Luận án Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại ra đời, phát triển vào thập niên đầu của thế kỷ XX ở một số nước có nền nghệ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Úc. đã xuất hiện nhiều trào lưu múa mới. Nhiều đề tài tác phẩm múa phản ánh cảm xúc, tâm lý, tình cảm, tư duy, suy tưởng của con người trong xã hội hiện đại. Khi mới ra đời, cấu trúc nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại gồm ba thành phần cơ bản: Tác phẩm - diễn viên - khán giả. Sự tiếp nối nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật hậu hiện đại và đương đại, ra đời năm 1960 [106], về cấu trúc của nghệ thuật biểu diễn đương đại trên sân khấu đã phát triển với năm thành phần cơ bản: Tác phẩm - Nghệ thuật diễn viên - Ngôn ngữ của các loại hình biểu diễn múa, và các thể loại nghệ thuật phù trợ: âm nhạc, (thiết kế sân khấu: âm thanh, tiếng động, ánh sáng trang trí, đạo cụ, phục trang, hóa trang, video art), - không gian sân khấu - khán giả. Về nội dung tác phẩm nghệ thuật biểu diễn nói chung, múa đương đại nói riêng, đã thoát khỏi những quan niệm có tính chất công thức, một chiều về hình thức nghệ thuật, về tư tưởng mỹ học, về đối tượng phản ánh. Nội dung tác phẩm múa tiếp cận với đời sống nội tâm của con người, nơi những suy cảm nổi sóng của con người trong xã hội và tự nhiên, nhiễm sâu sắc lý tưởng thẩm mỹ dân tộc và thời đại trong cái hiện thực đa nghĩa, có vẻ đẹp đa chiều.

doc222 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI TRẦN VĂN HẢI NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI TRẦN VĂN HẢI NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Mã số: 9 21 02 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Duy Khuê Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, khoa học. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, được trích dẫn và chú thích rõ ràng. Tác giả luận án Trần Văn Hải DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MĐĐ Múa đương đại MHĐ Múa hiện đại MĐĐVN Múa đương đại Việt Nam NCS Nghiên cứu sinh NTBD Nghệ thuật biểu diễn NTBDMĐĐ Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại NTĐĐ Nghệ thuật đương đại NTMĐĐ Nghệ thuật múa đương đại NTTD Nghệ thuật trình diễn PPHTXHCN Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VHNT Văn học nghệ thuật VHNTVN Văn học nghệ thuật Việt Nam XHH Xã hội hóa MỤC LỤC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại ra đời, phát triển vào thập niên đầu của thế kỷ XX ở một số nước có nền nghệ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Úc... đã xuất hiện nhiều trào lưu múa mới. Nhiều đề tài tác phẩm múa phản ánh cảm xúc, tâm lý, tình cảm, tư duy, suy tưởng của con người trong xã hội hiện đại. Khi mới ra đời, cấu trúc nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại gồm ba thành phần cơ bản: Tác phẩm - diễn viên - khán giả. Sự tiếp nối nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật hậu hiện đại và đương đại, ra đời năm 1960 [106], về cấu trúc của nghệ thuật biểu diễn đương đại trên sân khấu đã phát triển với năm thành phần cơ bản: Tác phẩm - Nghệ thuật diễn viên - Ngôn ngữ của các loại hình biểu diễn múa, và các thể loại nghệ thuật phù trợ: âm nhạc, (thiết kế sân khấu: âm thanh, tiếng động, ánh sáng trang trí, đạo cụ, phục trang, hóa trang, video art), - không gian sân khấu - khán giả. Về nội dung tác phẩm nghệ thuật biểu diễn nói chung, múa đương đại nói riêng, đã thoát khỏi những quan niệm có tính chất công thức, một chiều về hình thức nghệ thuật, về tư tưởng mỹ học, về đối tượng phản ánh. Nội dung tác phẩm múa tiếp cận với đời sống nội tâm của con người, nơi những suy cảm nổi sóng của con người trong xã hội và tự nhiên, nhiễm sâu sắc lý tưởng thẩm mỹ dân tộc và thời đại trong cái hiện thực đa nghĩa, có vẻ đẹp đa chiều. Những tác phẩm nghệ thuật múa đương đại, được diễn ra trong sự liên kết bởi một tư duy tổng hợp, tạo nên một tổng thể nghệ thuật đa tầng, hiện thân của sự sáng tạo hình tượng tổng hợp... Và đó là động cơ khiến NCS chọn đề tài “Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” để nghiên cứu. Và dưới đây là những lý do căn bản của động cơ ấy: Thứ nhất, múa đương đại được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ và một số nước phát triển; đã tạo ra nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Thứ hai, nghệ thuật múa đương đại Việt Nam đã đổi mới NTBD với năm thành phần sáng tạo nghệ thuật để giao lưu, hội nhập đa dạng văn hóa thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Thứ ba, múa đương đại đã tạo ra sức mạnh văn hóa, lối sống của tinh thần con người mới trong nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân. Với ý nghĩa trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử sân khấu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam từ năm 1986 đến 2016, đề tài đã nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn múa trong cơ chế nghệ thuật mới. Qua đó, hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN, đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa trong thời kỳ hội nhập, để xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực tiễn phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Từ nghệ thuật biểu diễn múa đương đại để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, hiển thị các thành phần sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn múa đương đại; hiện thân sức biểu cảm và suy tưởng của mỗi thành phần sáng tạo nên tác phẩm ấy nơi người diễn viên diễn xuất trên sân khấu múa đương đại Việt Nam. Từ đó, rút ra những nguyên lý cơ bản của sáng tạo diễn xuất diễn viên trong sự kết hợp với các thành phần nghệ thuật và các nhân tố kỹ thuật công nghệ cùng tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm múa. Với bốn nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN 2. Khái quát sự phát triển múa đương đại Việt Nam 3. Đánh giá thực trạng nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN hiện nay 4. Luận bàn về sự phát triển nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Qua đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm của năm thành tố cơ bản cấu thành nghệ thuật biểu diễn múa đương đại: Về tính chân thực biểu cảm của hình thái biểu diễn múa; về tính dân tộc nhuần nhuyễn, điêu luyện, tinh tế và chuyên nghiệp của kỹ thuật biểu diễn múa; về tính ngẫu hứng trong diễn xuất của diễn viên múa đương đại; về quá trình Việt hóa tư duy động tác múa, cấu trúc hình thức tác phẩm múa ngoại sinh; bằng những giải pháp phát triển kỹ thuật múa hình thể diễn viên thấm nhuần vào tư duy bản sắc múa dân tộc vào động tác, hình thành ngôn ngữ, tiết tấu, nhịp điệu múa đương đại Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình phát triển trên thực tiễn lý luận của Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam, trải qua suốt quá trình Việt hóa tiếp nhận và biến đổi ngôn ngữ múa ngoại sinh thành nội sinh trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Luận án nghiên cứu về năm thành tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam, bao gồm: tác phẩm - diễn viên - không gian sân khấu - âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, video art - khán giả, để xây dựng hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật biểu diễn múa đương đại . 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa chuyên nghiệp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu không gian nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, dựa trên cơ sở đối tượng phản ánh là cảm xúc hiện thực cùng với sự tiếp nhận, biến đổi đa dạng hóa ngôn ngữ múa, làm phong phú các hình thức tác phẩm múa, và tăng cường kỹ thuật nghệ thuật biểu diễn múa. Đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp thể hiện tác phẩm múa trước công chúng một cách đồng bộ và toàn diện, trong đó nhấn mạnh các khâu: ngôn ngữ múa mới, âm nhạc, diễn xuất và nghệ thuật múa ngẫu hứng trong tác phẩm múa đương đại. Về thời gian, luận án nghiên cứu nghệ thuật múa từ năm 1986 đến năm 2016. Lý do NCS chọn mốc thời gian từ năm 1986 làm phạm vi nghiên cứu, vì đây là thời gian đất nước đổi mới toàn diện từ cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa nghệ thuật. Thời gian từ 1986 đến 2016 là tính chất tiêu biểu điển hình của sự hình thành, ra đời và phát triển nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam theo phương pháp, phong cách nghệ thuật trong sáng tác, biểu diễn mới, có nhiều điểm phải nghiên cứu, luận bàn về văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới và hội nhập - đa dạng văn hóa. 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Những trào lưu múa ở các nước phát triển có nền nghệ thuật tiên tiến đã ảnh hưởng vào múa đương đại Việt Nam như thế nào? 6.2. Tại sao múa đương đại Việt Nam thời kỳ đầu mới hội nhập lại phát triển xa lạ với truyền thống múa hiện đại Việt Nam ? 6.3. Cần có những giải pháp nào để phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam về múa ngẫu hứng mang tính dân tộc và quốc tế ? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Giả thuyết thứ nhất Do chính sách mở cửa của Nhà nước đã hội nhập văn hóa, nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật biểu diễn múa đương đại từ các nước phát triển trên thế giới ảnh hưởng vảo nghệ thuật múa ở trong nước, đã tạo ra nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và quốc tế. 7.2. Giả thuyết thứ hai Nghệ thuật múa ngẫu hứng - ứng tác, ứng diễn của diễn viên với các thành phần tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm nghệ thuật múa là cơ sở để phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam. Thời gian đầu nhiều tác phẩm biểu diễn múa đương đại còn xa lạ với lối xem múa hiện đại của công chúng, nhưng sau đó đã tạo ra lớp khán giả mới, họ đã hưởng ứng múa đương đại. Do đó, cần có giải pháp để phát triển nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN vì một nền nghệ thuật toàn dân mang tính dân tộc và quốc tế. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, theo đó: Luận án vận dụng nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật để quy chiếu hệ biến đổi văn hóa nghệ thuật vào nghệ thuật múa đương đại Việt Nam. Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để nhận xét, đánh giá lý luận, thực tiễn nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, phát triển nghệ thuật múa, đáp ứng thị hiếu của công chúng thời đại mới. Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá tổng quan các luận điểm về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam, qua tác giả, tác phẩm múa những năm đầu thế kỷ XXI. Đặt đối tượng nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam qua quá trình phát triển, tiếp nhận và biến đổi nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, từ năm 1986 đến năm 2016 trong mối quan hệ bản sắc nghệ thuật dân tộc và tính quốc tế. Sự tiếp nhận múa thế giới và tiếp biến văn hóa nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, để giải quyết lý luận nghiên cứu khoa học của đề tài về nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Nguồn nghiên cứu thứ nhất, tư liệu ở trong nước: các mục tư liệu tổng hợp văn bản học sách xuất bản, luận văn, luận án, chuyên luận viết nghiên cứu về múa và nghệ thuật biểu diễn ở trong nước, gồm cả clip biểu diễn và xem múa trên sân khấu biểu diễn. Nguồn thứ hai, tư liệu viết về sự hình thành, ra đời múa đương đại, sự ảnh hưởng tiếp nhận múa đương đại thế giới, phát triển vào nghệ thuật múa Việt Nam. Đó là các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, tiểu luận chuyên đề về múa đương đại Việt Nam, cả những chuyên luận, luận án về giáo dục đào tạo nguồn lực cho đất nước có liên quan đến đề tài trong thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa. Nguồn tư liệu thứ ba, những cuốn sách công bố về nghệ thuật biểu diễn sân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, kịch dân ca... và một số chuyên luận đề cập đến biểu diễn múa dân gian, múa đương đại. 8.2.2. Tư liệu nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu văn bản học những bài nghiên cứu, sách dịch từ các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả người nước ngoài đã nghiên cứu về: múa hiện đại, múa đương đại, múa hậu hiện đại. Thông qua những cuốn sách giới thiệu, nghiên cứu múa đương đại thế giới phát triển các trào lưu, khuynh hướng sáng tác của tác giả, nội dung, đề tài tác phẩm múa đương đại của nước ngoài họ đã giải quyết các vấn đề: Khuynh hướng sáng tác, trường phái múa đương đại về nội dung phản ánh, khai thác đề tài cuộc sống, kỹ thuật múa đương đại... Trước xu thế quốc tế hóa, Mỹ và nhiều quốc gia phát triển thực hiện chính sách “xuất khẩu” văn hóa nghệ thuật đại chúng”. Các trào lưu múa đương đại Mỹ có sức ảnh hưởng, lan tỏa ở các nước phát triển châu Âu và trên toàn cầu, đây là cơ hội khi Nhà nước mở cửa, hội nhập, múa đương đại Mỹ và châu Âu đã tràn vào Việt Nam để tạo ra nền nghệ thuật múa mới. Về lý thuyết “xuất khẩu” (đây là đề tài công bố của Thomas L. Friedman do Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố năm 2006) về “nhập khẩu” văn hóa nghệ thuật Mỹ vào các nước đang phát triển trên toàn cầu. Sự thật về lý thuyết “xuất khẩu”, “nhập khấu” văn hóa nghệ thuật của Mỹ không còn là của riêng các nghệ sĩ Mỹ, mà nó là của các nước trên toàn cầu; tất cả các nước đều trao đổi văn hóa nghệ thuật để giao lưu, học hỏi lẫn nhau và “xuất khẩu” những tinh hoa nghệ thuật của mỗi nước sang nước thứ hai. Nghệ thuật múa trên toàn cầu, đa số ở các nước đang phát triển bị tác động ảnh hưởng múa đương đại Mỹ, nghệ thuật múa theo xu thế: Múa đương đại, múa hậu hiện đại, phát triển nhiều thể loại, nội dung phong phú với nhiều hình thức biểu diễn kết hợp công nghệ đa phương tiện để hấp dẫn công chúng, mỹ lệ hóa sân khấu nhằm nâng cao khả năng biểu cảm tác phẩm múa đương đại. 8.2.3. Khảo sát thực tiễn múa đương đại Nghiên cứu sinh khảo sát trực tiếp các buổi biểu diễn múa đương đại nước ngoài trên sân khấu múa Việt Nam, hoặc qua một số băng, đĩa, video, internet, liên hoan múa Á-Âu... xem trực tiếp nhiều tiết mục biểu diễn múa tại các hội thi, hội diễn múa chuyên nghiệp toàn quốc hàng năm, hoặc định kỳ (2 năm, 3 năm, 5 năm một lần). 8.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, qua những tác phẩm múa đạt giải thưởng cao, hoặc những tác phẩm đã công diễn để lại ấn tượng văn hóa nghệ thuật mà công chúng nồng nhiệt hâm mộ. Phân tích quá trình phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại về cấu trúc ngôn ngữ động tác, cấu trúc hình thức tác phẩm, nội dung tác phẩm và giá trị đổi mới nghệ thuật múa đương đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Nghiên cứu thực địa các cơ sở nghệ thuật biểu diễn múa đương đại trên sân khấu biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hoặc xem video biểu diễn múa... Nghiên cứu sinh vận dụng phân tích, mô tả các hoạt động nghệ thuật múa về những ảnh hưởng của nhiều trào lưu múa nước ngoài vào Việt Nam; đề cập đến những đoàn múa hoạt động biểu diễn nổi bật, phát triển nhiều tác phẩm múa trước công chúng trong cơ chế kinh tế, nghệ thuật thị trường. Qua đó, tổng hợp, đánh giá những thành công, hạn chế múa đương đại hiện nay, để phát triển nghệ thuật biểu diễn múa vì công chúng. 8.2.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại bao gồm nhiều vấn đề liên quan, đòi hỏi tiếp cận liên ngành khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật học, lịch sử, mỹ học, sân khấu biểu diễn... để nhận định, đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn đảm bảo tính khách quan, khoa học vì sự phát triển nghệ thuật múa trong cơ chế nghệ thuật thị trường thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. 8.2.6. Phương pháp nghiên cứu so sánh Nghiên cứu đánh giá, so sánh qua các văn bản từ luận án, luận văn đến các chuyên luận khoa học về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam. So sánh làm rõ cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, làm rõ các thành tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn và tính hiệu quả của nó trước công chúng. 9. Tính mới của Luận án Những đóng góp mới mà Luận án đưa ra có tính khoa học, thực tiễn, khả thi cao, nó được áp dụng vào sự phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Đó là thực tiễn khoa học: Thứ nhất, mới về đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại trong thời kỳ hội nhập, bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN với năm thành phần cơ bản sáng tạo của sân khấu nghệ thuật múa. Thứ hai, xây dựng cơ sở lý luận múa ngẫu hứng mang tính khoa học và thực tiễn để hoàn thiện tác phẩm múa đương đại có giá trị khoa học, nghệ thuật của thời đại mới. Thứ ba, áp dụng lý thuyết tiếp nhận và biến đổi: Nhất thể văn hóa, tiếp biến nhân tố nghệ thuật ngoại sinh để làm giàu bản sắc dân tộc, múa đương đại Việt Nam là một quy luật của sự phát triển nghệ thuật để phù hợp với ý thức xã hội của từng thời đại. Thứ tư, luận án đã chứng minh những khác biệt giữa hai phương pháp nghệ thuật xây dựng tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại với múa đương đại, để nó trở thành tiêu chí lý luận phân loại trong việc thẩm định tác phẩm nghệ thuật và múa hiện nay. Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN để rút ra những nguyên lý cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên; theo đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm năm thành tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong mối quan hệ đồng sáng tạo cảm xúc để hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật múa đương đại. 10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu 10.1. Ý nghĩa khoa học - Dựa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa múa dân tộc và nghệ thuật múa đương đại nước ngoài, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múa đương đại trong thời kỳ đổi mới, hội nhập từ 1986 đến 2016. Qua đó, đưa ra các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại như sau: - Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa trong thời kỳ hội nhập. - Giải pháp tiếp nhận và biến đổi các nhân tố kỹ thuật múa ngoại sinh, Việt hóa thành nhân tố múa nội sinh. - Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam với cấu trúc kỹ thuật công nghệ, công nghiệp biểu diễn để hội nhập. 10.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tạo động lực mới để phát triển nghệ thuật múa đương đại Việt Nam. - Xây dựng nền nghệ thuật biểu diễn múa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế. - Luận án sẽ làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghiên cứu nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại Việt Nam nói riêng trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI 1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn Nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ hội nhập đã đổi mới phương pháp nghệ thuật biểu diễn sân khấu, ngôn ngữ diễn viên trong mối quan hệ hành động biểu cảm đồng diễn, đồng sáng tạo với nhiều loại hình nghệ thuật mới, điều mà trước đổi mới năm 1986 chưa từng xuất hiện trên sân khấu biểu diễn nghệ thuật múa hiện đại. Sau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh các hình thức, thể loại: Từ đổi mới tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn đã có cơ hội thể hiện theo phương thức nghệ thuật mới trên sân khấu trước công chúng trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. 2. Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam thời kỳ hội nhập Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam đã đổi mới kỹ thuật, kiến trúc sân khấu, nghệ thuật kỹ thuật diễn viên và biên đạo múa. Về kỹ thuật múa thay đổi từ bắt chước, mô phỏng, tái tạo hiện thực, mô tả, tự sự trữ tình, phản ánh hiện thực... của múa hiện đại đã trở thành một phương pháp nghệ thuật của riêng múa hiện đại, múa đương đại bắt đầu bằng những thủ pháp kỹ thuật, ngôn ngữ, nhịp điệu múa mới: Thứ nhất, về ngôn ngữ, nhịp điệu, luật động, tuyến múa: Ngôn ngữ hành động múa ngẫu hứng, vận động theo lực đàn hồi con lắc (nghĩa là lực cân bằng), ứng dụng vào mọi hành động, hành vi trong đời sống của con người thành múa. Hoặc múa hóa các hành động đời sống của con người đã khái quát hóa thành động tác, ngôn ngữ múa đương đại trong sáng tạo cấu trúc thành tác phẩm múa để phục vụ công chúng. Thứ hai, mở rộng không gian sân khấu, thể hiện kỹ thuật, nhịp điệu âm nhạc, nhịp điệu múa mang tính dân tộc và tính quốc tế. Thứ ba, sân khấu giàu tính kỹ thuật - khoa học công nghệ, đa phương tiện nghệ thuật, đồng sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm, đồng biểu cảm với người diễn viên mang hiệu quả thẩm mỹ về cái đẹp của hình tượng tác phẩm nghệ thuật múa, làm cho nó trở nên lung linh đa sắc màu văn hóa trong thế giới cảm xúc nghệ thuật của tác phẩm múa đương đại. Những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật biểu diễn tác phẩm múa sau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật mang tính đại chúng, phục vụ đắc lực cho đời sống của con người trong xã hội văn hóa, văn minh của thời đại mới. Nghệ thuật biểu diễn múa giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế, thể hiện sống động tác phẩm múa thực và ảo, đề cao đa sắc màu văn hóa dân tộc. Dưới đây là những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn. 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu múa nước ngoài NCS đã nghiên cứu nhi
Luận văn liên quan