Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển (NHPT) là trung gian tài chính có vai trò quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước phát triển cũng như các nước ñang phát triển. Thông qua tài trợ trung và dài hạn của NHPT cho các dự án phát triển – là các dự án tạo ra sản phẩm chiến lược, thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành, vùng, lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thunhập của một số bộ phận dân cư, tầm quan trọng của NHPT ñã ñược chứng minh trongnhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Cũng giống như các trung gian tài chính khác, hoạt ñộng tín dụng của NHPT là hoạt ñộng duy trì sự tồn tại bền vững và phát triển của NHPT. Theo ñó, nguồn vốn tài trợ bởi Ngân hàng phải ñược thu hồi, bảo toàn và quay vòng ñể có thể tài trợ cho nhiều dự án phát triển khác. Tuy nhiên, mục tiêu và cách thức thực hiện hoạt ñộng sử dụng vốn của NHPT và các trung gian tài chính khác, ñặc biệt là các Ngân hàng Thương mại (NHTM) không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ mục tiêu thành lập của NHPT và NHTM. NHTM ñược thành lập nhằm mục tiêu một ñồng vốn cho vay phải ñem lại hơnmột ñồng và phần chênh lệch ñó - tiền lãi - là chi phí phải trả của người ñi vay ñối với việc sử dụng vốn của NHTM. Trong khi ñó, NHPT là công cụ của chính phủ ñểthực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội ñược thể hiện trong Chính sách tín dụng ñầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tại các nước phát triển cũng như ñang phát triển luôn luôn tồn tại các ngành kém phát triển, những vùng sâu vùng xa khó khăn và người nghèo. Những bộ phận này rất khó thu hút ñầu tư từ những nhà ñầu tư thông thường bỏ vốn vì mục tiêu sinh lời, do vậy cần có sự can thiệp dưới các hình thức của chính phủ. NHPT huy ñộng các nguồn lực trong nền kinh tế, sau ñó tài trợ có trọng ñiểm và ưu ñãi cho những ñối tượng trên nhằm hai mục tiêu là hiệu quả xã 2 hội và hiệu quả tài chính. Một cách khái quát, các quốc gia thành lập NHPT vì muốn ñạt ñược các mục tiêu sau: (1) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân; (2) cải thiện môi trường sống; (3) cải thiện tính công bằng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nền kinh tế; (4) hiện ñại hóa nông nghiệp và nông thôn; (5) phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (6) khuyến khích các hoạt ñộng ñầu tư sản phẩm mới,có hàm lượng công nghệ cao (7) phát triển thị trường tài chính Vậy những mục tiêu trên ñã ñược NHPT ñáp ứng hay chưa? Câu trả lời tùy thuộc vào từng quốc gia. Có nhiều nước, NHPT ñã hoànthành xuất sắc nhiệm vụ của mình và chuyển hướng sang các hoạt ñộng kinh doanh khác khi nền kinh tế của quốc gia ñó ñã ñạt ñược sự tăng trưởng bền vững (Mỹ, Nhật Bản hay Singapo). Tuy nhiên, bên cạnh ñó, hoạt ñộng của NHPT cũng gặp phảivô số hạn chế và rào cản, cụ thể như sự phụ thuộc về chính trị và chính sách,không bền vững về tài chính, tỷ lệ nợ xấu cao, quản lý tài chính yếu kém, khả năng huy ñộng vốn trong nước nghèo nàn Tất cả những hạn chế trên làm cho NHPT không những không ñạt ñược các mục tiêu ñề ra mà còn dẫn ñến một sự tồn tại “tầm gửi” của NHPT vào sự trợ cấp của chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Việt Nam DevelopmentBank) chính thức ñi vào hoạt ñộng từ tháng 7 năm 2006, tiền thân là QuỹHỗ trợ Phát triển Việt Nam. Việc chuyển từ Quỹ sang Ngân hàng xuất phát từ nhiều lý do cả về yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế cũng như thực trạng hoạt ñộng của Quỹ. Sau năm năm hoạt ñộng theo hình thức một ngân hàng, VDB ñã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn huy ñộng ñược ở trong và ngoài nước ñể tài trợ cho các DAPT và các ñối tượng ñặc biệt trong nềnkinh tế. Vốn của ngân hàng góp phần ñẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước và xóa ñói 3 giảm nghèo. Năm năm mặc dù là khoảng thời gian chưanhiều nếu so sánh với vòng ñời của các dự án VDB tài trợ với thời gian hoàn vốn trung bình từ 10 ñến 20 năm, nhưng có thể nói ñây là giai ñoạn ngân hàng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt ñộng nghiệp vụ ñể phù hợp với vai trò là công cụ của Chính phủ trong tài trợ phát triển. Do vậy, việc ñánh giá những ñóng góp cũng như hạn chế của VDB trong hoạt ñộng của ngân hàng trong thời gian qua là cần thiếtñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng trong thời gian tới. ðiều này càng quan trọng hơn khi mà ñến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, khi ñó các ưu ñãi về vốn từ các Chính phủ và nhà tài trợ nước ngoài sẽ suy giảm mà thay vào ñó là các nguồn tài trợ theo ñiều kiện thị trường. Trong khi sự tài trợ từ các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN ngày cànghạn hẹp thì ñòi hỏi VDB phải tự chủ ñược trong cả hoạt ñộng huy ñộng vốn vàhoạt ñộng cấp tín dụng. Với kết quả về vốn giải ngân hàng năm ở mức 4,2% so vớitổng nhu cầu vốn của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu (theo quy ñịnh của VDB) ở mức15% tổng dư nợ (nếu tính theo chuẩn quốc tế thì mức này cao hơn gấp 3 lần), chênhlệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi luôn ñạt giá trị âm ở mức khoảng 2.000 tỷ ñồng mỗi năm cho thấy nếu không có những ñiều chỉnh kịp thời từ cơ chế chính sách ñến hoạt ñộng nghiệp vụ thì VDB sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả hoạt ñộng trên củaVDB, tác giả chọn vấn ñề “Nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm ñề tài nghiên cứu cho luận án