1.Tính cấp thiết của luận án
Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm. Nó xác định
khả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng bản thân nó không phải là
sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua để thoả mãn nhu cầu vật chất của họ.
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng bao bì, nhưng chủ yếu với mục đích để
chứa đựng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sử dụng bao
bì để bảo quản sản phẩm, để tiêu thụ/bán sản phẩm không phải là mục đích cơ
bản khi nền kinh tế hàng hoá kém phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát
triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, việc hình thành các đơn vị kinh
doanh thương mại tách khỏi hệ thống tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thì
vấn đề bao bì trở nên quan trọng hơn đối với cả người sản xuất, người kinh
doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa một sản phẩm và bao bì của nó là
mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Một sản phẩm có chất lượng tốt còn cần phải có bao bì đẹp, thích hợp,
hấp dẫn mới có thể bán được trên thị trường. Bao bì mang lại cho hàng hoá
sức cạnh tranh mới và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá. Trong nhiều năm
qua, bao bì sản phẩm ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nói
chung và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế nói riêng. Việc sản xuất,
sử dụng bao bì còn nhiều bất cập gây ra nhiều hậu quả đối với sự phát triển kinh
tế, hiệu quả kinh doanh và vấn đề môi trường sinh thái. Hệ thống lý luận về bao
bì, quản lý bao bì và sử dụng bao bì chưa được hoàn thiện, còn chắp vá. Trong
các doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao bì còn phụ thuộc nhiều vào
ngành sản xuất hàng hoá, chưa chủ động khai thác tiềm năng của bao bì để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp
thương mại nhà nước. Thực trạng trên đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, hệ
thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về bao bì và sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, trước hết là doanh nghiệp
thương mại nhà nước để phát huy vai trò của bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” làm luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Mong muốn của tác giả luận án là góp phần nhỏ bé vào việc
tìm ra những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nói chung và
các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ sự cần thiết của bao bì và sử dụng bao bì trong kinh doanh thương
mại nói chung và ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
Nghiên cứu tình hình sử dụng bao bì và ảnh hưởng tích cực của việc sử
dụng đúng đắn, hợp lý bao bì đối với sự phát triển nền kinh tế và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng bao bì
ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh
doanh thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Bao bì ở các doanh nghiệp thương mại
nhà nước trên địa bàn Hà Nội từ năm 1991 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Phương pháp so sánh, phân tích hệ thống, điều tra, thống kê kết hợp với
khảo sát, sử dụng chuyên gia.
Vận dụng các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực
kinh doanh, trong từng thời kỳ một cách có hệ thống.
5. Điểm mới của luận án
Đã tổng hợp và làm rõ được những vấn đề lý luận về bao bì, hiệu quả sử
dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại;
nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước
và các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng bao bì có hiệu quả.
Khái quát và phân tích được hiệu quả sử dụng bao bì hiện nay, ảnh hưởng
của việc sử dụng bao bì đến sự phát triển kinh doanh hàng hoá, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống để nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
6. Nội dung và cơ cấu luận án
a. Tên luận án: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì
trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ
ở địa bàn Hà Nội)”.
b. Cơ cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, phụ lục và các
tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các
doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
195 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm. Nó xác định
khả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng bản thân nó không phải là
sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua để thoả mãn nhu cầu vật chất của họ.
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng bao bì, nhưng chủ yếu với mục đích để
chứa đựng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sử dụng bao
bì để bảo quản sản phẩm, để tiêu thụ/bán sản phẩm không phải là mục đích cơ
bản khi nền kinh tế hàng hoá kém phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát
triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, việc hình thành các đơn vị kinh
doanh thương mại tách khỏi hệ thống tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thì
vấn đề bao bì trở nên quan trọng hơn đối với cả người sản xuất, người kinh
doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa một sản phẩm và bao bì của nó là
mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Một sản phẩm có chất lượng tốt còn cần phải có bao bì đẹp, thích hợp,
hấp dẫn… mới có thể bán được trên thị trường. Bao bì mang lại cho hàng hoá
sức cạnh tranh mới và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá. Trong nhiều năm
qua, bao bì sản phẩm ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nói
chung và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế nói riêng. Việc sản xuất,
sử dụng bao bì còn nhiều bất cập gây ra nhiều hậu quả đối với sự phát triển kinh
tế, hiệu quả kinh doanh và vấn đề môi trường sinh thái. Hệ thống lý luận về bao
bì, quản lý bao bì và sử dụng bao bì chưa được hoàn thiện, còn chắp vá. Trong
các doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao bì còn phụ thuộc nhiều vào
ngành sản xuất hàng hoá, chưa chủ động khai thác tiềm năng của bao bì để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp
thương mại nhà nước. Thực trạng trên đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, hệ
thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về bao bì và sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, trước hết là doanh nghiệp
thương mại nhà nước để phát huy vai trò của bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” làm luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Mong muốn của tác giả luận án là góp phần nhỏ bé vào việc
tìm ra những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nói chung và
các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ sự cần thiết của bao bì và sử dụng bao bì trong kinh doanh thương
mại nói chung và ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
Nghiên cứu tình hình sử dụng bao bì và ảnh hưởng tích cực của việc sử
dụng đúng đắn, hợp lý bao bì đối với sự phát triển nền kinh tế và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng bao bì
ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh
doanh thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Bao bì ở các doanh nghiệp thương mại
nhà nước trên địa bàn Hà Nội từ năm 1991 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Phương pháp so sánh, phân tích hệ thống, điều tra, thống kê kết hợp với
khảo sát, sử dụng chuyên gia.
Vận dụng các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực
kinh doanh, trong từng thời kỳ một cách có hệ thống.
5. Điểm mới của luận án
Đã tổng hợp và làm rõ được những vấn đề lý luận về bao bì, hiệu quả sử
dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại;
nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước
và các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng bao bì có hiệu quả.
Khái quát và phân tích được hiệu quả sử dụng bao bì hiện nay, ảnh hưởng
của việc sử dụng bao bì đến sự phát triển kinh doanh hàng hoá, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống để nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
6. Nội dung và cơ cấu luận án
a. Tên luận án: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì
trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ
ở địa bàn Hà Nội)”.
b. Cơ cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, phụ lục và các
tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các
doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
CHƯƠNG 1
BAO BÌ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết
phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại
1.1.1. Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại
Nền kinh tế nước ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất. Nó bao
gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định. Kinh doanh
thương mại là một ngành kinh tế, một lĩnh vực hoạt động kinh tế, là một mắt
xích quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.1.1. Thương mại và Kinh doanh thương mại [8] [10]
Chúng ta đều biết rằng để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân, mỗi gia đình,
mỗi tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội...) hay một quốc gia đều luôn có và phải
thoả mãn các nhu cầu vô cùng đa dạng, phong phú, phức tạp của mình. Cách
thức để thoả mãn những nhu cầu đó có thể thực hiện được bằng cách tự mình
sản xuất, lao động ra những sản phẩm vật chất - tinh thần để tự đáp ứng cho
mình. Nhưng với những nhu cầu đa dạng, phức tạp, cách thức đáp ứng này
không đảm bảo về số lượng, chất lượng ngày càng cao của mỗi thành viên cũng
như toàn xã hội. Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện, mỗi thành viên,
mỗi tổ chức chuyên môn hóa một lĩnh vực hoạt động tạo ra nhiều loại sản phẩm
hơn, khối lượng lớn hơn cho phép việc thoả mãn các nhu cầu một cách tốt hơn.
Khi đó, mỗi người, mỗi tổ chức, quốc gia có thể thoả mãn nhu cầu của mình
bằng cách trao đổi các kết quả hoạt động cho nhau. Tuy nhiên, khi sự phân công
lao động ngày càng sâu sắc thì các dạng kết quả của hoạt động thể hiện ngày
càng đa dạng phong phú. Kết quả hoạt động của các thành viên có thể được biểu
hiện ở dạng vật chất cụ thể như xi măng, sắt thép, bánh kẹo, máy móc thiết bị...
hoặc dưới các dạng một kết quả nghiên cứu, một quyết định quản lý, một lời
khuyên (tư vấn) hoặc một văn bản pháp lý... Ở đây, để khái quát kết quả hoạt
động đó chúng ta dùng chung khái niệm “sản phẩm”.
Với một dạng “sản phẩm” có những đặc trưng riêng về mục đích sử dụng,
đối tượng tiêu thụ, tính chất kỹ thuật... do đó cách thức trao đổi cũng khác nhau:
Cho không: là việc cung cấp các sản phẩm cho các thành viên để đáp ứng
nhu cầu của họ mà không đòi hỏi bất kỳ sự hoàn trả nào, chẳng hạn như các hoạt
động viện trợ nhân đạo, quà tặng, trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội...
Cung ứng cho các lợi ích xã hội: Đây là dạng cung cấp sản phẩm với mục
đích thoả mãn các nhu cầu công cộng, mang tích chất xã hội. Với hình thức này
tất cả các thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm đóng góp để “thanh
toán” chi trả cho những nhu cầu đó như các nhu cầu quốc phòng an ninh, công
tác quản lý xã hội, các sản phẩm hàng hóa công cộng.
Trao đổi sản phẩm thông qua mua bán hàng hóa trên thị trường: Hình
thức trao đổi này là phổ biến nhất. Với hình thức trao đổi này, các sản phẩm
hàng hóa trong xã hội đều được trao đổi thông qua hành vi mua - bán bằng đồng
tiền được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định (thị trường). Hình thức
trao đổi đó là thương mại.
Thương mại có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
+ Thương mại là sự trao đổi hàng hóa thông qua mua - bán bằng đồng tiền
trong nền kinh tế. Như vậy, ở đâu có mua bán, ở đó có thương mại. Thương mại
đồng nghĩa với mua bán.
+ Thương mại cũng được hiểu là một hành vi làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa những người mua và người bán để thoả mãn nhu cầu của mỗi
người.
+ Thương mại có thể là một hoạt động. Hoạt động thương mại bao gồm
một số khâu hoặc tất cả các khâu của hành vi thương mại, có thể do một cá nhân
hoặc một tổ chức hoặc toàn xã hội thực hiện.
Nhìn chung có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại song có thể khái
quát thương mại dưới các góc độ khác nhau:
Thương mại, hiểu theo nghĩa hẹp, là “quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa”. Hành vi thương
mại thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Theo Luật Thương mại, các hình vi
thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân; môi giới
thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hoá, gia công
thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa,
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ
triển lãm thương mại.
Theo nghĩa rộng, thương mại là “toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên
thị trường”. Thương mại được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu lợi
nhuận của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. ở góc độ này, thương
mại đồng nghĩa với kinh doanh. Cách hiểu này trùng hợp với cách hiểu của các
nước như Anh, Pháp, Nga. Theo từ điển Nga- Việt, xuất bản 1977 thì TẻéÃẻBò
được hiểu là nền (ngành, nghề, việc, sự) thương nghiệp, thương mại, buôn bán,
mua bán mậu dịch [24, tr 452].
Kinh doanh thương mại [12, 39]
Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa
ngày càng sâu rộng với quy mô, cơ cấu ngày càng lớn, đa dạng, phong phú làm
xuất hiện lĩnh vực kinh doanh mới - kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương
mại được hiểu là sự đầu tư tiền của, công sức của cá nhân, một tổ chức vào việc
mua, bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận.
Nói đến kinh doanh thương mại là nói đến hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) có thể đầu
tư một phần, đa số hoặc toàn bộ nguồn lực của mình để thực hiện một, một số
hoặc toàn bộ các hành vi thương mại, buôn bán. Dù biểu hiện dưới hình thức
nào thì kinh doanh thương mại đòi hỏi các yêu cầu sau:
- Phải có vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là toàn bộ tài sản (thể hiện
bằng tiền) mà các chủ thể huy động vào hoạt động của mình. Đó là các khoản
vốn bằng tiền và các tài sản khác như nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng... Tuỳ
thuộc vào thành phần kinh tế tham gia kinh doanh mà nguồn vốn sẽ được hình
thành theo các phương thức khác nhau, có thể do nhà nước cấp, do tự đóng góp
vốn, do liên doanh, do tích luỹ, do vay dưới các hình thức khác nhau. Có vốn
mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa, thực hiện được mua để bán
các sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
- Thực hiện mua - bán hàng hoá. Ở đây, "các đơn vị kinh doanh thương
mại không phải mua hàng hóa để thoả mãn nhu cầu của mình mà “mua hàng hóa
để bán lại” cho người khác, đáp ứng các nhu cầu của họ. Việc mua để bán này
được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh
cụ thể của mỗi đơn vị và chức năng của các đơn vị kinh doanh thương mại. Hay
nói một cách khác, kinh doanh thương mại phải thực hiện việc buôn bán hàng
hóa phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của mỗi đơn vị.
- Kinh doanh thương mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo bảo
toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi). Việc đảm bảo vốn kinh doanh
cho doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tái kinh doanh, nhưng mới
chỉ ở mức độ giản đơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tăng trưởng, phát
triển, để thực hiện mục tiêu an toàn và có vị thế trong cạnh tranh, kinh doanh
phải có lãi. Lợi nhuận doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng để tích luỹ, tái
kinh doanh mở rộng. Theo quy luật của kinh doanh hàng hóa, lợi nhuận của chu
kỳ kinh doanh sau bao giờ cũng phải lớn hơn lợi nhuận kỳ trước. Công thức lưu
chuyển T- H- T’ (trong đó T’= T +T) mới thực sự là yêu cầu, là động lực cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghịêp. Lợi nhuận trong kinh doanh thương
mại được thực hiện trực tiếp từ hành vi mua - bán.
1.1.1.2. Cơ sở của kinh doanh thương mại [7]
Kinh doanh thương mại hình thành bắt nguồn từ phân công lao động xã
hội và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) - cơ sở của sản xuất
hàng hóa. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình tái sản xuất
xã hội bao gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Sản xuất là khâu
khởi đầu, tiêu dùng là khâu kết thúc, phân phối và trao đổi là khâu trung gian.
Phân công lao động xã hội là quá trình chuyên môn hóa người sản xuất.
Mỗi “người” chỉ chuyên sản xuất một hay một số sản phẩm thậm chí chỉ sản
xuất một bộ phận (chi tiết) của sản phẩm. Để thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong
phú của mỗi thành viên nên họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau, tức là sự
chuyên môn hóa sản xuất gây ra sự cách biệt về mặt không gian, thời gian giữa
những người sản xuất cá biệt và để thoả mãn nhu cầu của đời sống, sản xuất
kinh doanh đòi hỏi phải có sự trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Xét
trên phạm vi xã hội, sản xuất đồng nghĩa với tiêu dùng. Muốn sản xuất ra sản
phẩm này, phải tiêu dùng, sử dụng loại sản phẩm khác mà bản thân họ không tự
chế tạo ra được. Nhờ sự trao đổi này mà sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị
trường, trong xã hội tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa. V.I. Lênin đã chỉ ra
rằng “Nên hiểu sản xuất hàng hóa là một tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản
phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra. Mỗi người
chuyên làm một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn nhu cầu của
xã hội thì cần phải mua bán sản phẩm, vì vậy, sản phẩm trở thành hàng hóa mua
bán trên thị trường” [28, tr 22]
Phân công lao động xã hội đòi hỏi phải trao đổi sản phẩm giữa những
người sản xuất với nhau. Đây là điều kiện cần của trao đổi hàng hóa. Nhưng bản
thân sự phân công lao động xã hội không quyết định sự trao đổi phải được tiến
hành theo hình thức nào. Chỉ khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
làm cho những người sản xuất độc lập với nhau về kinh tế thì trao đổi hàng hóa
mới ra đời.
Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cho các sản phẩm sản
xuất ra thuộc quyền chiếm hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, không ai có
quyền lấy không của họ. Vì vậy, đòi hỏi sự trao đổi sản phẩm giữa những người
sản xuất với nhau phải được tiến hành trên cơ sở trao đổi phải hoàn lại, không
chỉ thế mà còn phải hoàn lại với một vật có giá trị tương đương. Từ đó sản phẩm
trở thành hàng hóa trên thị trường; trao đổi sản phẩm trở thành trao đổi hàng hóa
- tiền tệ.
Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử. Sự hình thành
ngành kinh doanh thương mại là nấc thang cao nhất trong những nấc thang của
quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa. Kinh doanh thương mại được coi là
đỉnh cao, là hình thái phát triển cao của trao đổi và lưu thông hàng hóa
Kinh doanh thương mại: Khi quá trình phân công lao động trở nên sâu
sắc, ở trình độ cao thì mức độ chuyên môn hóa của nền sản xuất xã hội cũng
phát triển mạnh mẽ, hình thái các ngành với các chức năng rất cụ thể. Lưu thông
hàng hóa được tách thành một chức năng độc lập khỏi chức năng sản xuất. Qúa
trình này tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao
đổi. Bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu thông sản phẩm hàng hoá từ
các nhà sản xuất đến nơi tiêu dùng, thực hiện hành vi mua để bán. Tiền tệ đóng
vai trò là phương tiện để tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa của xã hội.
Công thức tổng quát của kinh doanh thương mại là T- H- T’ với T’= T+
T. Đặc trưng của hình thức này là:
+ Đã xuất hiện tầng lớp trung gian (thương nhân, tổ chức kinh doanh
thương mại). Những trung gian này dùng tiền để mua hàng, sau đó bán hàng để
thu tiền về. Khoản tiền bán hàng lớn hơn khoản tiền ứng trước để mua hàng. Ở
đây, kinh doanh thương mại (T- H- T’): mua để bán hay vì bán mà phải mua.
+ Kinh doanh thương mại một mặt làm tăng thêm khả năng mất cân đối
giữa cung và cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng, mặt khác chính nó cũng có khả
năng điều hoà cung cầu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, làm cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng, giữa các ngành, các vùng và hơn nữa giữa các quốc gia.
Như vậy, cơ sở của kinh doanh thương mại là sự phân công lao động xã
hội, là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự xuất hiện tiền tệ trong
quá trình lưu thông hàng hoá.
Phân công lao động xã hội là điều kiện cần để hình thành sự trao đổi sản
phẩm giữa các nhà sản xuất.
Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hình thành quyền độc lập về
kinh tế giữa các nhà sản xuất với nhau. Do đó, việc trao đổi sản phẩm phải được
tính toán phù hợp với lợi ích kinh tế của mỗi nhà sản xuất.
Sự xuất hiện tiền tệ làm môi giới trung gian làm cho quá trình lưu thông -
trao đổi sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn, trôi chảy và kịp thời hơn khi nền sản
xuất xã hội phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, không gian và cơ cấu sản
phẩm.
Trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc buộc các nhà sản xuất
phải từ bỏ một phần hoặc hoàn toàn chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
mình và hình thành một tầng lớp trung gian độc lập với sản xuất, thực hiện chỉ
một chức năng lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng xã
hội - đó là các tổ chức kinh doanh thương mại - một loại hình tổ chức xã hội
hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Sự xuất hiện của loại hình kinh
doanh thương mại độc lập không phủ định lưu thông hàng hóa mà trái lại nó lấy
lưu thông hàng hóa làm chức năng hoạt động của mình, làm cho hàng hóa lưu
thông ngày càng rộng rãi hơn, thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Với tư cách là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc
dân, việc hình thành, phát triển kinh doanh thương mại gắn liền, phụ thuộc vào
sự phát triển của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cũng cần lưu ý rằng kinh doanh thương mại không trực tiếp sáng tạo ra
của cải vật chất, nó chỉ phục vụ quá trình sản xuất và tiếp tục quá tình sản xuất
trong khâu lưu thông mà thôi. Có nghĩa là kinh doanh thương mại thực hiện việc
mua, bán hàng hoá, đảm nhận các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thuần tuý và cả
các dịch vụ có tính chất sản xuất).
Những dịch vụ thuần tuý không làm tăng thêm giá trị của hàng hóa, nó chỉ
phục vụ và gắn liền với quá trình mua bán hàng hóa nhằm thay đổi hình thái giá
trị của hàng hóa từ hàng sang tiền và ngược lại.
Những dịch vụ mang tính chất sản xuất (vận chuyển, bảo quản, gia công,
chế biến, phân loại hàng hóa, đóng gói làm đồng bộ sản phẩm...) nhằm bảo tồn
và hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, các dịch vụ này làm tăng
thêm giá trị của hàng hoá và thường chiếm chủ yếu. Các tổ chức kinh doanh
thương mại cần thấy rõ chức năng và thực chất của kinh doanh thương mại để có
định hướng đúng đắn trong nội dung hoạt động của mình.
1.1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
trong cơ chế thị trường có sự điều tiết c