Truyền thống là những giá trị văn hóa tinh thần, trường tồn trong lịch sử của mỗi quốc gia dân tộc. Giáo dục truyền thống là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng người, nhằm phát huy những giá trị truyền thống cho các thế hệ sau. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, một mặt hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống của dân tộc, của Đảng, của quân đội và đơn vị. Các HV,TSQ quân đội là những trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của quân đội và của quốc gia, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan các cấp cho quân đội và nghiên cứu phát triển khoa học trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. GDTT ở các HV,TSQ quân đội là một nội dung quan trọng thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo và CTĐ, CTCT nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, công nhân viên, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ, BS lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm, ý thức tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu để tiến bộ, trưởng thành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, các cơ quan, đơn vị ở các HV,TSQ đã luôn quan tâm, coi trọng làm tốt công tác GDTT. Coi đây là nội dung, biện pháp quan trọng, là vấn đề cơ bản, nhằm ngăn chặn, khắc phục biểu hiện phai nhạt mục tiêu lý tưởng, truyền thống của dân tộc, của Đảng và quân đội, góp phần thiết thực vào xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho bộ đội, xây dựng các HV,TSQ vững mạnh toàn diện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Do đó, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng và đối tượng của công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều nội dung, hình thức, biện pháp GDTT bước đầu được đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, công nhân viên, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ, BS được củng cố, nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của các HV,TSQ quân đội. Tuy nhiên, công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các chủ thể, lực lượng tiến hành; một số nội dung, hình thức, phương pháp GDTT chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho GDTT còn thiếu thốn, lạc hậu; một bộ phận có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, niềm tin, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật, kỷ luật chưa nghiêm, làm việc cầm chừng, không hiệu quả, mơ hồ về truyền thống của dân tộc, của Đảng, quân đội và đơn vị.
218 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Tác giả luận án
Nguyễn Kiều Bình
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
8
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
8
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
14
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
23
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
27
2.1.
Giáo dục truyền thống và công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
27
2.2.
Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
52
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
79
3.1.
Thực trạng chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
79
3.2.
Nguyên nhân thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
105
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
120
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
120
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
130
KẾT LUẬN
170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
173
PHỤ LỤC
188
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Chính ủy, chính trị viên
CU, CTV
2
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3
Công tác đảng, công tác chính trị
CTĐ, CTCT
4
Giáo dục chính trị
GDCT
5
Giáo dục truyền thống
GDTT
6
Hạ sĩ quan, binh sĩ
HSQ, BS
7
Học viện, trường sĩ quan
HV,TSQ
8
Quân ủy Trung ương
QUTW
9
Tổng cục Chính trị
TCCT
10
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Truyền thống là những giá trị văn hóa tinh thần, trường tồn trong lịch sử của mỗi quốc gia dân tộc. Giáo dục truyền thống là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng người, nhằm phát huy những giá trị truyền thống cho các thế hệ sau. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, một mặt hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống của dân tộc, của Đảng, của quân đội và đơn vị. Các HV,TSQ quân đội là những trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của quân đội và của quốc gia, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan các cấp cho quân đội và nghiên cứu phát triển khoa học trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. GDTT ở các HV,TSQ quân đội là một nội dung quan trọng thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo và CTĐ, CTCT nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, công nhân viên, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ, BS lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm, ý thức tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu để tiến bộ, trưởng thành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, các cơ quan, đơn vị ở các HV,TSQ đã luôn quan tâm, coi trọng làm tốt công tác GDTT. Coi đây là nội dung, biện pháp quan trọng, là vấn đề cơ bản, nhằm ngăn chặn, khắc phục biểu hiện phai nhạt mục tiêu lý tưởng, truyền thống của dân tộc, của Đảng và quân đội, góp phần thiết thực vào xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho bộ đội, xây dựng các HV,TSQ vững mạnh toàn diện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Do đó, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, các lực lượng và đối tượng của công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều nội dung, hình thức, biện pháp GDTT bước đầu được đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực của cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, công nhân viên, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ, BS được củng cố, nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của các HV,TSQ quân đội. Tuy nhiên, công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các chủ thể, lực lượng tiến hành; một số nội dung, hình thức, phương pháp GDTT chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho GDTT còn thiếu thốn, lạc hậu; một bộ phận có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, niềm tin, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật, kỷ luật chưa nghiêm, làm việc cầm chừng, không hiệu quả, mơ hồ về truyền thống của dân tộc, của Đảng, quân đội và đơn vị.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niểm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước” [58, tr.116]; toàn quân đang tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 855/CT-QUTW ngày 12/8/2019 của Ban Thường vụ QUTW về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; Nghị quyết 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2021 của QUTW về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong giáo dục, phát huy truyền thống. Mặt khác, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của các HV,TSQ quân đội có bước phát triển mới, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nâng cao chất lượng giáo dục đặt ra đòi hỏi ngày càng cao. Trong khi đó, tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch gia tăng chống phá cách mạng nước ta bằng “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một trong những mũi nhọn địch tập trung là phủ nhận, xuyên tạc truyền thống của Đảng, của quân đội. Thực tiễn đó, đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội.
Từ những lí do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, đây là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng công tác GDTT; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác GDTT, chất lượng công tác GDTT và nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác GDTT, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội là đối tượng nghiên cứu của luận án.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về GDTT, chất lượng công tác GDTT và nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay.
Phạm vi điều tra, khảo sát: tập trung ở một số HV,TSQ quân đội bao gồm: Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hải quân, Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Đặc công, Trường sĩ quan Công binh, Trường sĩ quan Pháo binh.
Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn sử dụng trong luận án chủ yếu từ 2015 đến nay, các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội; về GDTT và công tác GDTT trong quân đội.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực công tác GDTT và chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội; các báo cáo sơ, tổng kết về công tác tư tưởng, CTĐ, CTCT, công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội. Các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, TCCT. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế về công tác GDTT và nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ của tác giả. Ngoài ra, luận án còn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu ở một số công trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; trừu tượng hóa và khái quát hóa; nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; điều tra, khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia để luận giải nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng và luận giải làm rõ quan niệm chất lượng, nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội.
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTT ở HV,TSQ quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác GDTT ở các HV,TSQ quân đội hiện nay; cung cấp thêm luận cứ khoa học để lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các HV,TSQ tham khảo, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác GDTT và chất lượng, nâng cao chất lượng công tác GDTT.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến truyền thống và giáo dục truyền thống
Phi-Đen Ca-xtơ-Rô Ru-Đơ (1978), Cu-Ba trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội [120]. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Cu-Ba lần thứ nhất Phi-Đen Ca-xtơ-Rô Ru-Đơ cho rằng: Những sự kiện có tính chất lịch sử của Tổ quốc ta, biết bao con người của dân tộc Cu-Ba đã phải hy sinh qua nhiều thế hệ. Nhiều người đã hiến dâng cả tính mệnh của mình cho sự nghiệp giành độc lập, công lý, phẩm giá và tiến bộ của nhân dân ta. Trong giờ phút này, trước hết chúng ta xúc động tưởng nhớ đến những người đó, những người đã đau khổ, những người đã đấu tranh, những người đã hy sinh trong các cuộc giành độc lập, hoặc trong cảnh ô nhục của chế độ thực dân mới, hoặc trong các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài cuối cùng để củng cố và bảo vệ cách mạng, không có những tư tưởng, cố gắng và xương máu thì không bao giờ có được ngọn cờ cách mạng đó là những truyền thống cách mạng tốt đẹp, cho lịch sử oai hùng và những lý tưởng đẹp đẽ nhất của Tổ quốc ta.
Đ.A. Vôn-Cô-Gô-Nốp (1982), Thế nào là quân nhân có đạo đức [168]. Tác giả giải thích rõ nội dung đạo đức của quân nhân, những khía cạnh biểu hiện của nó và những quy tắc đạo đức của thanh niên sắp nhập ngũ và chiến sĩ trẻ quân đội như: lòng yêu nước, ý thức công dân, trách nhiệm đạo đức, lương tâm và danh dự, nghĩa vụ quân nhân, chủ nghĩa anh hùng, ý thức kỷ luật Qua đây, phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho mình và giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt, tác giả nêu lên nét đạo đức trong lối sống của chúng ta “Các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang Xô-Viết là một gia đình hòa thuận thống nhất, trân trọng kế thừa và phát triển những truyền thống cách mạng, chiến đấu và lao động vinh quang” [168, tr.132]. Từ đó, tạo nên bầu không khí đạo đức lành mạnh trong tập thể tạo điều kiện duy trì tâm trạng lạc quan, tự tin, tính nghiêm khắc và nguyên tắc đối với nhau.
Bua Phon Bun Nha Nit (1990), Mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [25]. Luận án khẳng định: Truyền thống văn hóa là truyền thống hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn hóa của con người, hàm chứa những vấn đề lý luận quan trọng trong hoạt động và đời sống văn hóa, thúc đẩy sự phát triển tất cả các phương diện đời sống văn hóa tác giả luận án kế thừa và tiếp thu, luận giải về công cuộc đổi mới xây dựng nền văn hóa mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Nhấn mạnh, truyền thống văn hóa không thể đồng nhất với truyền thống lao động sản xuất và ý thức hệ. Để phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội mới, đòi hỏi truyền thống phải đổi mới. Thực chất của đổi mới là đổi mới con người - chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa - chủ thể của truyền thống văn hóa và năng lực thực tiễn.
Lý Giang Xương (1997), Quân đội các nước coi trọng giáo dục chính trị [67]. Cuốn sách luận giải quân đội một số quốc gia, nhất là các nước phương Tây, việc duy trì sĩ khí chủ yếu dựa vào đãi ngộ vật chất hậu hĩnh và phúc lợi xã hội cao, song họ cũng không giám buông lỏng, thậm chí rất coi trọng giáo dục truyền thống cho quân nhân. Quân đội các nước cho rằng, kế thừa “truyền thống vinh quang”, phát huy tinh thần “dũng cảm không run sợ và dám hy sinh” của quân đội là một nội dung quan trọng trong giáo dục truyền thống. Quân đội các nước trên thế giới thường xuyên mời một số sĩ quan về nghỉ hưu có kinh nghiệm chiến đấu thực tế đến đơn vị “giảng bài học truyền thống”, giảng lịch sử quân đội, lịch sử chiến tranh cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, ra sức ca ngợi những “chiến công chói lọi” và “lịch sử vinh quang” của quân đội, các tư liệu về các nhân vật anh hùng, các sĩ quan chỉ huy đơn vị qua các thời kỳ, những chiến lệ điển hình mà các đơn vị đã tham gia, những sự kiện lịch sử trọng đại khiến những ai bước chân vào bảo tàng Bộ Quốc phòng đều cảm nhận được bầu không khí giáo dục truyền thống lịch sử quân đội mạnh mẽ. Ngoài ra, còn thông qua việc tổ chức các hoạt động, các nghi lễ làm cho quân nhân luôn luôn cảm nhận thấy niềm tự hào và trách nhiệm, khơi dậy lòng nhiệt tình rèn luyện, luyện tập của chiến sĩ và nâng cao khí chất cho bộ đội.
A Loun Boun Mi Xay (2013), Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay [15]. Luận án đã bàn về giá trị văn hóa chính trị truyền thống là một bộ phận, một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên chất lượng tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần với hạt nhân là các giá trị nhân văn được con người sáng tạo ra, sử dụng trong thực tiễn hoạt động và thực hiện nhiệm vụ từ đó, xác định các tiêu chuẩn trong xây dựng văn hóa chính trị truyền thống Lào. Qua đây, bồi đắp, củng cố, phát triển văn hóa tốt đẹp trong đời sống dân tộc Lào. Tác giả khẳng định: Văn hóa chính trị Lào không chỉ góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa truyền thống, mà còn là một thành tố cốt lõi tạo sức mạnh tổng hợp vô giá trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như trong tương lai.
Học viện Khoa học Quân sự, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (2013), Lý luận chiến lược quân sự Trung Quốc [81]. Khi bàn về văn hóa trong lĩnh vực quân sự, cuốn sách khẳng định: “Văn hóa được xác định là tư tưởng chiến lược, là lý luận chiến lược được hình thành trên cơ sở truyền thống lịch sử văn hóa của một quốc gia, dân tộc” [81, tr.30]. Khẳng định “đặc tính của văn hóa, đặc biệt là các giá trị cốt lõi có ảnh hưởng đến chiến lược của một quốc gia, dân tộc” [81, tr.31]. Để xây dựng văn hóa trong chiến lược quân sự, đòi hỏi phải “kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, Trung Quốc cũng phải chọn lọc tinh hoa văn hóa các nước” [81, tr.32]. Cuốn sách cũng đề cập đến nội dung phát triển văn hóa truyền thống trong hoạt động quân sự của bộ đội.
Sạ Vẻng Đen Na Môn (2016), Phát triển giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Lào hiện nay [135]. Luận án cho rằng, việc kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống sẽ góp phần phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở đơn vị cơ sở trong quân đội; tạo động lực để tiếp thu những giá trị mới làm giàu di sản văn hóa truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay. Tác giả nhấn mạnh, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống với tư cách là động lực thúc đẩy đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở sẽ tạo ra một sức sống lâu bền, toàn diện, mang tính chỉnh thể của những giá trị văn hóa quân sự phản ánh trực tiếp bản chất cách mạng và tính nhân dân, tính dân tộc, nhân văn của Quân đội nhân dân Lào. Giá trị truyền thống như là một hình thái đặc thù của phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay, là sự nối tiếp mạch nguồn phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Lào, là sự thể hiện tập trung mối quan hệ thống nhất và đa dạng, giữa truyền thống và hiện đại trong nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật văn hóa gắn với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục truyền thống trong lực lượng vũ trang
A.A. E-pi-sép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô [66]. Công trình bàn về thế giới quan khoa học và niềm tin cộng sản, nên nội dung chủ yếu là nắm vững những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, các văn kiện, cương lĩnh và nghị quyết của Đảng Cộng sản Liên Xô. Hình thức giáo dục chính trị của quân đội và Hải quân Liên Xô. Theo A.A. E-pi-sép được thông qua các buổi lên lớp chính trị, thực tiễn lao động, thực tiễn hoạt động quân sự, báo chí, tham quan, kể chuyện truyền thống... phương pháp đối với sĩ quan chủ yếu thông qua con đường tự học, đối với chiến sĩ, thủy thủ có một chế độ học tập, chương trình kế hoạch cụ thể và khẳng định công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong xây dựng, chiến đấu của quân đội cách mạng tạo nên những giá trị truyền thống cao quý. Tác giả đã xác định các bộ phận hợp thành, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tư tưởng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, các hình thức hoạt động công tác tư tưởng trong quân đội Liên Xô.
V. Mi Khai lốp (1979), V.I. Lênin Đảng Cộng sản Liên Xô bàn về công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang [163]. Tác giả cho rằng: CTĐ, CTCT là nội dung quan trọng trong hoạt động nhiều mặt của Đảng Cộng sản để lãnh đạo các lực lượng vũ trang. Tác giả đã phân tích vai trò của công tác đảng, công tác chính trị qua các tác phẩm của của V.I.Lênin, các nghị quyết của Đảng Cộng sản. Khẳng định vai trò to lớn của công tác chính trị trong quân đội trong mọi điều kiện