Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân đội và nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học quân sự của quân đội và quốc gia. Chất lượng GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội “là một trong những khâu then chốt, đột phá, quyết định đến chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc” [148, tr.2]. Phòng đào tạo là cơ quan quản lý GD, ĐT, lực lượng nòng cốt trong tham mưu cho đảng ủy (ban thường vụ), ban giám đốc (ban giám hiệu) về công tác GD, ĐT, trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội.
Đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo HV, TSQ có trách nhiệm nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên; tham mưu, đề xuất cho đảng ủy (ban thường vụ), ban giám đốc (ban giám hiệu) các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo; trực tiếp quản lý, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT; đánh giá kiểm định chất lượng GD, ĐT; phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng trong và ngoài Quân đội tham gia vào hoạt động GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội. Chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo, đảm bảo cho đội ngũ này thực sự vững mạnh, có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, phẩm chất, trình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác tốt, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao; trực tiếp góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GD, ĐT của các HV, TSQ trong giai đoạn hiện nay.
236 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Văn Hoan
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
9
1.1
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
9
1.2
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
21
1.3
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
30
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở CÁC PHÒNG ĐÀO TẠO HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
35
2.1.
Đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo và những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội
35
2.2.
Quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội
71
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở CÁC PHÒNG ĐÀO TẠO HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
86
3.1.
Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội
86
3.2.
Một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
122
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở CÁC PHÒNG ĐÀO TẠO HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
132
4.1.
Tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
132
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
142
KẾT LUẬN
178
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
182
PHỤ LỤC
199
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Bộ Quốc phòng
BQP
2
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
3
Đội ngũ cán bộ
ĐNCB
4
Giáo dục, đào tạo
GD, ĐT
5
Học viện, trường sĩ quan
HV, TSQ
6
Nghiên cứu khoa học
NCKH
7
Quản lý giáo dục
QLGD
8
Quân đội nhân dân
QĐND
9
Quân ủy Trung ương
QUTW
10
Tổng cục Chính trị
TCCT
11
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân đội và nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học quân sự của quân đội và quốc gia. Chất lượng GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội “là một trong những khâu then chốt, đột phá, quyết định đến chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc” [148, tr.2]. Phòng đào tạo là cơ quan quản lý GD, ĐT, lực lượng nòng cốt trong tham mưu cho đảng ủy (ban thường vụ), ban giám đốc (ban giám hiệu) về công tác GD, ĐT, trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội.
Đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo HV, TSQ có trách nhiệm nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên; tham mưu, đề xuất cho đảng ủy (ban thường vụ), ban giám đốc (ban giám hiệu) các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo; trực tiếp quản lý, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ GD, ĐT; đánh giá kiểm định chất lượng GD, ĐT; phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng trong và ngoài Quân đội tham gia vào hoạt động GD, ĐT của các HV, TSQ quân đội. Chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo, đảm bảo cho đội ngũ này thực sự vững mạnh, có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, phẩm chất, trình độ, năng lực, phương pháp tác phong công tác tốt, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao; trực tiếp góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GD, ĐT của các HV, TSQ trong giai đoạn hiện nay.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo QUTW, BQP và cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cấp trên, mà trực tiếp thường xuyên là của đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu) ở các HV, TSQ quân đội. Chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo đã có những chuyển biến cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ có nhiều chuyển biến góp phần hoàn thành nhiệm vụ GD, ĐT của các HV, TSQ. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT, chất lượng của ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội còn những hạn chế, bất cập: số lượng và cơ cấu ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ chưa thật cân đối, hợp lý, còn bất cập; phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý đào tạo của một bộ phận cán bộ ở các phòng đào tạo chưa đáp ứng tốt sự phát triển chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo và yêu cầu đổi mới công tác GD, ĐT trong tình hình mới; nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ kiến thức, năng lực tham mưu, đề xuất và năng lực chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành tổ chức hoạt động GD, ĐT; phương pháp tác phong công tác của một bộ phận cán bộ còn nhiều lúng túng, thiếu tính linh hoạt, chưa khoa học; kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của một số cán bộ còn thấp... ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo; chất lượng GD, ĐT và NCKH ở các HV, TSQ quân đội.
Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh, chuyên sâu đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với công tác GD, ĐT và đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT theo phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”; yêu cầu xây dựng HV, TSQ quân đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực, xây dựng các đảng bộ HV, TSQ quân đội trong sạch vững mạnh đã đặt ra yêu cầu cao đối với chất lượng ĐNCB nói chung, ĐNCB ở phòng đào tạo nói riêng; phải tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng ĐNCB ở phòng đào tạo cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực công tác, uy tín và phương pháp làm việc tốt.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các phòng đào tạo học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng, nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo; đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội; xác định một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội hiện nay.
- Phân tích sự tác động của tình hình, nhiệm vụ, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội.
Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận, thực tiễn chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội. Tiến hành điều tra, khảo sát tại Học viện Chính trị, Học viện Lục quân, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Biên phòng, Học viện Phòng không - Không quân và Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Lục quân 2, Trường sĩ quan Pháo binh, Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong đề tài luận án chủ yếu từ năm 2015 đến nay; các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; về cán bộ và công tác cán bộ; về công tác GD, ĐT, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực chất lượng và nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của QUTW, BQP, hướng dẫn của TCCT, Bộ Tổng Tham mưu; báo cáo tổng kết của cấp ủy và cơ quan chức năng các cấp về cán bộ, công tác cán bộ; về GD, ĐT và NCKH; những tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát ở các HV, TSQ quân đội của tác giả luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp NCKH ngành và liên ngành; trong đó chú trọng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê và so sánh, tổng kết thực tiễn, khảo sát, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, luận giải làm rõ những yếu tố quy định chất lượng; xây dựng quan niệm và xác định những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội.
Khái quát một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội hiện nay.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng, nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội.
Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cấp ủy, cán bộ chủ trì, các cơ quan chức năng các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng ĐNCB ở các phòng đào tạo HV, TSQ quân đội hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ở các HV, TSQ quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ, công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Lý Quang Diệu (1994), Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu [50]. Cuốn sách gồm các bài phát biểu của ông Lý Quang Diệu trong suốt 38 năm với cương vị là Thủ tướng Singapore; nêu lên những kinh nghiệm về quản lý đất nước, ổn định chính trị, xây dựng kinh tế, đào tạo và sử dụng nhân tài... Cuốn sách đã khẳng định “Nhân tài là tài sản quý báu nhất của quốc gia” và cho rằng “càng có nhiều nhân tài là những vị bộ trưởng, các nhà quản trị và những người có chuyên môn cao thì các chính sách càng có nhiều ảnh hưởng, kết quả đạt được càng tốt hơn” [50, tr.138-139]. Để thu hút nhân tài phục vụ xây dựng đất nước đã đưa ra chủ trương “mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và thành phần xuất thân, đều có cơ hội như nhau để phát huy năng lực và sở trường của mình” [50, tr.114]; phải tìm mọi cách thu hút nhân tài nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Quan điểm về xây dựng ĐNCB, công tác tuyển chọn cán bộ dựa trên ba tiêu chí: năng lực, liêm khiết, toàn tài chứ không dựa trên quan hệ thân quen, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và cả quốc tịch. Chính nhờ quan điểm đó, đã thu nạp được nhiều nhân tài vào bộ máy Nhà nước, họ không chỉ có tài năng mà còn có đạo đức nghề nghiệp, trở thành những tấm gương về trong sạch [50, tr.110 -123].
Nhiệm Khắc Lễ (1995), Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay [118]. Cuốn sách đã luận giải: “Sau khi xác định đường lối chính trị, cán bộ là nhân tố quyết định. Then chốt quyết định sự nghiệp của Đảng phát triển có thuận lợi hay không, chính là vấn đề cán bộVì vậy hiện nay, xây dựng ĐNCB là vấn đề bức bách và quan trọng” [118, tr.268]. Mục III, chương V tác giả chỉ rõ: cán bộ là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng; là người định ra đường lối chung, phương châm, chính sách của Đảng, mà còn là người định ra các chính sách của tổ chức đảng các cấp; là người tổ chức thực hiện đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, Nhà nước và uốn nắn sai trái, hạn chế, khuyết điểm trong nội bộ Đảng; kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Theo tác giả: vấn đề hàng đầu trong xây dựng ĐNCB là xác định tiêu chuẩn cán bộ phải vừa có “đức” vừa có “tài”; sau đó là lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ theo hướng hiểu người, biết dùng người; giải quyết tốt mối quan hệ giữa “ổn định” và “xông lên”, mạnh dạn sử dụng nhân tài dám xông lên, dám thể nghiệm. Muốn vậy, phải “xây dựng chế độ cán bộ”, tức là những “pháp quy hoặc chuẩn tắc hành động do tổ chức có liên quan của Đảng và Nhà nước định ra, dựa vào trình tự đó để làm việc, quản lý và ràng buộc cán bộ” [118, tr.289].
Chu Phúc Khởi (2004), “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [111]. Tác giả đã làm rõ ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng ĐNCB dự bị và nội dung, cách thức xây dựng ĐNCB này. Theo tác giả cần thực hiện tốt các nội dung: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ dự bị. Với cách làm chính là xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng ĐNCB dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, bảo đảm số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp; đào tạo đa dạng, theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa giỏi, vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch [111, tr.74-82].
Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quang Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [104]. Các tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, bồi dưỡng ĐNCB Trung Quốc thời kỳ mới phải coi trọng trí thức, thu hút nhân tài. Theo đó để xây dựng thành công CNXH mang màu sắc Trung Quốc, thì Đảng phải tìm cho ra và đào tạo, bồi dưỡng được ĐNCB “tài, đức song toàn”, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, cả phẩm chất và năng lực, trước hết là phẩm chất chính trị, sự kiên trì con đường XHCN và năng lực chuyên môn nghiệp vụ: “Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, có tri thức và năng lực chuyên môn, phải tích cực bồi dưỡng để có những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới” [104, tr.146].
Lý Quang Diệu (2010), Kỷ luật thép của Singapore [51]. Tác giả cuốn sách cho rằng Singapore cần được lãnh đạo bởi một chính quyền lớn mạnh, kinh tế phát triển mới có thể khiến tự do được phát triển và phải có ‘kỷ luật thép” để Singapore tồn tại, phát triển bền vữngTrong Chương 2 và Chương 3 tác giả đã khái quát quan điểm, tư tưởng chủ đạo của Đảng Hành động nhân dân về công tác cán bộ và tìm kiếm người tài. Chỉ rõ bí quyết thành công của Singapore, đó là: “Chính phủ liêm khiết, tầng lớp lãnh đạo trình độ cao, huấn luyện nhân công có trình độ và chế độ chính sách nhìn xa trông rộng” [51, tr.77-78]. “Phải tìm ra được người lãnh đạo có năng lực và tình nguyện cống hiến” [51, tr.82-83]. Tiêu chuẩn của người lãnh đạo: “Tài năng không chỉ là thành tựu trong học thuật và nghề nghiệp, còn bao gồm phẩm chất “tốt” và nhân sinh quan đúng đắn, trong đó chính trực và trung thực đặc biệt quan trọng” [51, tr.138]. Người lãnh đạo “đều phải có những năng lực sau: IQ cao, EQ cao, nghị lực, khả năng phán đoán quyết đoán và túc trí đa mưuĐây là những nhân tố cơ bản để người lãnh đạo đi tới thành công” [51, tr.148].
Nhiệm Ngạn Thân (2012), Phát hiện và sử dụng nhân tài [160]. Cuốn sách bàn về cách dùng người, phát hiện và sử dụng nhân tài, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đưa ra quan điểm về lựa chọn cán bộ phải đi từ vấn đề làm người; quan niệm về làm công tác cán bộ như thế nào; vấn đề cán bộ đương nhiệm và tiền nhiệm; vấn đề ứng xử với cấp trên, cấp dưới; vấn đề rập khuôn máy móc và đổi mới sáng tạo... “Người cán bộ cần phải hiểu rõ đạo lý: Muốn làm quan thì đừng mong muốn phát tài, muốn phát tài thì đừng mong muốn làm quan. “Quân tử sinh tôn hữu đạo, thủ chi hữu phương” (dịch là: quân tử có cách làm giàu hợp lý, lành mạnh, luôn biết giữ phép tắc). “Đạo” chính là hợp lý, “phương” chính là hợp pháp, không thể lợi dụng quyền chức để làm giàu bất hợp pháp” [160, tr.93]. Từ đó xác định: “Cán bộ là nguồn tài nguyên nhân tài quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là những người được lựa chọn trong hàng ngàn, hàng vạn người. Đảng và nhà nước muốn bồi dưỡng một nhân tài lãnh đạo không phải là việc dễ dàng” [160, tr.96].
Hoàng Văn Hổ (Chủ biên, 2014), Cầm quyền khoa học [107]. Cuốn sách khái quát quan điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc; luận giải sâu sắc về yêu cầu và các yếu tố cơ bản của năng lực cầm quyền; con đường và phương pháp của cầm quyền khoa học:
“Cầm quyền khoa học, nói cho cùng được quyết định bởi tố chất của cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có tố chất cao là mấu chốt của việc thúc đẩy cầm quyền khoa học. Thúc đẩy cầm quyền khoa học phải được thực hiện thông qua việc nâng cao năng lực cầm quyền của tổ chức Đảng các cấp, thực hiện thông qua việc nâng cao năng lực của đông đảo cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên công tác trong các cơ quan quyền lực công” [107, tr.574].
Theo tác giả ĐNCB là nhân tố then chốt đảm bảo cầm quyền khoa học của Đảng: cầm quyền khoa học được quyết định bởi tố chất của ĐNCB lãnh đạo các cấp; nắm bắt yêu cầu thực hiện xây dựng cơ chế tuyển dụng nhân sự khoa học; lấy việc giải phóng tư tưởng dẫn đường xây dựng quan điểm dùng người khoa học; xây dựng cơ chế giám sát trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Đảng; xây dựng cơ chế tuyển chọn nhân sự; hoàn thiện cơ chế cạnh tranh cán bộ; thực hiện cơ chế khuyến khích cán bộ; thực hiện chế độ thay thế, luân phiên cán bộ; đẩy mạnh cơ chế bầu cử dân chủ [107, tr.574-591].
Xone Monevilay (2015), Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [135]. Luận án đã đưa ra quan niệm: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ các cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng” [135, tr.55]. Trên cơ sở những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng ĐNCB, công chức, chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm. Dự báo những nhân tố tác động, mục tiêu, phương hướng và đề xuất 6 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng ĐNCB, c