Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu không
chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu cả trong và
ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT của DN đã được thực hiện, tuy
nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên
cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của
DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng lực của DN.
Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của DN dựa
trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng
lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực
và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene,
1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN
so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp
các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ thống, nhận thức và
toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh
đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence,
1996, Sanchez, 2001; Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của
DN thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả
cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano & Shuen, 1997;
Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008)
182 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 109875 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT
NCS. PHẠM THU HƯƠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT
NCS. PHẠM THU HƯƠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Đỗ Hữu Tùng
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực, những kết quả trong luận án chưa được công bố
trong các công trình khác.
Tác giả luận án
Phạm Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH
HƯỚNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh .................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp .................................................................................................... 19
1.1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 21
1.2. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ...................... 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................................................... 28
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 28
2.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 28
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 32
2.1.3. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................. 36
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ..................................................................................................................... 45
2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 53
2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ......................................................... 53
2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 61
3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................ 61
3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 62
3.2.1.Tổng quan các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu .................... 62
3.2.2. Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu các chuyên gia và thực hiện
phỏng vấn .......................................................................................................... 63
3.2.3. Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 64
3.2.4.Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 70
3.2.5. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ ........................................................................... 72
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 75
3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 75
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................... 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 89
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV QUA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .......................................... 90
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................ 90
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 90
4.1.2. Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor
Analysis) ........................................................................................................... 91
4.2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................................... 96
4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................ 97
4.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định cần thuyết trong mô hình hồi quy ..... 99
4.2.3. Kiểm định sự khác biệt của mô hình theo lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp ................................................................................................... 101
4.2.4. Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 105
4.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hà nội ................................................................................................. 105
4.3.1. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Hà nội ......................................................................... 105
4.3.2. Năng lực tài chính ................................................................................. 107
4.3.3. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp............................................... 116
4.3.4. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ............................................... 119
4.3.5. Năng lực tạo lập các mối quan hệ ......................................................... 122
4.3.6. Năng lực Marketing .............................................................................. 123
4.3.7. Năng lực tổ chức dịch vụ ...................................................................... 125
4.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 126
4.4.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 126
4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ...................... 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 146
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 149
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
DN : Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KHCN : Khoa học công nghệ
NLCT : Năng lực cạnh tranh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu thức phân loại DN nhỏ và vừa .......................................................... 30
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ... 64
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của
DNNVV Việt Nam .................................................................................. 70
Bảng 3.3. Biến quan sát các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ............... 72
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo ................................. 79
Bảng 3.5. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV
Việt Nam .................................................................................................. 82
Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ các loại hình DN năm 2015 phân tổ theo quy mô lao
động và quy mô vốn ................................................................................ 85
Bảng 3.7. Số lượng và cơ cấu đối tượng khảo sát dự kiến........................................ 85
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp ......................... 90
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực hoạt động .............................. 90
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát .............................. 91
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang năng
lực tổ chức quản lý DN ............................................................................ 92
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng
lực Marketing ........................................................................................... 93
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng
lực tài chính ............................................................................................. 94
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng
lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ........................................................... 94
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng
lực tổ chức dịch vụ ................................................................................... 95
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng
lực tạo lập các mối quan hệ ..................................................................... 96
Bảng 4.10. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy ..................................................................... 97
Bảng 4.11. Phân tích phương sai (ANOVAb) .......................................................... 98
Bảng 4.12. Bảng hệ số hồi quy ................................................................................. 98
Bảng 4.13. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV .................... 99
Bảng 4.14: Kiểm định phương sai phần dư không đổi ........................................... 101
Bảng 4.15: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) .......... 101
Bảng 4.16. Bảng hệ số hồi quy ............................................................................... 102
Bảng 4.17. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh
vực thương mại, dịch vụ ....................................................................... 103
Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy ............................................................................... 103
Bảng 4.19. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh
vực công nghiệp ..................................................................................... 104
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình..................................... 105
Bảng 4.21. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến LCT
của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 106
Bảng 4.22. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tài chính ................................... 107
Bảng 4.23. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức quản lý DN ................. 116
Bảng 4.24. Bảng tổng hợp thực trạng các tiếu chí đánh giá năng lực quản lý của
giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội ................................................ 118
Bảng 4.25. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ . 120
Bảng 4.26. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tạo lập mối quan hệ ................. 122
Bảng 4.27. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực marketing ................................. 124
Bảng 4.28. Giá trị trung bình của yếu tố năng lực tổ chức dịch vụ ........................ 125
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các yếu tố chủ yếu của mô hình APP ....................................................... 38
Hình 2.2. Mô hình Kim cương của M. Porter (1990, tr.78) ...................................... 54
Hình 2.3. Tam giác năng lực cạnh tranh ................................................................... 55
Hình 2.4. Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng tại Đài Loan ................................. 56
Hình 2.5. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của
DNNVV ................................................................................................... 58
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................. 62
Hình 3.2. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng .......................... 86
Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của phần dư .................................................................. 100
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất P-P ................................................................................ 100
Hình 4.3. Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô DN giai đoạn 2007 - 2014 . 112
Hình 4.4. Chỉ số thanh toán nhanh của DN giai đoạn 2007 - 2014 ..................... 113
Hình 4.5. Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN giai đoạn 2009 - 2014 ................. 114
Hình 4.6. Chỉ số nợ của DN giai đoạn 2007 - 2014 ............................................. 115
Hình 4.7. Chỉ số quay vòng vốn của DN giai đoạn 2007 - 2014 ......................... 116
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu không
chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu cả trong và
ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT của DN đã được thực hiện, tuy
nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên
cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của
DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng lực của DN.
Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của DN dựa
trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng
lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực
và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene,
1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN
so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp
các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ thống, nhận thức và
toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh
đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence,
1996, Sanchez, 2001; Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của
DN thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả
cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano & Shuen, 1997;
Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008).
Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các
DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và
giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu
nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ
của địa phương. Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các DN lớn tạo
thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển.
2
Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2014, DNNVV
chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng
40% nguồn thu ngân sách [12]. Bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát
huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh thì các DNNVV
Việt Nam lại có quy mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu,
khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế [1]. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia
nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và đang tiếp tục thực
hiện lộ trình đã cam kết hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới qua các hiệp định
thương mại đã tham gia. Quá trình hội nhập kinh tế vừa mang lại cho DNNVV
những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng
như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo
ra nhiều thách thức đối với các DNNVV Việt Nam.
Đứng trước các thách thức đó, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh tranh
ngang bằng với các DN trên thế giới, các DNNVV Việt Nam phải không ngừng
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu
trước tác giả lựa chọn đề tài:"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa,
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của DNNVV, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT
của DNNVV ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT của DNNVV ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với các
DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đang hoạt động trong các lĩnh vực:
3
Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp. Đối với các nhân tố tác động đến
NLCT của DNNVV, luận án chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong đến
NLCT của DNNVV.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập
trong giai đoạn 2011-2015. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2015.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV
trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà nội, đây là nơi có số lượng DNNVV tập trung
đông nhất trên cả nước hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của
DNNVV, nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường các nhân tố tác
động đến NLCT của DNNVV. Nội dung các phương pháp này được mô tả chi tiết
trong chương 3 của luận án.
Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận án là phần mềm SPSS với các
công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA -
Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã