Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam

Đối với hầu hết các nền kinh tế, trong một số giai đoạn nhất định, ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Khác với nông nghiệp, ngành công nghiệp có lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng, trình độ mở rộng quy mô. Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhu cầu tư liệu sinh hoạt cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, bởi suy cho cùng, cạnh tranh trên thị trường quốc tế chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các sản phẩm do ngành công nghiệp chế tạo ra. Công nghiệp tăng trưởng cao, ổn định và có chất lượng sẽ tạo ra tiền đề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường cho các khu vực khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp phải gắn liền với việc cải thiện chất lượng tăng trưởng mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và phát triển công nghiệp một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, mang đến tiến bộ chung cho nền kinh tế và xã hội.

pdf163 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÊ HUY ĐOÀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI-2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÊ HUY ĐOÀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn HÀ NỘI-2018 i LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Huy Đoàn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ tôi, đến gia đình của tôi đã yêu thương và ủng hộ tôi vô điều kiện trong suốt những năm qua. Đặc biệt cảm ơn PGS-TS. Nguyễn Ngọc Sơn đã tận tình hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ cả về mặt lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Xin cảm ơn chân thành đối với Viện Chiến lược Phát triển, đặc biệt là PGS. TS. Bùi Tất Thắng, TS. Đặng Quốc Tuấn và các nhà khoa học đã có những gợi ý ban đầu đối với đề tài nghiên cứu này và những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thiện luận án, đã tạo điều kiện về thời gian, tinh thần và những hỗ trợ khác cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn Học viện Chính sách và Phát triển và các đồng nghiệp, đặc biệt là PGS-TS. Đào Văn Hùng, ở những mức độ khác nhau, đã có những hỗ trợ, ủng hộ quý giá và là một phần không thể thiếu trong luận án của tôi. Tác giả Lê Huy Đoàn iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4 2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 4 a) Về mặt lý luận ................................................................................................... 4 b) Về mặt thực tiễn ................................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 4.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 5. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 7 6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 9 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ............................................................................................................................... 9 1.1. Các công trình trong nước ............................................................................. 9 1.2.Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan .................................... 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 31 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 33 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯƠṆG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIÊP̣ ............................................................................... 33 2.1. Cơ sở lý luận về chất lươṇg tăng trưởng ngành công nghiêp̣ ...................... 33 2.1.1. Khái niệm chất lượng tăng trưởng ............................................................ 33 2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế về mặt lượng .......................................................... 33 2.1.1.2. Quan niệm về chất lượng tăng trưởng ................................................... 35 iv 2.1.2. Chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp ...................................... 39 2.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 39 2.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp ................... 42 2.2. Kinh nghiêṃ các nước trong phát triển công nghiêp̣ và nâng cao chất lươṇg công nghiêp̣ ......................................................................................................... 50 2.2.1. Thái Lan .................................................................................................... 50 2.2.2. Trung Quốc ............................................................................................... 52 2.2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong định hướng phát triển công nghiệp ............... 53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 60 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 61 THỰC TRAṆG CHẤT LƯƠṆG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2015 VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ...................... 61 3.1. Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam .......................... 61 3.2. Thưc̣ traṇg chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam ........................ 63 3.2.1. Đánh giá cấu trúc của tăng trưởng ............................................................ 63 3.2.2. Hiệu quả của việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng ...................................... 71 3.2.3. Đánh giá tác động lan tỏa của tăng trưởng công nghiệp tới nền kinh tế .. 78 3.3. Các nhân tố tác đôṇg tới chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 .................................................................. 92 3.3.1. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp .......................................... 92 3.3.2. Xu hướng công nghiệp thế giới ................................................................ 96 3.3.2.1. Hội nhập kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam .................................... 96 3.3.2.2. Xu thế phát triển công nghiệp của thế giới theo hướng bền vững ........ 99 3.3.3. Công nghiệp phụ trợ ............................................................................... 102 3.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn lực ................................................................... 105 3. 3.5. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 110 3.3.6. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ................................................... 111 v 3.4. Đánh giá chung về chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam ......... 113 3.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 113 3.4.2. Những hạn chế tồn tại trong tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam 114 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 118 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 119 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM .................................................. 119 4.1. Điṇh hướng phát triển các ngành công nghiêp̣ Viêṭ Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030 .......................................................................................................... 119 4.2. Phướng hướng nâng cao chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030 ..................................................................................... 122 4.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lươṇg tăng trưởng công nghiêp̣ Viêṭ Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030 ...................................................................... 124 4.3.1. Nâng cao chất lượng chiến lược và Xây dựng Chiến lược công nghiệp 4.0 ........................................................................................................................... 124 4.3.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư ....................................................................... 126 4.3.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư nhà nước .................................................... 126 4.3.2.2. Đối với nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước ........................... 127 4.3.2.3. Đối với nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước ....................................... 128 4.3.3. Khuyến khích ứng dụng khoa học-công nghệ ........................................ 128 Thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp: .................................................................................................... 128 Hình thành thị trường các sản phẩm khoa học công nghệ và hỗ trợ thị trường này phát triển: .......................................................................................................... 129 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................................... 130 4.3.5. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường ....................................... 132 4.3.6. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ... 133 4.3.7. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước .............. 138 vi KẾT LUẬN ....................................................................................................... 140 DANH MỤC BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1. Chuỗi giá trị ........................................................................................... 12 Hình 2. Nguồn gốc cơ bản của tăng trưởng kinh tế ............................................ 21 Nguồn: [69] ......................................................................................................... 21 Hình 3. Chỉ số chất lượng tăng trưởng ............................................................... 25 Hình 4. Những khung nghị sự chất lượng tăng trưởng khác nhau ..................... 27 Hình 5. Khung chất lượng tăng trưởng ............................................................... 27 Hình 6. Khung quan niệm: thay đổi công nghệ cho sự chuyển đổi cơ cấu toàn diện ...................................................................................................................... 40 Hình 7. Mô hình sản xuất được hướng tới trong tương lai ................................. 41 Hình 8. Khung phân tích chất lượng tăng trưởng công nghiệp .......................... 44 Hình 9. Vi điện tử và các ngành công nghiệp bao quanh của Singapore ........... 58 Hình 3.1: Chuyển dic̣h cơ cấu VA công nghiệp ................................................. 64 Hình 3.2: Tỷ lệ chi phí trung gian trong sản xuất công nghiệp .......................... 75 Hình 3.3: GO và VA của ngành công nghiệp (tỷ đồng) ..................................... 76 Hình 3.4: Đóng góp của các khu vực cho tăng trưởng của nền kinh tế ............. 79 Hình 3.5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng ................................... 82 Hình 3.6: Mức phát thải CO2/ một đồng VA công nghiệp của Việt Nam và các nước trên thế giới (kg/1 USD PPP VA công nghiệp) ......................................... 89 Hình 3.7: Thiệt hại của nền kinh tế từ ô nhiễm của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới. ................................................................................... 90 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu Trang Biểu 2.1: Thành công và thất bại trong việc can thiệp của chính phủ khi đầu tư trọng điểm cho ngành công nghiệp bán dẫn ở một số nước 56 Biểu 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 62 Biểu 3.2: Đóng góp cho tăng trưởng của GTSX công nghiệp 66 Biểu 3.3: Tỷ lê ̣đóng góp cho tăng trưởng GTSX công nghiệp từ các ngành 66 Biểu 3.4: Tăng trưởng GDP công nghiệp và tỷ lê ̣đóng góp của các phân ngành 67 Biểu 3.5: GDP, lao động, năng suất lao động bình quân của cả nước và của ngành công nghiệp 73 Biểu 3.6: Hệ số ICOR của nền kinh tế và của ngành công nghiệp 74 Biểu 3.7: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng của nền kinh tế giai đoạn 2005-2015 80 Biểu 3.8: Đóng góp của các ngành công nghiệp cho tăng trưởng của nền kinh tế giai đoạn 1996-2015 81 Biểu 3.9: Mức phát thải CO2 của ngành công nghiệp Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực 88 Biểu 3.10: Sử dụng nước ở một số ngành công nghiệp Việt Nam 92 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt MÔ TẢ ADB Ngân hàng phát triển Châu á CN- XD Khối ngành Công nghiệp và Xây dựng GNP Tổng sản phẩm quốc dân GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian NI Thu nhập quốc dân N-L-N Khối ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp NSLĐ Năng suất lao động UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc VA Giá trị gia tăng WB Ngân hàng thế giới 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Đối với hầu hết các nền kinh tế, trong một số giai đoạn nhất định, ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Khác với nông nghiệp, ngành công nghiệp có lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng, trình độ mở rộng quy mô. Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhu cầu tư liệu sinh hoạt cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, bởi suy cho cùng, cạnh tranh trên thị trường quốc tế chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các sản phẩm do ngành công nghiệp chế tạo ra. Công nghiệp tăng trưởng cao, ổn định và có chất lượng sẽ tạo ra tiền đề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường cho các khu vực khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp phải gắn liền với việc cải thiện chất lượng tăng trưởng mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và phát triển công nghiệp một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, mang đến tiến bộ chung cho nền kinh tế và xã hội. Góp phần cho thành quả tăng trưởng cao bình quân hàng năm của cả nước trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là trong giai đoạn hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới” cơ chế quản lý đối với nền kinh tế, khối ngành công nghiệp luôn đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với các khối ngành khác của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định ở mức cao, liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn gần đây (2001-2015) GDP khối ngành công nghiệp đạt nhịp tăng trưởng bình quân hàng năm 9,6%, cao gấp 1,1 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế trong cùng thời kỳ. Công nghiệp tăng trưởng cao và liên tục, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 2 công nghiệp hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu, gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ phục vụ sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tiêu dùng, gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng của khu vực dịch vụ phục vụ đời sống, v.v. Bên cạnh đó, thực tế tăng trưởng cao của công nghiệp trong thời gian dài của Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém nhất định, gây ra những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, khai thác tài nguyên kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh kém, và để lại những hậu quả về mặt môi trường. Đánh giá một số khía cạnh liên quan đến tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, rõ ràng có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của khối ngành có xu hướng chậm lại từ 16,0%/năm trong giai đoạn 2001-2005, giảm xuống còn 13,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và chỉ còn duy trì ở mức thấp hơn nhiều, 8,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị gia tăng (VA) của phân ngành công nghiệp chế biến, phân ngành được cho là phản ánh trình độ phát triển của khối ngành công nghiệp, trong cùng thời kỳ có xu hướng giảm sút một cách tương ứng đáng lo ngại ở mức từ 17,7%/năm xuống 13,8%/năm và 8,9%/năm; VA công nghiệp khai thác có tốc độ tăng được ghi nhận ở mức thấp hơn nhiều 6,0%/năm, 0,1%/năm và 2,6%/năm trong cùng giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trung gian của sản xuất công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2001-2015 có xu hướng tăng liên tục, từ 60% giá trị sản xuất công nghiệp (GO) năm 2001 lên mức 75% GO năm 2015 (bình quân mỗi năm, chi phí tăng lên 1% trong GO trong suốt 15 năm nghiên cứu). Nói cách khác, VA của sản xuất công nghiệp ngày càng có xu hướng giảm sút, từ 40% của GO năm 2001, xuống còn 25% GO năm 2015; hay, việc đạt được thêm một đơn vị VA, ngành công nghiệp Việt Nam ngày càng tốn nhiều chi phí nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên hơn. Việc tìm ra nguyên nhân của sự giảm sút cả về tốc độ tăng trưởng lẫn tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp đã và đang là câu hỏi nghiên cứu lớn đối với 3 các học giả, đặc biệt là về chất lượng của quá trình tăng trưởng của khối ngành này. Một số nghiên cứu trong thời gian vừa qua cho rằng, nguyên nhân chính của sự giảm sút nêu trên nằm ở cơ cấu nội tại của ngành công nghiệp, biểu hiện ở việc ngành công nghiệp phụ thuộc vào những phân ngành lắp ráp, gia công có chi phí cao và giá trị gia tăng thấp hơn là phát triển vững chắc dựa vào các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào trung gian như cơ khí, luyện kim, sợi, nhuộm, thuộc gia, hoá chất, linh kiện điện tử, Ý kiến khác lại lập luận, quy mô, trình độ và hiệu quả huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên vào sản xuất công nghiệp là chưa như mong đợi của các nhà quản lý, khiến tăng trưởng giảm sút. Việc tăng trưởng của khối ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào khả năng mở rộng quy mô các yếu tố đầu vào vật chất như vốn, lao động, tài nguyên mà thiếu những cải tiến hữu hiệu trong công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, trình độ người lao động khiến hiệu suất vốn, năng suất lao động có xu hướng tới hạn, là nguyên nhân chính của tình trạng sa sút nhịp tăng trưởng của khối ngành này. Vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay là nếu không được định hướng phù hợp, nếu những nguyên nhân dẫn tới sự sa sút trong nhịp tăng trưởng không được khắc phục, nếu chất lượng và hiệu quả của quá trình tăng trưởng của ngành không được cải thiện, việc duy trì một nhịp tăng trưởng cao của ngành, của toàn nền kinh tế sẽ khó có thể đạt được. Mặc dù nhiều nghị quyết và cơ chế chính sách liên tục được ban hành, hoàn thiện trong các kỳ đại hội Đảng từ kỳ Đại hội khoá VI-XI, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần XII nhấn mạnh: “Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”; nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào tăng 4 năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Trên tinh thần
Luận văn liên quan