Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, TDTT đã lớn mạnh
không ngừng, một mặt nhờ được đầu tư lớn hơn của Nhà nước, mặt khác xã
hội hoá TDTT đã từng bước hình thành và phát triển, đã đem lại kết quả quan
trọng, đó là huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác TDTT,
góp phần làm cho TDTT ngày càng có tính quần chúng rộng rãi, trình độ
được nâng cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ
và sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác TDTT trường học – một bộ
phận cơ bản của nền TDTT nước ta.
188 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
NGUYỄN ĐỨC THỤY
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔN THỂ THAO DÂN TỘC
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã số : 62.14.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Đại Dương
2. PGS.TS. Đặng Văn Dũng
BẮC NINH - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Thụy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục các chữ viết tắt
1. CNH : Công nghiệp hóa
2. GDTC : Giáo dục thể chất
3. HNQT : Hội nhập quốc tế
4. HĐH : Hiện đại hóa
5. NXB : Nhà xuất bản
6. RLTT : Rèn luyện thân thể
7. SKC : Sau kiểm chứng
8. TDTT : Thể dục thể thao
9. THPT : Trung học phổ thông
10. TKC : Trước kiểm chứng
11. TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa
12. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
2. Danh mục các ký hiệu
1. KG : Kilogam lực
2. m : Mét
3. s : Giây
4. sl : Số lần
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 6
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TDTT và nâng cao chất lượng
GDTC ................................................................................................................ 6
1.2. Giáo dục thể chất trong các trường đại học ở Việt Nam ......................... 10
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục thể chất ......................... 12
1.2.2. Lý thuyết (kiến thức về giáo dục thể chất) ....................................... 12
1.2.3. Kỹ năng thực hành ............................................................................ 13
1.2.4. Các chỉ tiêu thể lực............................................................................ 14
1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể thao
dân tộc............................................................................................................. 15
1.4. Đặc điểm, vai trò và xu thế phát triển các môn thể thao dân tộc............. 23
1.4.1. Khái niệm về trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc.......... 23
1.4.2. Đặc điểm của thể thao dân tộc .......................................................... 24
1.4.3. Vai trò của các hoạt động thể thao dân tộc. ...................................... 26
1.4.4. Phân loại các hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam...................... 27
1.4.5. Những nguyên tắc phát triển các môn thể thao dân tộc.................... 30
1.4.6. Xu thế phát triển các hoạt động thể thao dân tộc hiện nay ............... 34
1.5. Thể thao dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc........................................ 38
1.6. Cơ sở lý luận về giải pháp quản lý........................................................... 43
1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến các môn thể thao
dân tộc............................................................................................................. 45
1.7.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................... 45
1.7.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.............................................. 48
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 58
2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 58
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ..................................... 58
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.................................................................... 58
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ........................................................ 59
2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học....................................................... 59
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 60
2.1.6. Phương pháp kiểm chứng giải pháp.................................................. 63
2.1.7. Phương pháp toán học thống kê........................................................ 64
2.2. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 65
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 65
2.2.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 65
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 66
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu ........................................................... 66
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu..................................................... 66
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 68
3.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học, cao
đẳng miền núi phía Bắc................................................................................... 68
3.1.1. Thực trạng hoạt động thể thao dân tộc trong các trường đại học,
cao đẳng miền núi phía Bắc ........................................................................ 68
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển các môn thể thao dân
tộc trong các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc......................... 82
3.1.3. Thực trạng thể lực của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
miền núi phía Bắc........................................................................................ 84
3.1.4. Bàn luận về thực trạng phát triển các môn thể thao dân tộc hiện
nay của sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc ........... 87
3.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc...................... 93
3.2.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc......................... 93
3.2.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc............ 99
3.2.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc đã
ứng dụng trong thực tiễn ........................................................................... 111
3.2.4. Bàn luận về các giải pháp phát triển các môn thể thao dân tộc cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc....................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 124
THAM KHẢO ............................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 125
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Thể loại Số Tiêu đề Trang
1.1
Số liệu thống kê các kỳ Hội khoẻ Phù
Đổng toàn quốc
20
3.1
Số lượng các thể thao dân tộc ở các tỉnh
miền núi phía Bắc
Sau 68
3.2
Kết quả phỏng vấn về sự cần thiết phát
triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc
72
3.3
Kết quả phỏng vấn về vai trò và ý nghĩa
của việc phát triển môn thể thao dân tộc
cho sinh viên các trường đại học, cao
đẳng miền núi phía Bắc
73
3.4
Kết quả phỏng vấn về hình thức tổ chức
tập luyện, thi đấu các môn thể thao dân
tộc cho sinh viên
74
3.5
Kết quả phỏng vấn những khó khăn trong
việc phát triển các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên
75
3.6
Hình thức tổ chức tập luyện các môn thể
thao dân tộc cho sinh viên
76
3.7
Thực trạng nhận thức và tập luyện các môn
thể thao dân tộc của sinh viên các trường
đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Sau 77
Bảng
3.8
Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường
đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc về
nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc
Sau 78
3.9
Kết quả điều tra điều kiện của các trường
đại học, cao đẳng để phát triển các môn
thể thao dân tộc
79
3.10
Kết quả điều tra những yếu tố hạn chế tham
gia tập luyện ngoại khoá của sinh viên
80
3.11
Thời điểm tập luyện TDTT ngoại khóa
của sinh viên
81
3.12
Kết quả điều tra thực trạng sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía
Bắc tham gia tập luyện các môn thể thao
dân tộc
Sau 81
3.13
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển
các môn thể thao dân tộc trong các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía
Bắc
83
3.14
Thực trạng thể lực chung của nam sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc
Sau 84
3.15
Thực trạng thể lực chung của nữ sinh
viên các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc
Sau 84
3.16
Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc
Sau 85
3.17
Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên
các trường đại học, cao đẳng miền núi
phía Bắc
86
3.18
Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giảng
viên về các giải pháp phát triển môn thể
thao dân tộc cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng miền núi phía Bắc
Sau 100
3.19
Kết quả phỏng vấn sinh viên về các giải
pháp sử dụng để phát triển môn thể thao
dân tộc cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng miền núi phía Bắc
101
3.20a
Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao
nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của
các môn thể thao dân tộc cho sinh viên,
cán bộ quản lý và giáo viên
Sau 112
3.20b
Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao
nhận thức về vai trò, giá trị văn hoá của
các môn thể thao dân tộc cho sinh, viên
cán bộ quản lý và giáo viên
Sau 112
3.21
Kết quả kiểm chứng giải pháp tăng
cường phổ biến các môn thể thao dân tộc
cho sinh viên
Sau 112
3.22
Kết quả kiểm chứng giải pháp đầu tư cơ sở
vật chất cho phát triển các môn thể thao
dân tộc
Sau 112
3.23
Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các
giải thi đấu thể thao dân tộc cho sinh viên
Sau 112
3.24
Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp
bồi dưỡng kiến thức thể thao dân tộc cho
giảng viên và sinh viên
Sau 112
3.25
Kết quả kiểm chứng giải pháp sử dụng
môn thể thao dân tộc như nội dung
GDTC trong các giờ chính khoá
Sau 112
3.26
Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các
câu lạc bộ thể thao dân tộc cho sinh viên
Sau 112
3.27
Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức
hoạt động ngoại khoá các môn thể thao
dân tộc cho sinh viên
Sau 112
3.28
Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía
Bắc trước và sau kiểm chứng giải pháp
Sau 115
3.1
Số lượng đối tượng phỏng vấn là sinh
viên các dân tộc miền núi phía Bắc
70
3.2
Trình độ của đối tượng phỏng vấn là
giảng viên
71
3.3
Trình độ của đối tượng phỏng vấn là cán
bộ quản lý
72
3.4
Nhịp tăng trưởng thể lực chung của nam
sinh viên sau kiểm chứng giải pháp
Sau 115
Biểu đồ
3.5
Nhịp tăng trưởng thể lực chung của nữ
sinh viên sau kiểm chứng giải pháp
Sau 115
1
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, TDTT đã lớn mạnh
không ngừng, một mặt nhờ được đầu tư lớn hơn của Nhà nước, mặt khác xã
hội hoá TDTT đã từng bước hình thành và phát triển, đã đem lại kết quả quan
trọng, đó là huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác TDTT,
góp phần làm cho TDTT ngày càng có tính quần chúng rộng rãi, trình độ
được nâng cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ
và sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác TDTT trường học – một bộ
phận cơ bản của nền TDTT nước ta. Quan tâm lãnh đạo công tác TDTT
trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm thúc đẩy GDTC, nâng
cao sức khoẻ, thể lực, đời sống văn hoá tinh thần cho sinh viên, mặt khác
nhằm góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển tài năng thể thao
cho đất nước.
Tuy nhiên, trong những năm qua lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta
vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Điều này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam [18].
Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực
giáo dục và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, để tạo ra đội ngũ trí thức, lao
động đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) [20] về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu là:
"Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu
cầu học tập của nhân dân...". Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Chương
trình hành động với mục đích xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp
chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch
2
hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực. [43]
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã
hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại
hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào
tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [43].
Giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng là bộ phận hữu
cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời là một mặt cho giáo dục toàn diện
thế hệ trẻ. Đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [13].
Trước những yêu cầu đổi mới trong ngành giáo dục để phù hợp với xu
thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói
riêng, đáp ứng mục tiêu phát triển GDTC sinh viên, thực hiện mục tiêu đã ghi
trong luật giáo dục là đào tạo người làm công tác chuyên môn có phẩm chất
chính trị vững vàng, có đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có
kiến thức thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo đáp ứng yêu
cầu của xã hội, mục đích GDTC của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành
những người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng,
có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách
đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh.
Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang ,Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc
Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trung tâm của khu vực miền
núi phía Bắc được xác định là thành phố Thái Nguyên.
3
Trong khu vực này hiện có 53 trường đại học, cao đẳng với 127.560
sinh viên. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có tới 46 dân tộc
trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân
nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa. Chính vì
vậy, tiềm năng phát triển các môn thể thao dân tộc ở khu vực miền núi phía
Bắc là rất lớn, đặc biệt là trong các trường đại học, cao đẳng.
Các môn thể thao dân tộc được tổ chức thi đấu trong các lễ hội, Hội thi
Thể thao Văn hoá các dân tộc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền
thống. Những môn thể thao như: Ném còn, Kéo co, Đẩy gậy, Đi cà kheo, Đua
thuyền, Đánh quay, Bắn nỏ, Chạy vượt đồi núi, Vật được liệt vào kho tàng
các trò chơi dân gian Việt Nam thường được tái hiện ở lễ hội.
Sự hấp dẫn của các môn thể thao dân tộc đã thu hút được đông đảo mọi
người tham gia và nhiều lễ hội đã trở thành nơi để các môn thể thao dân tộc
được lưu giữ, phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Nếu có sự quan tâm thích đáng, các môn thể thao dân tộc có thể sẽ phát
triển thành một phong trào rèn luyện sức khoẻ rộng rãi trong cộng đồng các
dân tộc và làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Hàng năm các tỉnh miền núi được Vụ thể thao quần chúng tổ chức thi
đấu giao lưu các môn thể thao dân tộc nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết,
giữ gìn nét đẹp văn hoá và phát triển các môn thể thao truyền thống như: Bắn
nỏ, Kéo co, Ném còn, Đá cầu, Đẩy gậy tạo tiền đề cho việc đưa các môn
thể thao dân tộc phát triển trong khu vực và thế giới.
Phát triển các môn thể thao dân tộc trong khối sinh viên đại học, cao
đẳng miền núi phía Bắc còn có tác dụng rèn luyện thể lực, phát triển thể chất
cho sinh viên, tạo môi trường hoạt động thể thao lành mạnh, góp phần tạo tạo
con người phát triển toàn diện phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
4
Qua khảo sát sơ bộ các trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc cho
thấy, môn GDTC là một trong những môn học được các nhà trường đặc biệt
quan tâm chú trọng tạo điều kiện. Song do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác
nhau nên thể chất của sinh viên trong trường còn nhiều hạn chế về tầm vóc và
thể lực. Các trường đều triển khai thực hiện chương trình GDTC của Bộ quy
định nhưng chất lượng giảng dạy còn thấp, phương pháp và nội dung còn nghèo
nàn đơn điệu chưa lôi cuốn được sinh viên tự giác luyện tập ngoại khóa.
Đối với sinh viên Cao đẳng với 2 tiết học chính khoá (90 phút) trong 1
tuần (60 tiết học trong 1 năm), trong 3 năm học sinh viên chuyên nghiệp chỉ
được học 3 học kỳ (90) giờ học TDTT chính khoá. Kỳ 4, 5, 6 sinh viên không
phải học TDTT, do đó đa số sinh viên không tiếp tục tập luyện TDTT dẫn đến
thể lực sinh viên giảm sút rõ rệt. Mặt khác, đảm bảo được 2 giờ trong tuần thì
lượng vận động cho sinh viên vẫn thiếu, nhất là đối với các sinh viên thành thị
vì các em không phải tham gia lao động chân tay. Chính vì vậy, nảy sinh nhu
cầu tăng cường lượng vận động thể lực cho sinh viên của trường. Đã có nhiều
ý kiến cho rằng: Cần tăng cường các hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao
thể lực cho sinh viên, các hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm: Các môn thể
thao Cầu lông, Bóng đá, Bóng Chuyền, Bóng rổ... thể dục phát triển chung,
trò chơi vận động, đặc biệt là có thể đưa vào các môn thể thao dân tộc.
Đối với sinh viên đại học, các môn học trong chương trình GDTC hầu
như chỉ diễn ra tương tự, trong 4 học kỳ đầu (năm thứ nhất và thứ hai), còn
các học kỳ tiếp theo sinh viên tập luyện TDTT chỉ thông qua hình thức ngoại
khoá là chủ yếu. Chính vì vậy, nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên là
rất lớn, trong đó có nhu cầu tập luyện các môn thể thao dân tộc.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Một số giải pháp phát triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng miền núi phía Bắc”.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng tập luyện TDTT nội khóa
và ngoại khóa thông qua các môn thể thao dân tộc trong các trường đại học,
5
cao đẳng khu vực miền núi phía Bắc, đề tài lựa chọn một số giải pháp phát
triển môn thể thao dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền
núi phía Bắc nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường
xuyên và có chất lượng, nâng cao thể lực cho sinh viên trong quá trình học
tập, đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề
tài xác định 2 nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Khảo sát thực trạng phát triển các môn thể