Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Dệt may Việt Nam đã lọt vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Bangladesh. Đóng góp vào vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không thể không nói đến vai trò của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Ngay từ khi mới ra đời (1995), VINATEX đã gánh vai trò lịch sử của Ngành Dệt may Việt Nam, đảm đương nhiệm vụ tháo gỡ tồn tại của thời kỳ hoạt động bao cấp, chuyển đổi từ cơ chế hành chính sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mà trọng tâm là xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Và cũng từ việc phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà Tập đoàn đã luôn cải tiến hoạt động, đầu tư mạnh mẽ, tái cơ cấu liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đối tác. Hai thế mạnh đó góp phần giúp doanh nghiệp VINATEX vượt qua những khó khăn thách thức để lớn mạnh không ngừng, trở thành một Tập đoàn kinh tế uy tín, có vị thế trong nước và khu vực.
Với quan điểm, năng lực cạnh tranh (NLCT) đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế, tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là: Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào; Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Vị trí của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
197 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------&--------
NGUYỄN GIA SƠN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
--------&--------
NGUYỄN GIA SƠN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.,TS. Vũ Văn Hóa;
2. PGS.,TS. Nguyễn Đình Kiệm
Hà Nội, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả Luận án
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt
1
ASXH
An sinh xã hội
2
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3
BHYT
Bảo hiểm y tế
4
CMCN
Cách mạng công nghệ
5
CNHT
Công nghệ hỗ trợ
6
CNTT
Công nghệ thông tin
7
CPI
Chỉ số giá
8
DN
Doanh nghiệp
9
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
10
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
11
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
12
HNQT
Hội nhập quốc tế
13
KH&CN
Khoa học-Công nghệ
14
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
15
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
16
NCS
Nghiên cứu sinh
17
NHNN
Ngân hàng nhà nước
18
NLCT
Năng lực cạnh tranh
19
NLĐ
Người lao động
20
NNL
Nguồn nhân lực
21
QTCC
Quản trị tài chính
22
SHTT
Sở hữu trí tuệ
23
SXKD
Sản xuất kinh doanh
24
TCDN
Tài chính doanh nghiệp
25
THCS
Trung học cơ sở
26
THPT
Trung học phổ thông
27
TKNL
Tiết kiệm năng lượng
28
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
29
TNHHMTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
30
VAT
Thuế giá trị gia tăng
31
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
32
VINATEX
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
33
VITAS
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
34
VLA
Hiệp hội dịch vụ Logistics VN
35
VN
Việt Nam
Tiếng Anh
36
AAF
Liên đoàn May mặc Châu Á
37
ACFTA
Khu vực mậu dịch tự do giữa các nước Đông nam Á với Trung Quốc
38
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
39
AFF
Liên đoàn Thời trang Châu Á
40
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á
41
AFTEX
Liên đoàn Dệt may Đông Nam Á
42
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương
43
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
44
ASEM
Diễn đàn kinh tế Á-Âu
45
CMT
Phương thức sản xuất gia công
46
CPTPP
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
47
EAEUFTA
Liên minh kinh tế Á-Âu
48
EC
Cộng đồng Châu Âu
49
EEC
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
50
ERP
Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp
51
EU
Liên minh Châu Âu
52
EVFTA
Thoả thuận thương mại tự do thế hệ mới giữa VN và EU
53
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
54
FOB
DN sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc chỉ có trách nhiệm Ship hàng ra ngoài cảng biển là hết trách nhiệm của DN sản xuất
55
FTA
Hiệp định thương mại tự do
56
GATT
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
57
IAF
Liên đoàn May mặc thế giới
58
ITMF
Liên đoàn các nhà sản xuất dệt may quốc tế
59
JIT
Mô hình quản trị định lượng: Đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết
60
LEAN
Mô hình sản xuất tinh gọn
61
NAFTA
Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ
62
OBM
Nhà sản xuất thương hiệu gốc
63
ODA
Vốn hợp tác phát triển chính thức
64
ODM
Nhà thiết kế sản phẩm gốc
65
OEM
Nhà sản xuất thiết bị gốc
66
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
67
RCEP
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Khu vực
68
SAC
Liên minh May mặc bền vững
69
STAR
Mạng lưới dệt may bền vững Châu Á
70
WB
Ngân hàng thế giới
71
WIPO
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
72
WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới
73
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 91
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020 96
Bảng 3.3 Tăng trưởng lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng giai đoạn 2016-2020 97
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu báo cáo tài chính của VINATEX giai đoạn 2016-2020 98
Bảng 3.5 Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2016-2020 109
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức VINATEX 87
Sơ đồ 3.2 Mô hình hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 89
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Dệt may Việt Nam đã lọt vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Bangladesh. Đóng góp vào vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không thể không nói đến vai trò của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX). Ngay từ khi mới ra đời (1995), VINATEX đã gánh vai trò lịch sử của Ngành Dệt may Việt Nam, đảm đương nhiệm vụ tháo gỡ tồn tại của thời kỳ hoạt động bao cấp, chuyển đổi từ cơ chế hành chính sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mà trọng tâm là xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Và cũng từ việc phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà Tập đoàn đã luôn cải tiến hoạt động, đầu tư mạnh mẽ, tái cơ cấu liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đối tác. Hai thế mạnh đó góp phần giúp doanh nghiệp VINATEX vượt qua những khó khăn thách thức để lớn mạnh không ngừng, trở thành một Tập đoàn kinh tế uy tín, có vị thế trong nước và khu vực.
Với quan điểm, năng lực cạnh tranh (NLCT) đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế, tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là: Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào; Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Vị trí của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, VINATEX từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và thuộc sở hữu của Nhà nước, nay đã trở thành Tập đoàn dệt may hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần có năng lực cạnh tranh trong ngành vực dệt may Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa cao so với các nước sản xuất cùng loại sản phẩm dệt may và cũng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; Hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, với tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cơ bản vẫn còn cao; Chưa có quy hoạch và xây dựng được nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành. Nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu,.Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó nguyên nhân hết sức quan trọng đó là: Cơ chế chính sách của Nhà nước và một số địa phương liên quan đến hoạt động dệt may chưa thực sự tạo động lực phát triển cho VINATEX nói riêng và Ngành dệt may nói chung; Năng suất lao động chưa cao, mô hình quản lý của VINATEX chưa theo kịp tốc độ phát triển trên thị trường thế giới; Liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp thành viên vì lợi ích chung của Tập đoàn chưa hiệu quả.
Việc nghiên cứu có hệ thống, đánh giá toàn diện hoạt động và các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của VINATEX là việc làm rất cần thiết hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VINATEX nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế.
Từ thực tế trên đây, kế thừa những vấn đề lý luận có liên quan và kết quả hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tác giả lựa chọn Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu của Luận án làm rõ thêm những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp giúp cho VINATEX nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may Việt Nam và Quốc tế thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may.
- Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của VINATEX trong thị trường dệt may Việt Nam và trên thế giới.
- Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VINATEX đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1). Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
(2). Nội dung liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá trên những khía cạnh nào?
(3). Thực trạng năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng của VINATEX trên thị trường dệt may trong nước, quốc tế trong giai đoạn 2016-2020 như thế nào? Có những hạn chế, yếu kém gì trong năng lực cạnh tranh và những nguyên nhân của hạn chế đó?
(4). Cần có những giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của VINATEX trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX).
- Về thời gian: Hoạt động kinh doanh của VINATEX giai đoạn 2016-2020 và các nhóm giải pháp đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về lý luận
Luận án đã hệ thống hoá và luận giải một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp; Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; Xây dựng khung lý thuyết để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí định lượng và định tính để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới năng lực cạnh tranh của DN.
Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cấp trung ương và địa phương có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương diện tiếp cận và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may.
- Kết quả nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thấy được thực trạng hoạt động, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế về năng lực cạnh tranh của VINATEX, một Tập đoàn tiêu biểu về Ngành Dệt may của Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp để VINATEX, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các cơ quan quản lý liên quan đến doanh nghiệp dệt may có thể tham khảo, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về VINATEX và các lĩnh vực hoạt động của VINATEX, nhưng chưa có công trình nào thực hiện một cách đầy đủ và quy mô, đảm bảo tính khái quát về năng lực cạnh tranh của VINATEX trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
- Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp dệt may.
6. Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là cơ sở chung cho mọi nhận thức trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu Đề tài luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển Ngành Dệt may Việt Nam nói riêng, không tách rời mục tiêu phát triển của Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
*Tổng hợp, phân tích và hệ thống hoá lý thuyết: Tác giả thực hiện thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau, phân loại, hệ thống thành kết cấu logic chặt chẽ theo từng vấn đề khoa học.
*Thu thập thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu: Thu thập các nguồn số liệu thứ cấp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo cuối năm liên quan đến năng lực cạnh tranh của VINATEX; Hội nghị tổng kết thường niên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các số liệu từ một số tổ chức; Niên giám thống kê,phục vụ quá trình nghiên cứu.
*Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Bằng việc tận dụng một cách có hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin, mạng lưới Internet, mạng lưới truyền thông,Tác giả đã tham khảo được nhiều thông tin hữu ích cho quá trình nghiên cứu.
*Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã chắt lọc kế thừa một số lý luận từ các giáo trình, kết quả khảo sát và một số đánh giá thực tiễn của các nhà kinh tế học, các chuyên gia kinh tế tại các hội nghị, hội thảo, các báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, luận án cùng ngành để làm rõ hơn các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh, đối chiếu, suy luận: Dựa trên các nguồn thông tin thứ cấp thu thập sàng lọc, phân loại và xử lý như đã nói ở trên, Tác giả thực hiện phân tích, so sánh, đối chiếu, nhằm đánh giá thực trạng đối tượng nghiên cứu.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, hình, tài liệu tham khảo, luận án được bố cục gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của VINATEX giai đoạn 2016-2020
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VINATEX
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ngành Dệt may là một trong số các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, do đó thường xuyên nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, giới DN trong và ngoài nước, giới nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học các cấp nhằm giúp các DN may Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước tiếp cận từ những góc độ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và hoàn cảnh nghiên cứu có liên quan đến hoạt động của VINATEX, như: Vấn đề hiệu quả SXKD; hiệu quả sử dụng vốn; quản trị TCDN của các DN may; Chuỗi cung ứng ngành dệt may,Có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước liên quan đến Đề tài của Luận án như sau:
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong nền kinh tế thị trường với bối cảnh toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng thì cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh và lý thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái nổi tiếng trên thế giới như: Lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh của trường phái tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Các lý thuyết này đã làm rõ bản chất của cạnh tranh, vai trò và tác động của cạnh tranh, các phương thức cạnh tranh,. Ngoài các nhà kinh tế cổ điển và các nhà kinh điển, các lý thuyết cạnh tranh gắn với các tên tuổi nổi tiếng của trường phái canh tranh hoàn hảo như w.s.Jevos, A.Coumot, L.Walras, Marshall...và trường phái canh tranh hiện đại như E.Chamberlin, J.Robinson, J.Schumpeter, R.Boyer, M.Aglietta, Micheal Porter, Micheal Eairbank,..
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách hệ thống lại được bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay. Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Prescott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận. Còn M. E. Porter - một chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng "năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm được hiểu thiếu đầy đủ" (misunderstood concept). Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ rằng khái niệm năng lực canh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo, các học giả. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ "bùng nổ" với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn.
* Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống có các trường phái nghiên cứu nổi tiếng như: Kinh tế học Chamberlin, Kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO). Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO (Porter, 1980), cạnh tranh độc quyền (Chamberlin, 1933) thường dựa trên tiền đề là các DN trong cùng ngành có tính đồng nhất về nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng (Baney,1991). Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh thay đổi và có tác động đến chiến lược kinh doanh thì các thuộc tính khác biệt của DN trong cùng ngành sẽ không thể tồn tại lâu dài vì chúng thường có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hoặc mua bán trên thị trường nguồn lực (Barney, 1991; Porter, 1980). Kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích NLCT trong điều kiện mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định DN có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, ... đã không còn là lợi thế của DN. Mặt khác, đối tượng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc quyền đều hướng tới các ngành kinh doanh với giả định là các DN trong cùng ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
*Nghiên cứu năng lực cạnh tranh từ chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là một khái niệm được đưa ra đầu tiên bởi Porter vào năm 1985 trong cuốn “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”. Theo cuốn sách này, chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm. Các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm - nhóm sản phẩm theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi. Porter (1985) cho rằng, chuỗi giá trị gồm có 9 hoạt động, trong đó có 5 hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ. Những hoạt động cơ bản thể hiện một chuỗi những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm, đến hoạt động bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động cơ bản này trực tiếp liên quan đến luồng di chuyển (vật lý) của quá trình tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người sử dụng. Hoạt động hậu cần đầu vào liên quan đến việc tiếp nhận, lưu kho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Hoạt động sản xuất liên quan đến quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng. Hoạt động hậu cần đầu ra liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ. Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến việc tạo ra những phương thức và khuyến khích người mua. Dịch vụ (sau bán hàng) liên quan đến các hoạt động