Luận án Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương

Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nỗ lực tiến nhanh vào hiện đại trong bối cảnh đối mặt với thách thức phải phát triển nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách. Việt Nam xác định khát vọng, tầm nhìn trở thành nƣớc phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đến năm 2025 là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nƣớc phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đƣợc biết đến không chỉ là quốc gia có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới và đƣợc coi là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không chỉ là đất nƣớc với thiên nhiên có cảnh quan đẹp đẽ mà còn có những di sản văn hoá đặc sắc. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và gần một số thị trƣờng lớn, tiềm năng. Giai đoạn vừa qua, chất lƣợng, tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của nƣớc ta từng bƣớc đƣợc nâng cao, có bƣớc phát triển quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh con ngƣời Việt Nam. Năm 2021, kết quả bình chọn Giải thƣởng Du lịch thế giới (WTA) lần thứ 28 khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đã vinh danh du lịch Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021” (Asia‟s Leading Destination 2021) bất chấp một năm đầy khó khăn do đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, điểm đến du lịch nƣớc ta chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế có giá trị về nhiều mặt.

pdf188 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN TÙNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN TÙNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG Ngành: Kinh tế học Mã số: 9.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng Hà Nội, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trong quá trình viết luận án. Các số liệu, tƣ liệu và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả Nguyễn Xuân Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án 12 1.1. Những nghiên cứu quốc tế chủ yếu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 12 1.1.1. Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Ritchie và Crouch 12 1.1.2. Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim 16 1.1.3. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên các mô hình khác 18 1.2. Những nghiên cứu chủ yếu trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 24 1.2.1. Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim 24 1.2.2. Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên mô hình Michael Porter 25 1.2.3. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên các phương pháp khác 26 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chủ đề nghiên cứu của luận án 31 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 33 Tiểu kết Chƣơng 1 35 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 3 2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 35 2.1.1. Một số khái niệm về du lịch 35 2.1.2. Khái niệm điểm đến du lịch 37 2.1.3. Khái niệm về cạnh tranh 40 2.1.4. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 42 2.1.5. hái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 45 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 47 2.2.1. Lý thuyết của Michael Porter về năng lực cạnh tranh 47 2.2.2. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Ritchie và Crouch 49 2.2.3. Mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim 50 2.2.4. Một số mô hình khác 52 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 54 2.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài 55 2.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong 57 2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 58 2.4.1. Tài nguyên du lịch 58 2.4.2. Chính sách phát triển du lịch 59 2.4.3. Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch 59 2.4.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 61 2.4.5. Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch 61 2.4.6. Môi trường du lịch 62 2.5. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 63 2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 63 2.5.2. Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng. 71 Tiểu kết Chƣơng 2 74 Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020 75 3.1. Tổng quan về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Hải Dƣơng 75 3.1.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương 75 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương 78 3.1.3. Về tiềm năng du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương 79 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 81 3.2.1. Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương 81 3.2.2. Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương 85 3.2.3. Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương 88 3.2.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương 98 3.2.5. Nguồn nhân lực du lịch và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương 101 3.2.6. Môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương 103 3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng 107 3.3.1. Về thành tựu 107 3.3.2. Hạn chế, tồn tại 108 3.3.3. Nguyên nhân 110 Tiểu kết Chƣơng 3 115 Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới 116 4.1. Bối cảnh mới trên bình diện quốc tế và trong nƣớc tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng 116 4.1.1. Bối cảnh quốc tế 116 4.1.2. Bối cảnh trong nước 117 4.1.3. Bối cảnh của Hải Dương 119 4.1.4. Phân tích ma trận SWOT trong nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hải Dương 121 4.2. Quan điểm, định hƣớng chủ yếu đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới 123 4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương 123 4.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh mới 125 4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng 128 giai đoạn mới 4.3.1. Nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương nói riêng trong bối cảnh mới 128 4.3.2. Khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Hải Dương theo hướng phát triển bền vững 129 4.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực điểm đến du lịch Hải Dương 130 4.3.4. Đẩy mạnh phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù với thương hiệu du lịch Hải Dương 132 4.3.5. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương 139 4.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực và thị trường lao động du lịch Hải Dương 140 4.3.7. Đảm bảo chất lượng môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương 141 4.3.8. Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận nhằm nâng cao NLCT điểm đến Hải Dương 143 4.4. Kiến nghị 144 4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ 144 4.4.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 145 4.4.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương 145 4.4.4 iến nghị với Hiệp hội du lịch Hải Dương 146 Tiểu kết Chƣơng 4 147 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSVC Cơ sở vật chất ĐBSH&DHĐB Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh IUOTO Liên đoàn quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức NLCT Năng lực cạnh tranh NSNN Ngân sách nhà nƣớc OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QLNN Quản lý Nhà nƣớc SPDL Sản phẩm du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 54 Bảng 2.2: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch 62 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát một số sản phẩm du lịch đặc thù/duy nhất của Hải Dƣơng so với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH 90 Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016- 2019 96 Bảng 3.3: Cơ cấu cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Hải Dƣơng năm 2020 100 Bảng 3.4 : Lao động ngành du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 102 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng của các chuyên gia 105 Bảng 3.6: Đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia năng lực cạnh tranh điểm đến của Hải Dƣơng 106 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án 09 Hình 2.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng 44 Hình 2.2: Mô hình M. Porter về điểm đến cạnh tranh 49 Hình 2.3: Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch 50 Hình 2.4: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim 52 Hình 2.5: Cấu trúc mô hình cạnh tranh điểm đến của Yoon 53 Hình 2.6: Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của WEF 53 Hình 3.1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tỉnh Hải Dƣơng 81 Biểu đồ 3.1: Lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020 94 Biểu đồ 3.2: Lƣợng khách quốc tế đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020 95 Biểu đồ 3.3: Doanh thu du lịch của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nỗ lực tiến nhanh vào hiện đại trong bối cảnh đối mặt với thách thức phải phát triển nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách. Việt Nam xác định khát vọng, tầm nhìn trở thành nƣớc phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đến năm 2025 là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nƣớc đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nƣớc phát triển, thu nhập cao. Việt Nam đƣợc biết đến không chỉ là quốc gia có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới và đƣợc coi là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không chỉ là đất nƣớc với thiên nhiên có cảnh quan đẹp đẽ mà còn có những di sản văn hoá đặc sắc. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và gần một số thị trƣờng lớn, tiềm năng. Giai đoạn vừa qua, chất lƣợng, tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của nƣớc ta từng bƣớc đƣợc nâng cao, có bƣớc phát triển quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh con ngƣời Việt Nam. Năm 2021, kết quả bình chọn Giải thƣởng Du lịch thế giới (WTA) lần thứ 28 khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đã vinh danh du lịch Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021” (Asia‟s Leading Destination 2021) bất chấp một năm đầy khó khăn do đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, điểm đến du lịch nƣớc ta chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế có giá trị về nhiều mặt. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Bắc, ở trung điểm của “tam giác” tăng trƣởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ở vùng Đồng bằng sông Hồng trên trục hành lang giao thƣơng quốc tế, Hải Dƣơng là địa phƣơng có nền kinh tế đang phát triển, là một trong những vùng văn hóa và văn hiến tâm linh của cả nƣớc. Hải Dƣơng có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; là địa phƣơng có số lƣợng và mật độ di tích vào loại lớn nhất không chỉ của vùng Đồng bằng sông Hồng mà còn của cả nƣớc. Đây đƣợc xem 2 là lợi thế rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đứng từ góc độ sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp với những sản phẩm du lịch vốn là lợi thế của Hải Dƣơng nhƣ du lịch văn hóa lịch sử với 04 di tích, cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt, nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị duy nhất hoặc đặc sắc, nội trội so với các địa phƣơng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, v.v Tuy nhiên, những lợi thế này chƣa đƣợc Hải Dƣơng phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng, thiếu nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, đặc biệt là những tài nguyên du lịch đƣợc xem là duy nhất, đặc sắc/nổi trội. Năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch còn hạn chế, ảnh hƣởng đáng kể đến quản lý chất lƣợng du lịch theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng nhƣ trong hoạt động liên kết phát triển du lịch. Tác động của hoạt động phát triển kinh tế làm gia tăng sự xuống cấp của các điểm tài nguyên và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên trong điều kiện còn khó khăn về nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch. Trong tổng số khách du lịch đến Hải Dƣơng, tỷ lệ khách có lƣu trú là không cao với tỷ lệ khoảng 30%. Nhƣ vậy, đến nay du lịch Hải Dƣơng chỉ đƣợc xem là “Điểm dừng chân” trên tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chứ chƣa trở thành “Điểm đến”. Ngày nay, bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có nhiều thay đổi nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở nƣớc ta nói chung, Hải Dƣơng nói riêng, có thể phác họa một số nét chủ yếu về giai đoạn mới nhƣ sau: - Thế giới bƣớc vào thời kỳ phát triển mới với đặc trƣng là kỷ nguyên số, tăng trƣởng xanh, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ dù mang lại nhiều cơ hội nhƣng cũng mang đến không ít thách thức, trong đó, chuyển đổi số (Digital Transformation) giữ một vai trò quan trọng. Từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid- 19 trên phạm vi toàn cầu đã tác động, ảnh hƣởng nặng nề đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nƣớc ta, trong đó ngành du lịch chịu tổn thất nghiêm trọng, số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm 76,7% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 95,9% so với năm 2020; qua đó tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực liên quan 3 trong chuỗi giá trị nhƣ: vận tải, ăn uống, khách sạn, lữ hành, bán lẻ, thƣơng mại, nhất là tại các điểm đến du lịch và hầu hết các địa phƣơng trọng điểm du lịch của cả nƣớc. Đây có thể coi là “thảm họa” đối với ngành du lịch kể từ khi hình thành và phát triển, nó không chỉ chịu tác động đầu tiên, kéo dài mà còn thiệt hại nặng nề nhất. Theo dự báo, ngành du lịch nƣớc ta bị thiệt hại ƣớc tính khoảng 6-7 tỷ USD trong khoảng thời gian bùng phát dịch Covid - 19 [151]. - Xác định vị trí và vai trò quan trọng của du lịch, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (khoá XII) đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 “về phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó, nhấn mạnh quan điểm “Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh cao” để đảm bảo thực hiện mục tiêu: „Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á” Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dƣơng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng. - Hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) điểm đến du lịch ở quy mô quốc gia cũng nhƣ địa phƣơng. Theo báo cáo về “Cạnh tranh du lịch” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đƣợc tổ chức thƣờng niên, những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến NLCT quốc gia gồm: tài nguyên du lịch, chính sách ƣu tiên, hạ tầng, môi trƣờng, giá sản phẩm và dịch vụ du lịch, Mỗi điểm đến, dựa trên lợi thế của mình, có thể lựa chọn cách tiếp cận để tạo đột phá trong việc nâng cao NLCT. Cho dù có thể có sự khác nhau về cách tiếp cận, tuy nhiên việc tạo ra sự “khác biệt”, đặc biệt trong phát triển sản phẩm du lịch, việc quản lý chất lƣợng dịch vụ đạt các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và việc đảm bảo đƣợc môi trƣờng du lịch đƣợc tích hợp trong hoạt động phát triển du lịch sẽ luôn là cách tiếp cận quan trọng để nâng cao NLCT của điểm đến. Cách tiếp cận này đƣợc Việt Nam và nhiều địa phƣơng, trong đó có Hải Dƣơng lựa chọn thực hiện trong chiến lƣợc phát triển điểm đến du lịch. 4 - Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh gía NLCT điểm đến du lịch, tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy chƣa có phƣơng pháp hay mô hình nào phù hợp để đánh giá NLCT của tất cả các điểm đến và chƣa có bộ chỉ số đánh giá nào có thể áp dụng cho tất cả các điểm đến với mọi thời điểm, nhất là đặc điểm địa lý cũng nhƣ nguồn lực khác nhau của mỗi điểm đến. Đặc biệt, chƣa có công trình nghiên cứu nào bàn về NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng và trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng - với tƣ cách là một nghiên cứu điển hình cho điểm đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới? Trƣớc tình hình đó, vấn đề “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trƣờng hợp tỉnh Hải Dƣơng” đƣợc chọn làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành kinh tế học là mang tính thời sự, cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Đánh gía thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. + Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, cụ thể là nhìn dƣới góc độ phát triển sản phẩm du 5 lịch, quản lý chất lƣợng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và đảm bảo môi trƣờng du lịch đƣợc tích hợp trong hoạt động phát triển du lịch một cách “khác biệt”, theo đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới. - Phạm vi về không gian: luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng. - Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020, đề xuất giải pháp đến năm 2030. (Năm 2020, do tác động Covid-19, nên chủ yếu xét đến chuỗi số liệu 2016-2019). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng; sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kinh tế nói chung và ngành kinh tế học nói riêng để nghiên cứu các nội dung của đề tài tạo nên sự nhất quán, logic và khoa học nhằm chỉ r đƣợc mối quan hệ nhân quả trong nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và vận dụng nhiều mô hình khác nhau trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: - Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng (Desk Research) để tiến hành thu thập, khai thác và phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp: từ tài nguyên sẵn có liên quan đến lý thuyết về du lịch, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, gồm: sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án, các báo cáo khoa học, bài báo có liên quan tại các thƣ viện, các số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê và một số trang điện tử trong nƣớc và nƣớc ngoài; hệ thống văn kiện, nghị quyết, chiến lƣợc, chỉ thị, quy định của Đảng và Nhà nƣớc, 6 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dƣơng, Cục Thống kê Hải Dƣơng - Từ cách tiếp cận quy nạp, luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_luc_canh_tranh_diem_den_cua_du_lich_viet_nam_tr.pdf
  • pdfQD_NguyenXuanTung.pdf
  • pdfTT NguyenXuanTung.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenXuanTung.pdf