Luận án Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay

Ngô Huy Tiếp, Nguyễn Văn Hùng (2022), Tiếp tục đổi mới việc ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới, tạp chí lý luận chính trị, số 529 (tháng 3-2022) [92]. Bài viết chỉ rõ một trong những phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta là bằng cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết và định hướng các chủ trương, chính sách lớn. Để đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, cần đổi mới cả việc xây dựng, ban hành nghị quyết và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Bài viết chỉ ra cần xây dựng chế độ kỷ luật đảng nghiên minh cho từng đối tượng đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước. Nguyễn Văn Hùng, Góp bàn nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới, tạp chí lý luận chính trị (số chuyên đề quý I - 2022) [41]. Bài viết làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, bởi vì: xuất phát từ vai trò năng lực cầm quyền của Đảng; căn cứ điều kiện mới của đất nước và thế giới có những thuận lợi và những khó khăn; những nhận thức mới về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới. Bài viết đưa ra sáu giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cầm quyền của đảng trong điều kiện mới. Nguyễn Văn Hùng, Chủ trương của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền, tạp chí Lý luận chính trị (số 538, tháng 12 - 2022) [40]. Bài viết làm rõ chủ trương của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền; quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong những năm qua. Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII là nhiệm vụ rất to lớn, nặng nề và có nhiều nội dung mới, cần quán triệt sâu sắc, với quyết tâm chính trị cao để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

pdf221 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÙNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2023 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÙNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC Mã số: 931 02 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. DƢƠNG TRUNG Ý HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 13 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu 34 Chƣơng 2: NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 38 2.1. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền - khái niệm, vai trò, đặc điểm 38 2.2. Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam - khái niệm, biểu hiện và các yếu tố quy định 54 Chƣơng 3: NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 75 3.1. Thực trạng biểu hiện năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay 75 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam 107 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2045 121 4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay 121 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2045 132 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội CT-XH Chính trị - xã hội ĐCQ Đảng cầm quyền ĐLĐ Đảng lãnh đạo HTCT Hệ thống chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc NDCQ Nội dung cầm quyền Nxb Nhà xuất bản PTCQ Phƣơng thức cầm quyền TCBM Tổ chức bộ máy XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. Năng lực lãnh đạo, cầm quyền sẽ bảo đảm tính bền vững, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; sự phù hợp và tính khả thi trong đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc về mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Từ khi Đảng ra đời đến nay, với năng lực nắm bắt, vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận cách mạng; năng lực tuyên truyền, thuyết phục, vận động toàn Đảng, toàn xã hội tán thành, ủng hộ và tích cực thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; năng lực xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới; năng lực lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội và kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì sau hơn 35 năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [23, tr.25]. Những thành tựu đó là điều kiện, tiền đề để Việt Nam phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI: “nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [23, tr.14]. Với tất cả những thành tựu đó, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hoàn toàn tin tƣởng vào sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội” [18, tr.88]. Bên cạnh những ƣu điểm về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thì phải thẳng 2 thắn chỉ ra rằng: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chƣa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” [19, tr.192-193]. Lý luận về kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lý luận về Đảng cầm quyền, nội dung, phƣơng thức cầm quyền vẫn chƣa đƣợc làm sáng tỏ; “Công tác thông tin, tuyên truyền một số chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chƣa phong phú, thƣờng xuyên, kịp thời, chƣa đáp ứng đƣợc sự mong đợi của nhân dân” [23, tr.91]. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn chồng chéo, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình mới. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nƣớc chƣa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chƣa cao. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thuận lợi thì không ít những khó khăn, thách thức tác động đến sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề mới, chƣa có tiền lệ trong lịch sử nên khó tránh khỏi gặp nhiều khó khăn. Tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc có nhiều diễn biến rất phức tạp: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo” [23, tr.105]; các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng nhƣ những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp” [23, tr.108]. Từ thực tiễn lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta rút ra bài học kinh nghiệm: “công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đƣợc triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thƣờng xuyên cả về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu 3 của Đảng” [23, tr.95]. Định hƣớng phát triển đất nƣớc giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định phải: “đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng” [24, tr.332]. Hiện nay, lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cần phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để có giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong thời gian tới. Đến nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, dƣới góc độ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nƣớc về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nƣớc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2045. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bốn là, dự báo những thuận lợi, khó khăn, đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2045. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm vi không gian: Hệ thống tổ chức, bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội, trong đó luận án chủ yếu nghiên cứu năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp Trung ƣơng. Phạm vi thời gian: Thời gian điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn thu thập tƣ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài từ năm 2011 (Đại hội XI của Đảng) đến nay; phƣơng hƣớng, giải pháp có giá trị đến năm 2045. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành: phân tích - tổng hợp; lôgíc - lịch sử; thống kê - so sánh; tổng kết thực tiễn và phƣơng pháp điều tra xã hội học. 5 Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận án, đặc biệt là chƣơng 2 về cơ sở lý luận, thực tiễn năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và chƣơng 3 để phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phƣơng pháp lôgíc - lịch sử: đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong chƣơng 4 khi đƣa ra cơ sở, căn cứ đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2045. Phƣơng pháp thống kê - so sánh: sử dụng trong chƣơng 1 để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; trong chƣơng 3 để đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn: đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 để phân tích, tổng kết, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra trong năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin từ đối tƣợng đƣợc hỏi thông qua bảng hỏi. Tác giả xin ý kiến ngƣời hỏi (500 phiếu điều tra xã hội học) và tổng hợp kết quả điều tra xã hội học. Kết quả đó đƣợc sử dụng trong chƣơng 2, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án để có thêm cơ sở sắc đáng đối với những nhận định, đánh giá trong luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đƣa ra và phân tích đƣợc khái niệm năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 6 Luận án đã đƣa ra và phân tích đƣợc 6 biểu hiện năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay dƣới góc độ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nƣớc; chỉ ra 6 vấn đề đặt ra trong năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2045. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu luận án góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng lãnh đạo, cầm quyền và nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Hệ cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, cử nhân chính trị); các học phần trong chƣơng trình đào tạo sau đại học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nƣớc. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chƣơng (9 tiết), kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền Lipset, Seymour Martin (1983), Political Man: The Social Bases of Politics (2nd ed), London: Heinemann [112]. Cuốn sách tập trung làm rõ mối quan hệ tính chính đáng chính trị của cầm quyền và hiệu quả cầm quyền. Theo tác giả, thƣớc đo cơ bản hiệu quả của sự cầm quyền chính là sự phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là chìa khóa để cho chủ thể cầm quyền xây dựng tính chính đáng. Nếu chủ thể cầm quyền tạo ra đƣợc sự phát triển kinh tế cao thì đồng nghĩa với việc tính chính đáng trong cầm quyền cao. Và ngƣợc lại, khi hiệu quả cầm quyền thấp, nếu để kéo dài thì tính chính đáng trong cầm quyền bị xói mòn và dẫn tới mất vai trò cầm quyền. Schmitt, Carl (2004), Legality and Legitimacy (do Jeffrey dịch), Duke University Press [113]. Tác giả tập trung làm rõ tính hợp pháp của chủ thể cầm quyền. Một chính phủ chỉ có đƣợc tính chính đáng khi nó đƣợc lập lên từ các cuộc bầu cử tự do và công bằng - tức là hợp pháp. Tuy nhiên, tác giả cũng hoài nghi về tính chính đáng của một chính phủ đƣợc dựng lên nhờ vào bầu cử bằng chiến thắng đa số tuyệt đối. Tác giả cho rằng, 51% phiếu bầu tạo nên tính chính đáng mà không bao giờ hỏi liệu 49% còn lại có chấp nhận quyết định của 51% hay không. Theo tác giả, một chính phủ đƣợc bầu lên với 51% số phiếu đã đƣợc coi là chính đáng hay chƣa nếu nhƣ 49% còn lại nổi loạn thì liệu chính phủ đó có duy trì đƣợc thời gian cầm quyền của mình? Từ đó, tác giả khẳng định rằng, kết quả bầu cử chỉ là một điều kiện đầu tiên để tạo nên tính chính đáng cho một chính phủ. Chính phủ đó có duy trì đƣợc tính chính đáng hay không cần phải thuyết phục đƣợc 49% còn lại thông qua hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. 8 Lƣu Tôn Hồng (2004), Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bản dịch: Nguyễn Bản, Việt Hà, Đặng Thúy Hà, Chu Thùy Liên [39]. Cuốn sách đã khái quát những quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhƣ: (1) Thích ứng với thời đại là điều kiện để giữ vững địa vị cầm quyền; (2) Phát huy tốt chức năng chính trị của Đảng, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với Nhà nƣớc và xã hội; (3) Đoàn kết các tầng lớp trong xã hội, thông qua sức mạnh của tổ chức đảng để phát huy sự ảnh hƣởng chính trị; (4) Lấy việc cầm quyền lâu dài làm mục tiêu, giữ gìn tƣ cách của Đảng; (5) Sáng tạo lý luận cầm quyền, cƣơng lĩnh cầm quyền và xây dựng đội ngũ cầm quyền; (6) Dùng biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa để quản lý đất nƣớc, không ngừng hoàn thiện phƣơng thức cầm quyền; (7) Tạo ra một hình tƣợng tốt đẹp, giữ đƣợc hƣớng tâm, quy tụ chính trị mạnh mẽ; (8) Xóa bỏ mọi nhân tố đe dọa vị trí cầm quyền của Đảng, giữ vững sự chỉ đạo của Đảng đối với Nhà nƣớcĐặc biệt, tác giả nhấn mạnh Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền theo nguyên tắc Đảng chính phân khai. Dƣơng Tiểu Cƣờng, Tào Tuyết Phong (2005), Cầm quyền mang tính khoa học và dân chủ, cầm quyển theo pháp luật: yêu cầu thời đại về tính hợp pháp của đảng cầm quyền [7]. Cuốn sách đã phân tích mối quan hệ giữa phƣơng thức cầm quyền và tính hợp pháp của đảng cầm quyền và yêu cầu đặt ra đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là cầm quyền phải mang tính khoa học, tính dân chủ và cầm quyền theo pháp luật. William P.Cross, André Blais (2012), Politics at the Centre: The Selection and Removal of Party Leaders in the Anglo Parliamentary Democracies, 230p. Cuốn sách “Chính trị ở trung tâm: Việc lựa chọn và bãi nhiệm các nhà lãnh đạo đảng trong nền dân chủ nghị viện Anh, bởi William P. Cross, André Blais, 2012, 230p” [116] là một nghiên cứu so sánh về các quy tắc, chuẩn mực và hành vi xung quanh sự lãnh đạo của đảng chính trị. Phân tích chính bao gồm 25 bên ở Úc, Canada, Ireland, New Zealand và Vƣơng quốc Anh từ năm 1965 trở đi. Các chủ đề đƣợc đề cập bao gồm các phƣơng pháp lựa chọn và loại bỏ lãnh đạo và bản chất của chính trị lãnh đạo. Các chủ đề của cuốn sách bao gồm dân chủ 9 trong nội bộ đảng, nhấn mạnh vào vai trò tƣơng đối của các nhóm nghị viện và ngoài nghị viện, cũng nhƣ nguyên nhân của cải cách tổ chức trong các đảng. Đặc biệt chú ý đến sự thay đổi theo thời gian và sự khác biệt giữa các bên với lời giải thích đƣợc đƣa ra cho cả hai. Ngƣời ta chú ý đáng kể đến xu hƣớng mở rộng tuyển chọn lãnh đạo, bao gồm cả việc xem xét lý do tại sao nhiều đảng áp dụng cải cách này trong khi những đảng khác lại phản đối nó. Dữ liệu, đƣợc thu thập từ hơn 200 cuộc bầu cử lãnh đạo, đƣợc phân tích để xem xét các vấn đề nhƣ tính cạnh tranh của các cuộc cạnh tranh lãnh đạo, kiểu cá nhân chiến thắng trong cuộc tranh cử và thâm niên của các nhà lãnh đạo. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp lựa chọn và loại bỏ khác nhau đối với những vấn đề này cũng đƣợc xem xét. Phần lớn phân tích dựa trên các cuộc phỏng vấn trong nƣớc đƣợc thực hiện với các chính trị gia tích cực, các lãnh đạo đảng trƣớc đây và hiện tại, các nhà báo chính trị và quan chức của các đảng ngoài quốc hội. Việc sử dụng rộng rãi còn đƣợc thực hiện bằng việc xem xét toàn diện các văn kiện của đảng liên quan đến việc lựa chọn lãnh đạo. L.Stark (2015), Choosing a Leader: Party Leadership Contests in Britain from Macmillan to Blair, 246p. Cuốn sách “Lựa chọn một nhà lãnh đạo: Các cuộc thi lãnh đạo đảng ở Anh từ Macmillan đến Blair, của L.Stark, 2015, 246p” [111] đã chỉ rõ trong ba thập kỷ qua, các đảng chính trị ở Anh đã và đang thay đổi một cách triệt để cách thức lựa chọn ngƣời lãnh đạo của mình. Cuốn sách này mô tả những cuộc tranh luận gay gắt thƣờng xuyên về việc lựa chọn lãnh đạo trong các đảng Bảo thủ, Lao động, Tự do, Dân chủ Xã hội và Dân chủ Tự do. Với những nỗ lực sâu rộng mà các bên đã dành để hoàn thiện các quy tắc lựa chọn của mình, thật đáng ngạc nhiên khi thấy rằng các quy tắc mới có rất ít hậu quả có thể xác định đƣợc. Rất hiếm khi các quy tắc này ảnh hƣởng đến ai tranh cử vị trí lãnh đạo đảng, cách họ vận động hoặc ai là ngƣời chiến thắng trong cuộc tranh cử. Phân tích cẩn thận cho thấy rằng, trái ngƣợc với niềm tin thông thƣờng, các cuộc tranh cử lãnh đạo có nhiều khả năng mang lại lợi ích hơn là có hại cho một đảng - điều này một lần nữa đƣợc chứng minh qua việc John Major tái đắc cử chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ năm 1995. 10 Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc: 5 năm quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện (Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tố chức và xây dựng Đảng từ sau Đại hội XVIII), Nhà xuất bản Xây dựng Đảng (Trung Quốc), tháng 5-2018. Tổ chức dịch và hiệu đính: Nguyễn Minh Tuấn, Lê Văn Toan (Tài liệu nghiên cứu lƣu hành nội bộ, Hà Nội, 2019) [107]. Cuốn sách tập trung phân tích công tác xây dựng Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_luc_lanh_dao_cam_quyen_cua_dang_cong_san_viet_n.pdf
  • pdfCV đăng tải LATS Nguyễn Văn Hùng.pdf
  • pdfTrang thong tin (T.Viet - Anh) _ Hung.pdf
  • pdfTT (T.Anh) _ Hung (QD cap HV).pdf
  • pdfTT (T.Viet) _ Hung (QD cap HV).pdf
Luận văn liên quan