Luận án Nâng cao hiệu quả liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nay, du lịch được hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao,. của đất nước. Thực tế cho thấy du lịch, trong đó có du lịch y tế là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan như giao thông, ăn uống, giải trí, thương mại, ý tế và một số dịch vụ phụ trợ thông tin liên lạc, ngân hàng,. Loại hình du lịch y tế không phải là sản phẩm mới, mà nó đã có từ nhiều năm trước. Thay vì khách đến du lịch đơn thuần thì nay họ chuyển sang hình thức vừa đi du lịch vừa kết hợp điều trị bệnh hoặc chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp. Những năm qua, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch y tế và có sự cạnh tranh gay gắt trong việc trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của khu vực. Hiện nay, các dịch vụ du lịch y tế ở nước ta, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng có thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân, cũng như khách quốc tế. Đặc biệt là những thế mạnh chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ thành công cao; dịch vụ thẩm mỹ và thẩm mỹ răng chất lượng với giá rẻ; kỹ thuật châm cứu; bấm huyệt cổ truyền được thế giới công nhận; nguồn dược liệu thiên nhiên phong phú, . Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tiềm năng lớn về dịch vụ y tế với chất lượng chuyên môn ngang tầm khu vực, nhiều kỹ thuật chuyên sâu đẳng cấp quốc tế, nhưng giá dịch vụ rẻ hơn 70% so với các nước trong khu vực. Trong những năm qua, dịch vụ du lịch y tế đã bước đầu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Sở Y tế và Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ về chương trình hành động giữa hai sở trong triển khai sản phẩm du lịch y tế, thành lập tổ công tác liên ngành y tế và du lịch. Theo đó, Thành phố đã lựa chọn các sản phẩm mũi nhọn trong dịch vụ du lịch y tế về khám sức khỏe và tầm soát bệnh, chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền, sức khỏe sinh sản, tim mạch, chăm sóc da, nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, tai mũi họng,. Các bệnh viện công lập và ngoài công lập đã đăng ký tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch y tế, đó là: Bệnh viện Đại học Y dược, Răng Hàm Mặt, Từ Dũ, Nhi đồng Thành phố, Da liễu, Tai Mũi Họng, Hoàn Mỹ, Xuyên Á, Viện Y Dược học dân tộc,. Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường du lịch có tốc độ phát triển cao và ngày càng được khách trong nước và quốc tế tìm đến, chỉ riêng kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng chất lượng cao cho khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán đã là một cơ hội tạo nguồn thu lớn cho Thành phố, mặt khác cũng đem tới động lực mới cho ngành du lịch và y tế vươn lên, hướng tới một hệ thống dịch vụ tích hợp tiện ích, chuyên nghiệp, hiệu quả. Vì vậy Thành phố cần phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế. Để quản lý tốt chuỗi cung ứng dịch vụ này đòi hỏi ngành du lịch và ngành y tế nói chung, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch y tế nói riêng cần hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế.

docx192 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI --------šš&››-------- LÝ THÀNH TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9.340.101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Nguyễn Quang Vĩnh 2. PGS.,TS. Kiều Thế Việt HÀ NỘI, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI --------šš&››-------- NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH VỤ DU LỊCH Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, với sự giúp đỡ tận tình của Người hướng dẫn khoa học. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án do Tác giả tự nghiên cứu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Luận án MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT Tiếng Việt 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CCƯ Chuỗi cung ứng 5 CMCN Cách mạng công nghệ 6 CNHT Công nghệ hỗ trợ 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CN&XD Công nghiệp và Xây dựng 9 CMCN Cách mạng công nghệ 10 CMI Phòng khám đa khoa quốc tế 11 DN Doanh nghiệp 12 DV-NN Dịch vụ-Nông nghiệp 13 ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long 14 GDP Tổng sản phẩm nội địa 15 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 16 KCB Khám chữa bệnh 17 KH&CN Khoa học-Công nghệ 18 KV Khu vực 19 TP Thành phố 20 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 VN Việt Nam Tiếng Anh 22 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 23 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 24 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới 25 WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới 26 WEF Diễn đàn kinh tế thế giới 27 WHO Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng GRPD và cơ cấu ngành trong GRDP 74 Bảng 2.2. Tỷ trọng cơ cấu ngành trong GRDP của TP.HCM 76 Bảng 2.3 Cơ sở khám chữa bệnh do Thành phố quản lý 90 Bảng 2.4 Danh sách cơ sở y tế KCB BHYT ban đầu cho người nước ngoài 79 Bảng 2.5 Danh sách 100 bệnh viện tại TP. HCM đã được xếp hạng 85 Bảng 2.6 Lượng khách du lịch đến TP.HCM 97 Bảng 2.7 Kết quả kinh tế du lịch của Thành phố 98 Bảng 2.8 Số lượt khám, chữa bệnh của TP.HCM 102 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 25 Hình 1.2 28 Hình 3.1 138 Hình 3.2 139 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch được hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao,.... của đất nước. Thực tế cho thấy du lịch, trong đó có du lịch y tế là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan như giao thông, ăn uống, giải trí, thương mại, ý tế và một số dịch vụ phụ trợ thông tin liên lạc, ngân hàng,.... Loại hình du lịch y tế không phải là sản phẩm mới, mà nó đã có từ nhiều năm trước. Thay vì khách đến du lịch đơn thuần thì nay họ chuyển sang hình thức vừa đi du lịch vừa kết hợp điều trị bệnh hoặc chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp. Những năm qua, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch y tế và có sự cạnh tranh gay gắt trong việc trở thành điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của khu vực. Hiện nay, các dịch vụ du lịch y tế ở nước ta, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng có thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân, cũng như khách quốc tế. Đặc biệt là những thế mạnh chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ thành công cao; dịch vụ thẩm mỹ và thẩm mỹ răng chất lượng với giá rẻ; kỹ thuật châm cứu; bấm huyệt cổ truyền được thế giới công nhận; nguồn dược liệu thiên nhiên phong phú,. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tiềm năng lớn về dịch vụ y tế với chất lượng chuyên môn ngang tầm khu vực, nhiều kỹ thuật chuyên sâu đẳng cấp quốc tế, nhưng giá dịch vụ rẻ hơn 70% so với các nước trong khu vực. Trong những năm qua, dịch vụ du lịch y tế đã bước đầu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Sở Y tế và Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ về chương trình hành động giữa hai sở trong triển khai sản phẩm du lịch y tế, thành lập tổ công tác liên ngành y tế và du lịch. Theo đó, Thành phố đã lựa chọn các sản phẩm mũi nhọn trong dịch vụ du lịch y tế về khám sức khỏe và tầm soát bệnh, chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền, sức khỏe sinh sản, tim mạch, chăm sóc da, nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, tai mũi họng,.. Các bệnh viện công lập và ngoài công lập đã đăng ký tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch y tế, đó là: Bệnh viện Đại học Y dược, Răng Hàm Mặt, Từ Dũ, Nhi đồng Thành phố, Da liễu, Tai Mũi Họng, Hoàn Mỹ, Xuyên Á, Viện Y Dược học dân tộc,. Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường du lịch có tốc độ phát triển cao và ngày càng được khách trong nước và quốc tế tìm đến, chỉ riêng kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng chất lượng cao cho khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán đã là một cơ hội tạo nguồn thu lớn cho Thành phố, mặt khác cũng đem tới động lực mới cho ngành du lịch và y tế vươn lên, hướng tới một hệ thống dịch vụ tích hợp tiện ích, chuyên nghiệp, hiệu quả. Vì vậy Thành phố cần phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế. Để quản lý tốt chuỗi cung ứng dịch vụ này đòi hỏi ngành du lịch và ngành y tế nói chung, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch y tế nói riêng cần hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế. Do đặc điểm cơ bản của dịch vụ du lịch y tế là vô hình và không lưu trữ được nên chuỗi cung ứng này phần lớn hình thành từ sự kết nối các thông tin về nhu cầu và khả năng cung ứng. Năng lực chuỗi cung ứng dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch y tế nói riêng được thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng qua chất lượng dịch vụ cung ứng. Dù có nhiều lợi thế về thiên nhiên, khí hậu và đã có nhiều khách hàng trong nước cũng như nước ngoài đến khám chữa bệnh, nhưng dịch vụ du lịch y tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thật sự phát huy hết tiềm năng sẵn có và chưa sánh tầm với các nước trong khu vực. Hầu hết số khách khi đến khám chữa bệnh đều có nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều du khách cho biết việc lên kế hoạch du lịch chữa bệnh mất khá nhiều thời gian vì thông tin ít, các tour du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe tại các công ty lữ hành còn rất hiếm hoi, các công ty lữ hành chưa khai khác phân khúc khách hàng là du khách - người bệnh. Mặt khác, việc đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư dài hạn để hấp dẫn khách du lịch, cũng như chưa khai thác hết các tiềm năng. Từ thực tế trên đây, Tác giả lựa chọn Đề tài “Nâng cao hiệu quả liên kết trong chuỗi cung ứng dịch vụ Du lịch- Y tế tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Những nghiên cứu ở trong nước và quốc tế có liên quan đến Đề tài và định hướng nghiên cứu của Luận án 2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài - Cobett và cộng sự, cả về mặt học thuật và thực tiễn thì cả hai đều thừa nhận những lợi ích tiềm tàng của việc tương tác trong chuỗi cung ứng (CCƯ). Tuy nhiên, qua tra cứu, tác giả chưa tìm thấy một mô hình nghiên cứu định lượng hoàn chỉnh nào để chỉ rõ được tầm quan trọng của từng mối liên hệ giữa các đối tác nhằm tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Bằng nhiều phương thức và phương pháp khác nhau, các tác giả đã chứng mình rằng dù là chuỗi cung ứng nội bộ hay chuỗi cung ứng mở rộng, một khi các thành viên hợp tác liên kết càng sâu với nhau thì chuỗi mới phải bền vững và phát huy hiệu quả cao hơn. - Whipple và Russell (2007) nghiên cứu về “Xây dựng chuỗi cung ứng theo hướng hợp tác”. Trong đó tác giả đã thử nghiệm các đặc điểm, yêu cầu, lợi ích và các rào cản, các giả định về hệ thống tiếp cận hợp tác và các mối quan hệ hợp tác khác nhau. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận bên trong và quan sát từ các cuộc phỏng vấn khám phá 21 nhà quản lý từ 10 doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ khác nhau. Kết quả cho thấy một hệ thống gồm ba loại tiếp cận hợp tác được giả định: Quản lý giao dịch hợp tác; quản lý sự kiện hợp tác và quản lý quá trình hợp tác. Ba cách tiếp cận hợp tác được so sánh và đối chiếu với nhau, kết quả cho thấy mỗi loại hợp tác có những lợi ích và những hạn chế nhất định. Để đo lường và đánh giá mức độ hợp tác của mỗi loại, tác giả của công trình nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo hướng dựa vào lý thuyết. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phỏng vấn khám phá nhằm hiểu rõ hơn những đặc điểm của các hoạt động hợp tác trong môi trường chuỗi cung ứng ngày nay. Thông qua việc phỏng vấn, các tác giả đã đưa ra các giả định liên quan đến sự hợp tác chuỗi cung ứng theo 3 loại: Hợp tác theo quá trình, hợp tác theo sự kiện và hợp tác theo giao dịch, đây là kiểu hợp tác khá phổ biến trong thực tiễn. - Handfield và Bechtel (2001) khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đã đưa ra mô hình nhằm xây dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp và người mua dựa vào sự tín nhiệm. Nhà cung cấp buộc phải đầu tư vào tài lực và nguồn nhân lực, phải vận dụng các hợp đồng một cách thận trọng để kiểm soát các mức độ phù hợp liên quan đến mối quan hệ. Mô hình đưa ra biến phụ thuộc là trách nhiệm của các thành viên trong chuỗi cung ứng; Các biến độc lập là mức độ tín nhiệm và sự phụ thuộc của người mua, hợp đồng, mức độ đầu tư vào tài sản cố định, nguồn nhân lực,. Các tác giả cũng đưa ra giả định rằng tất cả các biến phụ thuộc có quan hệ thuận với trách nhiệm chuỗi cung ứng, ngoại trừ sự phụ thuộc của người mua thông qua các giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng, thậm chí trong những trường hợp khi lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp (lượng cung), sự khan hiếm xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng lòng tin - sự tín nhiệm trong mối quan hệ chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệm nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. - Backtrand (2007) nghiên cứu về “Các mức độ tương tác trong các quan hệ chuỗi cung ứng”. Trong công trình nghiên cứu của mình, Backtrand đã đi vào nghiên cứu 2 nội dung lớn: (i) Các nền tảng của chuỗi cung ứng bao gồm: Các vấn đề về chuỗi cung ứng; sự tương tác trong chuỗi cung ứng; mức độ tương tác của chuỗi cung ứng. (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng. Bằng phương pháp nghiên cứu tiếp cận từ lý thuyết và tổng luận từ các cơ sở lý thuyết đã có từ các công trình nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, tác giả công trình đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu gồm: mục tiêu nghiên cứu để xác định rõ được các đặc điểm cốt lõi của việc tương tác chuỗi cung ứng nhằm phát triển một khung tương tác, qua đó lựa chọn một mức tương tác thích hợp; Sau khi đưa ra nhiều lập luận, so sánh và tổng kết các lý thuyết đã được công bố của Handfield, Lambert, Harland, tác giả công trình nghiên cứu Backtrand (2007) đã kết luận có 05 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ các quan hệ chuỗi cung ứng bao gồm: Tín nhiệm; Quyền lực; Khung thời gian; Độ thuần thục và tần suất giao dịch. - Công trình nghiên cứu của Barrat và Oliveria (2001) với mô hình chuỗi Hewlett – Packard; công trình nghiên cứu của Callioni và Billington (2001) với mô hình chuỗi của IBM; Công trình nghiên cứu của Dell và Fredman (1999) với mô hình chuỗi cung ứng của Dell và công trình nghiên cứu của Paks (1999) với mô hình chuỗi cung ứng hiệu của Procter&Gamble, Nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng tại các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả tại các tập đoàn trên đều cho thấy rằng cách thức tổ chức hoạt động của tập đoàn rất chặt chẽ, gắn bó với đối tác bởi vì các tập đoàn trên đã nhận thức được lợi ích của của tạo lập chuỗi cung ứng và việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của họ. - Theo Baratt và Oliveria (2001), Mentzer và cộng sự (2000) thì sự chấp thuận rộng rãi về hợp tác trong chuỗi cung ứng đòi hỏi một thước đo khoa học đánh giá các giá trị nhằm chứng minh rằng các mức độ hợp tác khác nhau trong số các thành tố chuỗi cung ứng được chỉ rõ. Vì vậy, các nghiên cứu về sự hợp tác chuỗi cung ứng mô tả các nỗ lực nhằm phát triển các phạm vi đo lường thực tiễn hợp tác trong chuỗi cung ứng. Một hướng dẫn để đo lường sự hợp tác chuỗi cung ứng đã được chấp thuận đó là việc sử dụng ba hướng gồm: chia sẻ thông tin cụ thể, sự đồng bộ hóa trong các quyết định và khích lệ liên kết. Để đánh giá về sự hợp tác chuỗi cung ứng, nghiên cứu Barrat và Oliveria (2004) đã giả định đơn giản trong chuỗi gồm ba thành phần cơ bản là nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Đánh giá sự hợp tác thông qua mối quan hệ song phương theo từng cặp, trong đó nhà sản xuất đóng vai trò trung tâm, cụ thể: mức độ hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, mức độ hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối/khách hàng. - Cohen S. và Roussel J. (2005) với tác phẩm “Strategic supply chain mamagement” – “Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng” [6]. Trong đó, tác giả đã trình bày các cách thức tạo ra và duy trì các giá trị, lợi thế cạnh tranh trong các quy trình chuỗi cung ứng cốt lõi như: Hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng và thu hồi. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra năm nguyên tắc cốt lõi quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm: (i) Xem chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược. (ii) Phát triển cấu trúc sản xuất liền kề. (iii) Xây dựng tổ chức hiệu quả. (iv) Xây dựng kiểu cộng tác đúng đắn. (v) Sử dụng tiêu chuẩn so sánh để đạt thành công trong kinh doanh. - Trong nghiên cứu của Van Dijk, M., & Trienekens, J. với nội dung Global Value Chains (Chuỗi giá trị toàn cầu): Linking Local Producers from Developing Countries to International Markets (Liên kết các nhà sản xuất địa phương từ các nước đang phát triển với thị trường quốc tế), nhóm tác giả đã trình bày những vấn đề chính liên quan đến các chính sách nhằm phát triển chuỗi giá trị hàng hóa của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng thị trường quốc tế, quá trình này đang phát triển nhanh ở các quốc gia đang phát triển tạo cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh hoạt động ở các thị trường mới nổi trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu đã chỉ ra những biện pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng hóa cần phải xóa bỏ những rào cản quan trọng đối với các nhà sản xuất, kinh doanh mà hiện nay đang diễn ra như thiếu môi trường cho phép hỗ trợ về thể chế, kết cấu hạ tầng kém phát triển, lãng phí các nguồn lực sẵn có và sự liên kết thiếu hiệu quả. - Nhóm tác giả R.Kaplinsky and M.Morris với nghiên cứu A handbook for value chain research (Cẩm nang về nghiên cứu chuỗi giá trị) đã chỉ ra ba yếu tố chính trong phân tích chuỗi giá trị gồm: Những rào cản trong việc gia nhập chuỗi giá trị; Vấn đề quản trị chuỗi và phân loại chuỗi giá trị. Ngoài ra các tác giả chỉ ra những rào cản đối với phát triển chuỗi giá trị, trong đó có sự phân phối lợi nhuận và thu nhập bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ trong việc nâng cấp chuỗi giá trị thông quá các chương trình, chính sách hỗ trợ tích cực cho các tác nhân trong chuỗi và đề cập đến vai trò quan trọng của vấn đền quản trị chuỗi có hiệu quả. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về chuỗi cung ứng chỉ dừng lại việc tìm ra cấu trúc của chuỗi và từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng của ngành hoặc doanh nghiệp nghiên cứu. Chẳng hạn Solem và Visnawahdam (2000) nghiên cứu chuỗi cung ứng phân bón tại các doanh nghiệp ở miền Nam Việt Nam; Dự án CARD 050/04/VIE (2004) nghiên cứu về chuỗi cung ứng trái cây sau thu hoạch tại Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Lê Thanh Loan và cộng sự (2006) nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại Việt Nam - trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Đắc Nông và Bình Phước; Nguyễn Thị Kim Anh và cộng sự (2010) nghiên cứu chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của doanh nghiệp chế biến thủy sản Nam Việt, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích cấu trúc chuỗi, tìm cách xây dựng lại chuỗi hiện hữu với mục đích giảm chi phí ở một số khâu trong chuỗi như logistics, dự trữ, mua hàng, nhằm tăng giá bán sản phẩm đầu ra. - Huỳnh Thị Thu Sương, 2012, với nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng gỗ, trường hợp nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ”. Tác giả đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng ngành chế biến gỗ Việt Nam, trường hợp nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ. - Trương Quang Huy và Đường Võ Hùng, 2013, “Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong của quản lý chuỗi cung ứng đến hiệu quả vận hành – một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành may công nghiệp”, đã chỉ ra 3 trong 4 yếu tố bên trong của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm: quản lý nguồn nhân lực, quản lý thiết kế, quản lý quá trình đều có tác động tích cực đến hiệu quả vận hành. - Phạm Minh, 2018, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của ngành kinh doanh bán lẻ với những đặc thù riêng và mang những đặc điểm của một nền kinh tế chuyển đổi vốn ít được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây. - Trần Thị Huyền Trang, 2017, “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch”. Trong luận án, tác giả đã đưa ra các nhân tố có tác động đến mối quan hệ hợp tác của chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. - An Thị Thanh Nhàn với bài viết “Chuỗi cung ứng dịch vụ” đã trình bày cấu trúc cơ bản của chuỗi cung ứng dịch vụ. - Đỗ Minh Phượng, 2018, “Bàn về chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam”, tạp chí Du lịch, T8/2018 đã nêu lên những thuận lợi khó khăn trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam và từ đó cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. - Hoàng Thu Thuỷ, 2021-Luận án Tiến sĩ về Thực trạng cung ứng thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và hiệu quả can thiệp tại hai huyện vùng nông thôn tỉnh Hải Dương-2021. Nghiên cứu này cho thấy các hoạt động can thiệp bao gồm duy trì giao ban định kỳ, nâng cao chất lượng và số lượng giám sát hỗ trợ và tập huấn đã có hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ kiến thức và thực hành về tư vấn cho khách hàng khi mua thuốc của người bán lẻ. Thông qua các hoạt động giao ban, người bán lẻ và chủ cơ sở bán lẻ đã nhận thấy được vai trò của mình trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, qua đó họ có trách nhiệm hơn trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho người mua hàng. - Nghiêm Thanh Thuỷ, 2020, Luận án tiễn sĩ về Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận chung về chuỗi cung ứng, quản lý chuỗi cung ứng và năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức; Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện,... 2.3. Tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu - Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam theo hướng tiếp cận khác nhau, cả định tính và định lượng với mục đích tìm ra một thước đo về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng hay các nhân tố ảnh hư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nang_cao_hieu_qua_lien_ket_trong_chuoi_cung_ung_dich.docx
  • docNHUNG DIEM MOI LUAN AN Y TẾ.doc
  • docxNHUNG DIEM MOI LUAN AN Y TẾ_ TA.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN Y TE-.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN Y Tế T Anh.docx
Luận văn liên quan