Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn

Trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại hóa ở nước ta, ngành công nghiệp điện tử lần lượt đi từ dạng lắp ráp những thiết bị điện tử thô sơ cỡ lớn đến lắp ráp tinh vi cỡ nhỏ sau đó là sản xuất những thiết bị điện tử hiện đại. Cho đến nay, công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh, đi vào sản xuất, lắp ráp những thiết bị điện tử tân tiến, thông minh hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Qua quá trình phát triển trên, nhiều loại hình lao động mới cũng hình thành theo, từ lao động thô đến lao động tinh vi, từ lao động ít ảnh hưởng đến chức năng thị giác đến lao động ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác đó là sản xuất ra các sản phẩm điện tử ngày càng chi tiết nhỏ và phức tạp, đây được coi như một loại hình lao động thị giác rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy lao động sản xuất linh kiện điện tử là dạng lao động đòi hỏi độ chính xác cao, gây căng thẳng cơ quan phân tích thị giác và ảnh hưởng nhiều tới chức năng thị giác người lao động. Đặc trưng của dạng lao động này là làm việc với linh kiện có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi quan sát, thao tác với độ chính xác cao và như vậy điều kiện lao động đặc trưng đòi hỏi chiếu sáng đặc biệt, yêu cầu cao phải đảm bảo cả về cường độ chiếu sáng và kỹ thuật chiếu sáng.

pdf165 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG -----------------*------------------- TRẦN VĂN ĐẠI NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC Ở CÔNG NHÂN LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ BÁN DẪN Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp Mã số: 62.72.01.59 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng HÀ NỘI - 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn” là công trình nghiên cứu của một tập thể cán bộ nghiên cứu Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, trong đó tôi là người tham gia quá trình thực hiện đề tài. Các số liệu sử dụng trong luận án đều được sự đồng ý của toàn bộ cán bộ nghiên cứu tham gia đề tài. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ. Nghiên cứu sinh Trần Văn Đại 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; tập thể Ban Lãnh đạo, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, giảng viên, cán bộ phòng, ban chức năng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - những người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường, cùng với các Viện chuyên ngành khác nhau và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Trần Văn Đại 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác 3 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu nhãn cầu 3 1.1.2. Các cơ vận nhãn 5 1.1.3. Thần kinh thị giác 5 1.1.4. Sinh lý con mắt về mặt quang học 6 1.1.5. Một số bất thường của khúc xạ 6 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác trong lao động 10 1.2.1. Khái niệm chức năng thị giác và quá trình tiếp nhận thị giác 10 1.2.2. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm và tính chất công việc 10 1.2.3. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm kỹ thật chiếu sáng 12 1.2.4. Những yếu tố do đặc điểm thị giác của người lao động 17 1.2.5. Một số triệu chứng căng thẳng thị giác 19 1.3. Đặc điểm và thực trạng lao động sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử 21 1.3.1. Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử 21 1.3.2. Đặc điểm lao động sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử 23 1.4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 34 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu 42 5 2.3. Xử lý số liệu 46 2.4. Đạo đức nghiên cứu khoa học 46 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ 48 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 48 3.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 51 3.2.1. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất 51 3.2.2. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 52 3.2.3. Đặc điểm và tính chất công việc 55 3.2.4. Kết quả đo mức độ chiếu sáng 58 3.2.5. Đặc điểm chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 61 3.2.6. Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 64 3.2.7. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 66 3.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 68 3.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 68 3.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 71 3.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 78 3.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 90 Chƣơng 4 - BÀN LUẬN 94 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 94 4.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 95 4.2.1. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 95 4.2.2. Đặc điểm và tính chất công việc 96 4.2.3. Đánh giá mức độ chiếu sáng 98 4.2.4. Đặc điểm của chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 102 4.2.5. Đặc điểm vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 106 4.2.6. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 108 4.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 109 4.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 109 4.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 114 6 4.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 120 4.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 127 KẾT LUẬN 129 1. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị giác 129 2. Một số ảnh hưởng tới chức năng thị giác của công nhân sản xuất linh kiện điện tử 130 3. Phương pháp thư giãn mắt là giải pháp tốt làm giảm căng thẳng thị giác cho công nhân sản xuất linh kiện điện tử 131 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 132 KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ: Bảo hộ lao động BT: Bình thường CFF: Tần số nhấp nháy tới hạn CN: Công nhân CS: Chiếu sáng D: Diop ĐH - CĐ: Đại học - cao đẳng ĐKLĐ: Điều kiện lao động HCNK: Hội chứng nhà kín KT: Kiểm tra MP: Mắt phải MT: Mắt trái MTLĐ: Môi trường lao động NHANES: The National Health and Nutrition Examination Survey PTTH: Phổ thông trung học SKNN & MT: Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường SKTH: Sức khỏe trường học SXLKĐT: Sản xuất linh kiện điện tử TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSCP: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TKTL: Thần kinh tâm lý TKTƯ: Thần kinh trung ương TKTV: Thần kinh thực vật TL: Thị lực TGPX: Thời gian phản xạ TKX: Tật khúc xạ TMH: Tai - Mũi - Họng TSL: Tâm sinh lý RHM: Răng - Hàm - Mặt VTLĐ: Vị trí lao động X ± SD: Trung bình ± độ lệch chuẩn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Trang 1. Bảng 1.1. Phân loại cận thị 7 2. Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu 41 3. Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 4. Bảng 3.2. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 55 5. Bảng 3.3. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 57 6. Bảng 3.4. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 58 7. Bảng 3.5. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 59 8. Bảng 3.6. Kết quả đo mức độ chiếu sáng chung tại các nhà máy 60 9. Bảng 3.7. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 61 10. Bảng 3.8. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy Ruler 62 11. Bảng 3.9. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 63 12. Bảng 3.10. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy Ruler 64 13. Bảng 3.11. Kết quả đo vi khí hậu 64 14. Bảng 3.12. Kết quả đo tiếng ồn 65 15. Bảng 3.13. Kết quả đo hơi khí chì và thiếc 65 16. Bảng 3.14. Kết quả đo khí Formaldehyt và CO2 65 17. Bảng 3.15. Kết quả điều tra cảm nhận về MTLĐ của các nhóm công nhân 66 18. Bảng 3.16. Cảm nhận chủ quan về gánh nặng công việc của các nhóm 67 19. Bảng 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác 68 20. Bảng 3.18. Các triệu chứng kích thích da và niêm mạc 69 21. Bảng 3.19. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh và đau mỏi cơ xương khớp 70 22. Bảng 3.20. Kết quả TGPX thị vận động của các nhóm nghiên cứu 71 23. Bảng 3.21. Kết quả đo tần số CFF của các nhóm đối tượng nghiên cứu 72 24. Bảng 3.22. Đánh giá test nhìn màu 73 25. Bảng 3.23. Đánh giá test lác ngang 74 9 26. Bảng 3.24. Đánh giá test lác đứng 75 27. Bảng 3.25. Đánh giá test nhìn hình nổi 76 28. Bảng 3.26. Đánh giá test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ 77 29. Bảng 3.27. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 30. Bảng 3.28. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 tuổi 79 31. Bảng 3.29. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 tuổi 79 32. Bảng 3.30. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nam 80 33. Bảng 3.31. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nữ 80 34. Bảng 3.32. Mức giảm thị lực theo thâm niên của nhóm công nhân SXLKĐT 81 35. Bảng 3.33. Kết quả đo tật khúc xạ hình cầu bằng máy đo khúc xạ kế tự động 82 36. Bảng 3.34. Kết quả đo tật khúc xạ hình trụ bằng máy đo khúc xạ kế tự động 83 37. Bảng 3.35. Tật khúc xạ cận thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 84 38. Bảng 3.36. Tật khúc xạ viễn thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 85 40. Bảng 3.37. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 85 41. Bảng 3.38. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 86 42. Bảng 3.39. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nam 86 43. Bảng 3.40. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nữ 87 44. Bảng 3.41. TKX cận thị theo thâm niên nghề của nhóm công nhân SXLKĐT 88 45. Bảng 3.42. Kết quả khám bệnh mắt của các nhóm công nhân nghiên cứu 89 46. Bảng 3.43. Kết quả khám sức khỏe chung đối tượng nghiên cứu 89 47. Bảng 3.44. Kết quả các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập thư giãn 91 48. Bảng 3.45. Kết quả các triệu chứng đau mỏi trước và sau tập thư giãn 91 10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Hình, sơ đồ, biểu đồ Trang 1. Hình 1.1. Giải phẫu nhãn cầu 3 2. Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 38 3. Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu 39 4. Sơ đồ 2.3. Các bước khám phát hiện TKX và bệnh mắt 45 5. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu 49 6. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tuổi đời và tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu 50 7. Biểu đồ 3.3. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 50 8. Biểu đồ 3.4. Đặc điểm trình độ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 51 9. Biểu đồ 3.5. So sánh trung bình TGPX thị vận động của hai nhóm 71 10. Biểu đồ 3.6. So sánh trung bình CFF của hai nhóm 72 11. Biểu đồ 3.7. So sánh test nhìn màu giữa các nhóm 73 12. Biểu đồ 3.8. So sánh test lác ngang giữa các nhóm 74 13. Biểu đồ 3.9. So sánh test lác đứng giữa các nhóm 75 14. Biểu đồ 3.10. So sánh test nhìn hình nổi giữa các nhóm 76 15. Biểu đồ 3.11. Test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ giữa các nhóm 77 16. Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 17. Biểu đồ 3.13. So sánh tỷ lệ giảm thị lực theo thâm niên của nhóm SXLKĐT 82 18. Biểu đồ 3.14. So sánh tỷ lệ TKX hình cầu khi đo khúc xạ kế tự động 83 19. Biểu đồ 3.15. So sánh tỷ lệ TKX cận thị của các nhóm 84 20. Biểu đồ 3.16. So sánh tỷ lệ cận thị theo thâm niên của nhóm SXLKĐT 88 21. Biểu đồ 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập thư giãn mắt 92 22. Biểu đồ 3.18. So sánh tỷ lệ đau mỏi trước và sau tập thư giãn mắt 92 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại hóa ở nước ta, ngành công nghiệp điện tử lần lượt đi từ dạng lắp ráp những thiết bị điện tử thô sơ cỡ lớn đến lắp ráp tinh vi cỡ nhỏ sau đó là sản xuất những thiết bị điện tử hiện đại. Cho đến nay, công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh, đi vào sản xuất, lắp ráp những thiết bị điện tử tân tiến, thông minh hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Qua quá trình phát triển trên, nhiều loại hình lao động mới cũng hình thành theo, từ lao động thô đến lao động tinh vi, từ lao động ít ảnh hưởng đến chức năng thị giác đến lao động ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác đó là sản xuất ra các sản phẩm điện tử ngày càng chi tiết nhỏ và phức tạp, đây được coi như một loại hình lao động thị giác rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy lao động sản xuất linh kiện điện tử là dạng lao động đòi hỏi độ chính xác cao, gây căng thẳng cơ quan phân tích thị giác và ảnh hưởng nhiều tới chức năng thị giác người lao động. Đặc trưng của dạng lao động này là làm việc với linh kiện có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi quan sát, thao tác với độ chính xác cao và như vậy điều kiện lao động đặc trưng đòi hỏi chiếu sáng đặc biệt, yêu cầu cao phải đảm bảo cả về cường độ chiếu sáng và kỹ thuật chiếu sáng. Ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu về sức khoẻ người lao động trong các công ty lắp ráp điện tử. Người lao động làm việc trong các cơ sở được thiết kế tương đối hiện đại. Dây chuyền sản xuất là tự động hoặc bán tự động, làm việc trong nhà kín có điều hoà nhiệt độ. Điều kiện làm việc tưởng như rất thuận lợi, tuy nhiên bước đầu qua khảo sát sơ bộ điều kiện làm việc và sức khoẻ công nhân trong hai cơ sở lắp ráp điện tử liên doanh với nước ngoài, đã thấy có một số điều kiện làm việc bất lợi về môi trường và đặc điểm công việc, xuất hiện những ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là cơ quan thị giác. 12 Với những lý do trên, trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến tiến hành khảo sát điều kiện lao động đặc trưng nghề sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, trong đó đặc biệt chú ý đến đặc điểm của lao động thị giác như: kích thước chi tiết thao tác, khoảng cách từ mắt tới chi tiết, độ tương phản chi tiết/nền, độ phản xạ của nền, màu sắcvà các vấn đề về kỹ thuật chiếu sáng như chói loá, ánh sáng nhấp nháy Ngoài các vấn đề liên quan đến căng thẳng thị giác ở người lao động, đề tài dự kiến đánh giá sâu về biến đổi thị lực và tật khúc xạ. Đánh giá rối loạn một số chức năng thị giác do lao động như: nhìn hình nổi, nhìn màu sắc, rối loạn năng động hình làm cho hình ảnh của hai mắt không hợp nhất (lác ngang, lác đứng), hợp thị hai mắt, các vấn đề về trường thị giác, cân bằng cơ mắt, đồng thời khám phát hiện, đánh giá các bệnh của mắt và một số tác hại sức khoẻ ở người lao động. Trên cơ sở đó, phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động thị giác và gây bệnh mắt, đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động nói chung và điều kiện kỹ thuật chiếu sáng nói riêng. Đề xuất chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện biện pháp luyện tập thư giãn mắt, nhằm giảm căng thẳng thị giác, dự phòng tổn thương và bệnh về mắt cho người lao động. Mục tiêu đề tài: 1. Đánh giá điều kiện lao động liên quan đến lao động thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn tại một số doanh nghiệp. 2. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn và áp dụng giải pháp thư giãn mắt. 13 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác Cơ quan thị giác cấu tạo bao gồm: + Nhãn cầu (cơ quan thụ cảm) và các cơ vận nhãn + Thần kinh thị giác: dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ( cơ quan nhận và phân tích thông tin) 1.1.1. Sơ lƣợc về giải phẫu nhãn cầu Nhãn cầu nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho mắt cử động được. Nhãn cầu có hình cầu, trục nhãn cầu tạo với trục hốc mắt một góc khoảng 22,50. Trục trước sau nhãn cầu có thể dài từ 20,5-29,2mm, nhưng phần lớn vào khoảng từ 23,5-24,5mm. Hình 1.1. Giải phẫu nhãn cầu Nhãn cầu được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc gồm có: lớp giác - củng mạc, lớp màng mạch và lớp màng thần kinh (võng mạc) và nội dung bên trong của nhãn cầu bao gồm những môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính. - Giác mạc: chiếm 1/5 phần trước vỏ nhãn cầu, giác mạc có hình chỏm cầu, trong suốt, nhẵn bóng, không có mạch máu và phong phú về thần kinh. Trong quá trình phát triển của cơ thể thì giác mạc thay đổi rất ít, bán kính độ cong mặt trước của giác mạc lúc mới sinh là 6,6mm, khi 1 tuổi là 7,5mm và đến trên 6 tuổi đã ổn định ở mức 7,8mm. Công suất giác mạc chiếm 2/3 tổng số công suất của hệ quang học mắt và là yếu tố ít biến đổi trong quá trình chính thị hóa của mắt. Dịch kính Thể thủy tinh Hoàng điểm Gai thị Mống mắt Giác mạc Cơ thể mi Dây chằng Zinn Đồng tử Hậu phòng Tiền phòng 14 - Củng mạc: là một sợi mô xơ dai, màu trắng, chiếm 4/5 phần sau của nhãn cầu. Củng mạc được cấu tạo gồm nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc có nhiệm vụ bảo vệ cho các màng và các môi trường bên trong của mắt. - Màng mạch: hay còn gọi là màng bồ đào gồm 3 phần: mống mắt, thể mi và hắc mạc. Mống mắt là phần trước của màng bồ đào, mống mắt như một màng ngăn cách giữa tiền phòng và hậu phòng, điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu qua lỗ đồng tử. Thể mi là phần nhô lên của màng mạch nằm giữa mống mắt ở phía trước và hắc mạc ở phía sau. Hắc mạc là phần sau của màng bồ đào chứa nhiều mạch máu để nuôi nhãn cầu và nhiều tế bào mang sắc tố đen tạo ra buồng tối để ảnh được in rõ trên võng mạc. - Võng mạc: là lớp màng thần kinh, nằm ở phía trong lòng của màng mạch. Võng mạc là nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ bên ngoài rồi truyền về vỏ não thị giác. - Thủy dịch: là chất lỏng trong suốt nằm ở tiền phòng và hậu phòng. Thủy dịch là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhãn áp và đảm bảo dinh dưỡng cho nhãn cầu. - Thể thủy tinh: là thấu kính hội tụ trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào vùng thể mi nhờ các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm, đường kính xích đạo khoảng 8-10mm, bán kính độ cong của mặt trước là 10mm, mặt sau là 6mm. Thể thủy tinh biến đổi không ngừng kể từ khi trẻ ra đời đến tuổi già. Khi trẻ mới sinh, thể thủy tinh có hình cầu và công suất khúc xạ rất cao tới +42D, sau đó thể thủy tinh dẹt dần và khoảng dưới 15 tuổi công suất khúc xạ chỉ còn 16-24D. Vì vậy trẻ em thường có viễn thị sinh lý, sau đó sẽ giảm dần và đến trên 6 tuổi thì sẽ trở thành mắt chính thị. Ngoài ra, thể thủy tinh chịu tác động của lực điều tiết do cơ thể mi phối hợp, làm thể thủy tinh có thể co giãn, tăng hoặc giảm lực khuất triết để điều chỉnh nhìn xa và nhìn gần cho rõ. Khi điều tiết, lực khuất triết của thể thủy tinh có thể thay đổi từ 19-24D làm tăng tổng công suất khúc xạ của hệ quang học mắt. - Dịch kính: là một chất lỏng như lòng trắng trứng nằm sau thể thủy tinh, chiếm toàn bộ phần sau nhãn cầu, lớp ngoài cùng đặc lại thành màng hyaloid. 15 1.1.2. Các cơ vận nhãn Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn chính gồm: 4 cơ thẳng (cơ thẳng dưới, cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo lớn và cơ chéo bé). Nhóm 4 cơ thẳng: cơ thẳng trong vận động nhãn cầu vào trong, do dây thần kinh số III chi phối; cơ thẳng ngoài vận động nhãn cầu ra ngoài, do dây thần kinh số IV chi phối; cơ thẳng trên vận động nhãn cầu lên trên và hướng vào trong, do dây thần kinh số III chi phối; cơ thẳng dưới vận động nhãn cầu xuống dưới và hướng vào trong, do dây thần kinh số III chi phối. Nhóm 2 cơ chéo: cơ chéo lớn vận động nhãn cầu vào trong và hướng xuống dưới ra ngoài, do dây thần kinh số IV chi phối; cơ chéo bé vận động nhãn cầu ra ngoài và hướng lên trên ra ngoài, do dây thần kinh số III chi phối. Ngoài ra, mỗi mắt còn có 2 cơ vận nhãn nội tại là cơ thể mi và cơ co thắt đồng tử cũng liên quan đến động tác vận nhãn trong động tác quy tụ và điều tiết. 1.1.3. Thần kinh thị giác Thần kinh thị giác bao gồm đường thần kinh và trung khu thị giác. Đây là cơ quan nhận và phân tích thông tin quan trọng nhất, giúp cho con người nhận biết và xác định sự vật. Đường thần kinh thị giác kết nối giữa những tế bào nhạy cảm với các tế bào nón, tế bào que (các tế bào nhạy cảm với ánh sáng) đến não, sợi trục của các tế bào tập trung đến gai thị, chui qua lá sàng tạo thành dây thần kinh thị giác (dây số II). Thần kinh thị giác đi đến đỉnh hố mắt rồi chui qua lỗ thị giác để vào trong hộp sọ. Đường thần kinh thị giác có sự bắt chéo thần kinh giữa hai bên mắt ngay trên hố yên gọi là giao thoa thị giác, cho phép thông tin giữa hai mắt nhận đồng thời và thống nhất với
Luận văn liên quan