Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Để hoàn thành được sự nghiệp CNH-HĐH, đòi hỏi nước
ta phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội. Đặc biệt là
nguồn lực về con người vì nhân tố con người không những là chủ thể của sản xuất
tạo ra của cải vật chất mà còn là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính vì
vai trò to lớn đó nên trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi sự phát
triển chất lượng nguồn nhân lực (NNL) là quốc sách hàng đầu, trong đó có việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức (CBCC) trong các cơ quan
hành chính (CQHC) các cấp là một trong những động lực mạnh mẽ cho sự phát
triển bền vững và là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
(KT-XH) của đất nước phát triển ổn định.
Trong những năm gần đây, để đánh giá đúng thực trạng chất lượng NNL
CBCC trong các CQHC các cấp, Chính phủ đã đề ra các giải pháp căn bản để đổi
mới nâng cao chất lượng NNL CBCC, đây cũng là một trong những nội dung quan
trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
(Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ) và
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, được
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 30c/2011/QĐ - TTg ngày 08/11/2011
149 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐÌNH DŨNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐÌNH DŨNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Trần Hữu Dào
2. TS. Lại Lâm Anh
Hà Nội - 2019
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ................................ 8
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của nguồn nhân lực cán bộ, công
chức ......................................................................................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến xây dựng và quản lý nguồn nhân lực cán
bộ, công chức .......................................................................................................... 9
1.1.3. Những nghiên cứu đến chính sách cho phát triển nguồn nhân lực cán bộ,
công chức .............................................................................................................. 13
1.1.4. Những nghiên cứu liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công
chức ....................................................................................................................... 15
1.1.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán
bộ, công chức ........................................................................................................ 15
1.1.6. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán
bộ, công chức cấp tỉnh ........................................................................................... 18
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................... 19
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH CẤP TỈNH ..................................................................................................... 22
2.1. Nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh ...... 22
2.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong
các cơ quan hành chính cấp tỉnh ........................................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành
chính cấp tỉnh ........................................................................................................ 27
2.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành
chính cấp tỉnh ........................................................................................................ 30
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính
cấp tỉnh ...................................................................................................................... 32
2.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính cấp tỉnh ............................................................................................... 32
2.2.2. Tiêu chí đo lường chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các
cơ quan hành chính cấp tỉnh .................................................................................. 34
2.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các
cơ quan hành chính cấp tỉnh .................................................................................. 40
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh .................................................................. 49
2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh ......................... 53
2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh .............................. 53
2.3.2. Một số bài học rút ra cho Bắc Kạn từ kinh nghiệm của một số địa phương
trong cả nước ......................................................................................................... 59
Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC
KẠN .............................................................................................................................. 62
3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn, các cơ quan hành chính cấp tỉnh và đặc điểm của
nguồn nhân lực cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 62
3.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 62
3.1.2. Khái quát về các cơ quan hành chính cấp tỉnh của Bắc Kạn ...................... 64
3.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn ................. 67
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn trong thời gian qua ................................................ 68
3.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức thông qua trí lực ............... 69
3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức thông qua tâm lực ............. 77
3.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức thông qua thể lực .............. 81
3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn .................................................. 82
3.3.1. Về công tác quy hoạch cán bộ..................................................................... 82
3.3.2. Về tuyển dụng cán bộ, công chức ............................................................... 84
3.3.3. Về bố trí, sử dụng, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, công chức ......................... 86
3.3.4. Về đào tạo, bồi dưỡng ................................................................................. 93
3.3.5. Về thực hiện chế độ chính sách và môi trường làm việc, tạo động lực ...... 96
3.4. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn .................................................. 99
3.4.1. Những ưu điểm ............................................................................................ 99
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................. 101
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .................................................. 103
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN ........................................................................ 106
4.1. Yêu cầu mới và phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ,
công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn .............................. 106
4.1.1. Định hướng phát triển Bắc Kạn và yêu cầu mới đặt ra đối với nguồn nhân
lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn ........ 106
4.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn ............................................ 110
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong
các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại Bắc Kạn ......................................................... 112
4.2.1. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức ......................... 112
4.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức ................. 116
4.2.3. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ...................... 119
4.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ......... 124
4.2.5. Đổi mới cơ chế chính sách đãi ngộ và tạo môi trường làm việc ............... 131
4.3. Kiến nghị và đề xuất ........................................................................................ 135
4.3.1. Với Trung ương ......................................................................................... 135
4.3.2. Với tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................... 136
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 140
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 CB Cán bộ
2 CBCC Cán bộ, công chức
3 CC Công chức
4 CL Chất lượng
5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6 CNXH Chủ nghĩa xã hội
7 CP Chính phủ
8 CQHC Cơ quan hành chính
9 ĐT Đào tạo
10 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng
11 HCNN Hành chính nhà nước
12 HĐBD Hội đồng nhân dân
13 KQLV Kết quả làm việc
14 KTTT Kinh tế thị trường
15 KT-XH Kinh tế - Xã hội
16 NCS Nghiên cứu sinh
17 NL Nhân lực
18 NNL Nguồn nhân lực
19 PAR INDEX
Công cụ đánh giá kết quả của chương
trình cải cách hành chính nhà nước
20 QLNN Quản lý nhà nước
21 TTHC Thủ tục hành chính
22 UBND Ủy ban nhân dân
23 VTVL Vị trí việc làm
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh
Bắc Kạn năm 2017 ........................................................................................................ 67
Bảng 3.2: Trình độ đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Nhà
nước, Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2017 .................................................... 67
Bảng 3.3: Trình độ đào tạo của CBCC trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn qua các
năm: 2011 - 2017 ........................................................................................................... 69
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong các cơ
quan hành chính cấp tỉnh của Bắc Kạn ......................................................................... 71
Bảng 3.5: Trình độ quản lý nhà nước của NNL CBCC trong các cơ quan hành chính
cấp tỉnh của Bắc Kạn năm 2017 .................................................................................... 71
Bảng 3.6: Trình độ ngoại ngữ và tin học của NNL CBCC trong các cơ quan hành
chính cấp tỉnh của Bắc Kạn năm 2017 .......................................................................... 72
Bảng 3.7: Những kỹ năng cần có đối với cán bộ, công chức Bắc Kạn ......................... 73
Bảng 3.8: Cơ cấu ngạch công chức của NNL cán bộ, công chức trong các CQHC cấp
tỉnh tại Bắc Kạn qua các năm: 2011 - 2017 .................................................................. 74
Bảng 3.9: Tổng hợp cơ cấu NNL CBCC trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn về
thâm niên công tác tính đến năm 2017 .......................................................................... 75
Bảng 3.10: Đánh giá phẩm chất chính trị của CBCC trong các cơ quan hành chính cấp
tỉnh tại Bắc Kạn từ năm 2011 đến năm 2017 ................................................................ 78
Bảng 3.11: Trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực CBCC trong các cơ quan
hành chính cấp tỉnh của Bắc Kạn năm 2017 ................................................................. 78
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá tính tích cực nhận một công việc đối với CBCC trong các
CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn .......................................................................................... 79
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về thái độ và cách giải quyết công việc của CBCC
trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn........................................................................... 79
Bảng 3.14: Số lượng cán bộ, công chức trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn phân
theo độ tuổi năm 2017 ................................................................................................... 81
Bảng 3.15. Trình độ cán bộ, công chức được quy hoạch giai đoạn 2011-2016 ............ 83
Bảng 3.16: Số lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn của các ứng viên khi được
tuyển dụng, tiếp nhận vào làm việc chính thức tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh
của Bắc Kạn .................................................................................................................. 84
Bảng 3.17: Đánh giá về chế độ tuyển dụng tại các CQHC cấp tỉnh của Bắc Kạn ........ 85
Bảng 3.18. Số lượng CBCC trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn được bổ nhiệm
trong các năm: 2011 - 2017 ........................................................................................... 92
Bảng 3.19: Số lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2017 ............... 94
Bảng 3.20: Số lượt công chức được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2017 ............. 94
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu nâng cao chất lượng NNL CBCC trong CQHC
cấp tỉnh .......................................................................................................................... 21
Hình 2.1. Cấu trúc Nhà nước Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp 2013 ...................... 26
Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chí đo lường chất lượng NNL CBCC cấp tỉnh ............... 39
Hình 3.1: Cơ cấu tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế Bắc Kạn .............................. 63
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức chính quyền của tỉnh Bắc Kạn.............................................. 64
Hình 3.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của NNL CBCC trong các CQHC của tỉnh Bắc Kạn
năm 2017 ....................................................................................................................... 70
Hình 3.4. Mức độ hoàn thành công việc của CBCC cấp tỉnh tại Bắc Kạn ................... 76
Hình 3.5: Mức độ phù hợp của chuyên ngành được đào tạo với công việc CBCC đang
đảm nhiệm ..................................................................................................................... 87
Hình 3.6: Chất lượng CBCC trong các CQHC cấp tỉnh của Bắc Kạn qua bố trí, sử
dụng năm 2017 .............................................................................................................. 88
Hình 3.7: Tỷ lệ CBCC được điều động luân chuyển trong các CQHC cấp tỉnh của Bắc
Kạn giai đoạn 2011-2017 .............................................................................................. 89
Hình 3.8: Tỷ lệ CBCC trong các CQHC cấp tỉnh của Bắc Kạn được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng sau đại học bằng NSNN ..................................................................................... 95
Hình 3.9: Tỷ lệ đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên
môn nghiệp của CBCC trong các CQHC cấp tỉnh tại Bắc Kạn .................................... 96
Hình 3.10: Tỷ lệ đánh giá mức đãi ngộ vật chất hiện nay của Nhà nước đối với CBCC
cấp tỉnh tại Bắc Kạn....................................................................................................... 98
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Để hoàn thành được sự nghiệp CNH-HĐH, đòi hỏi nước
ta phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội. Đặc biệt là
nguồn lực về con người vì nhân tố con người không những là chủ thể của sản xuất
tạo ra của cải vật chất mà còn là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Chính vì
vai trò to lớn đó nên trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi sự phát
triển chất lượng nguồn nhân lực (NNL) là quốc sách hàng đầu, trong đó có việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức (CBCC) trong các cơ quan
hành chính (CQHC) các cấp là một trong những động lực mạnh mẽ cho sự phát
triển bền vững và là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
(KT-XH) của đất nước phát triển ổn định.
Trong những năm gần đây, để đánh giá đúng thực trạng chất lượng NNL
CBCC trong các CQHC các cấp, Chính phủ đã đề ra các giải pháp căn bản để đổi
mới nâng cao chất lượng NNL CBCC, đây cũng là một trong những nội dung quan
trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
(Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ) và
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, được
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 30c/2011/QĐ - TTg ngày 08/11/2011.
Qua việc thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển NNL CBCC ở nước ta
trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Song thực tế cho thấy,
NNL CBCC hiện nay chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới,
mặc dù chất lượng NNL CBCC đã từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại
rất nhiều bất cập như: tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, chất lượng CBCC chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc, cơ sở vật chất phục vụ cho NNL CBCC còn hạn
chế, đào tạo bồi dưỡng NNL CBCC chưa gắn với việc sử dụng, chưa có chính sách
thoả đáng để thu hút NNL có trình độ cao về công tác tại các CQHC các cấp Đặc
biệt, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, NNL CBCC của nước
ta cần có sự thay đổi cơ bản về chất lượng, phải không ngừng nâng cao năng lực,
kỹ năng nghiệp vụ và nhận thức về môi trường chính trị, chính trị, KT-XH thì mới
đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Bởi vậy, nâng cao chất lượng NNL CBCC
luôn là nhân tố được quan tâm phát triển nhiều nhất trong các CQHC các cấp, đó là
quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm tạo ra một NNL CBCC
ngày càng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công việc, phù hợp với đặc
trưng của từng CQHC, đặc biệt là trong các CQHC cấp tỉnh.
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, vùng cao, vị trí địa lý và điều kiện địa hình
khó khăn và có trên 80% là người dân tộc thiểu số sinh sống, Bắc Kạn hiện đang là
một trong những tỉnh nghèo nhất nước, với nguồn lực tài chính còn rất nhiều hạn
chế thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH của
tỉnh. Trước những khó khăn đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn đã xác định phát triển NNL của tỉnh trong giai đoạn hiện nay là hết
sức cần thiết, trong đó chú trọng phát triển chất lượng NNL CBCC trong các
CQHC cấp tỉnh chiếm vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.
Đây cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa Bắc Kạn trở thành một địa phương
phát triển ngang bằng với các tỉnh khác trong khu vực và có sức hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, của thời kỳ đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước, yêu cầu của việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp,
chính quy hiện đại thì NNL CBCC trong các CQHC cấp t