Đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở vùng dân tộc và miền núi có
vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống
của cộng đồng dân cư.
Đảng, Nhà nước luôn chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã vùng dân tộc và miền núi. Ngay từ những ngày đầu
cách mạng, Đảng ta đã chăm lo xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện
cán bộ, trong có đội ngũ cán bộ dân tộc và miền núi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của
Đảng".
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (tháng 12 năm 1986) nền
kinh tế nước ta từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Giữa các
vùng trong cả nước có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào cấp
xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng
này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển và hòa nhập vào sự
phát triển chung của cả đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên,
quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của cấp xã miền núi. Để thực hiện thắng lợi
các chính sách đó, vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định.
Tại Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng
định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ".
Theo chủ trương của Đảng, chúng ta đang tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
115 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7112 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở vùng dân tộc và miền núi có
vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống
của cộng đồng dân cư.
Đảng, Nhà nước luôn chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã vùng dân tộc và miền núi. Ngay từ những ngày đầu
cách mạng, Đảng ta đã chăm lo xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện
cán bộ, trong có đội ngũ cán bộ dân tộc và miền núi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" và "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của
Đảng".
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (tháng 12 năm 1986) nền
kinh tế nước ta từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Giữa các
vùng trong cả nước có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào cấp
xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng
này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển và hòa nhập vào sự
phát triển chung của cả đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên,
quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của cấp xã miền núi. Để thực hiện thắng lợi
các chính sách đó, vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định.
Tại Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng
định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ".
Theo chủ trương của Đảng, chúng ta đang tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành nước
công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp.
Văn kiện Hội nghị 7 Ban Chấp hành Trung ương 9 đặt ra mục tiêu cụ thể về
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc.
"Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng
được yêu cầu của địa phương, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững
mạnh" [26, tr.36].
Xã, phường, thị trấn là một cấp trong hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà
nước Việt Nam, là nơi gần dân nhất và trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Chính quyền cấp xã là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước đều được tổ chức thực hiện ở cơ sở.
Vì vậy, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp
đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác
định:
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công
tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng,
không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng,
giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [25, tr.167-
168].
Bắc Giang là tỉnh nghèo có 44 xã miền núi đặc biệt khó khăn, có nhiều dân
tộc, tôn giáo cùng sinh sống địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp. Mặc dù đã được Đảng,
Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực
nhằm đưa các xã này thoát khỏi tình trạng nghèo đói nhưng do sự thiếu hụt trầm trọng
và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng
trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội nên hiệu quả thu được qua việc thực hiện các chính sách này là chưa cao.
Trong những năm qua việc tổng kết, đánh giá đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chậm được tiến hành, chưa
có các giải pháp đồng bộ phù hợp với đặc thù đối với đội ngũ cán bộ công chức của
tỉnh nói chung, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn
nói riêng.
Với lý do đó tác giả chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức được nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, đề cập đến vấn đề cán bộ công chức chính
quyền cấp xã có các công trình, các bài viết của các tác giả:
Lê Đình Chếch: Về Nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán bộ chính quyền
cấp xã ở Hải Hưng, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 1994.
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ khoa học
cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền cấp xã
và quản lý nhà nước cấp xã của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán
bộ Chính Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Cộng đồng làng xã Việt
Nam hiện nay, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001; Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Thị Hậu: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã
ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2003.
Mạc Minh Sản: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà
Nội, 2003.
PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: thực trạng và giải
pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999.
GS.TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ
sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002.
Th.S Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
Những tài liệu trên của các tác giả là nguồn tư liệu quý có giá trị tham khảo, kế
thừa để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
Những công trình nói trên mới đề cập tới những vấn đề chung về cán bộ, công
chức hay cán bộ, công chức cấp xã, hoặc chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với đội
ngũ cán bộ, công chức của một tỉnh, thành phố. Trong khi đó, đối với một tỉnh có nhiều
đặc thù như ở Bắc Giang, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã vẫn chưa có tác giả nào đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống
dưới giác độ Luật học. Vì vậy tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong
muốn góp phần nhỏ bé vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã và đang
đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn ở tỉnh Bắc
Giang.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ công chức chính quyền cấp xã, chất
lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã thuộc khu vực miền núi đặc biệt
khó khăn trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh của Đảng và quy định của Nhà nước ta.
- Phân tích làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã của
cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc giang qua đó rút ra những vấn đề cần
giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
chính quyền cấp xã vùng núi đặc biệt khó khăn nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang và xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã
miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 1999 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học và một số phương pháp khác.
6. Đóng góp về lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đóng góp về lý luận:
- Góp phần hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức chính quyền cấp xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp
xã miền núi đặc biệt khó khăn và quá trình xây dựng đội ngũ này trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
chính quyền cấp xã miền núi đặc biệt khó khăn.
ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
- Luận văn có thể cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo của
tỉnh Bắc giang trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã
vùng núi đặc biệt khó khăn.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở
Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm chính trị huyện, ủy ban Dân tộc miền núi hoặc làm tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi
đặc biệt khó khăn
1.1. chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chính quyền cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm chính quyền cấp xã
Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, chính
quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính 4
cấp. Xã, phường, thị trấn được xác định là cấp cơ sở. Vì vậy, cấp xã chính là nền tảng
của hệ thống chính trị, đóng vai trò thiết thực trong việc xây dựng chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự thành công của
sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, trong đó
HĐND "là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên". Còn UBND do HĐND bầu, là cơ
quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Xuất phát từ vị trí của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị nên nó có vai
trò rất quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Có thể
khẳng định chính quyền cấp xã là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân.
- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, cấp xã nói chung là cơ sở thực tiễn cho
việc xây dựng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống.
- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
Trong thực tế cuộc sống, khi cần có sự can thiệp của chính quyền, thì nơi người dân tìm
đến đầu tiên chính là chính quyền cơ sở. Điều này đã đúc rút thành câu thành ngữ
"Quan thì xa, bản nha thì gần". Chính quyền cấp xã cũng là nơi trực tiếp đưa ra các giải
pháp cần thiết theo thẩm quyền để giải quyết những yêu cầu chính đáng của người dân,
tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống bình yên, thực hiện có hiệu quả các quyền và
nghĩa vụ của mình trước nhà nước và cộng đồng.
- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội ở
địa phương. Tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã
đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ nhân
dân và bộ máy nhà nước. Từ đó, chính quyền cấp xã giúp cho cơ quan nhà nước cấp
trên có những căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội sát với
yêu cầu của đời sống thực tế.
- Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân
địa phương để kịp thời phản ánh với cơ quan nhà nước cấp trên, giúp Nhà nước đề ra
các biện pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương. Thực tế ở một số địa phương
như Thái Bình, Tây Nguyên... cho thấy, nếu không đi sâu sát nắm bắt nguyện vọng của
nhân dân sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rất phức tạp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ trong
nội bộ nhân dân, phá vỡ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị ở cơ sở; là địa bàn gắn
trực tiếp nhất với cuộc sống nhân dân. Tất cả các tổ chức quyền lực nhà nước cấp trên
cuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền cấp xã và nếu không có
chính quyền cơ sở vững mạnh các tổ chức chính quyền cấp trên khó có thể phát huy tác
dụng. Các quan hệ của nhân dân với Đảng, với Nhà nước thể hiện trước hết và trực tiếp
thông qua quan hệ của nhân dân với chính quyền cấp xã. Sức mạnh của hệ thống chính
trị được chứng minh qua sức mạnh của chính quyền cơ sở. Cơ sở và chính quyền cơ sở
là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.
Như vậy, chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cơ sở, là một
trong các cấp chính quyền của nhà nước ta, bao gồm HĐND và UBND là những cơ
quan quyết định và tổ chức thực hiện những chủ trương, biện pháp liên quan đến phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân ở địa
phương theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã
Một là, chính quyền cấp xã là cấp cơ sở trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Cán bộ,
công chức cấp xã thực hiện quan hệ công tác không chỉ với tư cách là người thực thi
quyền lực nhà nước mà còn là người trong mối quan hệ gia tộc và xóm làng lâu đời. Là
người trực tiếp hàng ngày giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của đời
sống của nhân dân, cán bộ cấp xã phải đạt được: một mặt, đúng chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; mặt khác, phải thấu tình đạt lý trong quan hệ xóm làng. Sự
nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho bộ mặt nông
thôn thay đổi từng ngày trên các lĩnh vực đòi hỏi cán bộ chính quyền cấp xã phải có tư
duy mới, trình độ và kiến thức mới về chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quản lý.
Hai là, tổ chức bộ máy của chính quyền xã khác với các đơn vị hành chính cấp
trên; ở xã chỉ có HĐND và UBND thực hiện việc quản lý địa phương. Trong đó HĐND
là cơ quan quyền lực nhà nước, là cơ quan đại diện cho ý tchí và nguyện vọng của nhân
dân địa phương và UBND là cơ quan chấp hành và đồng thời là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương mà không có các cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát và Tòa án. Vì thế,
chính quyền cấp xã phải quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
Ba là, chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể, là cấp đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế
cuộc sống. Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã nói chung,
chính quyền cấp xã còn phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình chủ
động đưa ra các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân trong việc thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật; chủ động đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất
lao động, phát triển ngành nghề mới, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương,
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.
1.1.1.3. Phân loại các đơn vị hành chính cấp xã
Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính 4 cấp. Tính đến tháng 10
năm 2002 nước ta có 8.971 xã [38, tr.6].
Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu về kinh tế. Nó là nền
tảng cho việc đổi mới hệ thống chính trị, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của
chính quyền cơ sở. Đổi mới hệ thống chính trị trở thành xúc tác, động lực cho đổi mới
kinh tế thu được kết quả. Một trong những yếu tố góp phần nâng cao vai trò của chính
quyền cơ sở trong việc quản lý xã hội là Đảng, Nhà nước ta đã xác định được tiêu chí
phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý,
phong tục, tập quán.
Theo Nghị quyết số 22 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27-11-1989 về một số
chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi thì cấp xã được phân loại
thành:
- Các xã miền xuôi.
- Các xã miền núi: biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân
tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai
sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số
nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về
chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Mỗi dân tộc có
sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt
Nam thống nhất.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn
xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nước
ta. Đảng ta luôn nghiên cứu những đặc trưng, cơ bản của khu vực miền núi - nơi sinh
sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đưa ra chủ trương chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền cơ sở phù hợp đối với khu vực này.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ miền núi ngày 1-6-1962 Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: "Miền núi đất rộng, người thưa, tình hình vùng này không giống tình hình
vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương chính sách phải sát với tình hình thực tế ở mỗi
nơi..." [34, tr.608].
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc ưu tiên phát triển khu vực miền
núi, đời sống kinh tế - xã hội khu vực miền núi đã có những chuyển biến nhất định. Tuy
nhiên, những tiến bộ đó nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân
các vùng miền núi và của cả nước. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất là những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của miền núi chưa được khai thác
đầy đủ.
Trong Nghị quyết số 22 - NQ/TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi xác định:
Phát triển kinh tế xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược
phát triển kinh tế quốc dân... Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ
trương chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ đến những đặc điểm về
tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của miền núi
nói chung và của riêng từng vùng, từng dân tộc, trong việc n