Một là, từ những kết quả nghiên cứu tổng quan về đề tài nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Trong đó, tập trung làm rõ các khái niệm công cụ gồm: năng lực, giao tiếp, năng lực giao tiếp, năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên. Cán bộ quản lý học viên và những đặc điểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Hai là, Trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc các công trình khoa học về năng lực và năng lực giao tiếp, chỉ ra các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Ba là, tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu về năng lực, năng lực giao tiếp và đặc điểm giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, luận án xác định các tiêu chí đánh giá về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Bốn là, thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã xác định và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
232 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các tài liệu được sử dụng ở luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Tác giả luận án
Hà Thanh Tùng
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
15
1.1
Các công trình nghiên cứu về năng lực
15
1.2
Các công trình nghiên cứu về năng lực giao tiếp
21
1.3.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
33
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
37
2.1.
Các khái niệm cơ bản
37
2.2.
Đặc điểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
50
2.3.
Các thành tố tâm lý tạo thành và tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
58
2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
76
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
83
3.1.
Tổ chức nghiên cứu
83
3.2.
Phương pháp nghiên cứu
87
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
103
4.1.
Thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
103
4.2.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
130
4.3.
Biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
137
4.4.
Phân tích kết quả thực nghiệm
157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
167
PHỤ LỤC
177
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
Trang
2.1.
Những chỉ báo về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
70
2.2.
Những chỉ báo về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
71
2.3.
Những chỉ báo về kỹ năng giao tiếp trong năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
71
2.4.
Những chỉ báo về kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
73
3.1.
Phân bố số lượng khách thể nghiên cứu theo các học viên, trường sĩ quan quân đội
83
3.2.
Đặc điểm khách thể nghiên cứu
84
3.3.
Biểu hiện kỹ năng giao tiếp trước và sau thực nghiệm
97
3.4.
Độ tin cậy của các thang đo
100
3.5.
Độ hiệu lực của các thang đo
100
4.1.
Tổng hợp thực trạng về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
103
4.2
So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
106
4.3.
Tổng hợp thực trạng về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
107
4.4.
So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
110
4.5.
Tổng hợp thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
111
4.6.
So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên về kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
117
4.7.
Tổng hợp kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
118
4.8.
So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
124
4.9.
Kết quả kiểm định sâu Post Hoc so sánh sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
126
4.10.
Kết quả kiểm định sâu Post Hoc so sánh sự khác biệt giữa số năm giữ chức vụ quản lý về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
128
4.11.
Kết quả xử lý các tình huống giả định của cán bộ quản lý học viên
129
4.12.
Tổng hợp thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
130
4.13.
Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter (a)
133
4.14
So sánh điểm trung bình các kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên trước và sau khi thực nghiệm tác động
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT
TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
4.1.
Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
116
4.2.
Tổng hợp kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
120
4.3.
Thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
122
4.4.
So sánh mối quan hệ theo nhóm tuổi về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
125
4.5.
So sánh mối quan hệ theo nhóm số năm giữ chức vụ quản lý về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
127
4.6
Thực trạng kết quả đánh giá kỹ năng trước và sau khi thực nghiệm tác động
158
TÊN SƠ ĐỒ
2.1
Các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên
68
4.1.
Mối tương quan giữa năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên với các thành tố tâm lý tạo thành và tiêu chí đánh giá
123
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong hoạt động quản lý, giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng giúp người quản lý thực hiện thắng lợi những chức trách của mình. Bởi vì khi thực hiện những nhiệm vụ, chức trách được giao, người cán bộ quản lý thông qua giao tiếp để truyền đạt thông điệp về nhiệm vụ của tổ chức đến cấp dưới để họ thực hiện. Kết quả truyền đạt nhiệm vụ phụ thuộc vào việc sử dụng những chiến lược, các phương thức và kênh truyền tải phù hợp hoàn cảnh và đối tượng tiếp nhận. Để làm được việc này thì một trong những năng lực cần có đối với người quản lý là năng lực giao tiếp (M.P. Janice, 2016). Trên thực tế, thông qua giao tiếp, người quản lý có sự tác động đến nhân viên cấp dưới bằng lời nói, thái độ, cử chỉ, ánh mắt và các công cụ hỗ trợ khác nhằm giúp nhân viên cấp dưới nhận thức và thực hiện những nhiệm vu được giao. Tuy nhiên, để phát huy được tính tích cực của nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ ở mức nào phụ thuộc vào các lựa chọn về cách thức ứng xử, phương pháp tác động đến nhân viên cấp dưới. Muốn làm tốt điều này, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt những kiến thức giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và thể hiện thái độ giao tiếp phù hợp với đối tượng nhân viên và tính chất của nhiệm vụ.
Trong tình hình hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, chất lượng giáo dục, đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều lực lượng, trong đó, cán bộ quản lý học viên là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trực tiếp, thường xuyên quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên về mọi mặt từ tổ chức học tập, rèn luyện đến tham gia đề xuất thăng quân hàm và điều động học viên khi ra trường. Cán bộ quản lý học viên thuộc cán bộ quản lý có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi nhất và trực tiếp tác động mạnh mẽ tạo ra động lực hay làm cản trở việc học tập, rèn luyện của học viên tại các học viện, nhà trường quân đội. Kết quả học tập, rèn luyện của học viên phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực quản lý, chỉ huy bộ đội của cán bộ quản lý học viên. Để cán bộ quản lý học viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đòi hỏi phải có đầy đủ những phẩm chất về bản lĩnh chính trị, tư tưởng và đạo đức, có đầy đủ năng lực quản lý, chỉ huy bộ đội. Trong đó, năng lực giao tiếp là một trong những năng lực giữ vai trò quan trọng trong hệ thống năng lực cần có của cán bộ quản lý học viên. Năng lực giao tiếp giúp cán bộ quản lý học viên nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của học, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong học tập và rèn luyện để có sự tác động phù hợp giúp họ vượt qua mọi thử thách hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, năng lực giao tiếp giúp cán bộ quản lý học viên xây dựng, củng cố, phát triển mối quan hệ qua lại, điều khiển, định hướng, thuyết phục học viên tích cực học tập, rèn luyện hoàn thiện nhân cách người sĩ quan tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Thời gian qua, các học viện, trường sĩ quan quân đội đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cảnh quan môi trường, đời sống vật chất tinh thần của cán bộ quản lý và học viên được cải thiện [12]. Điều này đã tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh ở các đơn vị quản lý học viên giúp cán bộ quản lý học viên có điều kiện gần gũi, giao tiếp với học viên, hiểu biết, đồng cảm và thuyết phục họ vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Trong giao tiếp, cán bộ quản lý đã biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản lý, chỉ huy vào định hướng, điểu khiển và thuyết phục học viên vượt qua khó khăn hoàn thành nội dung học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Tuy nhiên, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, một số cán bộ quản lý học viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định: kiến thức, kỹ năng giao tiếp chưa tốt, thái độ giao tiếp chưa phù hợp dẫn đến việc tổ chức, phối hợp các hoạt động trong quản lý có lúc chưa hợp lý nên dẫn đến sự hiểu biết và sự đồng cảm lẫn nhau giữa cán bộ quản lý và học viên chưa cao nên học viên có cảm giác e ngại, không thoải mái khi giao tiếp với cán bộ quản lý [42]. Sử dụng phương pháp giáo dục học viên khi giao tiếp có lúc chưa phù hợp, tính chủ động trong dự báo diến tư tưởng và giải quyết tư tưởng nảy sinh của học viên chưa kịp thời [12]. Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi người cán bộ quản lý học viên cần phải có năng lực giao tiếp. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn các thành tố tâm lý tạo thành và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, chỉ ra những biện pháp tâm lý - xã hội nhằm phát triển năng lực giao tiếp rất cần thiết, bảo đảm cho cán bộ quản lý học viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Vấn đề về năng lực giao tiếp được các nhà khoa học ở nước ngoài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Lĩnh vực truyền thông (Sptizberg và Cupach, 1984), lĩnh vực kinh doanh (K. Jonna, 2019), lĩnh vực sư phạm (Z. Lidija, 2014), lĩnh vực quản lý (M. P. Janice, 2016). Ở trong nước, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vấn đề giao tiếp (Nguyễn Thị Thanh Hà, 2000), đặc điểm giao tiếp (Phùng Thị Hằng, 2007), (Nguyễn Thị Hà, 2016), và các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho mỗi hoạt động cụ thể (Trần Thị Thanh Hà, 2005), (Phạm Song Hà, 2011), (Nhữ Văn Thao, 2011). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về năng lực giao tiếp, nhất là năng lực giao tiếp của đối tương đặc thù là cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng những vấn đề lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, xác định các tiêu chí đánh giá, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
- Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
- Tổ chức thực nghiệm tác động 01 biện pháp tâm lý nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý học viên cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn, hệ); học viên cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trên địa bàn nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quan đội
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Trên cơ sở lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, luận án tập trung nghiên cứu các thành tố tâm lý tạo thành; các tiêu chí đánh giá; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp chính thức của cán bộ quản lý học viên cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trên 509 cán bộ quản lý học viên, 351 học viên thuộc các đơn vị: Học viện Hậu cần; Học viện Phòng không - Không quân; Học viện Biên Phòng; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Pháo binh.
Phạm vi thời gian: Luận án được tập trung nghiên cứu từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2023.
4. Giả thuyết khoa học
(1) Các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay như kiến thức giao tiếp, thái độ giao tiếp, kỹ năng giao tiếp biểu hiện không ngang bằng nhau, trong đó, kỹ năng giao tiếp biểu hiện thấp hơn so với các thành tố còn lại.
(2) Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố uy tín có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển năng lực giao tiếp.
(3) Nếu đánh giá đúng thực trạng các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên và các yếu tố ảnh hưởng thì có thể đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, đạo đức và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực của cán bộ Quân đội.
Luận án được thực hiện dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận của khoa học tâm lý như: Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách.
- Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động:
Khi nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, cần nhìn nhận năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên được hình thành và phát triển trong hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên thông qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Hoạt động giao tiếp là một hoạt động kép làm thay đổi cả học viên và cán bộ quản lý.
- Nguyên tắc tiếp cận nhân cách:
Khi nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên cần tiếp cận toàn diện nhân cách của người cán bộ quản lý học viên theo yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quân đội và tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý giáo dục của điều lệ công tác nhà trường trong quân đội.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc:
Luận án tiến hành nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên dựa trên cách tiếp cận là một tổ hợp của các thành tố tâm lý gồm: kiến thức giao tiếp, thái độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời để đánh giá năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, cần đánh giá toàn diện trên các thành tố tâm lý tạo thành và kết quả hoạt động giao tiếp.
- Nguyên tắc tiếp cận phát triển:
Nghiên cứu năng lực giao tiếp đặt trong sự vận động, biến đổi và phát triển liên tục từ thấp đến cao, phù hợp với hoàn cảnh, nhiệm vụ và đối tượng giao tiếp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý học viên theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
Cơ sở thực tiễn
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới; những công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý. Các báo cáo đánh giá Tổng kết năm học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học bao gồm:
Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp giải bài tập tình huống; phương pháp thực nghiệm tác động.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng năng lực giao tiếp, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thực nghiệm.
6. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về lý luận
Luận án chỉ ra các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp gồm: kiến thức giao tiếp, thái độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp và các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Làm rõ đặc điểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Phân tích, luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Đóng góp về thực tiễn
Phân tích, làm rõ thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Xác định được mối tương quan giữa các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp với năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên.
Luận án chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, trong đó xác định yếu tố uy tín của có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Đề xuất được các biện pháp tâm lý - xã hội có tính khả thi cao nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên và làm phong thú tâm lý học quân sự.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng trong phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các học viện, trường sĩ quan quân đội trong quản lý, bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực
1.1.1. Hướng nghiên cứu về bản chất, các thành tố tâm lý tạo thành năng lực
Năng lực là một trong những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm và tập trung nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và có những cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, coi năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm bảo đảm cho việc hoàn thành có kết quả trong lĩnh vực hoạt động. Tiêu biểu có một số tác giả như A. G. Covaliov [22]; X. N. Laytex [63]; Phạm Minh Hạc [46], Lê Thị Bừng [16]
Cách tiếp cận thứ hai, coi năng lực là tổ hợp của những phấm chất tâm lý của cá nhân nhằm hoàn thành một hoạt động nào đó. Một số tác giả tiêu biểu trong cách tiếp cận này như: P. A. Rudik [83]; Hoàng Đình Châu [18], v.v. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã tạo ra những cơ sở lý luận khoa học cho việc nghiên cứu về năng lực trong tâm lý học.
Cách tiếp cận thứ ba, coi năng lực là tổ hợp của các thành tố tâm lý kiến thức, thái độ và kỹ năng được vận dụng phù hợp, có hiệu quả đối với những hoạt động nhất định. Các công trình nghiên cứu