Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng không những
gây ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe vật nuôi mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể
đến ngành chăn nuôi. Chính vì vậy đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu những
đặc điểm hình thái, dịch tễ học và sinh học của sán lá gan lớn (SLGL) trên bò ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với các mục tiêu cụ thể như sau: xác
định thành phần loài sán lá gan lớn đang lưu hành tại ĐBSCL, nghiên cứu vòng
đời phát triển của loài Fasciola sp. từ giai đoạn bên ngoài môi trường và bên
trong ký chủ. Ngoài ra, đề tài sẽ góp phần hoàn thiện mô tả triệu chứng lâm sàng,
khảo sát bệnh tích đại thể, vi thể và thử nghiệm thuốc tẩy trừ sán lá gan lớn trên
bò. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2017 trên bò tại 6 tỉnh
ĐBSCL với các kết quả thu được như sau:
Bò tại 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ
nhiễm chung là 20,50%. Trong đó, bò địa phương nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ
nhiễm cao nhất (21,55%) kế đến là bò lai Sind (20,86%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất
ở bò sữa (9,15%). Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi,
thấp nhất là bò <1 năm (8,24%); kế đến là bò 1-2 năm (19,06%); và cao nhất là
bò >2 năm (31,38%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi bán chăn thả (26,74%)
cao hơn bò nuôi nhốt (10,55%). Phương pháp mổ khám bò tìm sán lá gan lớn có
tỷ lệ nhiễm tương đồng với phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng (22,01% với
cường độ nhiễm 9,93±0,34 sán/cá thể; so với phương pháp xét nghiệm phân
20,50%). Bò nuôi tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng tác động của mùa vụ, bò nhiễm sán
lá gan lớn với tỷ lệ cao nhất là vào mùa khô (26,07%) và thấp nhất là mùa mưa
(14,79%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi tại ĐBSCL thay đổi theo vùng
sinh thái, bò nuôi ở vùng sinh thái nước ngọt nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ cao
nhất là 24,14% và thấp nhất là bò nuôi ở vùng sinh thái nước mặn và lợ với tỷ lệ
nhiễm sán lá gan là 9,01%.
Phân tích định danh SLGL bằng phương pháp hình thái học, kỹ thuật sinh
học phân tử PCR-RFLP và giải trình tự gene cho thấy các mẫu sán lá gan lớn ở
ĐBSCL đều là loài Fasciola gigantica. Tỷ lệ tương đồng giữa các mẫu sán lá gan
F.gigantica thu thập tại ĐBSCL cao dao động từ 99,
239 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số đặc điểm dịch tễ học và sinh học bệnh sán lá gan lớn trên bõ ở đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
HÀ HUỲNH HỒNG VŨ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH
HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TRÊN BÕ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THỬ
HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TẨY TRỪ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI
Mã số 62640102
Cần Thơ – 2018
2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
HÀ HUỲNH HỒNG VŨ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH
HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TRÊN BÕ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THỬ
HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TẨY TRỪ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI
Mã số 62640102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU HƢNG
Cần Thơ - 2018
I
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập thực hiện đề tài và hoàn thành luận án, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi không
biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến những người đã quan tâm, lo
lắng và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ - đấng sinh thành -
cùng anh chị em trong gia đình thân yêu luôn là nguồn động lực thúc đẩy tôi nỗ
lực và phấn đấu. Cảm ơn vợ và các con đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian học
tập thật tốt. Tất cả những người thân yêu nhất đã dành cho tôi rất nhiều tình cảm,
sự khuyến khích và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến
sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng, đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, thầy là người truyền cho tôi lòng nhiệt huyết và niềm đam mê khoa học,
khơi dậy trong tôi sự tự tin, nỗ lực, cố gắng không ngừng và không chùn bước
trước những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện luận án tiến sĩ.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian tiến hành
đề tài. Xin ghi nhớ công ơn của quý Thầy, Cô Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học ứng dụng đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt thời gian học.
Xin cảm ơn:
Các bạn, các em sinh viên trong phòng thí nghiệm ký sinh trùng Bộ môn
Thú Y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Các anh, chị,
bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và các em sinh viên đại học đã đồng hành
cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, chia sẻ những khó khăn,
khuyến khích và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
II
Ban lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, trạm
chăn nuôi thú y huyện, các hộ chăn nuôi bò ở các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
việc thu mẫu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Đồng Tháp, Ban
Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo
điều kiện để tôi được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Các bạn
đồng nghiệp đã không ngừng động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập.
Cuối cùng xin kính chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc
Tác giả luận án
Hà Huỳnh Hồng Vũ
III
TÓM LƢỢC
Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng quan trọng không những
gây ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe vật nuôi mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể
đến ngành chăn nuôi. Chính vì vậy đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu những
đặc điểm hình thái, dịch tễ học và sinh học của sán lá gan lớn (SLGL) trên bò ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với các mục tiêu cụ thể như sau: xác
định thành phần loài sán lá gan lớn đang lưu hành tại ĐBSCL, nghiên cứu vòng
đời phát triển của loài Fasciola sp. từ giai đoạn bên ngoài môi trường và bên
trong ký chủ. Ngoài ra, đề tài sẽ góp phần hoàn thiện mô tả triệu chứng lâm sàng,
khảo sát bệnh tích đại thể, vi thể và thử nghiệm thuốc tẩy trừ sán lá gan lớn trên
bò. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2017 trên bò tại 6 tỉnh
ĐBSCL với các kết quả thu được như sau:
Bò tại 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ
nhiễm chung là 20,50%. Trong đó, bò địa phương nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ
nhiễm cao nhất (21,55%) kế đến là bò lai Sind (20,86%) và tỷ lệ nhiễm thấp nhất
ở bò sữa (9,15%). Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi,
thấp nhất là bò <1 năm (8,24%); kế đến là bò 1-2 năm (19,06%); và cao nhất là
bò >2 năm (31,38%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi bán chăn thả (26,74%)
cao hơn bò nuôi nhốt (10,55%). Phương pháp mổ khám bò tìm sán lá gan lớn có
tỷ lệ nhiễm tương đồng với phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng (22,01% với
cường độ nhiễm 9,93±0,34 sán/cá thể; so với phương pháp xét nghiệm phân
20,50%). Bò nuôi tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng tác động của mùa vụ, bò nhiễm sán
lá gan lớn với tỷ lệ cao nhất là vào mùa khô (26,07%) và thấp nhất là mùa mưa
(14,79%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi tại ĐBSCL thay đổi theo vùng
sinh thái, bò nuôi ở vùng sinh thái nước ngọt nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ cao
nhất là 24,14% và thấp nhất là bò nuôi ở vùng sinh thái nước mặn và lợ với tỷ lệ
nhiễm sán lá gan là 9,01%.
Phân tích định danh SLGL bằng phương pháp hình thái học, kỹ thuật sinh
học phân tử PCR-RFLP và giải trình tự gene cho thấy các mẫu sán lá gan lớn ở
ĐBSCL đều là loài Fasciola gigantica. Tỷ lệ tương đồng giữa các mẫu sán lá gan
F.gigantica thu thập tại ĐBSCL cao dao động từ 99,6% đến 100%.
Vòng đời SLGL Fasciola gigantica trên bò phát triển qua các giai đoạn từ
trứng Fasciola gigantica trong môi trường có nước phát triển thành mao ấu
(miracidium) và thoát ra khỏi trứng sau 10-19 ngày, miracidium bơi lội trong môi
trường nước với thời gian từ 10 đến 12 giờ sau khi nở. Vào trong vật chủ trung
IV
gian ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis, miracidium phát triển đến
sporocyst (bào ấu) là khoảng 10 ngày, sporocyst đến redia (lôi ấu) là từ 4 đến 28
ngày, redia đến cercaria (vĩ ấu) từ 12 đến 28 ngày. Sau 42 ngày, cercaria thoát ra
khỏi ốc, bơi tự do trong nước, sau 1- 2 giờ thì cercaria rụng đuôi hình thành
adolescaria (nang ấu). Fasciola gigantica trưởng thành trong gan và ống dẫn mật
của bò và đẻ trứng, thải trứng theo phân ra ngoài môi trường sau 111-115 ngày.
Bò nhiễm SLGL thể hiện một số triệu chứng lâm sàng phổ biến như là gầy
rạc, suy nhươc, tiêu chảy xen kẽ táo bón, ăn ít và nhai lại yếu, niêm mạc nhợt
nhạt, lông xù. Ở gan bò nhiễm SLGL có bệnh tích: viêm và xơ, Fasciola được
bao bọc trong nhu mô gan làm trên bề mặt gan có những khối u tròn lớn màu nâu,
trên bề mặt gan có vết xuất huyết, gan nhạt màu hơi vàng hoặc màu trắng xám.
Ống dẫn mật tăng sinh, thành ống dẫn mật xơ hóa, bề mặt ống dẫn mật có nhiều
hạt màu đỏ và chảy dịch nhầy đục, vàng nâu và có mùi, calci tích tụ trong ống
mật, thành ống dẫn mật dày lên. Bệnh tích vi thể gan nhiễm SLGL cho thấy sán
non cư trú trong nhu mô gan, ống dẫn mật tăng sinh, vách ống dẫn mật hóa xơ
dày thấm calci ép bể các tiểu thùy gan ở kế cận. Nhu mô gan xuất huyết, ứ huyết,
gan vàng, một số vùng trên nhu mô gan bị hoại tử, xuất hiện các nốt mủ và trong
nhu mô gan xuất hiện các tổ chức xơ, tiểu thùy gan teo nhỏ do tăng sinh mô liên
kết sợi.
Thuốc albendazole liều 15mg/kg thể trọng hoặc triclabendazole liều
20mg/kg thể trọng cho uống một liều duy nhất đều có thể tẩy sạch sán lá gan
100%. Thuốc an tòan và không gây phản ứng phụ trong điều trị
Từ khóa: Bò, Đồng bằng sông Cửu Long, Fasciola, tỷ lệ nhiễm.
V
ABSTRACT
Fasciolosis is an important parasitic disease which has not only great
influence on animal health but also causes considerable economic losses of the
livestock industry. Therefore, the thesis was aimed at studying the characteristics
about morphology, epidemiology as well as biology of liver flukes in cattle in the
Mekong Delta. Specifically, the thesis focused on identifying the liver fluke
species (Fasciola spp.) and their distribution in the Mekong Delta, studying the
full development of life cycle of Fasciola inside and outside the hosts. Besides,
the study also documented symptoms, gross lesions and histopathological lesions
of Fasciolosis and screening anthelminths in infected cattle. The study was done
from November 2013 to June 2017 in cattle in six provinces of the Mekong Delta
with many remarkable results.
The overall prevalence rate of liver fluke infection in cattle in six surveyed
provinces in the Mekong Delta was 20.50%. The local cattle had the highest liver
fluke infection rate of 21.55%, followed by Sindhi hybrids cattle with 20.86%
and the lowest infection rate belonged to dairy cattle 9.15%. It was also noted that
the infection rate of liver fluke in cattle increased according to the age. In fact,
under 1 year-cattle, 1-2 year-cattle and those of higher over 2 years had the
infectious rate 8.24%, 19.06%, 31.38%; respectively. According to the animal
husbandry method, semi free-range cattle had the higher infection rate of
Fasciola sp. (26.74%) than confined cattle with 10.55%. Fasciola sp. was
detected by post-mortem examination and Benedek’s sedimentation methods,
providing quite similar infection rate of 22.01% (intensive rate 9.93±0.34
flukes/individual) and 20.50%; respectively. Seasonal factors also had great
impact on the prevalence of Fasciola sp. infection in domestic cattle in the
Mekong Delta. The highest prevalence was recorded in the dry season (26.07%)
and lowest ones in the rainy season (14.79%). The Fasciola sp. infection rate was
influenced by ecological areas; the cattle were in freshwater ecological area had
highest rate of Fasciola sp. infection (24.14%) and the lowest was the cattle in
sea water and brackish water ecological areas with the rate of Fasciola sp.
infection as 9.01%.
Analyzing morphological characteristics and molecular biology including
PCR-RFLP and sequencing were applied in Fasciola sp. identification. The
results from three above mentioned methods have confirmed that liver flukes in
cattle in the Mekong Delta were Fasciola gigantica. The high pairwise
percentage of nuclear ribosome DNA internal transcribed spacer I (ITS1)
sequence among F.gigantica specimens in the Mekong Delta ranged from 99.6%
to 100%.
VI
The development life cycle of Fasciola gigantica in the cattle was decsribed
from embryonated egg stage in the water environment and then developed to
miracidium and miracidium escaping from the eggs after 10-19 days. Excysted
miracidium freely moved in water from 10 hours to 12 hours after hatching.
During this time, miracidium was found infected by the approriate intermediate
hosts namely Lymnaea swinhoei and Lymnaea viridis snails. In these snails,
miracidium developed to sporocysts in 10 days, then sporocysts to redia from 4-
28 days and the final stage in snail from redia to cercaria took from 12-28 days.
After 42 days, cercaria were emerged from snails and were into the water, after
1-2 hours cercaria loose their tails and encysted as metacercaria (infective larva).
Fasciola gigantica was developed into adult liver fluke in bile ducts and liver of
cattle (host) and laid eggs and excreted into the evironment after 111-115 days
infection.
Fasciola gigantica infected cattle had some clinical symptoms such as
emaciation, reduced rumination, diarrhea alternating with constipation, anorexia,
pale mucous membrane, bad hair condition, deep orbits and rheum. The gross
lesions in infected cattle were recorded as liver inflammation and cirrhosis,
encapsulated immature Fasciola destroyed the liver tissues causing hemorrhage,
brown round neoplasm in liver surface, the infected livers having ivory-white
yellow or clay-colored. The bill ducts were enlarged thick and fibrosis wall, the
surface of bill ducts having red dots and turbid, yellowish exudation, calcified
accumulation inside the bill ducts and thick cholangioles. Histopathological of
liver Fasciolosis illustrated that the migration of juvenile liver flukes damaged
and digested liver parenchyma and calcified and hyperplasia of bile duct
epithelium, causing of compression neighbor interlobulars. Hemorrhage,
congestion, and necrotic in liver parenchyma, yellowish liver and some purulent
in liver, and the increasing of fibroplasia resulting in small liver lobe atrophy
were observed in histophathological specimens.
Albendazole (15mg/kg) and triclabendazole (20mg/kg) with an oral single
dose were both effective up to 100% in eliminating Fasciola. These drugs were
found safety and no adverse effects noticed during the treatment.
Key words: Cattle, Mekong Delta, Fasciola, infection rate
VII
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Hà Huỳnh
Hồng Vũ với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Hưng. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố bởi tác giả
khác trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án
PGS.TS Nguyễn Hữu Hưng Hà Huỳnh Hồng Vũ
VIII
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ i
Tóm lƣợc iii
Abstract v
Lời cam đoan vii
Mục lục viii
Danh sách bảng xii
Danh sách hình xiv
Danh sách chữ viết tắt xvi
Chƣơng 1: Giới thiệu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học 2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.5 Những đóng góp mới của luận án 3
Chƣơng 2: Tổng quan tài liệu 4
2.1 Bệnh sán lá gan lớn 4
2.1.1 Phân loại sinh học 4
2.1.2 Đặc điểm hình thái 4
2.1.3 Vòng đời 11
2.1.4 Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò 13
2.1.5 Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan 14
2.1.6 Quan sát mô bệnh học gan nhiễm sán 15
2.1.7 Chẩn đoán bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò 17
2.1.7.1 Chẩn đoán dựa vào dịch tễ học của bệnh sán lá gan bò 17
2.1.7.2 Chẩn đoán bệnh sán lá gan dựa vào triệu chứng lâm sàng 17
2.1.7.3 Chẩn đoán tìm sán lá gan lớn trên bò 18
2.1.7.4 Phương pháp chẩn đoán miễn dịch 19
2.1.8 Các phương pháp xác định loài sán lá gan lớn do Fasciola sp. 19
2.1.8.1. Phương pháp hình thái 20
2.1.8.2 Phương pháp sinh học phân tử xác định và phân biệt
F. hepatica và F. gigantica
22
2.1.9 Một số đặc điểm phân tử của chỉ thị gen nhân ITS1 của SLGL 23
IX
2.10 Một số dược phẩm tẩy trừ sán lá gan 26
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan lớn 29
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sán lá gan lớn ở bò trên thế giới 29
2.2.1.1. Thiệt hại do sán lá gan lớn gây ra 29
2.2.1.2 Phân loại, phân bố và tình hình nhiễm của sán lá gan lớn ở
gia súc trên thế giới
32
2.2.1.3 Vật chủ trung gian của Fasciola sp. 34
2.2.1.4 Vai trò của thực vật thủy sinh đối với sự lưu tồn và phát triển
Fasciola sp.
42
2.2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu tồn và phát triển Fasciola
sp.
42
2.2.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở trong nước 45
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu xác định loài Fasciola sp. ở Việt Nam 45
2.2.2.2 Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò tại Việt Nam 46
2.2.2.3 Vật chủ trung gian của Fasciola sp. 51
2.2.2.4 Tình hình nghiên cứu nang sán lá gan ở thực vật thủy sinh 55
2.2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu tồn và phát triển Fasciola
sp.
55
Chƣơng 3: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 58
3.1 Nội dung nghiên cứu 58
3.1.1 Xác định tình hình nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại các tỉnh
ĐBSCL
58
3.1.2 Xác định loài sán lá gan lớn (SLGL) trên bò tại các tỉnh
ĐBSCL
58
3.1.3 Nghiên cứu vòng đời của sán lá gan lớn 58
3.1.4 Nghiên cứu bệnh lý lâm sàng ở bò nhiễm sán lá gan lớn 58
3.1.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sán lá gan lớn trên bò 58
3.2 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 59
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 59
3.2.2 Thời gian tiến hành 59
3.2.3 Địa điểm tiến hành 59
3.3 Dụng cụ và hoá chất 59
3.4 Phương pháp nghiên cứu 60
3.4.1 Xác định tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại Đồng bằng
sông Cửu Long
60
3.4.2 Phương pháp định danh phân loài 63
X
3.4.2.1 Phương pháp định danh phân loại sán lá gan bằng hình thái
học
63
3.4.2.2 Phương pháp định danh sán lá gan lớn bằng kỹ thuật sinh học
phân tử (PCR) và giải trình tự gene
64
3.4.3. Nghiên cứu vòng đời của Fasciola sp. 68
3.4.3.1 Phương pháp định danh phân loại ốc nước ngọt 68
3.4.3.2 Theo dõi quá trình phát triển của trứng sán lá gan Fasciola sp.
ở ngoài môi trường trong điều kiện thí nghiệm
70
3.4.3.3 Theo dõi thời gian sống của miracidium trong nước 71
3.4.3.4 Theo dõi quá trình phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ký
chủ trung gian ốc Lymnaea spp.
72
3.4.3.5 Gây nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn cho bò 74
3.4.4. Nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích đại thể và
những biến đổi vi thể trên bò nhiễm sán lá gan lớn
75
3.4.4.1 Nghiên cứu triệu chứng của bò nhiễm SLGL 75
3.4.4.2. Nghiên cứu bệnh tích đại thể và mô bệnh học gan nhiễm sán
lá gan lớn
76
3.4.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sán lá gan lớn bò 77
Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận 81
4.1 Kết quả tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại ĐBSCL 81
4.1.1 Kết quả kiểm tra phân 81
4.1.2 Kết quả mổ khám xác định tình hình nhiễm SLGL trên bò tại
các tỉnh ĐBSCL
94
4.2 Kết quả xác định loài sán lá gan 96
4.2.1 Kết quả xác định loài sán lá gan bằng phương pháp truyền
thống
96
4.2.2 Kết quả xác định loài sán lá gan bằng phương pháp sinh học
phân tử
97
4.2.2.1 Kết quả phân tích PCR-RFLP trong định danh loài sán lá gan
ký lớn sinh trên bò tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
97
4.2.2.2 Kết quả xác định trình tự đoạn gen ITS1 100
4.3 Vòng đời sán lá gan 104
4.3.1 Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá
F. gigantica
104
4.3.2 Sự phát triển của trứng Fasciola sp. 107
4.3.3 Thời gian sống của miracidium trong môi trường nước 110
XI
4.3.4 Sự phát triển của ấu trùng sán lá gan lớn trong ký chủ trung
gian ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis.
111
4.3.5 Kết quả gây nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn cho bò 115
4.3.6 Kết quả xác định loài sán lá gan của bò gây nhiễm 117
4.3.6.1 Kết quả xác định loài sán lá gan bằng phương pháp truyền
thống
117
4.3.6.2 Kết quả phân tích PCR-RFLP trong định danh loài sán lá gan
ký sinh trên bò gây nhiễm
118
4.3.6.3. Tóm tắt vòng đời của sán lá gan lớn trên bò 119
4.4 Kết quả khảo sát những biểu hiện triệu chứng bệnh của nhiễm sán
lá gan lớn
121
4.5 Kết quả khảo sát những biến đổi bệnh lý của gan bò nhiễm SLGL
Fasciola gigantica
122
4.5.1 Bệnh tích đại thể trên gan bò nhiễm sán lá gan lớn Fasciola
giganticaqua mổ khám
122
4.5.2 Bệnh tích vi thể của gan bò nhiễm sán lá gan lớn Fasciola
gigantica
126
4.6 Kết quả thử nghiệm tẩy trừ SLGL Fasciola gigantica 128
Chƣơng 5: Kết luận và Đề nghị 132
5.1 Kết luận 132
5.2 Đề nghị 133
Tài liệu tham khảo 134
Danh mục liệt kê các công trình khoa học đã công bố 161
Phụ chương 162
Phụ lục A: Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long 162
Phụ lục B: Bảng phân bố mẫu điều tra tại các tỉnh ĐBSCL 163
Phụ lục C: Phương pháp 164
Phụ lục D: Hình ảnh 168
Phụ lục E: Thống kê 180
XII
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
2.1 Phân biệt trứng Fasciola sp. với trứng Paramphistomum
explanatum và Paramphistomum cervi
5
2.2 Các vị trí có sai khác về nucleotide và acid amin của SLGL Việt
Nam và SLGL thế giới của đoạn giao gen ITS1
24
2.3 Tỷ lệ nhiễm F. hepatica ở gia súc trên thế giới 32
2.4 Tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở gia súc trên thế giới 33
2.5 Vật chủ trung gian của F. hepatica trên thế giới 36
2.6 Vật chủ trung gian của F. gigantica trên thế giới 38
2.7 Tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu bò tại Việt Nam 50
2.8 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGL ở Lymnaea sp. tại Việt Nam 54
3.1 Phân bố mẫu điều tra 60
3.2 phân bố mẫu khảo sát theo giống, lứa tuổi, phương thức nuôi,
mùa và vùng