Trong quá trình toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước ngày càng
có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Các quốc gia đều định hướng xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước, Tập
đoàn kinh tế nhà nước dựa vào lợi thế, tiềm năng, sự hợp tác, liên minh giữa
các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tổng hợp, qua đó nhà nước nắm giữ
vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu thế đó, các
doanh nghiệp nhà nước được xem là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nước
định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn
định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập.
Ở Việt Nam, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước là một
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách và biện pháp để đổi mới mô hình quản lý, phát triển các
doanh nghiệp nhà nước, luôn coi việc đổi mới quản lý kinh tế, mà trọng tâm là
mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu, qua đó hình
thành các doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước có tầm vóc
quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo ra thế và lực của
nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ
phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định
số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó nhà nước
nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Tập đoàn là
doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được
giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, đồng thời giữa vai trò chủ
lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa
dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước.
203 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp tập đoàn xăng dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ ĐỨC HƯNG
MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
SAU CỔ PHẦN HÓA: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ ĐỨC HƯNG
MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
SAU CỔ PHẦN HÓA: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ HÙNG CƢỜNG
2. TS. TRẦN KIM HÀO
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NGÔ ĐỨC HƢNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành tại Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các phòng, ban chức năng của Học
viện Khoa học xã hội, các Thầy, Cô, các cán bộ khoa Kinh tế học đã tạo điều
kiện giúp đỡ.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Hùng Cƣờng và TS. Trần
Kim Hào, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản lý kinh
tế cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan thuộc các lĩnh vực ở Trung
ương và các địa phương; các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
nghiên cứu sinh điều tra, khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 18
1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án ................................. 18
1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án ................................. 21
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về mô hình quản lý
DNNN sau CPH. ........................................................................................................... 21
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm, kết quả mô
hình quản lý DNNN sau CPH ...................................................................................... 24
1.2.3. Nhóm các công trình liên quan đến thực trạng mô hình quản lý DNNN
sau cổ phần hóa .............................................................................................................. 27
1.2.4. Nhóm các công trình liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý
doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ..................................................................... 30
1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................... 34
1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............... 34
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................ 36
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA .............................................. 38
2.1. Những vấn đề lý luận về mô hình doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa .... 38
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước .................. 38
2.1.2. Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ......................................................... 42
2.1.3. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ............................. 52
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau
cổ phần hóa ..................................................................................................................... 63
2.1.5. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ............ 70
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ
phần hóa .................................................................................................................................. 72
2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á ........................................................ 72
2.2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu (thành viên OECD) .................. 82
2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước ở
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ...................................................................................... 86
iv
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM .......... 89
3.1. Khái quát mô hình quản lý của tập đoàn xăng dầu Việt Nam trước cổ
phần hóa ................................................................................................................................. 89
3.1.1. Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trước cổ phần hóa ................... 89
3.1.2. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam ....................................................................................................................... 92
3.2. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng
dầu Việt Nam ......................................................................................................................... 94
3.2.1. Cấu trúc tổ chức .................................................................................................. 94
3.2.2. Cơ chế, bộ máy quản lý và giám sát.................................................................. 98
3.2.3. Các mối liên kết nội bộ ..................................................................................... 101
3.2.4. Nguồn nhân lực ................................................................................................. 103
3.3. Kết quả khảo sát mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa
ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ......................................................................................... 108
3.4. Đánh giá chung về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam .......................................................................................... 118
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 118
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................. 123
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU
VIỆT NAM .......................................................................................................................... 132
4.1. Bối cảnh tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp
nhà nước sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam .......................................... 132
4.1.1. Bối cảnh ............................................................................................................. 132
4.1.2. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với đổi mới mô hình quản
lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ......................................... 135
4.1.3. Yêu cầu tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ
phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam .......................................................... 137
4.2. Quan điểm, định hƣớng đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc
sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ..................................................... 138
4.2.1. Quan điểm .......................................................................................................... 138
v
4.2.2. Định hướng, mục tiêu ....................................................................................... 142
4.3. Giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần
hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ................................................................................. 144
4.3.1. Nhóm các giải pháp về quản lý vĩ mô ............................................................. 144
4.3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp ................................................ 151
4.4. Kiến nghị ........................................................................................................................ 160
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................................ 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 165
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 175
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVN Cộng sản Việt Nam
CPH Cổ phần hóa
CP Chính phủ
CTCP Công ty cổ phần
CTM-CTC Công ty mẹ - Công ty con
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DKVN Dầu khí Việt Nam
ERP Enterprise Resource Planning (Hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp)
FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)
HĐQT Hội đồng Quản trị
HĐTV Hội đồng thành viên
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
KTTT Kinh tế thị trường
NQ Nghị quyết
OECD Organization for Economic Cooperation and
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
QLNN Quản lý nhà nước
QĐ Quyết định
R&D Research & Development (Nghiên cứu và phát triển)
SXKD Sản xuất, kinh doanh
TCT Tổng công ty
TĐKT Tập đoàn kinh tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
vii
TTCK Thị trường chứng khoán
TTg Thủ tướng
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động SX, KD tại
Petrolimex 3 năm trước khi cổ phần hóa ..................................................... 91
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Petrolimex 2012 - 2019 .......................... 93
Bảng 3. Số lượng và chất lượng lao động của Petrolimex ...................................... 104
Bảng 4. Kết quả thực hiện công tác an sinh - xã hội của Petrolimex từ 2012 - 2018 ... 108
Bảng 5. Khảo sát kiến thức về quản lý doanh nghiệp ............................................. 109
Bảng 6. Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong hoạt động
quản lý doanh nghiệp ................................................................................. 109
Bảng 7. Khảo sát về đổi mới cấu trúc tổ chức ........................................................ 110
Bảng 8. Khảo sát về mục đích của cổ đông nhà nước sau cổ phần hóa .................. 110
Bảng 9. Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng
của các quyền lợi của cổ đông ................................................................... 111
Bảng 10. Thống kê mô tả về tầm quan trọng của hình thức giám sát ..................... 112
Bảng 11. Khảo sát đối với việc đổi mới liên kết nội bộ .......................................... 113
Bảng 12. Khảo sát việc đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao ........................... 113
Bảng 13. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên ngoài ......................... 114
Bảng 14. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên trong ......................... 114
Bảng 15. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả
đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 1) ............................... 115
Bảng 16. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả
đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 2) ............................... 116
Bảng 17. Bảng tổng hợp kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
tại các DNNN sau cổ phần hóa .................................................................. 117
Bảng 18. Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn ............................. 121
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Khung phân tích mô hình doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ..................................................................... 15
Hình 2: Mô hình tổ chức bộ máy của Petrolimex ..................................................... 95
Hình 3. Kết quả công tác đào tạo 2012 - 2019 ........................................................ 106
Hình 4. Thu nhập bình quân của người lao động Petrolimex 2012 – 2019 ............ 107
Hình 5. Tỉ lệ ROE tại Petrolimex giai đoạn 2012 - 2018........................................ 119
Hình 6. Đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 - 2018 ........................ 120
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước ngày càng
có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Các quốc gia đều định hướng xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước, Tập
đoàn kinh tế nhà nước dựa vào lợi thế, tiềm năng, sự hợp tác, liên minh giữa
các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tổng hợp, qua đó nhà nước nắm giữ
vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu thế đó, các
doanh nghiệp nhà nước được xem là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nước
định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn
định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập.
Ở Việt Nam, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước là một
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách và biện pháp để đổi mới mô hình quản lý, phát triển các
doanh nghiệp nhà nước, luôn coi việc đổi mới quản lý kinh tế, mà trọng tâm là
mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu, qua đó hình
thành các doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước có tầm vóc
quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo ra thế và lực của
nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ
phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định
số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó nhà nước
nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Tập đoàn là
doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được
giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, đồng thời giữa vai trò chủ
lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa
dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước.
2
Từ khi được cổ phần hóa và thực hiện tái cấu trúc, Petrolimex đã đạt
được những thành công bước đầu, đó là: thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung nguồn lực, năng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành
chính chủ quan, từng bước đổi mới cấu trúc quản trị, nâng cao hiệu quả kinh
tế; Tuy nhiên, từ sau cổ phần hóa, mô hình quản lý của Petrolimex cũng có
nhiều vấn đề đặt ra như: vai trò của quản lý nhà nước ở Tập đoàn còn nhiều
bất cập, chính sách pháp luật về Tập đoàn chưa hoàn thiện, chưa phân định rõ
giữa chủ sở hữu với người được ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu tại Tập
đoàn; mô hình tổ chức quản lý ở Tập đoàn chưa được định hình rõ; mục tiêu
phát triển đa ngành, đa lĩnh còn chưa phù hợp; chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả hoạt động (cả về nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội) đối với
Petrolimex; vẫn còn lãng phí trong đầu tư; hiệu quả kinh tế của Tập đoàn
chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế của Petrolimex.
Trước những bất cập, hạn chế đó, việc đi tìm các biện pháp để đổi mới mô
hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam được xem là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong
bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Do đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu "Mô hình quản lý
doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, trên cơ sở hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau
cổ phần hóa và đánh giá thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước
sau cổ phần hóa, từ trường hợp cụ thể của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Luận
án đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà
nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tổng hợp, chắt lọc cơ sở lý luận về mô hình quản lý DNNN sau cổ
phần hóa, quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH.
3
+ Đánh giá thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam.
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh
nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong
những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra
khoảng trống nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau
cổ phần hóa, và quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH; các nhân tố ảnh
hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau CPH.
- Khảo cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa
của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho mô hình quản
lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Phân tích thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ
phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ
ra nguyên nhân của hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý
DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; cơ hội, thách thức trong việc
đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, từ đó đề
xuất các quan điểm định hướng, các giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh
nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong
những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, Luận án tập
trung nghiên cứu mô hình quản lý DNNN sau CPH bao gồm: cấu trúc tổ
chức; cơ chế quản lý giám sát; các mối liên kết nội bộ; nguồn nhân lực.
4
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia châu Á
(Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản) và Châu Âu (Anh, Pháp, Hà
Lan) và nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến 2019, đề
xuất giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến năm 2040.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở nghiên cứu
4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của luận
án là: “Làm thế nào để đổi mới mô hình quản