Trong quần thể kiến trúc cung đình (KTCĐ) triều Nguyễn, còn gọi là
Quần thể di tích Cố đô Huế (QTDT Cố đô Huế), trang trí kiến trúc (TTKT)
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị nghệ thuật của mỗi công
trình. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ, TTKT trong KTCĐ triều Nguyễn còn mang
theo những thông điệp của người xưa với những đồ án trang trí mà theo tác giả
Nguyễn Hữu Thông, chứa đựng “tinh thần, tâm lý, phong cách, chất biểu cảm,
biểu lý và những gởi gắm thể hiện trong ngôn ngữ hình họa” [99, tr.7].
Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi trong bối cảnh quá trình giao lưu văn
hóa Đông - Tây đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Dưới triều đại của mình,
từ 1916 - 1925, ông đã cho tu bổ và xây dựng nhiều công trình trong QTDT Cố
đô Huế, mà trong đó, có sự xuất hiện của các công trình kiến trúc phương Tây
với kết cấu BTCT. Cùng với đó, về mặt TTKT, đa phần các công trình này sử
dụng hình thức trang trí khảm sành sứ (TTKSS). Theo các tác giả Trần Đức
Anh Sơn và Phan Thanh Hải, các KTCĐ triều Nguyễn giai đoạn Khải Định -
Bảo Đại (1916 - 1945) đã “góp phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể
di tích kiến trúc ở kinh đô” [87].
Trong thời gian gần đây, nhiều công trình quan trọng có liên quan đến
vua Khải Định đã và đang được quan tâm phục hồi, tu bổ như điện Kiến Trung,
điện Thái Hòa và trong tương lai có thể là điện Cần Chánh hay Cửu Tư Đài.
Do đó, bên cạnh các lĩnh vực kiến trúc, kết cấu, đòi hỏi cần phải có các nghiên
cứu về mỹ thuật, đặc biệt là hệ thống TTKSS, để xây dựng cơ sở khoa học cho
công tác bảo tồn. Các yêu cầu thực tiễn cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú
ý đối với hệ thống TTKSS thời Khải Định bao gồm: những yếu tố chính trị, xã
hội, văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí (NTTT) cung đình triều Nguyễn
những năm đầu thế kỷ XX; đề tài, kiểu thức trang trí, sự kết hợp và hình thức2
biểu đạt của các đồ án trang trí trên công trình.
303 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại quần thể di tích cố đô Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Minh Khôi
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925)
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Minh Khôi
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 - 1925)
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng
Hà Nội - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ
trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đô Huế là
công trình nghiên cứu do tôi viết và chưa công bố. Các kết quả nghiên cứu cũng
như kết luận trong luận án này là trung thực. Trong quá trình thực hiện luận án,
tôi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và thực hiện trích
dẫn cũng như ghi nguồn đầy đủ theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án
Nguyễn Minh Khôi
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến Quần thể di tích Cố đô Huế dưới thời
Khải Định (1916-1925) ..................................................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí triều Nguyễn .... 14
1.1.3. Những nghiên cứu liên qua đến nghệ thuật trang trí khảm sành sứ triều
Nguyễn ............................................................................................................. 19
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 26
1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 26
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 38
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 43
1.3.1. Bối cảnh (lịch sử, văn hóa) hình thành đối tượng nghiên cứu ............. 43
1.3.2. Hệ thống trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định .......... 48
Tiểu kết ............................................................................................................ 56
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ
TRÊN KIẾN TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI
TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ......................................................................................... 58
2.1. Đề tài, kiểu thức sử dụng trong trang trí .................................................. 59
2.1.1. Đề tài trang trí ...................................................................................... 60
2.1.2. Kiểu thức trang trí ................................................................................. 60
2.2. Bố cục tổng thể của hệ thống trang trí ..................................................... 66
2.2.1. Vị trí trên kiến trúc của các đồ án trang trí .......................................... 67
2.2.2. Sắp xếp đề tài, kiểu thức của các đồ án trang trí trên kiến trúc ........... 71
2.2.3. Hướng của các đồ án trang trí .............................................................. 76
iii
2.3. Tổ chức không gian tổng thể của hệ thống trang trí ................................ 80
2.3.1. Tổ chức không gian trang trí ngoại thất ............................................... 81
2.3.2. Tổ chức không gian trang trí nội thất ................................................... 84
2.4. Hình thức biểu đạt của đồ án trang trí ...................................................... 87
2.4.1. Tạo hình trang trí .................................................................................. 88
2.4.2. Chất liệu và màu sắc ............................................................................. 96
2.4.3. Thủ pháp thể hiện ................................................................................ 101
Tiểu kết .......................................................................................................... 107
Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ BÀN
LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KHẢM SÀNH SỨ TRÊN KIẾN
TRÚC THỜI KHẢI ĐỊNH (1916 – 1925) TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ
HUẾ ............................................................................................................... 109
3.1. Đặc trưng ................................................................................................ 109
3.1.1. Sự cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống ...................................... 109
3.1.2. Sử dụng yếu tố phương Tây trong hình thức biểu đạt ........................ 120
3.1.3. Sự sáng tạo và sự tinh xảo .................................................................. 125
3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật ...................................................................... 131
3.2.1. Giá trị văn hóa .................................................................................... 131
3.2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................ 135
3.3. Bàn luận về nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định
(1916 – 1925) tại Quần thể di tích cố đô Huế ............................................... 145
3.3.1. Sự kế thừa ............................................................................................ 145
3.3.2. Sự phát huy giá trị ............................................................................... 148
Tiểu kết .......................................................................................................... 153
KẾT LUẬN ................................................................................................... 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...... 158
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 159
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ......................................... 172
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AAVH
B.
BAVH
BTDT
BTCT
H.
HĐQG
KHCN
KTCĐ
NCS
NTTT
Nxb.
PL.
TĐBK
Tp.
tr.
TTKT
TTKSS
QTDT
Chữ viết đầy đủ
L’Association des Amis du Vieux Huế
(Hội Những người bạn cố đô Huế)
Bảng
Bulletin des Amis du Vieux Hue
(Tạp chí Những người bạn cố đô Huế)
Bảo tồn di tích
Bê tông cốt thép
Hình
Hội đồng quốc gia
Khoa học công nghệ
Kiến trúc cung đình
Nghiên cứu sinh
Nghệ thuật trang trí
Nhà xuất bản
Phụ lục
Từ điển bách khoa
Thành phố
Trang
Trang trí kiến trúc
Trang trí khảm sành sứ
Quần thể di tích
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quần thể kiến trúc cung đình (KTCĐ) triều Nguyễn, còn gọi là
Quần thể di tích Cố đô Huế (QTDT Cố đô Huế), trang trí kiến trúc (TTKT)
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị nghệ thuật của mỗi công
trình. Bên cạnh chức năng thẩm mỹ, TTKT trong KTCĐ triều Nguyễn còn mang
theo những thông điệp của người xưa với những đồ án trang trí mà theo tác giả
Nguyễn Hữu Thông, chứa đựng “tinh thần, tâm lý, phong cách, chất biểu cảm,
biểu lý và những gởi gắm thể hiện trong ngôn ngữ hình họa” [99, tr.7].
Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi trong bối cảnh quá trình giao lưu văn
hóa Đông - Tây đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Dưới triều đại của mình,
từ 1916 - 1925, ông đã cho tu bổ và xây dựng nhiều công trình trong QTDT Cố
đô Huế, mà trong đó, có sự xuất hiện của các công trình kiến trúc phương Tây
với kết cấu BTCT. Cùng với đó, về mặt TTKT, đa phần các công trình này sử
dụng hình thức trang trí khảm sành sứ (TTKSS). Theo các tác giả Trần Đức
Anh Sơn và Phan Thanh Hải, các KTCĐ triều Nguyễn giai đoạn Khải Định -
Bảo Đại (1916 - 1945) đã “góp phần tạo nên một diện mạo mới cho quần thể
di tích kiến trúc ở kinh đô” [87].
Trong thời gian gần đây, nhiều công trình quan trọng có liên quan đến
vua Khải Định đã và đang được quan tâm phục hồi, tu bổ như điện Kiến Trung,
điện Thái Hòa và trong tương lai có thể là điện Cần Chánh hay Cửu Tư Đài.
Do đó, bên cạnh các lĩnh vực kiến trúc, kết cấu, đòi hỏi cần phải có các nghiên
cứu về mỹ thuật, đặc biệt là hệ thống TTKSS, để xây dựng cơ sở khoa học cho
công tác bảo tồn. Các yêu cầu thực tiễn cho thấy, các vấn đề cần quan tâm, chú
ý đối với hệ thống TTKSS thời Khải Định bao gồm: những yếu tố chính trị, xã
hội, văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí (NTTT) cung đình triều Nguyễn
những năm đầu thế kỷ XX; đề tài, kiểu thức trang trí, sự kết hợp và hình thức
2
biểu đạt của các đồ án trang trí trên công trình.
Trên cơ sở các yêu cầu nghiên cứu trên, NCS đã tiến hành tổng hợp và
đối chiếu các công trình nghiên cứu về mỹ thuật Huế theo ba hướng: thứ nhất,
những nghiên cứu liên quan đến QTDT Cố đô Huế ở giai đoạn 1916-1925 dưới
thời Khải Định; thứ hai, những nghiên cứu liên quan đến NTTT triều Nguyễn;
thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật TTKSS triều Nguyễn. Từ
những công trình nghiên cứu này, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đi
sâu về những đặc trưng TTKT cung đình triều Nguyễn giai đoạn 1916 - 1945
trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây, trong đó có nghệ thuật TTKSS
trên kiến trúc thời Khải Định với các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết đó là:
bối cảnh hình thành, sự kết hợp, cách bài trí và hình thức biểu đạt (tạo hình,
chất liệu, màu sắc, thủ pháp) của hệ thống TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định. Để qua những nghiên cứu này, xác định đặc trưng, giá trị văn hóa nghệ
thuật cũng như sự kế thừa và phát triển của loại hình nghệ thuật này trong
QTDT Cố đô Huế. Chính vì vậy, NCS lựa chọn đề tài Nghệ thuật trang trí khảm
sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại Quần thể di tích Cố đô
Huế nhằm giải quyết, làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu đã trình bày, đồng thời
tạo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn di sản và đóng góp một phần tư liệu
cho bề dày nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Huế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ những đặc trưng, giá trị và sự kế thừa, phát triển của nghệ
thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế
trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây trên cơ sở nghiên cứu sự kết hợp và
hình thức biểu đạt của các đồ án TTKT cung đình triều Nguyễn ở giai đoạn này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu để làm rõ tình hình nghiên
cứu và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, cơ sở lý luận, đồng thời xác định bối
3
cảnh hình thành và khái quát về nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế.
Khảo sát điền dã kết hợp với phân tích, đối chiếu tư liệu để từ đó hệ thống
hóa các biểu hiện của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 -
1925) tại QTDT Cố đô Huế ở các nội dung: sự kết hợp, cách bài trí và hình
thức biểu đạt của các đồ án trang trí.
Phân tích, xác định các đặc trưng, từ đó nhận diện, đánh giá giá trị, sự kế
thừa và phát triển của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 -
1925) tại QTDT Cố đô Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nghệ thuật TTKSS trên kiến
trúc thời Khải Định (1916 – 1925) tại QTDT Cố đô Huế thông qua phân tích,
nghiên cứu hệ thống các đồ án TTKSS trên những công trình KTCĐ được vua
Khải Định cho xây dựng và tu bổ từ năm 1916 đến năm 1925.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu chính: là các công trình KTCĐ thuộc
QTDT Cố đô Huế, nơi chứa đựng các đồ án trang trí.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: là giai đoạn 1916 - 1925, khoảng thời gian
mà các hệ thống đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT Cố đô
Huế được hình thành. Để làm rõ các nội dung nghiên cứu, luận án sẽ mở rộng
phạm vi thời gian xuyên suốt lịch sử hình thành của QTDT Cố đô Huế. Trong
đó, lưu ý đến giai đoạn 1885 - 1916 (đời Đồng Khánh - Duy Tân), là khoảng
thời gian chuyển tiếp trước thời Khải Định.
4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Nghệ thuật TTKSS biểu hiện như thế nào trên KTCĐ thời
Khải Định?
- Câu hỏi 2: Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 -
1925) tại QTDT Cố đô Huế thể hiện những đặc trưng nghệ thuật gì?
- Câu hỏi 3: Giá trị văn hóa nghệ thuật của nghệ thuật TTKSS trên kiến
trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế được thể hiện như thế
nào? Những giá trị này được kế thừa, tiếp nối và phát triển như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1:
Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được biểu hiện thông
qua việc sử dụng đề tài và kiểu thức trang trí (thể hiện tính thống nhất về nội
dung truyền tải và kiểu thức thể hiện), các nguyên tắc bố cục (thể hiện tính hướng
tâm, tính đối xứng và vị trí của mỗi đồ án trang trí dựa trên tính chất của biểu
tượng trang trí) và tổ chức không gian trang trí (thể hiện tính ước lệ và tính nhịp
điệu đối với không gian trang trí ngoại thất và tính mô phỏng trong không gian
trang trí nội thất).
Hình thức biểu đạt trên của nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải
Định được biểu hiện thông qua các yếu tố tạo hình trang trí (thể hiện vừa có
tính ước lệ và vừa có tính tả thức dưới ba loại hình tượng tròn, phù điêu và
khảm phẳng), chất liệu (các mảnh ghép sành sứ, thủy tinh màu, thủy tinh trong),
màu sắc (vừa kế thừa hệ thống màu ngũ sắc truyền thống và được bổ sung thêm
các màu do chất liệu mới mang đến) và thủ pháp thể hiện (thể hiện sự phát triển
về tư duy không gian, tư duy thị giác của người nghệ nhân xưa).
- Giả thuyết 2: Trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây, từ vai trò
phụ, TTKSS trên kiến trúc đã trở thành hình thức TTKT chính trong KTCĐ
5
thời Khải Định với những đặc trưng riêng bao gồm: sự cách tân trên cơ sở kế
thừa truyền thống (sử dụng kiểu thức và bố cục trang trí tổng thể), sử dụng yếu
tố phương Tây trong hình thức biểu đạt (tạo hình, chất liệu và màu sắc), sự sáng
tạo và tinh xảo (thủ pháp và kỹ thuật thể hiện).
- Giả thuyết 3:
Nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định chứa đựng các yếu tố
hình thành giá trị văn hóa nghệ thuật. Ở góc độ văn hóa, chúng phản ánh bối
cảnh chính trị, xã hội đương thời, thể hiện cách thức tiếp nhận và chuyển hóa
những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng mỹ thuật truyền thống. Với sự tích tụ ba lớp
văn hóa dân gian, cung đình và phương Tây, chúng thể hiện tư tưởng hiện đại
hóa nhưng không tách rời truyền thống của triều đình Nguyễn. Ở góc độ nghệ
thuật, chúng là yếu tố hình thành đặc trưng của TTKT cung đình giai đoạn 1916
- 1945, tích hợp ba lớp nền của trang trí truyền thống Huế (bản địa, cung đình,
phương Tây). Chúng là yếu tố mỹ thuật “bản địa hóa” các công trình kiến trúc
hiện đại, biến những ảnh hưởng của phương Tây trở thành những yếu tố mang
bản sắc truyền thống. Nhiều đồ án TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định được
nâng tầm lên như một tác phẩm nghệ thuật độc lập trên kiến trúc.
Cho đến nay, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định tại QTDT
Cố đô Huế tiếp tục được kế thừa và phát triển. Trong lòng di sản Huế, TTKSS
trên kiến trúc thời Khải Định luôn được coi là yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật
của mỗi di tích và được ưu tiên quan tâm bảo tồn, bảo vệ. Nghề nề ngõa, khảm
sành sứ được kế thừa, tiếp nối qua nhiều thế hệ nghệ nhân. Sau hơn 100 năm
tồn tại, từ cung đình, nghệ thuật TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định liên tục
được bồi đắp thêm những hình thức biểu hiện mới và đã lan tỏa vào dân gian,
đến nhiều vùng miền khác trên đất nước.
6
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Luận án vận dụng cách tiếp cận liên ngành để nhìn nhận đối tượng nghiên
cứu ở các góc độ khác nhau như mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc Qua
đó, NCS sẽ có được cái nhìn đa chiều về đối tượng nghiên cứu về bối cảnh hình
thành, ý nghĩa của các các biểu tượng trang trí, vai trò đối với kiến trúc, những
biểu hiện về tạo hình nhằm phát hiện, làm rõ những đặc trưng và giá trị của đối
tượng nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: thu thập và tổng hợp các
tài liệu, bài viết, công trình khoa học có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Qua đó, phân tích và xác định các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ, bối cảnh hình
thành của đối tượng nghiên cứu, các luận điểm và kết quả nghiên cứu được kế
thừa. Ngoài ra, QTDT Cố đô Huế hiện lưu giữ nhiều bức ảnh tư liệu được chụp
vào những năm đầu thế kỷ XX. NCS sử dụng nguồn tư liệu này để đối đối chiếu
những thay đổi về diện mạo kiến trúc, trang trí ở những công trình được vua
Khải Định cho tu bổ, trong trường hợp những thông tin này không được ghi
chép trong sử liệu. Bên cạnh đó, nhiều công trình dưới thời Khải Định giờ chỉ
còn là phế tích, thông tin về TTKT chỉ còn được lưu trữ trên ảnh tư liệu (điện
Kiến Trung, Cửu Tư Đài). Ở góc độ mỹ thuật, dù là ảnh đen trắng, nhưng
ảnh tư liệu sẽ cung cấp những thông tin về kiểu thức, không gian, bố cục của
các đồ án TTKT. Đó cũng là những thông tin hữu ích góp phần làm rõ những
biểu hiện của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát điền dã: là phương pháp tiếp cận trực tiếp đối
tượng nghiên cứu tại vị trí nó đang tồn tại. Trước tiên, tiến hành đo vẽ, ghi chép,
chụp ảnh nhằm ghi nhận những thông tin thực nhất về đối tượng nghiên cứu
trên thực tế về sự kết hợp của các đồ án trang trí và các yếu tố tạo hình. Từ đó,
7
tiến hành thống kê, phân loại hoặc so sánh, đối chiếu để làm rõ những biểu hiện
và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê và phân loại: đối tượng nghiên cứu được hình
thành bởi tập hợp các đồ án trang trí nằm trên nhiều công trình kiến trúc khác
nhau và vì vậy, phương pháp này sẽ giúp NCS tập hợp chúng một cách có hệ
thống. Sau đó, phân loại theo đề tài, kiểu thức, không gian, bố cục và tạo hình
trang trí nhằm làm rõ những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư
liệu, các kết quả khảo sát thực địa, thống kê và phân loại, NCS sẽ so sánh, đối
chiếu để làm rõ những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra
những đặc trưng nổi bật, sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu trong NTTT
trên kiến trúc và nghệ thuật TTKSS.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài của luận án nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến TTKT cung đình. Trong đó, các đồ án trang trí được thực hiện
bởi những người thợ kép - nghệ nhân nề ngõa, khảm sành sứ. Hiện nay, có rất
nhiều phường thợ đang tiếp tục duy trì nghề nề ngõa truyền thống. Do đó, bên
cạnh việc thu thập thông tin từ các đồ án trang trí trên thực tế, NCS sử dụng
phương pháp chuyên gia để bổ sung dữ liệu làm rõ hơn các vấn đề cần nghiên
cứu, đặc biệt là việc kế thừa và phát triển nghệ thuật TTKSS thời Khải Định.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Luận án góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của nghệ thuật
TTKSS trên kiến trúc thời Khải Định (1916 - 1925) tại QTDT Cố đô Huế. Đóng
góp vào việc nghiên cứu những yếu tố làm nên đặc trưng của N