1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Từ kết quả của các công trình đã tổng quan, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, về xây dựng khung lý luận: Việc đưa ra được quan niệm về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì? Những yếu cố cấu thành năng lực của doanh nghiệp logistics là gì? Nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là như thế nào? Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về chủ thể, mục tiêu, nội dung, phương thức gì? Có thể rút ra bài học gì cho thành phố Hà Nội thông qua thực tiễn nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics của một số thành phố trên thế giới và trong nước? Để trả lời các câu hỏi này, nghiên cứu sinh đã luận giải trong chương 2 của luận án trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan niệm của các tác giả đã công bố hoặc từ các văn bản luật liên quan đến lĩnh vực logistics để xây dựng hệ thống các quan niệm công cụ, làm cơ sở xây dựng khái niệm trung tâm của đề tài luận án. Từ đó xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và luận giải các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, trên cơ sở phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát kinh nghiệm thành công và chưa thành công của một số thành phố ở nước ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với thành phố Hà Nội, từ đó rút ra những bài học mà Hà Nội có thể tham khảo.Thứ hai, về đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023 có những ưu điểm, hạn chế gì? Căn cứ gì để đánh giá ưu điểm, hạn chế? Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?
210 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận của luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Đình Quý 1
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12
1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước
đã công bố liên quan đến đề tài luận án 12
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ, NÂNG
CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA DOANH
NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 36
2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ logistics và năng lực
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics 36
2.2. Quan niệm, nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 46
2.3. Quan niệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics và kinh nghiệm thực tiễn 58
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ
CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 84
3.1. Ưu điểm, hạn chế về năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội 84 2
3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng
lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên
địa bàn thành phố Hà Nội 120
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2035 136
4.1. Dự báo nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2035 136
4.2. Quan điểm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
đến năm 2035 141
4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành thành phố Hà
Nội đến năm 2035 149
KẾT LUẬN 167
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 185 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
2. Công nghệ thông tin CNTT
3. Tổng sản phẩm trong địa phương GRDP
4. Khoa học công nghệ KHCN
5. Kinh tế thị trường KTTT
6. Kinh tế - xã hội KT-XH
7. Lực lượng sản xuất LLSX
8. Quan hệ sản xuất QHSX
9. Ủy ban nhân dân UBND
10. Xã hội chủ nghĩa XHCN 4
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1. Bảng 3.1. Khả năng vận tải hàng hoá của doanh nghiệp logistics
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 86
2. Bảng 3.2. Khối lượng hàng hoá luân chuyển thuộc các loại hình
vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 88
3. Bảng 3.3. Đóng góp của doanh nghiệp logistics vào tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
(2019 - 2022) 93
4. Bảng 3.4. Doanh thu thuần từ hình vận tải hàng hoá của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018
- 2023) 96
5. Bảng 3.5. Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu của doanh nghiệp logistics phân phối hàng hoá bán lẻ
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 105
6. Bảng 3.6. Thu nhập bình quân của người lao động trong các
doanh nghiệp logistics cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 106
7. Bảng 3.7. Năng lực cung ứng vận chuyển hàng hoá của doanh
nghiệp logistics thuộc các thành phần kinh tế của thành phố Hà
Nội (2018 - 2023) 112
8. Bảng 3.8. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá so với số lượng
chợ, quy mô trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn
thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 118 5
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1. Hình 3.1. Số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải đang hoạt
động trên địa bàn thành phố Hà Nội (2019 - 2022) 85
2. Hình 3.2. Năng lực cung ứng của các loại hình dịch vụ
logistics so với nhu cầu của thị trường Hà Nội năm 2023 92
3. Hình 3.3. Năng lực vận tải hàng hoá năm 2023 so với cùng
kỳ năm 2022 94
4. Hình 3.4. Doanh thu thuần của các loại hình dịch vụ logistics
thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội năm 2023 95
5. Hình 3.5. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố Hà Nội từ
loại hình vận tải; kho bãi; phân phối hàng hóa năm 2023 97
6. Hình 3.6. Doanh thu thuần dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp
logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội (2018 - 2023) 100
7. Hình 3.7. Số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối
hàng hóa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
(2018 - 2022) 102
8. Hình 3.8. Quy mô doanh nghiệp cung ứng dịch phân phối hàng
hóa trên địa bàn Hà Nội so với cả nước (2018 - 9T.2023) 103
9. Hình 3.9. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp logstics
cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa sở hữu diện tích mặt
bằng Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội
(2018 - 2022) 104
10. Hình 3.10. Năng lực vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt
(2018 - 2023) 110
11. Hình 3.11. Doanh nghiệp logistics thuộc các thành phần
kinh tế cung ứng dịch vụ phân phối hàng hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2023 119
12. Hình 4.1. Dự báo quy mô thị trường logistics toàn cầu
(2022 - 2030) 139 5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Logistics là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, là một mạng
lưới kết nối của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng
hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã và đang chứng minh được những ưu điểm nổi trội của ngành dịch
vụ logistics từ khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng trong toàn bộ
nền kinh tế. Đặc biệt, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
có tầm quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh của nền kinh tế ở mỗi quốc
gia. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng ta xác định: “Có chiến lược,
cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao để thúc đẩy hình
thành một số trung tâm du lịch, trung tâm logistics, trung tâm đổi mới sáng
tạo tầm cỡ khu vực và quốc tế tại một số đô thị.” [ 19, tr.6], từ đó thấy rằng
việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics là yêu
cầu tất yếu để tồn tại và phát triển.
Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, nhu cầu về phân phối hàng hóa, tiêu dùng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất và
thương mại ngày càng lớn đã khẳng định doanh nghiệp logistics trên địa bàn
Thành phố bước đầu có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số
lượng, quy mô và chất lượng một số loại hình dịch vụ logistics. Tuy nhiên, vấn
đề này còn nhiều hạn chế ở các khía cạnh như: Quy mô một số loại hình cung
ứng còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu độ chuyên nghiệp; còn hạn chế trong việc
nắm bắt, khai thác những cơ hội, khắc phục những trở ngại, thách thức để có
chất lượng dịch vụ logistics tốt, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới Nhận thức được thực trạng này, UBND thành phố Hà
Nội đã xác định: “Thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung
ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3 (3PL), mức độ 4 (4PL); hướng đến mức độ
5 (5PL), logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi
cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp” [85, tr.1]; kế hoạch đến năm 2025 6
cũng xác định “Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ
thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của Thành phố”
[86, tr.1]. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp giúp doanh nghiệp logistics trên địa bàn
Thành phố đánh giá và cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ gắn với cân đối hài hòa
các lợi ích, đem lại cho Hà Nội một môi trường kinh doanh hoàn thiện hơn trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như giảm thiểu các tác động đến môi
trường, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 của
thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.
Do đó, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về năng lực cung ứng
dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội để đưa ra
những giải pháp tối ưu cả vĩ mô và vi mô dưới góc độ khoa học kinh tế chính
trị là vấn đề cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Hà Nội trong bối cảnh
đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn
thành phố Hà Nội” làm Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lý luận và thực tiễn năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đưa ra dự báo,
đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ngoài nước,
trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình
khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, luận giải và làm rõ vấn đề cơ bản của quan niệm năng lực
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội,
nội dung biểu hiện, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực 7
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội;
khảo sát kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics ở một số thành phố trên thế giới và trong nước để rút ra bài học mà
Hà Nội có thể tham khảo.
Thứ ba, đánh giá, phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, tìm ra
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết thời gian tới.
Thứ tư, đưa ra dự báo nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics đến năm
2035; đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics ở 03 loại hình: Dịch vụ vận tải hàng hoá; dịch vụ kho bãi, bốc xếp;
dịch vụ phân phối hàng hóa của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố
Hà Nội về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ.
Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian khảo sát đánh giá thực trạng: Từ năm 2018 đến năm 2023;
quan điểm, giải pháp đến năm 2035.
4. Cơ sở sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
ngành kinh tế dịch vụ và dịch vụ logistics nói chung, năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics nói riêng.
Cơ sở chính trị, pháp lý
Cơ sở chính trị: Luận án dựa trên các văn kiện Đại hội của Đảng cộng sản
Việt Nam, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển ngành dịch vụ logistics. 8
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2020 - 2025 trong đó có mục tiêu, kế hoạch phát triển phát triển dịch vụ logistics
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Cơ sở pháp lý: Luận án dựa trên nền tảng từ các Nghị quyết của Đảng; định
nghĩa dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005 có giá trị hiện hành; Luật
Doanh nghiệp 2020 có giá trị hiện hành gồm những quy định pháp luật về trách
nhiệm, quyền hạn của các thành tố trong hệ thống chính trị đối với ngành dịch vụ
logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics dựa trên
phân tích các tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau của các cơ quan: UBND
thành phố Hà Nội; Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam; Sở Công
thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông vận tải và Cục Thống kê của thành
phố Hà Nội. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng tham khảo, kế thừa những thành tựu
từ các công trình của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế
chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với một số phương pháp điều
tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp Cụ thể:
Phương pháp biện chứng duy vật: Phương pháp này được nghiên cứu
chung cho toàn bộ đề tài luận án. Theo đó, nghiên cứu sinh tiếp cận và đưa ra các
quan niệm một cách khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn
về năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội ở Hà Nội hiện nay. Trong chương 2, 3 và 4 của luận án, việc dựa vào
quan điểm khách quan và thực tiễn, nghiên cứu sinh xác định nội dung của năng
lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là
năng lực cốt lõi hiện có mà các doanh nghiệp này đang cung ứng trên thị trường;
chỉ ra tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng năng lực
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội; đưa 9
ra các quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với mối quan hệ giữa xây dựng
QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX của Hà Nội.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận
án tập trung nghiên cứu một số dịch vụ cơ bản mà doanh nghiệp logistics có
năng lực cung ứng quyết định đến cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi
giá trị toàn cầu. Trong luận án, nghiên cứu sinh không khảo sát, phân tích
hết 17 loại hình kinh doanh dịch vụ logistics theo Nghị định số
163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ; không nghiên
cứu một hay một vài doanh nghiệp logistics cụ thể nào trên địa bàn thành
phố Hà Nội, mà trên cơ sở trừu tượng hoá, nghiên cứu sinh lựa chọn phạm
vi nội dung nghiên cứu một số loại hình dịch vụ logistics cơ bản mà doanh
nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tham gia vào
chuỗi cung ứng. Qua đó, khi đánh giá thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án tập trung
nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế mang tính điển hình, nổi bật
nhất mà doanh nghiệp logistics trên địa bàn đã và đang hoạt động. Phương
pháp này áp dụng trong chương 2 và 3 của luận án.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này tập trung phân
tích, tổng hợp các nguồn tài liệu (tạp chí, sách chuyên khảo, luận án, báo
cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng
trong nước và nước ngoài) nhằm hệ thống khung lý thuyết thành những
mặt, những bộ phận để nhận thức, phát hiện, khai thác các khía cạnh khác
nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho
đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chương 1,
chương 2 của luận án.
Phương pháp kết hợp logic - lịch sử: Nghiên cứu sinh thông qua các
nguồn tư liệu khác nhau để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ quá trình hình
thành hệ thống các khái niệm công cụ về logistics, phát triển từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng. Đồng thời, đưa ra quan 10
niệm về đối tượng nghiên cứu của luận án trong mối quan hệ qua lại với các
nhân tố tác động, logic nội dung và tiêu chí đánh giá để làm căn cứ khảo sát,
phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics và
chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistcs trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp
này được sử dụng phổ biến trong chương 2 và chương 3 của luận án.
Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ
biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại nói chung. Tuy nhiên, để làm rõ hơn
thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn
thành phố Hà Nội thì việc thống kê để thu thập số liệu, tiến hành so sánh,
phân tích và đối chiếu giữa các năm, cả giai đoạn và các khu vực khác nhau
để rút ra sự khác biệt giữa số liệu thống kê là rất cần thiết. Từ đó, nghiên cứu
đưa ra những kết luận, tìm ra nguyên nhân từ thực trạng và mâu thuẫn cần
giải quyết, phương pháp này được áp dụng trong chương 3 của luận án.
Phương pháp dự báo: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để dự đoán
các sự kiện, xu hướng và đánh giá hiệu quả các chiến lược phát triển ngành dịch
vụ logistics, giúp doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố nhận diện được
cơ hội và rủi ro; tối ưu hóa các nguồn lực; nâng cao khả năng cạnh tranh; cải
thiện chất lượng dịch vụ và tăng lợi nhuận. Với phương pháp này, nghiên cứu
sinh tiếp cận chủ quan dựa trên cảm nhận chung về bối cảnh thị trường logistics
trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng; khai thác thông tin có được từ
các chỉ tiêu “dẫn báo” có cơ sở khoa học để đưa ra dự báo xu hướng thay đổi về
số lượng, quy mô và chất lượng các dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Phương pháp này được áp dụng trong chương 4 của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, xây dựng quan niệm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra được nội dung biểu
hiện, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng
dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. 11
Hai là, đề xuất một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội từ nghiên
cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics ở một số thành phố trong và ngoài nước.
Bà là, chỉ ra những mâu thuẫn và những vấn đề đặt ra Hà Nội cần giải
quyết từ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
Bốn là, chỉ ra dự báo nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics, đề xuất quan
điểm, giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp
logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, phát triển lý luận về năng lực
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trong quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu
tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị ở các nhà
trường trong và ngoài quân đội; góp phần đề xuất cho các chủ thể quản lý
kinh tế và doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố tham khảo trong xây
dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp logistics trong bối cảnh cạnh tranh trong chuỗi cung ứng
toàn cầu hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các
công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã
công bố liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã công bố
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics
Arora.V, Chan F.T.S, Tiwari.M.K (2010), “An integrated approach for
logistic and vendor managed inventory in supply chain” (Một cách tiếp cận
tích hợp với hàng tồn kho được quản lý bởi doanh nghiệp logistics trong
chuỗi cung ứng) [98]. Công trình phân tích và chỉ ra thực chất chuỗi cung ứng
là quá trình tiến hành song song nhiều bước từ khâu sản xuất, phân phối sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khi sản xuất sản phẩm thì
hàng tồn kho là những vấn đề quan tâm hiện nay của các doanh nghiệp. Các
tác giả nhấn mạnh vào hai khía cạnh của chuỗi cung ứng là sử dụng dịch vụ
quảng cáo trong các ngành công nghiệp và khía cạnh cải thiện hiệu suất chuỗi
cung ứng bằng cách giảm mức tồn kho thông qua các doanh nghiệp logistics.
Theo các tác giả, việc tồn kho của các nhà phân phối bán lẻ là hạn chế chung
về năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics. Thông qua các
đẳng thức toán học về tổng cung và tổng cầu hàng hóa, các tác giả kết luận:
Hai công cụ chính ảnh hưởng đến hiệu suất của nguồn cung ứng là: Tổng chi
phí phát sinh trong chuỗi cung ứng và năng lực của doanh nghiệp logistics
bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng.
Waralee Peetawan, Kamonchanok Suthiwartnarueput (2018), “Identifying
factors affecting the success of rail infrastructure development projects
contributing to a logistics platform: A Thailand case study” (Xác định những yếu
tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đường
sắt đóng góp vào nền tảng logistics: Nghiên cứu thực tiễn ở Thái Lan) [ 141].
Công trình đã nghiên cứu những dự án theo dõi kép các tuyến đường sắt hiện
có và xây dựng các tuyến đường mới ở Thái Lan. Các tác giả đã trích xuất 24 13
yếu tố từ tổng quan tài liệu và phân loại chúng thành 5 khía cạnh, sau đó sử
dụng phương pháp toán học để đưa ra những giải pháp phát triển cơ sở hạ
tầng đường sắt đóng góp vào nền tảng dịch vụ logistics, bao gồm: Phát triển
bất động sản trong các dự án khu dân cư và kinh doanh gần nhà ga sẽ thu hút
nhiều hành khách hơn vào hệ thống giao thông đường sắt; mở rộng tuyến
đường và cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực
có kết nối đường sắt; phát triển thị trường logistics; tăng cường năng lực kết
nối giữa các thành phố trong nước và quốc tế; tăng cường cơ hội thiết lập các
bến cảng đa phương thức tại các khu vực cụ thể như cảng Map Ta Phut,
Chiang Kong và Nakhon Phanom; phát triển logistics xuyên biên giới; thay
đổi cơ cấu chi phí vận chuyển hàng hóa đường sắt cũng như giá cước vận tải
đường sắt để mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà khai thác đường sắt.
Aimin Yang, Yifan Li, Cheshuai Liu, Jie Li, Yuzhu Zhang, Jiahao
Wang (2019), “Research on logistics supply chain of iron and steel enterprises
based on block chain technology” (Nghiên cứu chuỗi cung ứng logistics của
các doanh nghiệp sắt thép dựa trên chuỗi khối công nghệ) [95]. Công trình chỉ
ra hệ thống thương mại dịch vụ của ngành logistics thép mang tính tập trung
cao nhưng khả năng liên kết kém; dòng thông tin, dòng vốn và logistics cần
được chứng nhận bởi các Trung tâm logistics, nó không thể đạt được sự minh
bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc và dễ giả mạo, việc bảo mật thông tin của
khách hàng không được đảm bảo. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả các
giao dịch dịch vụ của doanh nghiệp logistics. Do vậy, các tác giả giới thiệu
lớp dữ liệu, lớp mạng và sự đồng bộ trong chuỗi cung ứng, sau đó thiết lập
kiến trúc logistics ngành thép theo công nghệ chuỗi khối. Qua thử nghiệm cho
thấy thuật toán cải tiến bằng chuỗi khối công nghệ đã được cải thiện rất nhiều
về các khía cạnh bảo mật thông tin cho đối tác khách hàng.
Manuel Woschank, Daniel Steinwiedder, Alexander Kablinger, Philipp
Miklautsch, Corina Pacher, Helmut Zsifkovits (2022), “The integration of
smart systems in the context of industrial logistics in manufacturing
enterprises” (Sự tích hợp của các hệ thống thông minh logistics tại các doanh 14
nghiệp sản xuất công nghiệp) [126]. Các tác giả chỉ ra vai trò của việc tích
hợp các hệ thống thông minh logistics trong công nghiệp có thể được coi là
một cơ hội lớn để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh quốc tế của các
thực thể kinh tế vĩ mô và vi mô trong Liên minh Châu Âu cũng như trên
phạm vi toàn cầu. Theo các tác giả, hệ thống thông minh logistics là hệ
thống sử dụng kết hợp các quy trình dựa trên con người được hỗ trợ bởi dữ
liệu thời gian thực từ các tác nhân và cảm biến bằng cách áp dụng phương
pháp nhúng. Sau khi phân tích về thuật ngữ hệ thống thông minh logistics,
bài viết đã tiến hành thảo luận về tiềm năng tích hợp hệ thống thông minh
logistics bằng cách tập trung nghiên cứu logistics tại các doanh nghiệp sản
xuất. Dựa trên đánh giá tài liệu và nhiều nghiên cứu điển hình, các tác giả
phác thảo một loạt các sáng kiến nghiên cứu trong lĩnh vực tích hợp hệ
thống thông minh và chỉ ra những triển vọng tích cực trong tương lai cho
việc ứng dụng vào thực tế của các doanh nghiệp sản xuất từ những kết quả
được trình bày trong công trình nghiên cứu này.
Lixin Shen, Qin Yang, Yunxia Hou, Jinglin Lin (2022), “Research on
information sharing incentive mechanism of China's port cold chain logistics
enterprises based on Blockchain” (Nghiên cứu về cơ chế khuyến khích chia sẻ
thông tin của các doanh nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng tại cảng của
Trung Quốc dựa trên ứng dụng Blockchain) [ 124]. Các tác giả đã quan niệm
Blockchain là công nghệ giải quyết nút cổ chai của hoạt động lưu trữ dữ liệu
tập trung truyền thống. Nó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động và giám
sát liền mạch của các doanh nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng tại cảng và
có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh lớn đối với hàng nhập khẩu theo chuỗi
cung ứng cũng như nhu cầu ngày càng tăng về phòng ngừa và kiểm soát đại
dịch. Theo các tác giả, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức để khuyến khích
các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng hải áp dụng công nghệ số
tham gia vào nền tảng chia sẻ thông tin. Thông qua sử dụng lý thuyết “trò
chơi tiến hóa” để phân tích các chiến lược ổn định tiến hóa của các doanh 15
nghiệp logistics, các tác giả chỉ ra khi có một cơ chế khuyến khích dựa trên
hợp đồng thông minh Blockchain thuộc chuỗi cung ứng giá trị thì các doanh
nghiệp logistics sẽ tích cực tham gia chia sẻ thông tin trong chuỗi.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ
logistics và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics
Lai, K.H (2004), “Service capability and performance of logistics
service providers” (Năng lực và hiệu quả dịch vụ của các nhà cung cấp dịch
vụ logistics) [121]. Tác giả đã đưa ra khái niệm năng lực cung ứng dịch vụ
của doanh nghiệp logistics là “Khả năng tích hợp và triển khai các nguồn lực
để đáp ứng nhu cầu logistics của khách hàng trong việc theo đuổi hiệu quả
dịch vụ tốt hơn”. Trên cơ sở phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ và hiệu quả hoạt động liên quan đến độ tin cậy, tốc độ phân phối,
chất lượng dịch vụ, tác giả đã đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ của 4 nhóm
doanh nghiệp logistics gồm: Doanh nghiệp giao nhận; doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trọn gói; doanh nghiệp đóng vai tích hợp; và doanh nghiệp tham gia thị
trường ngách. Tương ứng với đó, dịch vụ logistics được chia làm 3 nhóm: Nhóm
dịch vụ giao nhận truyền thống; nhóm dịch vụ logistics dựa trên nền tảng công
nghệ và nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa các
nhóm doanh nghiệp logistics có sự khác biệt về năng lực cung ứng dịch vụ do
mỗi nhóm đều có sự khác nhau về chiến lược đang theo đuổi. Từ phấn tích đó,
tác giả kết luận: Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trọn gói đạt điểm trung
bình cao hơn về hiệu suất dịch vụ so với 3 nhóm doanh nghiệp logistics còn lại.
Sang, K.C., Marlow P.B (2007), “The effects of logistics competency
on performance” (Ảnh hưởng của năng lực cung ứng đối với hiệu quả hoạt
động dịch vụ logistics) [137]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã tiến hành
khảo sát 1200 doanh nghiệp logistics tại Đài Loan trong mối quan hệ giữa
năng lực logistics, hiệu quả hoạt động logistics và hiệu quả tài chính dựa trên
4 năng lực: Năng lực tích hợp; năng lực tập trung vào khách hàng; năng lực
thích nghi và năng lực đo lường để đánh giá hiệu suất ảnh hưởng đến năng lực 16
cung ứng dịch vụ logistics. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả kết luận: (1)
Năng lực logistics có liên quan đáng kể đến hiệu quả hoạt động logistics
nhưng không liên quan đáng kể đến hoạt động tài chính. (2) Hiệu quả hoạt
động logistics có liên quan tích cực đến hiệu quả tài chính. Kết luận trên đã
chỉ ra năng lực cung ứng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tài chính của
doanh nghiệp thông qua hoạt động logistics. Các tác giả xác nhận năng lực
logistics coi là đẳng cấp thế giới bao gồm: Năng lực định vị; năng lực tích
hợp; sự nhanh nhẹn và năng lực đo lường.
Ding M.Juan (2011), Factors affecting logistics service competencies:
An empirical study of logistics service providers in China (Những nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực dịch vụ logistics: Nghiên cứu thực nghiệm trường hợp
các nhà cung ứng dịch vụ logistics Trung Quốc) [ 104]. Luận án đã chỉ ra yếu
tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics gồm: (1)
năng lực định vị là việc lựa chọn cách tiếp cận chiến lược và định hướng cấu
trúc đối với các hoạt động logistics; (2) năng lực tích hợp liên quan đến các
kỹ thuật được sử dụng để đạt được hoạt động logistics nội bộ; (3) năng lực
đáp ứng yêu cầu thay đổi nhanh chóng, không có kế hoạch và phản hồi các
tình huống bất ngờ. Nghiên cứu này đã tìm hiểu tác động của ba yếu tố này
thông qua phản hồi từ 117 công ty logistics Trung Quốc thực hiện vào năm
2009, từ đó tác giả đã phát triển một mô hình nghiên cứu với 36 giả thuyết
cho thấy, mặc dù đã trải qua hơn ba thập kỷ thực hiện chính sách mở cửa và
cải cách kinh tế cũng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung
Quốc tiếp tục thể hiện quốc gia này là một thị trường độc đáo khác biệt.
Gligor David Marius, Holcomb Mary C. (2014), “Antecedents and
Consequences of Integrating Logistics Capabilities across the Supply Chain”
(Tiền đề và kết quả của việc tích hợp các năng lực cung ứng logistics trong
chuỗi giá trị) [113]. Theo các tác giả: Năng lực logistics được nhìn nhận
thông qua 3 khía cạnh là hiệu quả, kết quả và sự khác biệt. Kế thừa từ những
nghiên cứu trước đây về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của doanh 17
nghiệp logistics, công trình chỉ ra năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng
cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ; năng lực
tác nghiệp cho phép doanh nghiệp tập trung vào hiệu quả kinh doanh; năng
lực tích hợp đảm bảo hiệu suất thông qua kết quả của những nỗ lực hợp tác.
Do đó, để đạt được kết quả tương ứng, thông tin phải được trao đổi, kết quả
của các hoạt động bên trong và bên ngoài phải được đo lường để xác nhận các
mục tiêu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đang được đáp ứng.
P. Kakouris, K. Finos, Mihiotis (2015), “Leading logistics dynamics to
cost - efficient management” (Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí - Động lực
hàng đầu để phát triển dịch vụ logistics) [ 135]. Nhóm tác giả đã khảo sát các
doanh nghiệp logistics với những hoạt động đổi mới sáng tạo cả logistics trong
và logistics ngoài - Những hoạt động được xem là tạo ra giá trị và lợi thế cạnh
tranh. Từ đó, nhóm tác giả chỉ ra 10 nguyên tắc trong nâng cao năng lực cung
ứng ngành dịch vụ logistics gồm: 1. Kết nối dịch vụ logistics với chiến lược
của doanh nghiệp; 2. Hình thành các liên minh chiến lược; 3. Sử dụng sức
mạnh của thông tin; 4. Tập trung vào nguồn nhân lực; 5. Tổ chức dịch vụ
logistics toàn diện; 6. Tập trung vào hiệu suất tài chính; 7. Mức độ tối ưu mục
tiêu của dịch vụ logistics; 8. Quản lý chi tiết; 9. Nhấn mạnh vào “khối lượng”
dịch vụ logistics; 10. Đánh giá hiệu suất dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, trong
xu hướng phát triển nền kinh tế toàn cầu thì chính cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp logistics đã làm thay đổi chiến lược kinh doanh của họ, đó cũng là thách
thức mà doanh nghiệp logistics phải đối mặt. Theo các tác giả, việc xác định
mười nguyên tắc cơ bản này sẽ góp phần nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ
của các doanh nghiệp logistics từ đó cho phép các doanh nghiệp đạt được lợi
nhuận tiềm năng tối đa.
Sonia Cruz-Roz, Tomas F. Gonzalez-Cruz (2015), “Logistics
service firm capabilities and performance: Contingent analysis of
customer contact” (Năng lực và hiệu suất của doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics: Phân tích nội dung liên hệ với khách hàng) [ 139].
Nghiên cứu này tiếp cận quan điểm dựa trên năng lực. Theo đó, các tác 18
giả đã xem xét mối quan hệ tương quan giữa năng lực quản lý, năng lực
tổ chức, năng lực marketing và chất lượng dịch vụ cùng với mức độ ảnh
hưởng của chúng đến hiệu suất của doanh nghiệp. Các tác giả đã tiến
hành khảo sát các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics ở Tây Ban
Nha gồm: Năng lực quản lý; năng lực tổ chức củng cố chất lượng dịch
vụ và năng lực marketing. Kết quả cho thấy năng lực quản lý, năng lực
tổ chức củng cố chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp thị ảnh hưởng đáng
kể và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các
dịch vụ có mức độ tiếp xúc với khách hàng cao thì khả năng tiếp thị ảnh
hưởng đáng kể và tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả
đã nhận định đóng góp của nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm bằng chứng
khả năng và hiệu suất của doanh nghiệp logistics tùy thuộc vào năng lực
tiếp xúc với khách hàng và có những đề xuất về cải thiện năng lực
marketing của các doanh nghiệp logistics.
Dominic Loske (2020), “The impact of Covid-19 on transport volume
and freight capacity dynamics: An empirical analysis in German food retail
logistics” (Tác động của Covid-19 đối với khối lượng và năng lực vận chuyển
hàng hóa: Một phân tích thực nghiệm trong logistics bán lẻ thực phẩm của
Đức) [107]. Bài báo này đã phân tích khá chi tiết sự tác động của đại dịch
Covid toàn cầu dẫn đến sự suy yếu đối với các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng
đến mạng lưới giao thông vận tải bao gồm các ngành hàng hải, đường sắt,
hàng không và vận tải đường bộ. Chứng kiến sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm
bệnh ở Đức, chính quyền đã áp đặt những hạn chế quyết liệt đối với cuộc
sống hàng ngày. Kết quả là mua hoảng loạn và tăng tiêu dùng gia đình có tác
động linh hoạt đến khối lượng hàng hóa vận chuyển và năng lực vận chuyển
của logistics bán lẻ thực phẩm của Đức. Do thiếu nghiên cứu trước đây về tác
động của Covid-19 đối với khối lượng vận chuyển trong logistics bán lẻ, cũng
như những hệ lụy của nó, do đó nghiên cứu này đã làm sáng tỏ hiện tượng
thay đổi khối lượng và công suất trong vận tải đường bộ.