Tỉnh Hải Dƣơng
Đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại
Kiến nghị
8
9. Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận: Luận án nghiên cứu kế thừa và tổng hợp nguồn tài liệu của
các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc để xây dựng hệ thống các nội dung lý
thuyết về mô hình quản lý chợ.
- Về thực tiễn: Luận án đã phân tích thẳng thắn những tồn tại, hạn
chế trong mô hình quản lý chợ tại tỉnh Hải Dƣơng, nêu đƣợc những nguyên
nhân chính.
- Luận án đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình quản lý chợ
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Đồng thời đề xuất mô hình quản lý chợ phù hợp
với thời kỳ chuyển đổi từ mô hình công quản sang mô hình xã hội hóa.
- Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đến chính quyền các cấp Hải
Dƣơng và phƣơng hƣớng phát triển chợ, các không gian thƣơng mại, du lịch,
thƣơng mại, văn hóa để phù hợp với mô hình quản lý chợ phát triển tập trung
quy mô và hƣớng tới văn minh hiện đại.
Với những đóng góp nhƣ trên, nghiên cứu sinh hy vọng luận án sẽ là
một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với cán bộ quản lý nhà nƣớc về chợ,
cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chợ để nâng cao hiệu quả quản lý các
chợ tại địa phƣơng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ dân sinh
của Hải Dƣơng.
10. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của Luận án đƣợc kết cấu gồm 4 Chƣơng.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ NƢỚC NGOÀI VỀ
CHỢ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ
Về phƣơng pháp trình bày chƣơng này Nghiên cứu sinh sẽ giới thiệu tóm
tắt các công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến đề tài. Trong phần
cuối chƣơng Nghiên cứu sinh sẽ tổng hợp theo từng nhóm vấn đề để tránh sự
trùng lặp. Trƣớc hết Nghiên cứu sinh tập trung vào các công trình nghiên cứu
của các tác giả: Trung Quốc và các tác giả Liên bang Nga với lý do Nga và
Trung Quốc là những nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam, tuy nhiên
họ là những nƣớc đi vào nền kinh tế thị trƣờng tƣơng đối muộn sau khi nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp ở hai nƣớc này bị thất bại. Điều này cũng
tƣơng đồng với thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Trong đó có sự tƣơng đồng với
thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ tổng hợp các công trình
nghiên cứu của các học giả trong nƣớc về chợ, về mô hình quản lý chợ.
*Các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, Liên bang Nga
- Một số sách chuyên khảo của các học giả Trung Quốc
+ Sách tham khảo: “Văn hoá và Quyền lực quốc gia ở khu vực nông
thôn phía Bắc Trung Quốc”, của tác giả Du Zangqi (2020), Nxb. Nhân dân
Giang Tô. Đây là công trình lớn của nhóm tác giả Trung Quốc thuộc Trƣờng
Đại học Nam Khai phối hợp với một nhóm học giả chuyên nghiên cứu Trung
Quốc đến từ Mỹ và Ấn Độ.
Nội dung cuốn sách đề cập nhiều vấn đề, Nghiên cứu sinh chỉ quan tâm
đến vai trò và chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với chợ truyền thống của
Trung Quốc. Các tác giả cho rằng trong xã hội nông thôn Trung Quốc, các
thƣơng nhân, các lễ hội, hội chợ là những thành phần gắn với hoạt động của
các chợ truyền thống. Đây là những đặc điểm đã tồn tại ở nông thôn Trung
Quốc hàng ngàn năm, bƣớc sang thế kỷ 20 nó vẫn duy trì và lấy chợ truyền
10
thống làm nơi thể hiện trong giao lƣu cộng đồng. Với những khảo sát chi tiết
ở các làng tại vùng Hoa Bắc, các tác giả đƣa ra nhận xét rằng từ đầu thế kỷ
cho đến nay thái độ của chính quyền các cấp qua các thời kỳ đều tôn trọng và
quan tâm tới việc quản lý các chợ truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay sự
phát triển của nông thôn, nông dân Trung Quốc đã có sự tiến bộ vƣợt bậc.
Tuy nhiên khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc vẫn còn
rộng. Từ đó các tác giả cho rằng: những đặc điểm tốt cần đƣợc tiếp tục chọn
lọc, từ bỏ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời, đồng thời duy trì các giá trị truyền
thống để quản lý các chợ nông thôn trở thành các trung tâm mua bán hàng hoá
và phát huy đƣợc tiềm năng du lịch phục vụ khách trong nƣớc và nƣớc ngoài
tạo ra diện mạo mới của nông thôn mới Trung Quốc. [138]
+ Sách chuyên khảo: “Chợ truyền thống ở Trung Quốc”. (A traditronal
Market in China), của 02 tác giả Chricstin Schipmarn và Matin Qaim (2016).
Cuốn sách nêu lên đặc điểm cơ bản của hàng hoá trong các chợ truyền thống
của Trung Quốc là hàng hoá nông sản, thuỷ sản, thực phẩm. Đây là loại chợ
khá phổ biến ở Trung Quốc. Mạng lƣới chợ này đang đóng vai trò quan trọng
đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm của đất nƣớc do các lợi thế nhƣ:
thuận lợi giao thông, giá cả, độ tƣơi ngon, cơ hội giao tiếp xã hội, phù hợp với
văn hoá địa phƣơng.
Chính sách quản lý của Chính phủ Trung Quốc từ thời kỳ cải cách đã
hƣớng đến việc việc duy trì và nâng cấp các chợ truyền thống. Từ năm 2010
các chợ đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ để trở thành các “chợ thông minh”, đƣợc
trang bị đầu cuối bằng thanh toán điện tử. Nghiên cứu sinh đã đƣợc cung cấp
thêm các minh chứng về thái độ, quan điểm của chính quyến các cấp, đối với
việc duy trì, phát triển và đổi mới quản lý mạng lƣới chợ truyền thống ở
Trung Quốc [137].
+ Sách chuyên khảo: “Chế độ, thị trường và phát triển nông thôn Trung
Quốc”, của tác giả LuYiLong (2013), Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc.
11
Chủ đề của cuốn sách này đã đi sâu vào cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn
để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để đạt đƣợc sự phát triển nhanh ở nông thôn
Trung Quốc trong thời kỳ mới, tác giả phân tích yếu tố quan trọng là: Quan
điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp của Chính quyền về phát triển thị trƣờng nông
thôn, Chính phủ đã khẳng định đƣờng lối phát triển nông thôn thể hiện qua
việc xây dựng nông thôn mới với ba mục tiêu: nông nghiệp, nông thôn, nông
dân (Tam nông).
Sau 24 năm triển khai chính sách Tam nông đến nay Trung Quốc vẫn
còn 60 triệu nông dân nghèo và 100 triệu thu nhập chỉ 30 USD/ngƣời/tháng.
Nhà nƣớc Trung Quốc công bố Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới xã hội
chủ nghĩa và từ tháng 3/2006 đã có sự đầu tƣ lớn cho chƣơng trình này. Khẩu
hiệu của Chính phủ với nông thôn là: Cho nhiều, lấy ít, duy trì sống. Từ đó
tác giả cho rằng chợ truyền thống là một bộ phận quan trọng đối với ngƣời
dân Trung Quốc ở nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cƣờng công tác
đầu tƣ và quản lý chợ đảm bảo cho 135.000 doanh nghiệp và 90,9 triệu hộ
đang sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại mạng lƣới chợ. Có 60%
dân số cả nƣớc đang sử dụng chợ là nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời với tăng nguồn đầu tƣ công, Chính phủ Trung Quốc đẩy nhanh
việc xã hội hóa để xây dựng và quản lý chợ truyền thống. [152]
+ Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu về không gian thương mại truyền
thống của đô thị du lịch nhỏ”, của tác giả Fan WenY (2013), Nxb. Đại học
Tứ Xuyên.
Theo tác giả, đối tƣợng của mô hình quản lý chợ trong thời kỳ cải cách
cần đƣợc mở rộng. Không gian chợ đƣợc mở rộng đến các điểm du lịch, các
danh thắng lịch sử văn hóa Tác giả cuốn sách đã đƣa ra những khái niệm:
không gian thƣơng mại du lịch, không gian thƣơng mại văn hóa, không gian
thƣơng mại truyền thống... Điều đó đòi hỏi các chủ thể quản lý phải tăng
cƣờng khả năng liên kết và quản lý ở phạm vi rộng hơn để đạt đƣợc hiệu quả
kinh tế tốt hơn.