Cách Đền Bà Triệu không xa là đình làng Phú Điền. Đây không chỉ là một
công trình văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật độc đáo và giàu giá trị, đình làng Phú
Điền còn là nơi lưu giữ và trao truyền lịch sử, những dấu tích về cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu, là nơi để Nhân dân làng Phú Điền thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng vọng, biết
ơn đối với Bà Triệu và cầu mong những điều tốt đẹp, bình an đến với gia đình, làng
xóm và đất nước. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi
thể hiện bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa lúc bấy giờ. Tiền đường có cấu kiện
kiến trúc được chạm trổ khá tinh xảo với nhiều mảng chạm khắc truyền tải nội dung
ấn tượng. Nhà Hậu cung được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian 2 trái cùng các vì
kèo gỗ kiểu “giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy”.
Khu di tích Lam Kinh là khu di tích bề thế và nhiều công trình có giá trị cao
về kiến trúc, trong đó tiêu biểu là tòa chính điện. Các tài liệu xưa không mô tả chi tiết
nhưng những chứng cứ vật chất còn lại, đối chiếu với các công trình đối ứng như tòa
Tả vu, Hữu vu, sân rồng, cửa Nghi môn có thể nhận ra đây là công trình lớn có thể so
sánh với điện Kính Thiên ở kinh thành Thăng Long. Giữa núi rừng, xa kinh thành
một tòa cung điện nguy nga, bề thế và nhiều công trình được tạo dựng là một thành
tựu của kiến trúc cung đình mang đậm giá trị văn hóa của thời đại.
Các lăng mộ ở Lam Kinh không tập trung ở một khu vực nhất định, mỗi
lăng được xây dựng trong một thời gian, vị thế và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi một
lăng mộ là một công trình văn hóa, có những nét chung về bố cục nhưng khác
nhau về về quy mô, hoa văn trang trí và các tiểu tiết nhưng vẫn thể hiện được
chiều sâu của yếu tố tâm linh, mang bản sắc văn hóa thời Lê sơ. Có thể thấy, trong
không gian rừng núi, các điện miếu và lăng mộ được bố trí theo quan điểm Nho
giáo và thuật phong thủy, có sự hài hòa giữa đồi núi, khe suối, cây xanh, tạo nên
một môi trường đẹp và cân bằng giữa cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc.
216 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại Thanh Hóa (nghiên cứu trường hợp khu di tích bà Triệu và khu di tích Lam Kinh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH NGA
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN
TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
TẠI THANH HÓA
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU DI TÍCH BÀ TRIỆU
VÀ KHU DI TÍCH LAM KINH)
PHỤ LỤC LUẬN ÁN
HÀ NỘI, 2023
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH NGA
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN
TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
TẠI THANH HÓA
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU DI TÍCH BÀ TRIỆU
VÀ KHU DI TÍCH LAM KINH)
Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
Mã số: 9229042
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
2. TS. Nguyễn Minh Khang
HÀ NỘI, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án: “Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong
quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp Khu di tích
Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực và được trích dẫn rõ nguồn; kết quả nghiên cứu
của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Nga
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... 3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........................................ 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 27
1.3. Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh trong hệ thống di tích quốc gia
đặc biệt của tỉnh Thanh Hóa .................................................................................. 46
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................. 54
Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN
TRONG QUẢN LÝ KHU DI TÍCH BÀ TRIỆU VÀ KHU DI TÍCH LAM KINH . 56
2.1. Các bên liên quan trong quản lý khu di tích Bà Triệu và khu di tích Lam
Kinh ....................................................................................................................... 56
2.2. Thực trạng mối quan hệ chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá đối với các Sở,
Cơ quan ngang Sở và Chính quyền địa phương................................................... 65
2.3. Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa các bên liên quan ............................. 93
2.4. Đánh giá chung ............................................................................................. 110
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 115
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI
THANH HÓA ........................................................................................................ 116
3.1. Một số quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp ............................................ 116
3.2. Các giải pháp đề xuất ................................................................................... 124
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 155
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 168
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
DSVH
DT
Di sản văn hóa
Di tích
DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa
GS
KDT
Giáo sư
Khu di tích
Nxb
QGĐB
Nhà xuất bản
Quốc gia đặc biệt
QLNN
QPPL
Quản lý nhà nước
Quy phạm pháp luật
TC Tạp chí
Tr Trang
TT Thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân
VHTTDL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc các bên liên quan trong quản lý di tích Bà Triệu và Lam Kinh 38
Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa các bên liên quan trong
quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại Thanh Hoá (nghiên cứu trường hợp Khu di tích
Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh) .......................................................................... 43
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý di tích Bà Triệu ................................................ 60
Sơ đồ 2.2. Tổ chức của Tổ quản lý di tích Bà Triệu ................................................. 61
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý di tích Lam Kinh .............................................. 62
Sơ đồ 2.4. Tổ chức của Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh ..................................... 63
Sơ đồ 3.1. Hệ thống phục vụ công cộng trong khu di tích ...................................... 137
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá hiệu quả mối quan hệ chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh
Thanh Hoá đối với các Sở, Cơ quan ngang Sở và Chính quyền địa phương trong
ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí các di tích
quốc gia đặc biệt ........................................................................................................ 74
Biểu đồ 2.2. Đánh giá thực trạng chỉ đạo kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di
tích ............................................................................................................................. 77
Biểu đồ 2.3. Đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện quy hoạch bảo vệ và trùng tu,
tôn tạo di tích ............................................................................................................. 83
Biểu đồ 2.4. Đánh giá kết quả chỉ đạo huy động, quản lí, sử dụng nguồn lực tại Khu
di tích Bà Triệu .......................................................................................................... 90
Biểu đồ 2.5. Đánh giá kết quả chỉ đạo huy động, quản lí, sử dụng nguồn lực tại Khu
di tích Lam Kinh ....................................................................................................... 91
Biểu đồ 2.6. Đánh giá hiệu quả tham gia của cộng đồng trong quản lý di tích và
thực hành lễ hội ....................................................................................................... 106
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Di tích quốc gia đặc biệt (QGĐB) là nguồn tài sản vô giá của mỗi quốc gia.
Với niềm vinh dự sở hữu hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú, trong đó có
nhiều di tích lịch sử văn hóa, Thanh Hóa đã trở thành một trong những địa phương có
thế mạnh to lớn về tài nguyên văn hóa để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương. Cho đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 06 di tích được xếp hạng di tích QGĐB,
trong đó di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật Lam Kinh và di tích lịch sử và kiến
trúc - nghệ thuật Bà Triệu là hai di tích mang tính chất lịch sử, văn hoá tiêu biểu của xứ
Thanh - vùng đất được mệnh danh là “lắm vua, nhiều chúa”, “địa linh nhân kiệt”. Bên
cạnh đó, đây còn là hai di tích có sự tương đồng vì mang tính hỗn hợp giữa giá trị lịch
sử kết hợp với cảnh quan khu sinh thái, có rừng đặc dụng trên địa bàn rộng nên công
tác quản lý và phát huy giá trị di tích cũng phải có nhiều điểm mang tính đặc trưng
riêng đối với những khu di tích quốc gia đặc biệt này.
Khu di tích Lam Kinh nằm trên địa bàn hành chính của thị trấn Lam Sơn, xã
Xuân Lam (Thọ Xuân) và xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), được khởi dựng từ những năm đầu
thế kỷ XV. Lam Kinh được xem như là một Tây Kinh, song hành cùng Đông Kinh -
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước dưới thời Lê. Di tích Lam Kinh bao
gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên
nhà Lê, là nơi an nghỉ của các Vua và Hoàng hậu nhà Hậu Lê, với hệ thống cảnh quan
tạo ra sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Đặc
biệt, còn có khu rừng đặc dụng nằm trong vành đai và phần lõi di tích cũng là yếu tố
tạo nên một cảnh quan sinh thái vô cùng độc đáo cho khu di tích. Bên cạnh những dấu
tích vật chất, vùng đất Lam Kinh còn sở hữu nhiều lễ hội mang nội dung đại diện cho
văn hóa quốc gia, như các lễ: “Lễ tế trời đất”, “Lễ thờ tôn miếu”, “Lễ kỵ nhật ở Thái
miếu”, “Lễ tế 4 mùa”. Hai điệu múa nổi tiếng được ghi trong sử sách: “Bình Ngô phá
trận” (võ), “Chư hầu lai triều” (văn) cùng các trò diễn dân gian trong vùng như: “Trò
Xuân Phả”, “Trò Hoa Lang”, “Trò Chiêm Thành”, “Trò Tú Huần”, “Trò Ngô Quốc”,
“Trò Ai Lao” là những điểm độc đáo của khu di tích QGĐB này.
Khu di tích Bà Triệu thuộc địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa bao gồm đền Bà Triệu, lăng mộ Bà Triệu, mộ ba ông tướng họ Lý, đền Đệ Tứ
(Nghè Eo), miếu Bàn Thề và đình làng Phú Điền. Công trình được xây dựng để tưởng
5
nhớ nữ tướng Triệu Thị Trinh (còn gọi là Bà Triệu), người đã có công đánh đuổi quân
xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào giữa thế kỷ III. Với công lao to lớn trong lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, thời phong kiến, Bà được triều đình phong Thần.
Nhân dân làng Phú Điền đã tôn Bà làm Thành hoàng làng và thờ tại ngôi đình cổ của
làng. Trải qua thời gian, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư nhiều tâm sức và tiền của để
phục dựng, tu bổ cụm di tích và lễ hội đền Bà Triệu, xứng đáng với vị thế của khu di
tích và đáp ứng nguyện vọng của người dân.
1.2. Trong công tác quản lý các di tích QGĐB nói chung, 02 di tích được lựa
chọn nghiên cứu nói riêng, có sự tham gia của nhiều bên liên quan với các đơn vị và
thành phần phối hợp, trong đó, đặc biệt là quan hệ chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá,
các mối quan hệ giữa các cơ quan ngang Sở và quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
cộng đồng địa phương.
Trong thời qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có sự quan tâm, thực hiện việc quản lý
các di tích QGĐB để có thể gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị nhằm phục vụ cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của hưởng thụ văn hóa
cộng đồng xã hội. Các Khu di tích QGĐB Bà Triệu và Lam Kinh là các trường hợp tiêu
biểu, điển hình. Nhiều hạng mục công trình đã được bảo tồn, tu bổ, phục hồi; cảnh quan
di tích được tôn tạo; các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích được phục hồi, thực
hành rộng rãi... Tất cả những điều đó đã làm cho giá trị di tích được phát huy hiệu quả
trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế và phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả bước đầu đã đạt được,
thực tiễn quản lý di tích QGĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bộc lộ một số thiếu sót.
Đặt biệt, trong các hoạt động quản lý di tích, sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên
quan đôi lúc còn chưa đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý cũng như việc
phát huy vai trò của di tích. Vì vậy, lựa chọn vấn đề mối quan hệ giữa các bên liên quan
trong quản lý di tích QGĐB thông qua nghiên cứu trường hợp Khu di tích Bà Triệu và
Khu di tích Lam Kinh nhằm góp phần nhìn nhận thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý các khu di tích.
Với thực trạng đó, và trên cơ sở nhận diện vai trò và tầm quan trọng của các
khu di tích QGĐB tại Thanh Hóa, công trình nghiên cứu này sẽ đề cập một cách hệ
thống về mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản lý tại Khu di tích Bà
Triệu và Khu di tích Lam Kinh; đánh giá những mặt tích cực, chỉ ra những khó khăn,
6
bất cập và nguyên nhân, từ đó hình thành những luận điểm khoa học, góp phần định
hướng mô hình quản lý phù hợp với thực tiễn tại địa phương và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý các di tích QGĐB trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
Vì những lý do nêu trên, đề tài “Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong
quản lý di tích quốc gia đặc biệt tại Thanh Hóa (Nghiên cứu trường hợp Khu di tích
Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh)” được Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn để thực
hiện luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là sử dụng lý thuyết các bên liên quan để khảo sát,
phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý di
tích ở khu di tích Bà Triệu và khu di tích Lam Kinh từ khi được công nhận là các di
tích QGĐB năm 2012 và năm 2014, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý các di
tích QGĐB tại tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ
sở đó khái quát những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.
+ Nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết áp dụng trong đề tài luận án.
+ Giới thiệu khái quát giá trị và hiện trạng của các Khu di tích Bà Triệu và Khu di
tích Lam Kinh sau khi được xếp hạng di tích QGĐB, là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan
trong công tác quản lý tại di tích QGĐB tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay, thông qua hai
trường hợp nghiên cứu: Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh .
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bên liên
quan trong công tác quản lý các di tích QGĐB tại Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích
Lam Kinh nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa các bên liên quan khi tham gia công tác quản lý các di tích
7
QGĐB tại Thanh Hoá, trường hợp Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu về các khu di tích QGĐB tại
tỉnh Thanh Hóa, thông qua trường hợp Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh
vì đây đều là những di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật, có quy mô lớn, có những nét
tương đồng và hỗn hợp về giá trị lịch sử kết hợp cảnh quan sinh thái rừng đặc dụng và
có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân xứ Thanh.
Trong một số trường hợp cần thiết, không gian nghiên cứu được mở rộng bằng
việc so sánh giữa các di tích QGĐB khác của tỉnh Thanh Hóa với nhau và với một số
di tích QGĐB tại địa phương khác trên cả nước.
+ Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa các bên liên quan trong
công tác quản lý tại các di tích này từ sau khi Khu di tích Lam Kinh và Khu di tích Bà
Triệu được xếp hạng QGĐB (2012 và 2014). Tuy nhiên, do đặc thù của tỉnh Thanh
Hoá, nhiều hạng mục của những di tích này được tu bổ, tôn tạo trước thời điểm được
xếp hạng di tích QGĐB, vì vậy, trong luận án, khi cần thiết, NCS có đề cập đến các
khoảng thời gian trước năm 2012 và 2014.
+ Phạm vi nội dung: Sử dụng lý thuyết các bên liên quan áp dụng phân tích cấu
trúc các bên liên quan trong quản lý các di tích QGĐB Bà Triệu và Lam Kinh. NCS tập
trung vào đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý 2 khu
di tích, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ này tại 2
khu di tích nói riêng, tại các di tích QGĐB của tỉnh Thanh Hoá nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng cách thức tiếp cận liên ngành, với một số phương pháp nghiên
cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study): Nghiên cứu trường hợp
(Case study) là nghiên cứu về một bối cảnh hoặc nhiều bối cảnh cụ thể. Trong đó, nhà
nghiên cứu có thể nghiên cứu cả dữ liệu định tính hoặc định lượng để nhận thức đầy đủ
được hiện tượng hoặc vấn đề nghiên cứu. Sử dụng nghiên cứu trường hợp cho phép
khám phá bản chất sự hợp tác và phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động quản lí di tích.
Trong luận án, NCS sử dụng nghiên cứu trường hợp với 02 khu di tích là Bà Triệu và
Lam Kinh.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và phân loại: Tổng hợp và phân
8
tích các nguồn tài liệu nhằm xem xét, đánh giá các lý thuyết, các quan điểm nghiên cứu
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Nguồn tài liệu nghiên cứu đi trước
sẽ được tìm hiểu theo các vấn đề liên quan như quản lý DSVH, quản lý di tích lịch sử
văn hóa, các nghiên cứu về Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh. Tổng hợp
và phân tích các số liệu, văn bản, các hoạt động của các bên liên quan trong việc bảo
tồn, phát huy giá trị di tích, số lượng khách tham quan qua một số năm,... Trên cơ sở
nghiên cứu giá trị của di sản cũng như thực trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan
trong hoạt động quản lý di tích, luận án sẽ phân tích để thấy rõ những ưu điểm, hạn chế.
Đó là cơ sở để luận án có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý di tích theo tình hình thực tế của địa phương.
+ Khảo sát nghiên cứu tại các điểm di tích, các cơ quan quản lý di tích để thu
thập thông tin, số liệu các báo cáo của tổ chức quản lý, các đề án, dự án thực hiện... Từ
việc nghiên cứu khảo sát thực tế tại Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh, các
số liệu sẽ được NCS ghi chép chi tiết, cụ thể và tường minh sẽ được thiết lập, làm cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề khoa học đặt ra.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học: Để thu được nhiều nguồn
thông tin nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng
cách tiếp cận của xã hội học văn hóa với các phương pháp cụ thể của ngành khoa học
này. Trong đó NCS đã trực tiếp phỏng vấn sâu và ghi âm với các cá nhân với khách thể
là các nhà quản lý, người trực tiếp làm việc tại di tích... Nội dung câu hỏi xoay quanh
chủ đề quản lý Khu di tích Bà Triệu và Khu di tích Lam Kinh, những kinh nghiệm của
cá nhân trong hoạt động quản lý nói chung cũng như nhu cầu, mong muốn của họ đối
với di tích QGĐB này.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự
tương đồng và khác nhau trong các mô hình quản lý tại khu di tích Bà Triệu và khu di
tích Lam Kinh nói riênng và các di tích QGĐB ở Thanh Hoá và một số địa phương
khác nói chung nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy/khắc phục trong
việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý và có hiệu quả.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1/ Hiện trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý di tích Bà Triệu
và di tích Lam Kinh như thế nào? Có những ưu điểm, bất cập, hạn chế gì? Nguyên
9
nhân của những ưu điểm, bất cập, hạn chế đó?
2/ Những giải pháp nào để nâng cao mối quan hệ giữa các bên liên quan trong
công tác quản lý các QGĐB tại tỉnh Thanh Hóa?
5.2. Giả thuyết khoa học
Sau khi các di tích của tỉnh Thanh Hóa được công nhận di tích QGĐB, các cơ
quan quản lý Nhà nước thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong
quản lý loại hình di tích này cùng với sự tham gia của cộng đồng. Nếu các cơ quan nhà
nước và cộng đồng có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, công tác này chắc chắn sẽ có
hiệu quả cao.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về khoa học
+ Đề tài là công trình đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện, trực tiếp về thực
trạng mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý các khu di tích QGĐB tại
Thanh Hóa trong thời điểm hiện tại và bước đầu đề xuất được một số