Luận án Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Quản trị công ty là hoạt động mang tính quan trọng, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vai trò của quản trị công ty (QTCT) được minh chứng rõ nét thông qua những sự sụp đổ mang tính “thảm hoạ” của những doanh nghiệp lớn nhất ở những nền kinh tế phát triển nhất, như Tập đoàn Enron, công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen ở Hoa Kỳ, công ty Marconi ở Anh. Những trường hợp thực tiễn này cho thấy, QTCT tốt giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và các hành vi gian lận về tài chính, ngăn ngừa được các giao dịch trục lợi cá nhân của các nhà quản lý; tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn lực từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, QTCT tốt còn có vai trò mang tính quyết định giúp công ty kiểm soát được những tác động từ những cuộc khủng hoảng bất ngờ, khi mô hình QTCT hiệu quả đóng vai trò chi phối trong việc giúp cho công ty thích ứng được dễ dàng với những thay đổi không thể lường trước được trong môi trường hoạt động. Vai trò này của QTCT có thể rút ra được từ những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực trong lịch sử. Vì những vị trí, vai trò quan trọng như vậy, QTCT không chỉ được quan tâm bởi các doanh nghiệp, mà các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. Ở tầm quốc tế, để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả QTCT, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã phối hợp với các tổ chức khác để ban hành nguyên tắc QTCT của OECD nhằm hỗ trợ các nước thành viên và không phải thành viên. Tính đến nay trên thế giới đã có hơn 200 Bộ quy chế Quản trị công ty được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ1, ngoài những bộ nguyên tắc về các thông lệ quản trị tốt có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế2. Trong khu vực ASEAN, Dự án Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF), được hình thành với mục tiêu đánh giá và nâng cao tiêu chuẩn quản trị của các công ty cổ phần (CTCP) của các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhằm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp ASEAN trở thành những tài sản đầu tư có giá trị.

pdf210 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM QUÝ ĐẠT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM QUÝ ĐẠT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh TS. Bùi Ngọc Cường Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN * * * Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN PHẠM QUÝ ĐẠT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 5. Đóng góp mới của Luận án đối với khoa học chuyên ngành .............. 7 6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của Đề tài Luận án ...................... 7 7. Kết cấu của Luận án ............................................................................... 8 PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............. 9 1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến Đề tài Luận án ... 9 1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần và pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần .......................................... 9 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần ........................................................................................................... 9 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ....................................................................................... 21 1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam .................................................................................... 23 1.3. Kết quả nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ............................................................................................................. 28 2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án và định hướng nghiên cứu của Luận án ..................................................... 31 2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết và được kế thừa trong Luận án ...................................................................... 31 2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết ................ 34 3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............. 35 3.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 35 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................. 40 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 42 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ................................................................................... 42 1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần .......... 42 1.1.1 Khái quát về công ty cổ phần ........................................................ 42 1.1.2. Khái quát về quản trị công ty cổ phần ........................................ 51 1.1.3. Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần ......................... 61 1.2. Những vấn đề lí luận pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ..................................................................................................................... 70 1.2.1. Quan niệm về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần ........................................................................................................ 70 1.2.2. Nội dung pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ......... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 84 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ............................................................................................................... 86 2.1. Thực trạng pháp luật quy định về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ................................................................................................. 86 2.1.1. Thực trạng pháp luật quy định về cơ cấu quản lý công ty cổ phần ................................................................................................................. 87 2.1.2. Thực trạng pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần ...................................................................... 89 2.1.3. Thực trạng pháp luật quy định về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần .................................................................................................. 102 2.1.4. Thực trạng pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty cổ phần ..................................................................................... 111 2.1.5. Thực trạng pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong công ty cổ phần ........................................................................... 114 2.1.6. Thực trạng pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần ........................................ 124 2.1.7. Thực trạng pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty cổ phần ........................................................................... 127 2.1.8. Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty cổ phần ............... 132 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ................................................................................................... 138 2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................ 138 2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ........................................................................................................... 140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 148 CHƯƠNG 3. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ............................................... 150 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ............................................................................................... 150 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ................................................................... 153 3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cơ cấu quản lý công ty cổ phần ....................................................................... 153 3.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần .................................... 156 3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Hội đồng quản trị của công ty cổ phần ............................................................... 159 3.2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty cổ phần ............................................ 165 3.2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong công ty cổ phần ................................. 167 3.2.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần ............ 170 3.2.7. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty cổ phần ................................................ 171 3.2.8. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty cổ phần .................................................................................................. 172 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ............................................ 176 3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía công ty cổ phần .................................. 176 3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước ................ 184 3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan .......................................................................................... 185 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 188 KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 192 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Quản trị công ty QTCT Công ty cổ phần CTCP Công ty niêm yết CTNY Ngân hàng thế giới WB Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ Hội đồng quản trị HĐQT Ban kiểm soát BKS Giám đốc hoặc Tổng giám đốc GĐ/ TGĐ Công bố thông tin CBTT Sở Giao dịch chứng khoán SGDCK Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Quản trị công ty là hoạt động mang tính quan trọng, thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vai trò của quản trị công ty (QTCT) được minh chứng rõ nét thông qua những sự sụp đổ mang tính “thảm hoạ” của những doanh nghiệp lớn nhất ở những nền kinh tế phát triển nhất, như Tập đoàn Enron, công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen ở Hoa Kỳ, công ty Marconi ở Anh... Những trường hợp thực tiễn này cho thấy, QTCT tốt giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và các hành vi gian lận về tài chính, ngăn ngừa được các giao dịch trục lợi cá nhân của các nhà quản lý; tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn lực từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, QTCT tốt còn có vai trò mang tính quyết định giúp công ty kiểm soát được những tác động từ những cuộc khủng hoảng bất ngờ, khi mô hình QTCT hiệu quả đóng vai trò chi phối trong việc giúp cho công ty thích ứng được dễ dàng với những thay đổi không thể lường trước được trong môi trường hoạt động. Vai trò này của QTCT có thể rút ra được từ những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực trong lịch sử. Vì những vị trí, vai trò quan trọng như vậy, QTCT không chỉ được quan tâm bởi các doanh nghiệp, mà các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. Ở tầm quốc tế, để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả QTCT, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã phối hợp với các tổ chức khác để ban hành nguyên tắc QTCT của OECD nhằm hỗ trợ các nước thành viên và không phải thành viên. Tính đến nay trên thế giới đã có hơn 200 Bộ quy chế Quản trị công ty được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ1, ngoài 1 Số liệu thống kê từ Trang thông tin điện tử của Viện Quản trị công ty Châu Âu, địa chỉ www.ecgi.org. 2 những bộ nguyên tắc về các thông lệ quản trị tốt có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế2. Trong khu vực ASEAN, Dự án Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF), được hình thành với mục tiêu đánh giá và nâng cao tiêu chuẩn quản trị của các công ty cổ phần (CTCP) của các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhằm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp ASEAN trở thành những tài sản đầu tư có giá trị. Ở Việt Nam, từ những năm 90 khi thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, QTCT đã là một trong những nội dung được quan tâm và được quy phạm hoá. Việc ban hành Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung vào những năm 2005, 2014, 2020 cùng với những quy định của pháp luật có liên quan khác như pháp luật chứng khoán, hoạt động QTCT đã ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Bên cạnh đó, năm 2019, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cùng với hai Sở Giao dịch chứng khoán đã công bố Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất đầu tiên của Việt Nam. Bộ nguyên tắc được coi là bù đắp được một “lỗ hổng” lớn trong khung quản trị, từng bước tiệm cận đa số các thị trường khác trên toàn cầu, thể hiện bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc hướng đến hội nhập các tiêu chuẩn quốc tế nhằm cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải thiện về QTCT dưới góc độ pháp lý và các hướng dẫn áp dụng, thực tiễn vẫn cho thấy ở Việt Nam, QTCT vẫn là vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế. Điều này thể hiện ở kết quả đánh giá của ACMF về chất lượng QTCT của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực. 2 Những Bộ quy chuẩn có phạm vi ứng dụng quốc tế gồm Các Nguyên tắc quản trị công ty của OECD; Tuyên bố về Nguyên tắc Quản trị công ty toàn cầu của Mạng lưới Quản trị công ty quốc tế (ICGN) và Hiệp hội Quản trị công ty của Khối thịnh vượng chung (CACG). 3 Thêm vào đó, những vụ đại án kinh tế điển hình như Ngân hàng thương mại Đại Dương, Ngân hàng ACB hay Tổng công ty thép Việt Nam đều cho thấy những hạn chế liên quan đến QTCT, trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ việc chưa rõ ràng vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) cũng như những vấn đề về minh bạch thông tin và tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Từ những tồn tại nêu trên, việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề pháp luật về mô hình quản trị công ty có tính cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại và tương lai, khi Đảng và Nhà nước tiếp tục định hướng việc đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế, vị trí và vai trò của hoạt động QTCT càng trở nên đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần; đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Với mục đích trên, Luận án bám sát vào một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản: Thứ nhất, phân tích những quan điểm hiện hành về mô hình quản trị CTCP; từ đó xây dựng nội dung pháp luật về mô hình quản trị CTCP, như: xây dựng khái niệm pháp luật về mô hình quản trị CTCP; xác định cấu trúc của pháp luật về mô hình quản trị CTCP. Thứ hai, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt Nam. Việc đánh giá được thực hiện chi tiết theo từng 4 nhóm quy phạm pháp luật quy định về cùng một nội dung nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế cơ bản của các quy định pháp luật hiện hành. Thứ ba, xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt Nam, thời điểm hiện nay và tương lai và giải pháp nhằm thực thi hiệu quả mô hình quản trị CTCP trên thực tiễn. Những giải pháp được đưa ra cần bám sát và thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch của các CTCP nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, các giải pháp được đưa ra cần đảm bảo tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng và những đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: Thứ nhất, các quan điểm khoa học, các lý thuyết nền tảng đã được các tác giả là cá nhân và các tổ chức công bố trong các công trình nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và mô hình quản trị công ty cổ phần nói riêng cả trong nước và quốc tế. Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần. Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp, được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong một số nội dung, Luận án có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh với công ty đại chúng, công ty niêm yết như pháp luật chứng khoán, pháp luật ngân hàng; tuy nhiên, sự mở rộng này chỉ mang tính đối chiếu để làm rõ sự khác biệt trong quy định về mô hình QTCT đối với các loại hình công ty cổ phần đặc biệt với QTCT đối với CTCP thông thường Thêm vào đó, trong quá trình đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt 5 Nam, Luận án sẽ mở rộng việc tìm hiểu thêm các quy định có liên quan ở một số quốc gia trên thế giới, các thông lệ tốt trên thế giới được ghi nhận về QTCT, để có cơ sở đúc rút các kinh nghiệm này thành bài học cho Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật về mô hình quản trị CTCP là vấn đề có phạm vi tương đối rộng. Với mong muốn tập trung làm sâu sắc các quy định có liên quan, nghiên cứu sinh có sự giới hạn về phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau: Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Những nghiên cứu của Luận án hướng tới hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động của các thiết chế cấu thành mô hình quản trị CTCP và mối quan hệ của các thiết chế này. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của Luận án vẫn tập trung nhiều nhất là mô hình quản trị của CTCP thông thường, không đi quá sâu vào mô hình quản trị của các CTCP là công ty niêm yết hoặc CTCP đại chúng. Những nội dung được đề cập đối với hai loại CTCP đặc biệt này nếu có sẽ coi như là những điểm khác biệt chặt chẽ hơn so với mô hình quản trị CTCP thông thường. Thứ hai, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP được thể hiện trong pháp luật doanh nghiệp. Như trên đã trình bày, việc đề cập và phân tích tới các quy định pháp luật có liên quan khác chỉ mang tính đối chiếu, so sánh để làm rõ ý tưởng của nghiên cứu sinh khi phân tích nội dung Đề tài Luận án. Thứ ba, phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình quản trị CTCP đang có giá trị hiệu lực thi hành. Những quy định về mô hình quản trị CTCP được pháp luật giai đoạn trước điều chỉnh không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án, tuy nhiên có thể được đề cập khi so sánh, đối chiếu và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, dưới góc độ khái quát, Luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mo_hinh_quan_tri_cong_ty_co_phan_theo_phap_luat_viet.pdf
  • docxNHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN_ ENG.docx
  • docxNHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN_TV.docx
  • pdfQuyết định HĐ bảo vệ cấp trường.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA ENG.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA_VN.pdf
Luận văn liên quan