Luận án Nâng cao chất lượng lao động quản lý của hải quan tỉnh, thành phố trong điều kiện hiện đại hóa hải quan

1. Nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) là điều kiện cần, là tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và các ngành, các tổ chức nói riêng; trong đó, nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định. Một đất nước, cho dù có tài nguyên thiên nhiên có phong phú đến đâu, mà không xây dựng được một lực lượng lao động có chất lượng cao, thiếu những con người có trình độ cao để có thể quản lý và khai thác các nguồn lực đó, thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. Ngược lại, thực tế chứng minh rằng, nhiều quốc gia quan tâm đến yếu tố con người, có chiến lược đầu tư và chăm lo phát triển con người một cách đúng đắn và phù hợp, xây dựng được một đội ngũ những người lao động có chất lượng cao, thì các quốc gia đó đều đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước của họ, mặc dù, họ có ít, thậm chí rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên.

pdf189 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng lao động quản lý của hải quan tỉnh, thành phố trong điều kiện hiện đại hóa hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  huúnh thanh b×nh n©ng cao chÊt l−îng lao ®éng qu¶n lý cña h¶i quan tØnh, thµnh phè trong ®iÒu kiÖn hiÖn ®¹i hãa h¶i quan Hµ Néi - 2015 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  huúnh thanh b×nh n©ng cao chÊt l−îng lao ®éng qu¶n lý cña h¶i quan tØnh, thµnh phè trong ®iÒu kiÖn hiÖn ®¹i hãa h¶i quan Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62 31 01 02 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS ĐẶNG VĂN THẮNG 2. PGS.TS VŨ VĂN HÂN Hµ Néi - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là của riêng tôi, là kết quả làm việc của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đặng Văn Thắng, PGS.TS. Vũ Văn Hân và sự giúp đỡ của các thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Các số liệu được dẫn ra trong Luận án có nguồn gốc đầy đủ, trung thực, kết quả đóng góp của Luận án là mới và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về Lời cam đoan của mình. Tác giả Luận án Huỳnh Thanh Bình LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận án xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại học và các thầy, cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và tạo nhiều thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập theo chương trình nghiên cứu sinh và cả quá trình làm Luận án tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cục Hải quan Đồng Nai, đã quan tâm, hỗ trợ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm Luận án. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm Luận án tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Văn Thắng và PGS.TS. Vũ Văn Hân, những người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình làm Luận án. Tác giả Luận án Huỳnh Thanh Bình MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA HẢI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 10 1.1.1. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực .......................................................... 10 1.1.2. Những nghiên cứu về lao động quản lý ..................................................... 12 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý, phát triển cán bộ, công chức .................... 15 1.1.4. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực hải quan ........................................ 16 1.2. Cách tiếp cận ......................................................................................................... 18 1.2.1. Tiếp cận từ góc độ Tổ chức lao động khoa học ........................................ 18 1.2.2. Tiếp cận Lý thuyết vốn con người............................................................. 22 1.2.3. Tiếp cận Lý thuyết Quản lý phát triển nguồn nhân lực ............................. 25 1.2.4. Tiếp cận từ góc độ quản lý hành chính nhà nước ........................................ 30 1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 35 1.3.1. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp ...................................................... 36 1.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................... 36 1.3.3. Mô hình đánh giá chất lượng lao động quản lý ............................................ 37 1.4. Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................................................... 40 2.1. Những vấn đề cơ bản về lao động và quản lý ................................................... 40 2.1.1. Những vấn đề về lao động ......................................................................... 40 2.1.2. Những vấn đề về quản lý ........................................................................... 44 2.2. Những vấn đề về lao động quản lý và chất lượng lao động quản lý .............. 50 2.2.1. Lao động quản lý ....................................................................................... 50 2.2.2. Chất lượng lao động quản lý ..................................................................... 52 2.3. Tổ chức hành chính nhà nước và lao động quản lý trong tổ chức hành chính nhà nước ............................................................................................................ 56 2.3.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức hành chính nhà nước ............................. 56 2.3.2. Lao động quản lý trong tổ chức hành chính nhà nước .............................. 58 2.4. Chất lượng lao động quản lý hải quan địa phương ......................................... 63 2.4.1. Đánh giá chất lượng lao động quản lý ....................................................... 63 2.4.2. Đặc điểm của lao động quản lý hải quan địa phương ............................... 64 2.4.3. Đánh giá chất lượng lao động quản lý hải quan ........................................ 67 2.5. Kinh nghiệm quản lý, phát triển lao động quản lý.............................................. 72 2.5.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp .............................................................. 72 2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật bản ........................................................................ 74 2.5.3. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................................ 78 2.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng lao động ......... 79 2.6. Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÁC CỤC HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG ................................................................... 82 3.1. Khái quát về Bộ máy quản lý Hải quan Việt Nam .......................................... 82 3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hải quan thông qua số liệu về công tác tổ chức ........................................................................................................... 86 3.2.1. Trình độ công chức hải quan theo ngạch................................................... 86 3.2.2. Trình độ công chức theo văn bằng đào tạo................................................ 88 3.2.3. Trình độ được đào tạo về lý luận chính trị & quản lý nhà nước ............... 89 3.2.4. Chất lượng công chức theo trình độ tin học .............................................. 92 3.2.5. Chất lượng công chức qua đào tạo ngoại ngữ ........................................... 93 3.2.6. Đánh giá chung về đội ngũ công chức quản lý ......................................... 95 3.2.7. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng lao động công chức quản lý ............ 99 3.3. Đánh giá chất lượng lao động quản lý thông qua điều tra khảo sát ............ 102 3.3.1. Phiếu và mẫu điều tra .............................................................................. 102 3.3.2. Phân tích chất lượng cán bộ quản lý và công tác quy hoạch cán bộ ....... 105 3.4. Tiểu kết Chương 3 .............................................................................................. 115 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG QUẢN LÝ ........................................................................... 116 4.1. Khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao động quản lý của hải quan ................................................................................. 116 4.1.1. Vai trò, đặc điểm của lao động quản lý Hải quan tỉnh, thành phố .......... 119 4.1.2. Mục tiêu, phương hướng của ngành cho đến năm 2020 ......................... 120 4.2. Định hướng phát triển của ngành Hải quan Việt Nam ................................. 124 4.2.1 Quan điểm, mục tiêu của Chiến lược phát triển ....................................... 124 4.2.2 Nội dung của chiến lược phát triển ngành Hải quan ................................ 126 4.3. Quan điểm chung để nâng cao chất lượng lao động quản lý Hải quan .... 133 4.4. Hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng lao động quản lý .................... 136 4.4.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách, pháp luật .................................. 136 4.4.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, phát triển ................................................ 139 4.4.3. Nhóm giải pháp về nhân sự đào tạo và bồi dưỡng .................................. 142 4.4.4. Nhóm giải pháp về tuyển dụng và sử dụng ................................................. 147 4.4.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức, sắp xếp, phân công, phân loại .................................................................................................... 153 4.5. Tiểu kết Chương 4 .............................................................................................. 155 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà ĐƯỢC CÔNG BỐ ......... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCT : Chi cục trưởng CCVC : Công chức, viên chức CNH : Công nghiệp hóa CNTT : Công nghệ thông tin CV : Chuyên viên CVC : Chuyên viên chính EU : Cộng đồng Châu Âu FTA : Khu vực mậu dịch tự do GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch HĐH : Hiện đại hóa HQ : Hải quan JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản LLCT : Lý luận Chính trị NACCS : Hệ thống thông quan của Nhật Bản NNL : Nguồn Nhân lực NSNN : Ngân sách Nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QLNN : Quản lý Nhà nước TCHQ : Tổng cục Hải quan TĐ : Tương đương TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VC : Viên chức VCIS : Hệ thống thông tin quản lý VNACCS : Hệ thống thông quan tự động WCO : Tổ chức Hải quan Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN : Xã hội Chủ nghĩa XNK : Xuất, nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Phân biệt nhà quản lý và nhà lãnh đạo ...................................................... 46 Bảng 3.1: Thống kê ngạch công chức Hải quan và tương đương ............................. 87 Bảng 3.2: Trình độ công chức đã qua đào tạo theo văn bằng ................................... 88 Bảng 3.3: Trình độ CCVC được đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước ...... 90 Bảng 3.4: Trình độ CCVC về đào tạo tin học ........................................................... 92 Bảng 3.5: Trình độ CCVC qua đào tạo ngoại ngữ .................................................... 94 Bảng 3.6: Phân bổ mẫu điều tra............................................................................... 104 Bảng 3.7: Giới tính * Vị trí quản lý * Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ................ 106 Bảng 3.8: Tuổi * Vị trí quản lý * Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ....................... 107 Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn*Vị trí quản lý*Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ...... 108 Bảng 3.10: Trình độ lý luận chính trị*Vị trí quản lý*Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ....................................................................................... 109 Bảng 3.11: Ngạch công chức*Vị trí Quản lý*Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ...... 111 Bảng 3.12: Trình độ ngoại ngữ*Vị trí quản lý*Số lần bổ nhiệm Crosstabulation .... 112 Bảng 3.13: Trình độ tin học*Vị trí quản lý*Số lần bổ nhiệm Crosstabulation ......... 114 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình đánh giá chất lượng lao động quản lý hải quan địa phương ...... 38 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức ngành Hải quan ................................................................ 85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) là điều kiện cần, là tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và các ngành, các tổ chức nói riêng; trong đó, nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định. Một đất nước, cho dù có tài nguyên thiên nhiên có phong phú đến đâu, mà không xây dựng được một lực lượng lao động có chất lượng cao, thiếu những con người có trình độ cao để có thể quản lý và khai thác các nguồn lực đó, thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. Ngược lại, thực tế chứng minh rằng, nhiều quốc gia quan tâm đến yếu tố con người, có chiến lược đầu tư và chăm lo phát triển con người một cách đúng đắn và phù hợp, xây dựng được một đội ngũ những người lao động có chất lượng cao, thì các quốc gia đó đều đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước của họ, mặc dù, họ có ít, thậm chí rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, con người được xem là “tài nguyên đặc biệt”, giữ vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội, mà còn là chủ thể của quá trình lịch sử - xã hội, do đó, sự quan tâm đầy đủ đến con người là điều kiện bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia và việc đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, làm cơ sở chắc chắn cho sự phát triển bền vững. 2. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến yếu tố con người và chăm lo phát triển nguồn nhân lực của cả nước, cũng như nguồn nhân lực của các ngành, các cấp, từ trung ương cho đến địa phương. Đảng ta đã xác định “nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh”, đặc biệt trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước hiện nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011-2020, được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cũng đã xác định: “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là một trong ba khâu đột phá phát triển nhanh, bền vững đất nước đến năm 2020”. 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã dành cả một chương để nói về quyền con người và quyền công dân, trong đó khẳng định: Ở Việt Nam, “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [65]. Theo tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi cả nước đã tiến hành xây dựng và đi vào thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của bộ, ngành, địa phương mình, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Tài chính nói chung và lĩnh vực Hải quan nói riêng. Mục tiêu chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là: “Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới” [84]. 3. Khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau, tùy theo cách tiếp cận và mục tiêu tiếp cận. Song, dù cách tiếp cận và mục tiêu tiếp cận như thế nào, thì nguồn nhân lực vẫn là “tổng hòa các yếu tố con người”, tạo ra sức mạnh cho sự phát triển của một quốc gia, của một ngành hay một tổ chức. Trong đó, lực lượng nòng cốt chính là những người lao động - những con người đang trực tiếp tham gia và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, để phát triển xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là những người lao động, làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp của hệ thống chính, từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được xem là bộ phận quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xem đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, liên quan đến vận mệnh của Đảng, Nhà nước, quốc gia, dân tộc. Đảng ta coi công tác cán bộ là “then chốt”, đề ra chủ trương, đường lối thích hợp với từng thời kỳ để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh. Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật về xây dựng, quản lý và phát triển cán bộ, công chức, viên chức. Từ Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, đến Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010, với hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ để điều chỉnh, quản lý và phát triển đội ngũ này. Đảng và Nhà nước không chỉ ban hành các quy định mang tính pháp lý để điều chỉnh và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà còn đầu tư, có 3 những chương trình đào tạo, bồi dưỡng để thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ, có những cơ chế chính sách hợp lý để động viên và tạo những điều kiện cơ hội tốt để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ cán bộ, công chức viên chức phát huy năng lực, sở trường của mình, tự phát triển cá nhân và đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, tổ chức, của ngành, địa phương và sự phát triển của cả nước. Cán bộ, công chức, viên chức nói chung và công chức Hải quan nói riêng mấy năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và địa phương, đặc biệt là của ngành Tài chính, đã từng bước được kiện toàn, trưởng thành về nhiều mặt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý mà Nhà nước giao cho Hải quan. Đội ngũ công chức Hải quan ngày càng được tăng cường về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng; ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, trưởng thành; đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó, có vai trò quan trọng của đội ngũ lao động quản lý Hải quan ở trung ương và địa phương. 4. Quản lý là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội hàng ngày và đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Maxwell một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về quản trị cho rằng “mọi việc thành bại đều do quản lý”. Một số người khác thì nói
Luận văn liên quan