Luận án Năng lực cạnh tranh của tổng công ty dịch vụ viễn thông

Một là, năng lực tổ chức quản lý của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Năng lực tổ chức, quản lý của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông được coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như NLCT của Tổng công ty nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông theo hai hướng, nếu năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ thúc đẩy nâng cao NLCT của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, ngược lại năng lực tổ chức quản lý kém sẽ là yếu tố kìm hãm tới nâng cao NLCT. Bởi năng lực tổ chức quản lý phản ánh thông qua trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý; việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp. Do vậy, để nâng cao NLCT của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông cần làm cho các yếu tố hợp thành năng lực tổ chức, quản lý ngày càng nâng cao chất lượng để tạo nên yếu tố tích cực thúc đẩy NLCT ngày càng cao. Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Chất lượng nguồn nhân lực của VNPT VinaPhone, xét đến cùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến NLCT và nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tác động đến NLCT của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông theo hai chiều hướng. Nếu chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác, xây dựng và thực hiện được các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ một cách hiệu quả và là cơ sở quan trong nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo sẽ kìm hãm ảnh hưởng đến NLCT, trước hết nếu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến giảm sút năng suất và chất lượng của sản phẩm. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khai thác được mọi tiềm năng con người lao động đóng góp vào sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Ba là, năng lực tài chính. Năng lực tài chính của VNPT VinaPhone là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của Tổng công ty nhằm đạt được các mục đích mà Tổng công ty đã đề ra, được biểu hiện ở: quy mô vốn; khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả; khả năng đảm bảo nguồn vốn; năng lực quản lý tài chính. Năng lực tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến chiến lược cạnh tranh của VNPT VinaPhone. Nếu năng lực tài chính lớn, đủ mạnh sẽ là yếu tố tác động tích cực, góp phần trực tiếp NLCT của VNPT VinaPhone. Trong năng lực tài chính, quy mô vốn phản ánh trực tiếp tiềm lực, sức mạnh của công ty. Năng lực tài chính của Tổng công ty được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi quy mô vốn nhỏ khả năng huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn và quản lý tài chính không tốt sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, kìm hãm đến khả năng cạnh tranh và nâng cao NLCT của VNPT VinaPhone. Bốn là, trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị của Tổng công ty. Trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị của Tổng công ty là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao NLCT của Tổng công ty. Trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị là một bộ phận chủ yếu và quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp viễn thông nói chung và VNPT VinaPhone, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu, quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu công nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị lạc hậu trình độ thấp kém sẽ là yếu tố kìm hãm trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt yêu cầu, thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, chất lượng sản phẩm rất không đồng đều kém tính thống nhất, do vậy sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ viễn thông cùng loại trong nước và hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải thua ngay trên sân nhà, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu khó tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Ngược lại, khi trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, sẽ là yếu tố tác động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ góp phần nâng cao NLCT cho Tổng công ty và những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà công ty cung cấp trên thị trường. Do vậy, trình độ kỹ thuật công nghệ và máy móc thiết bị của Tổng công ty phải được quan tâm đầu tư, mua sắm, chuyển giao đảm bảo tính hiện đại, tính đồng bộ, phù hợp đáp ứng yêu cầu thị trường, nhu cầu người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn nhất định.

doc200 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh của tổng công ty dịch vụ viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ VĂN HƯNG N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY DÞCH Vô VIÔN TH¤NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ VĂN HƯNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ VĂN HƯNG N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY DÞCH Vô VIÔN TH¤NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Trịnh Xuân Việt 2. PGS, TS Tô Hiến Thà HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Hưng MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 32 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp viễn thông 32 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 45 2.3. Quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông và kinh nghiệm thực tiễn 57 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 79 3.1. Khái quát chung về Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.2. Ưu điểm, hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 79 3.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 81 Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2030 129 4.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030 129 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030 141 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 188 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghệ thông tin CNTT Chăm sóc khách hàng CSKH Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Năng lực cạnh tranh NLCT Sản xuất kinh doanh SXKD Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VNPT VinaPhone Tổng Công ty Viễn thông Viettel  Viettel Telecom Tổng công ty Viễn thông Mobifone Mobifone Viễn thông-Công nghệ thông tin VT-CNTT DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về tài chính Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 – 2022 82 Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn của nhân lực tại Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 84 Bảng 3.3: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất 89 Bảng 3.4: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất 89 Bảng 3.5: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng di động mặt đất 90 Bảng 3.6. Doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 20218 - 2022 96 Bảng 3.7. Tiền lương, tiền thưởng của lao động tại Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 98 Bảng 3.8. Một số chỉ số tăng trưởng quan trọng của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 99 Bảng 3.9 : Một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của VNPT Vinaphone giai đoạn 2018 - 2022 106 Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam năm 2022 107 Bảng 3.11: Tốc độ tăng năng suất lao động của một số doanh nghiệp viễn thông giai đoạn 2018- 2022 108 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 3.1: Tổng cộng nguồn vốn của ba doanh nghiệp viễn thông lớn nhất ở Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2022 83 2 Hình 3.2: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực năm 2022 của VNPT Vinaphone, Viettel, Mobifone 85 3 Hình 3.3: Mức điểm đánh giá về trình độ trang thiết bị của Viettel, VNPT Vinaphone và Mobifone 88 4 Hình 3.4: Chất lượng dịch vụ Data theo thương hiệu 91 5 Hình 3.5. Chất lượng dịch vụ thoại theo thương hiệu 92 6 Hình 3.6: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ba doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2022 96 7 Hình 3.7: Tăng trưởng thu nhập bình quân của VNPT Vinaphone, Viettel và Mobifone giai đoạn 2018 - 2022 98 8 Hình 3.8: Chỉ số nỗ lực khách hàng theo vùng của ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam trong cung cấp dịch vụ băng rộng cố định 101 9 Hình 3.9: Mức độ hài lòng của khách hàng trong sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của ba nhà mạng viễn thông di động ở Việt Nam 102 10 Hình 3.10: Mức độ hài lòng của khách quy trình quản lý dịch vụ di động của nhà mạng Mobifone, Viettel và Vinaphone 103 11 Hình 3.11: Số đồng doanh thu để tạo ra một đồng lợi nhuận của một số nhà mạng tại Việt Nam 105 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong bối cảnh bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của mỗi doanh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dịch vụ viễn thông nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và ngày càng gay gắt trên thị trường dịch vụ viễn thông. Viễn thông vừa là công cụ thông tin của Đảng và Nhà nước, vừa là một ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, một bộ phận không thể thiếu của người dân trong thời đại số hóa toàn cầu ngày nay, đồng thời là ngành kinh tế mũi nhọn, một trong những trụ cột đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy, những năm qua thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn khi ngày càng có nhiều nhà khai thác dịch vụ trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này như: AT&T, Singtel, Vodafone, ChinaTelecom, Viettel, Mobifone, NTTDocoMo, Korea Telecom... Hiện nay, Việt Nam có tới 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, đó là: Vinaphone, Mobifone (VMS), Viettel, S-fone, Vietnammobile, Gtel (tiền thân của Gmobile ngày nay). Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu của nhà nước đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cả trong và ngoài nước, tận dụng mọi nguồn lực và ưu thế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Tổng Công ty dịch vụ Viễn thông đã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty, điều này làm cho thị phần của Tổng công ty không ngừng được mở rộng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên với giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng; năng lực duy trì và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao; năng suất các yếu tố sản xuất có sự cải thiện đáng kể qua các năm; khả năng thích ứng và đổi mới ngày đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của Tổng công ty. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định như: khả năng duy trì và mở rộng thị phần ở một số lĩnh vực và khu vực của Tổng công ty có mặt còn hạn chế; chất lượng một số sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao; hiệu quả kinh doanh thiếu bền vững; năng suất các yếu tố sản xuất có mặt chưa tốt; khả năng đổi mới ở một số sản phẩm dịch vụ chưa rõ nét. Do vậy, việc nhận diện và đánh giá đúng năng lực cạnh tranh để Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, từ đó có những giải pháp phù hợp, giành được lợi thế, đứng vững và phát triển trên thị trường là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, xét trong phạm vi nghiên cứu về một doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, mà cụ thể là Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, cho đến nay dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông dưới góc độ kinh tế chính trị như: quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ngoài nước và trong nước, từ đó rút ra bài học mà VNPT Vinaphone có thể tham khảo trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trên các khía cạnh gồm: Năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Chất lượng và giá sản phẩm; Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; Năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Về không gian: Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trong nội bộ ngành ở phạm vi thị trường Việt Nam. Về thời gian: Các số liệu đánh giá tập trung chủ yếu từ năm 2018 đến 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, báo cáo, tổng kết và kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; tham khảo các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng duy vật: được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm bảo đảm cho luận án được xây dựng theo một logic chặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết, tiểu tiết có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau; đồng thời nghiên cứu, phân tích, luận chứng những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLCT và nâng cao NLCT; nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước trong mối quan hệ tổng thể với nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng tập trung chủ yếu ở chương 2, 3 của luận án. Theo đó, trong chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của VNPT Vinaphone; khảo sát kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho VNPT Vinaphone. Trong chương 3, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng đánh giá thực trạng NLCT của VNPT Vinaphone, tập trung nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế mang tính điển hình, nổi bật trong quá trình cạnh tranh của VNPT Vinaphone. Phương pháp phân tích-tổng hợp: được sử dụng ở chương 2 và chương 3. Trong chương 2, thông qua các văn bản, tài liệu có liên quan đến cạnh tranh, NLCT và nâng cao NLCT, phân tích, tổng hợp để xây dựng khung lý luận về NLCT và nâng cao NLCT của VNPT Vinaphone. Trong chương 3, trên cơ sở những dữ liệu định lượng tổng hợp từ các báo cáo, Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Viễn Thông VNPT,... từ quá trình khảo sát thực tế ở VNPT Vinaphone, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp để minh chứng, làm rõ những nhận định, đánh giá được đưa ra trong luận án. Phương pháp thống kê-so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Từ các số liệu thống kê của VNPT Vinaphone, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các tiêu chí NLCT của VNPT Vinaphone trong giai đoạn 2018-2022. Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm, tiêu chí và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030; 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông nói chung trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đối với VNPT Vinaphone nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và đơn vị có điều kiện, mô hình kinh doanh tương đồng tham khảo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành viễn thông. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ramona Todericiu, Alexandra Stanit (2015), Intellectual Capital - The Key for Sustainable Competitive Advantage for the SME's Sector (Vốn trí tuệ - Chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) [155]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra, sự quản lý hiệu quả và phát triển nguồn vốn trí tuệ là tài sản vô hình có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ của mình, do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư vào quản lý, phát triển nguồn vốn trí tuệ để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong phát triển dài hạn. Mặt khác, các tác giả cũng đồng thời trình bày vai trò của các tài sản vô hình và nguồn vốn trí tuệ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Guangpei Li, Xiaoyu Wang, Shibin Su, Yuan Su (2019), How green technological innovation ability influences enterprise competitiveness, Technology in Society, (Khả năng đổi mới công nghệ xanh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Công nghệ trong xã hội) [139]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giá khái quát tầm quan trọng của công nghệ xanh đối với các doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm có tính cạnh tranh thân thiện với môi trường. Trên cơ sở trình bày khái niệm công nghệ, công nghệ xanh và xây dựng một khung lý luận để mô tả ảnh hưởng của khả năng đổi mới công nghệ xanh của một doanh nghiệp đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa trên phân tích hồi quy thứ bậc của dữ liệu bảo vệ năng lượng và bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc từ năm 2011 đến năm 2016. Từ đó, phân tích thực trạng ảnh những tác động tích cực từ đổi mới công nghệ xanh của một doanh nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, kiến nghị đối với các doanh nghiệp và chính phủ để mang lại hiệu quả tích cực từ đổi mới công nghệ xanh cần quan tâm đầu tư tài chính; nguồn nhân lực cho nghiên cứu triển khai; tạo cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khả năng đổi mới công nghệ xanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tác động trung gian của nó khác nhau tùy thuộc vào các thành phần của khả năng đổi mới công nghệ xanh. Wen-na Li, Elsadany, Wei Zhou, Yan-lan Zhu (2020), Global Analysis, Multi-stability and Synchronization in a Competition Model of Public Enterprises with Consumer Surplus (Phân tích toàn cầu, đa ổn định và đồng bộ hóa trong mô hình cạnh tranh của doanh nghiệp đại chúng với thặng dư tiêu dùng) [166]. Bài viết cho rằng, hành động của các công ty độc quyền sẽ tác động đến giá thị trường của sản phẩm, quyết định mức sản lượng mà họ sẽ tạo ra có lãi hơn bao nhiêu so với sản lượng hiện tại của đối thủ. Cạnh tranh giữa các công ty sẽ duy trì sản xuất ổn định, nghĩa là họ sẽ tiếp tục sản xuất cùng một lượng sản phẩm mà nó hiện đang sản xuất. Mục đích của doanh nghiệp là tối ưu hóa lợi nhuận của mình và phúc lợi xã hội. Do đó, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, nhất là các nhóm độc quyền. Junhua Liu, Yazhou Liu, Fu Wang, Ying Cui, Liping Han (2021), Influence of free-market competition and policy intervention competition on enterprise green evolution (Ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường tự do và cạnh tranh can thiệp chính sách đối với quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp) [130]. Bài viết đã phân tích sự khác biệt giữa cạnh tranh thị trường tự do và can thiệp chính sách đối với quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã đưa ra những gợi ý cho việc xây dựng chính sách liên quan. Kết quả cho thấy, thứ nhất, các can thiệp chính sách giúp đẩy nhanh quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp, nhưng người tiêu dùng phải chịu các chi phí cần thiết; thứ hai, các công ty xanh có lợi thế về giá cả, số lượng bán và doanh thu dưới sự can thiệp của chính sách, khi so sánh với các công ty không xanh, vốn có những bất lợi đáng kể hơn dưới sự can thiệp của chính sách. Ngoài ra, cạnh tranh trên thị trường tự do có thể tạo ra nhiều lợi nhuận tích lũy hơn nhưng lại làm mất thời gian để các công ty phát triển xanh. Cuối cùng, một cơ chế nhắm mục tiêu ra quyết định được thiết kế trên cơ sở cán cân thanh toán của chính phủ xem xét giai đoạn hoạch định chính sách và cung cấp tài liệu tham khảo ra quyết định cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách. Jaimie W. Lien, Jie Zheng (2021), Optimal subsidies in the competition between private and state-owned enterprises (Trợ cấp tối ưu trong cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) [145]. Bài viết chỉ ra, doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển của Trung Quốc và có ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp bao gồm tài chính, năng lượng, kim loại và vận tải, cùng các lĩnh vực khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_luc_canh_tranh_cua_tong_cong_ty_dich_vu_vien_th.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Le Van Hung.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Le Van Hung.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Le Van Hung.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Le Van Hung.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Le Van Hung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Le Van Hung.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Le Van Hung.doc